Hiển thị các bài đăng có nhãn Mai Loan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mai Loan. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 10 tháng 2, 2021
Mai Loan: Giảo Nghiệm Vụ Thất Cử Của Trump
Từ ngữ “giảo nghiệm” trong chính trường bầu cử là một thuật ngữ quen thuộc trong giới truyền thông Hoa Kỳ, khi họ nói đến chữ “Autopsy” tức là giảo nghiệm một xác chết, một thi thể nào đó để tìm cho rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết của nó.
Đây là một thói quen và đã trở thành truyền thống mà không những giới truyền thông đều quen làm sau mỗi kỳ bầu cử lớn, nhưng ngay cả các viên chức cao cấp của cả hai đảng cũng đều làm như vậy để rút tỉa kinh nghiệm và sửa soạn cho lần tranh cử kế tiếp, tức là 2 năm hoặc 4 năm sau đó.
Người Hoa Kỳ có thói quen rất phổ thông và được mọi người chấp nhận để áp dụng trong đời sống hàng ngày cũng như cung cách làm việc trong các công ty tư nhân hoặc chính quyền, kể cả trong quân đội: đó là họ luôn luôn có lệ làm một màn duyệt lại (Review) về những gì đã vừa xảy ra, dù là thành công hay thất bại, để từ đó rút ra những kinh nghiệm để làm bài học cho những cải tiến trong tương lai.
Tiến trình gọi là Review này có thể mất nhiều thời gian, và trong nhiều trường hợp có thể được làm kín đáo hoặc che đậy không cho đại chúng biết đến, đặc biệt là trong các ngành an ninh và tình báo quốc phòng để bảo toàn những bí mật quốc gia. Tuy nhiên, sau mỗi trận chiến dù lớn hay nhỏ, các viên chức của quân đội bao giờ cũng thu thập đầy đủ những dữ kiện được kể lại một cách trung thực từ mọi phía để từ đó rút ra được những ưu và khuyết điểm, không phải chỉ để tưởng thưởng những người có công hoặc trừng phạt những kẻ sai phạm, mà còn là để lưu vào hồ sơ và lịch sử cho những thế hệ kế tiếp lấy đó làm bài học quý giá và cần thiết.
Trong lãnh vực chính trường bầu cử, việc giảo nghiệm kết quả bầu cử là một điều hết sức cần thiết vì qua đó mà các viên chức cao cấp và những chiến lược gia của mỗi đảng có thể cùng nhau đóng cửa lại để bản bạc trong nội bộ và rút ra những kinh nghiệm xương máu, nhất là nếu như đó là kết quả thất bại. Vì thế chúng ta mới thấy họ hay thích dùng từ ngữ (Autopsy) hoặc là “Post-mortem”, tức là mổ xẻ sau khi chết để có thể tìm ra nguyên nhân dẫn đến cái chết, ở đây có nghĩa là cái kết quả thất cử thê thảm đã vừa xảy ra.
Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2019
Mai Loan: Di Dân Lậu
Khó khăn để giải quyết nạn di dân lậu, hay là chính sách “cây gậy, củ cà-rốt và hàng rào biên giới”?
Lời Tòa Soạn.- Một trong những câu chuyện thời sự đang sôi nổi tại nước Mỹ hiện nay là vấn đề di dân lậu và ý định xây dựng bức tường trên biên giới Hoa Kỳ và Mexico của TT Trump.
Mời độc giả xem lại một bài viết tuy cách đây đã 13 năm về đề tài này của tác giả Mai Loan, để thấy vấn đề di dân lậu không phải là mới đối với đất nước này. Tuy bài viết có phân tích những chuyện thời sự cũ của chính giới Hoa Kỳ vào thời bấy giờ, nhưng cốt lõi của toàn bài vẫn cung cấp cho người đọc ngày hôm nay những kiến thức cơ bản của vấn đề.
