Hiển thị các bài đăng có nhãn Minh Anh (RFI). Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Minh Anh (RFI). Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2021
Minh Anh (RFI): Trung Quốc tìm kiếm gì ở vùng biển sâu khi đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông ?
Bãi Đá Vành Khăn (Mischief Reef), Đá Chữ Thập (Fiery Cross), Đá Xu Bi (Subi Reef), rồi gần đây là Bãi Đá Ba Đầu (Whitsun Reef), Trung Quốc dần dần tăng sự hiện diện và đòi hỏi chủ quyền theo một chiến lược kiên trì, chậm rãi, tạm gọi là « trì hoãn chiến lược » (strategic delay).
Vị trí chiến lược quân sự, con đường huyết mạch giao thương hàng hải chỉ là bề nổi. Nguồn cung khoáng chất đất hiếm dưới đáy những vùng biển tranh chấp này mới là điều cốt lõi cho tham vọng bá chủ công nghệ của Trung Quốc.
Đây chính là những nhận định của hai giáo sư Khoa học Chính trị, Mark Crescenzi và Stephen Gent, trường đại học Bắc Carolina trên trang mạng The Diplomat. Đầu tiên, hai tác giả lưu ý rằng, thống trị thị trường cho một giải pháp thay thế nhiên liệu hóa thạch sạch hơn sẽ là một cuộc đua kinh tế lớn giữa các cường quốc trong thế kỷ 21.
Trong cuộc đua này, khi đưa ra tầm nhìn « Made in China 2025 », Bắc Kinh khẳng định hai mục tiêu : Tham vọng trở thành quốc gia đi đầu trong lĩnh vực sản xuất bình điện (ắc-qui), pin sử dụng trong giao thông và nhiều lĩnh vực công nghệ cao, đồng thời sẽ là một trong những nước sản xuất các thiết bị điện tử tiên tiến nhất trên thế giới. Do vậy, ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc là tập trung phát triển và đổi mới các lĩnh vực như chip bán dẫn, công nghệ hàng không hay như robotic.
Để thực hiện hai mục tiêu này, việc tiếp cận nguồn cung đất hiếm đóng một vai trò thiết yếu. Chiến lược cốt lõi của Trung Quốc là tiếp tục duy trì vị thế thống trị thị trường sản xuất và xuất khẩu đất hiếm mà nước này có được từ ba thập kỷ qua. Là quốc gia cung cấp 90% lượng đất hiếm tiêu thụ trên toàn cầu, Trung Quốc có đủ sức mạnh để hạn chế hay mở rộng xuất khẩu đất hiếm nhằm duy trì nguồn cung và mức giá theo ý của mình.
Thứ Ba, 8 tháng 6, 2021
Minh Anh (RFI): Thượng đỉnh Biden – Putin, triển vọng nào cho quan hệ Nga – Mỹ ?
Ngày 16/06/2021, cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa tổng thống Mỹ Joe Biden và đồng nhiệm Nga Vladimir Putin sẽ diễn ra tại Genève, Thụy Sĩ. Ngoài các hồ sơ quốc tế, việc xem xét các mối tương quan lực lượng và xác định một mối quan hệ mới với Nga là một thách thức lớn cho chính quyền Biden.
Quan hệ Nga – Mỹ sắp tới sẽ ra sao ? Trở nên xấu đi hay là sẽ được cải thiện ? Matxcơva đã có lời cảnh báo khá bi quan. Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov hôm 01/06/2021 tuyên bố trước báo giới rằng « chớ có ảo tưởng và không nên tạo cảm giác là sẽ có một cú đột phá, sẽ có những quyết định lịch sử đi đến những thay đổi cơ bản ».
Bị suy yếu nhiều ngay từ dưới thời tổng thống Barack Obama, quan hệ Nga – Mỹ, dưới thời Donald Trump, đã đi xuống đến mức thấp nhất kể từ năm 1980. Trong bối cảnh này, Joe Biden khởi đầu nhiệm kỳ tổng thống và không điều gì cho thấy có thể hướng đến một sự cải thiện nào đó trong bang giao song phương.