Nếu ai có hỏi các nhà báo hay các giới chức lãnh đạo rằng Hoa Kỳ sẽ phải lo đối phó với những đề tài đối ngoại quan trọng nào thì thường sẽ được nghe trả lời với những chủ đề quen thuộc như là cuộc chiến Iraq, vấn đề khủng bố toàn cầu, mối hoạ phổ biến hạch tâm v.v. . . Thế nhưng nếu như đặt cùng câu hỏi với đại đa số người dân Hoa Kỳ thì câu trả lời có lẽ hoàn toàn khác hẳn, bởi vì chính sách di dân (hay đúng hơn là vấn đề giải quyết khối di dân lậu) mới chính là mối bận tâm đáng kể đối với nhiều người, cho dù ở cả hai mặt bênh cũng như chống. Đối với phần đông độc giả Việt Nam, đề tài này cũng không làm bận tâm nhiều người vì có thể nói, đến gần như tuyệt đại đa số người Việt đến định cư ở Hoa Kỳ đều theo ngả chính thức với chiếu khán nhập cảnh cho dù là đoạn đường trải qua trước đó cũng có thể có lắm gian truân hay nguy hiểm. Vì phần đông đều không trải qua tình trạng nhập cư bất hợp pháp nên không hiểu rõ tâm trạng của người di dân ở lậu cũng như không mấy để ý hay quan tâm lắm đến đề tài này. Tuy nhiên, đây là một chủ đề khá nóng bỏng hiện nay trên chính trường Hoa Kỳ, nhất là trong bối cảnh của cuộc bầu cử toàn quốc sẽ xảy ra vào đầu tháng 11 năm nay, và xuyên qua những cuộc xuống đường biểu tình khá quy mô và rầm rộ một cách hết sức bất ngờ (có đến khoảng 500 ngàn người tụ tập để biểu dương khí thế chỉ riêng ở Los Angeles) tại nhiều thành phố lớn nhỏ trên toàn quốc. Trong khi đó, cho dù là cuộc chiến ở Iraq đã mất chính nghĩa và sự ủng hộ của đa số dân Mỹ đã tụt nhanh xuống, cho đến nay vẫn chưa có những cuộc xuống đường với số lượng đông đảo người tham dự cho bằng những vụ biểu tình của khối di dân Hispanic trong những tuần lễ qua. Do đó người viết bài này xin phép được lạm bàn vài điều trong đề tài này.
Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016
Mai Loan: CHUYẾN CÔNG DU CUỐI CÙNG CỦA TT OBAMA
TT Obama đến Hàng Châu để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G-20 (hình Reuters)
Những
người không thích ông Obama (và con số này không nhỏ trong giới truyền thông
tiếng Việt ở hải ngoại) có lẽ sẽ không thiếu những hình ảnh và chứng cứ mới
nhất để chê bai ông tổng thống người da mầu này xuyên qua những chi tiết về
chuyến công du mới nhất của vị tổng thống Hoa Kỳ tham dự hai cuộc họp thượng
đỉnh diễn ra liên tiếp tại Hàng Châu ở Trung Cộng (của khối G-20 gồm các nước
có nền kinh tế hàng đầu) và sau đó là tại Vạn Tượng (Vientiane) của Lào (nhân
cuộc họp của khối ASEAN gồm 10 nước tại Đông Nam Á).
Nếu
lên diễn đàn truyền thông PJ Media, chúng ta có thể đọc một bài nhận định của
tác giả Claudia Rosett đưa ra cái nhìn thiếu thiện cảm về chuyến công du này
(xuyên qua một vài tiểu tiết về nghi thức đón tiếp thiếu trang trọng và lịch sự
của nước chủ nhà là Trung Cộng).
Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016
Mai Loan: CHỪNG NÀO THÌ DONALD TRUMP MỚI “THỨC TỈNH”?
Đại hội Đảng toàn quốc của hai phe Cộng Hoà và Dân Chủ vừa kết thúc vào cuối tháng 7 vừa qua là dịp để cho cử tri toàn quốc được dịp nhìn rõ hơn về hai ứng viên được chính thức đề cử bởi mỗi đảng trong cuộc chạy đua vào đầu tháng 11 sắp tới để định đoạt nhân vật sẽ trở thành chủ nhân của Toà Bạch Ốc trong vòng 4 năm sắp đến.
Sau những
giờ phút “hồ hởi”
của các đại biểu
về tham dự đại
hội đảng cũng như của
cử tri trên toàn quốc
được dịp chứng kiến những
hình ảnh được xem như là tốt
đẹp và tích cực nhất
cho các ứng viên “gà nhà”, tình hình vận
động tranh cử thường là tạm lắng đọng hơn. Lý do là vì người dân đang bước vào tháng 8 của
mùa hè và giành nhiều thời gian hơn cho những
sinh hoạt giải trí hoặc nghỉ
hè trước khi bước vào mùa tựu
trường của các em học sinh và sinh
viên.
Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016
Mai Loan - CUỘC BỎ PHIẾU CHẤN ĐỘNG TẠI ANH QUỐC
Có lẽ hơn lúc nào hết người ta có thể chiêm nghiệm về cái lẽ vô thường trong đời sống trên thế gian này để thấy sự chính xác, dù rằng nó có thể đến nhanh hay chậm, hoặc bất ngờ và tiệm tiến là tuỳ theo những yếu tố đa dạng và phức tạp diễn ra trước đó. Nói một cách khác, mọi sự trên đời này xảy ra là tuỳ vào nhiều yếu tố nhân duyên kết thành theo một chuỗi trùng trùng duyên khởi rồi hội tụ lại để dẫn đến kết quả nhiều khi tưởng chừng như bất ngờ hoặc không thể nào tiên đoán nổi.
Điều này
giải thích một phần nào sự hưng thịnh của những triều đại, sự tồn vong của những
chế độ dù hùng mạnh hay độc tài đến mấy rồi cũng có thể sụp đổ tan tành mau
chóng, những hoạt cảnh “lên voi xuống chó” của nhiều chính trị gia theo như
cách gọi khá bình dân của người dân trong nước.
Thứ Hai, 18 tháng 4, 2016
Mai Loan - HIỆN TƯỢNG FrankenTrump
2016: ĐƯỜNG VÀO TOÀ BẠCH ỐC: Lời giới thiệu: Trái với những lời hô hào kiểu thông lệ nhưng rất rỗng tuếch, lá phiếu của cử tri gốc Việt thật ra không hề có chút ảnh hưởng nào lên kết quả sau cùng của cuộc bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ do bởi những ngẫu nhiên của lịch sử với luật lệ về bầu cử phức tạp theo quy chế bầu cử-tri-đoàn của từng tiểu bang, và cộng đồng người Việt lại cư ngụ phần lớn tại những tiểu bang không ngang ngửa (swing states). Tuy vậy, cuộc chạy đua để trở thành tổng thống Mỹ vẫn là sự kiện thời sự được nhiều người chú ý nhất mỗi 4 năm 1 lần. Loạt bài này nhằm giúp người đọc hiểu rõ thêm về nhiều góc cạnh lý thú và đa dạng trong sinh hoạt chính trị đặc thù của nước Mỹ.
Những
người thường xuyên theo dõi thời sự bầu cử trên chính trường Hoa Kỳ ắt hẳn cũng
đã từng được nghe nói qua từ ngữ đặc biệt trên tựa đề bài viết kỳ này. Đối với
độc giả người Việt chưa am hiểu nhiều về lịch sử và văn chương Âu Mỹ thì từ ngữ
này có phần hơi khó hiểu, có thể hơi trách móc kẻ viết bài này lại thích “chơi
chữ”, một thói quen buộc người đọc phải vặn óc để suy nghĩ như là một hình thức
để câu độc giả.
Ngay
từ lúc ban đầu, hệ thống truyền thông Huffington Post đã xem những tin tức liên
quan đến chuyện ông Donald Trump chính thức nhập cuộc vào cuộc vận động tranh
cử tổng thống từ hồi tháng 6 năm ngoái như là một trò hề mua vui, và do đó đã
quyết định xếp đặt các bản tin liên quan đến nhà tỷ phú giảo hoạt này thuộc
loại tin giải trí (Entertainment News).