Nhà nghiên cứu về Nga, Emmanuel Dreyfus, Viện Nghiên cứu Chiến lược trường Quân sự (IRSEM), trên tạp chí Diplomatie đưa ra ba nguyên nhân vì sao quan hệ Nga – Mỹ xuống cấp như vậy.
Thứ nhất là sự trở lại của chính sách cường quốc của Nga. Ngay từ những năm 2000, thông qua một loạt các sáng kiến, Matxcơva không ngừng mở rộng ảnh hưởng tại « không gian hậu Xô Viết » : Xung đột Nga – Gruzia (2008), khủng hoảng Ukraina (2014), và gần đây nhất là cuộc xung đột tại Thượng Karabagh, khủng hoảng chính trị tại Belarus…
Chính sách này còn được Nga áp dụng tại nhiều địa bàn xa xôi khác : can thiệp quân sự ở Syria, cắm rễ tại các nước châu Phi vùng hạ Sahara nhờ vào chiến lược gọi là « ngoại giao phòng thủ ».
Tại châu Mỹ, Nga ủng hộ chế độ độc tài Venezuela của tổng thống Nicolas Maduro. Ngoạn mục nhất là Matxcơva chia rẽ thành công quan hệ giữa Mỹ với nhiều đối tác truyền thống mà ví dụ điển hình là Thổ Nhĩ Kỳ với vụ bán hệ thống tên lửa S-400.
Chiến lược này của Nga được tiến hành trong bối cảnh Hoa Kỳ xem Trung Quốc là « đối thủ cạnh tranh chiến lược » và có sự xích lại gần hơn giữa Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực quốc phòng, không gian. Điều này cũng giải thích vì sao Washington xem Matxcơva là « một quốc gia cạnh tranhh chiến lược », trong Chiến Lược Quốc Phòng công bố năm 2018.
Thứ hai, nước Nga của ông Putin bị cáo buộc can dự trực tiếp vào chuyện nội bộ nước Mỹ mà ví dụ điển hình là cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Vụ việc gây chia rẽ chính trường Mỹ, đảng Dân Chủ chỉ trích lập trường không rõ ràng của đảng Cộng Hòa đối với Nga. Điều này giải thích vì sao có sự gia tăng các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhắm vào Nga, chủ yếu được thông qua ở Quốc Hội, do đảng Cộng Hòa trước đây chiếm đa số.
Cuối cùng, dù từng đóng một vai trò quan trọng trong chính sách « làm lại từ đầu - reset » với Nga dưới thời tổng thống Obama, nhưng khi trở thành tổng thống, ông Joe Biden lại là người có quan điểm cứng rắn nhất đối với Matxcơva. Chủ nhân Nhà Trắng kêu gọi củng cố hơn nữa vai trò của khối NATO tại sườn phía đông, và nhất là mối quan hệ giữa đôi bờ Đại Tây Dương.
Dù nhìn nhận giữa Nga và Mỹ, vẫn còn có nhiều lĩnh vực mà đôi bên có thể hợp tác như trong hồ sơ kiểm soát vũ khí nguyên tử, thỏa thuận hạt nhân Iran, hay hòa bình cho Afghanistan… , nhà nghiên cứu Emmanuel Dreyfus bi quan cho rằng « triển vọng cho một bước khởi đầu mới là rất hạn chế », nhất là vào lúc nước Nga ngày càng bị phương Tây lên án, đi đầu là Mỹ, về các vấn đề nhân quyền ở trong nước.
Chớ có xem thường « chú lùn kinh tế » Nga, như nhận định hóm hỉnh của cây bút thời luận của L’Obs, Pierre Haski. Để có được một chiến lược với Nga là điều không dễ !
Thứ Ba, 25 tháng 8, 2020
Minh Anh (RFI): Vac-xin ngừa Covid-19 - Một “vũ khí ngoại giao” mới của Trung Quốc ?
Sau khẩu trang và các thiết bị y tế, vac-xin ngừa Covid-19 có nguy cơ trở thành “công cụ ngoại giao chiến lược” khác của Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh và nhiều hãng dược lớn của Trung Quốc hứa hẹn ưu tiên cho nhiều nước như Brazil, Indonesia, Pakistan, Nga và Philippines quyền ưu tiên tiếp cận vac-xin do nước này sản xuất.
Bào chế vac-xin ngừa Covid-19 đang là một thách thức địa chính trị cho nhiều nước lớn. Hiện tại trên thế giới có khoảng 20 loại vac-xin ứng viên đang được thử nghiệm lâm sàng, sáu trong số này đã bước vào giai đoạn thử nghiệm cuối cùng trên người, trong đó có ba loại của Trung Quốc, số còn lại là từ Mỹ, Anh và Đức.
Trong cuộc đua này, Nga là nước đầu tiên thông báo đã phát triển vac-xin Covid-19 hồi đầu tháng Tám trong mối ngờ vực của giới chuyên khoa thế giới. Hoa Kỳ thì cho biết chỉ chia sẻ vac-xin một khi đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.
Theo nhật báo Mỹ Wall Street Journal (WSJ), Bắc Kinh tỏ ra linh hoạt trong việc chia sẻ vac-xin vì hai lý do. Thứ nhất, do sớm khống chế được dịch bệnh, việc thiếu các ca nhiễm Covid-19 có thể khiến cho bước thử nghiệm lâm sàng thiếu hiệu quả ngay tại Trung Quốc. Điều này giải thích vì sao các hãng dược lớn Trung Quốc có thể tiến hành thử nghiệm trên người tại nhiều nước như Indonesia, Pakistan, một số nước châu Phi hay châu Mỹ Latinh.
Thứ hai, Trung Quốc là một trong những quốc gia sản xuất vac-xin lớn nhất thế giới, hàng trăm triệu liều mỗi năm. Các hãng dược của Trung Quốc, bất kể là tư nhân hay Nhà nước, đều có cơ sở sản xuất riêng. Các hãng này cũng đang tăng tốc chạy đua trong việc bào chế và sản xuất thuốc ngừa Covid-19.
Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020
Minh Anh (RFI): Tầm nhìn “China 2025” hay bản chỉ dẫn đánh cắp công nghệ?
Leo thang căng thẳng Mỹ - Trung bước sang một nấc mới : “Cuộc chiến lãnh sự”. Hoa Kỳ và Trung Quốc trong tuần qua ra lệnh đóng cửa các tòa lãnh sự lẫn nhau : Một của Trung Quốc tại Houston và một của Mỹ tại Thành Đô. Hoa Kỳ đặc biệt tố cáo Bắc Kinh gia tăng các hoạt động gián điệp, đánh cắp công nghệ nhằm phục vụ cho mục tiêu “Tầm nhìn Made in China 2025” đầy tham vọng.
Chỉ trong vòng vài ngày từ 21-24/07/2020, nhiều sự kiện dồn dập xảy ra, khiến cho mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, vốn dĩ đã xấu đi nay thêm phần tồi tệ. Ngày 21/07/2020, bộ Tư Pháp Hoa Kỳ thông báo truy tố hai tin tặc người Trung Quốc Xiaoyu Li et Jiazhi Dong. Trong buổi họp báo, trợ lý chưởng lý, ông John.C. Demers nêu rõ :
“Văn phòng biện lý đặc trách Đông Washington và An ninh Quốc gia quyết định truy tố hai tin tặc Trung Quốc làm việc cho bộ An Ninh Trung Quốc, trong đó có sở An ninh tỉnh Quảng Đông (GSSD) trực thuộc bộ An Ninh (MSS), với tội danh tiến hành một chiến dịch càn quét xâm nhập toàn bộ hệ thống máy vi tính. (…)
Chiến dịch này nhắm vào các sở hữu trí tuệ và các thông tin thương mại bảo mật trong các lĩnh vực tư nhân, kể cả các dữ liệu nghiên cứu Covid-19 liên quan đến điều trị, xét nghiệm và vac-xin. Chiến dịch còn nhắm vào các ngành công nghiệp như ngành sản xuất trang thiết bị y tế công nghệ cao, kỹ thuật dân dụng và công nghiệp, phần mềm giáo dục kinh doanh và trò chơi, năng lượng mặt trời, ngành bào chế dược phẩm và quốc phòng”.
Ngoài hai tin tặc trên, FBI còn truy bắt bốn người Trung Quốc khác bị cáo buộc che giấu mối liên hệ với quân đội Trung Quốc, để có thị thực nhập cảnh cho phép họ theo học hay tiến hành các nghiên cứu các ngành công nghệ mũi nhọn tại Mỹ từ y khoa cho đến trí thông minh nhân tạo.
Vài giờ sau khi ra thông cáo, chính phủ Mỹ gia hạn cho Trung Quốc có 72 giờ để đóng cửa tòa lãnh sự tại Houston. Theo ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo ngày 23/07, tòa lãnh sự Trung Quốc ở Houston là một “ổ gián điệp”, tổ chức các hoạt động “đánh cắp sở hữu trí tuệ”. Chuyên gia địa chính trị, ông Philippe Moreau Desfarges, trên đài RFI cho rằng những kiểu tố cáo này chẳng có gì là mới cả:
Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2019
Minh Anh (RFI): Brexit đẩy nước Anh rơi vào tay Trung Quốc nhanh hơn
![]() |
Logo của tập đoàn Hoa Vi và biểu tượng mạng 5G. Ảnh minh họa.REUTERS/Dado Ruvic/File Photo |
Xử lý vụ Hoa Vi như thế nào ? Chưa có lúc nào Anh Quốc lại bối rối như lúc này. Luân Đôn bị giằng xé giữa đồng minh Washington và đối tác Bắc Kinh. Câu hỏi đặt ra : Trong bối cảnh tương lai kinh tế mịt mù vì Brexit, liệu rằng nước Anh có chấp nhận rủi ro hy sinh một phần sự hợp tác với các đồng minh truyền thống, để có được sự hỗ trợ mạnh mẽ về kinh tế của Trung Quốc ?
Càng gần đến kỳ hạn Brexit, ngày 29/03, nước Anh càng "cuống quýt". Thái độ này thể hiện rõ qua việc chỉ trong vòng có vài ngày, nhiều cơ quan chính phủ Anh Quốc đã có những quan điểm trái ngược nhau về vụ Hoa Vi.
Ngày 20/02/2019, một báo cáo của Royal United Service Institute (Rusi) đã khẳng định Anh Quốc chẳng có lợi gì khi để tập đoàn viễn thông Trung Quốc tham gia việc phủ sóng mạng 5G chiến lược. Báo cáo này phản bác lại tuyên bố của lãnh đạo cơ quan tình báo Anh quốc trước đó vài ngày cho rằng các thiết bị viễn thông của Hoa Vi không hàm chứa nhiều rủi ro, đến mức phải cấm tập đoàn này gia nhập thị trường.
Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012
Naypyidaw, thủ đô « ma » của giới quân sự Miến Điện
Minh Anh (RFI)
Chùa Uppatasanti tại Naypytaw thủ đô mới của Miến Điện, một phiên bản của chùa vàng Shwedagon ở Rangoon.- REUTERS/Damir Sagolj
Tại Naypyidaw, người ta có thể nhìn thấy những đại lộ rộng lớn như là các đường băng trong sân bay, nhưng lại rất vắng vẻ. Đây đó, nhiều công trình mọc lên như nấm, được tô điểm bởi các mặt tiền hào nhoáng của các khách sạn hạng sang và ánh đèn lấp lánh của các siêu thị lớn. Người bộ hành duy nhất lại là những người quét đường. nhật báo Le Monde số ra hôm nay có bài viết đặc biệt quan tâm đến Miến Điện, qua bài phóng sự « Naypyidaw, thủ đô « ma » của giới quân sự Miến Điện ».
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)