Riêng nhà báo này đã dùng một từ ngữ khác để diễn tả về hình ảnh của nhân vật
đặc biệt này, khi gọi đó là hiện tượng “Xì-Trum”
vào đầu tháng 8 năm ngoái.
Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016
Mai Loan - Gieo Gió, Gặt Bão
![]() |
Donald Trump và phóng viên Megyn Kelly của đài Fox News |
Cho đến nay hầu như mọi người đều công nhận rằng hiện tượng Donald Trump là một sự kiện hi hữu và bất ngờ nhất trên chính trường nước Mỹ, vượt ra khỏi mọi dự tưởng của mọi người, kể cả những chiến lược gia và viên chức kỳ cựu của hai chính đảng lớn tại Hoa Kỳ, cũng như của tất cả mọi chuyên gia am tường thời cuộc trên tất cả các diễn đàn truyền thông.
Thật ra, đối với giới truyền thông, đặc biệt là trên những đề tài liên quan đến chuyện bầu cử, nhiều người không lấy gì làm ngạc nhiên trước những chuyển biến bất ngờ có thể xảy ra trong một thời gian ngắn và làm đảo lộn tất cả những tiên đoán trước đó đã được coi như là những nhận định truyền thống và nghiêm chỉnh theo kiểu quy ước của mọi người (conventional wisdom).
Chính vì thế mà những cuộc thăm dò dân ý được thực hiện trước ngày bầu cử một thời gian dài từ 6 tháng trở lên, tuy có chính xác và phản ảnh đúng tâm lý của người dân vào lúc đó, cũng chưa chắc báo hiệu một kết quả sau cùng sẽ diễn ra tương tự như vậy. Vì đó là một khoảng thời gian quá dài đối với chính trường bầu cử, khi mà một vài vụ tai tiếng hay xì-căng-đan bất ngờ nổ ra vào giờ chót có thể gây chấn động và làm thiệt hại uy tín của nhiều chính trị gia hay ứng cử viên hàng đầu vào lúc đó, khiến cho cục diện có thể xoay chuyển bất ngờ.
Thật ra, đối với giới truyền thông, đặc biệt là trên những đề tài liên quan đến chuyện bầu cử, nhiều người không lấy gì làm ngạc nhiên trước những chuyển biến bất ngờ có thể xảy ra trong một thời gian ngắn và làm đảo lộn tất cả những tiên đoán trước đó đã được coi như là những nhận định truyền thống và nghiêm chỉnh theo kiểu quy ước của mọi người (conventional wisdom).
Chính vì thế mà những cuộc thăm dò dân ý được thực hiện trước ngày bầu cử một thời gian dài từ 6 tháng trở lên, tuy có chính xác và phản ảnh đúng tâm lý của người dân vào lúc đó, cũng chưa chắc báo hiệu một kết quả sau cùng sẽ diễn ra tương tự như vậy. Vì đó là một khoảng thời gian quá dài đối với chính trường bầu cử, khi mà một vài vụ tai tiếng hay xì-căng-đan bất ngờ nổ ra vào giờ chót có thể gây chấn động và làm thiệt hại uy tín của nhiều chính trị gia hay ứng cử viên hàng đầu vào lúc đó, khiến cho cục diện có thể xoay chuyển bất ngờ.
Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015
Mai Loan - BẠO LỰC VÌ SÚNG ỐNG
Theo nhà báo
Patrik Jonsson, trong một bài viết mới nhất trên tờ báo The Christian Science
Monitor thì những cảm giác hiện nay của người dân Mỹ là Sợ Hãi, Bất Lực và Tê
Tái sau khi một loạt những vụ nổ súng bắn người hàng loạt người (mass shootings) nổ ra gần đây tại Hoa
Kỳ, trong đó có vụ mới nhất diễn ra vào thứ Tư tuần qua tại thành phố San
Bernardino, California với 14 người bị thiệt mạng (trong đó có 1 thiếu nữ người
Việt) và 21 người khác bị thương bởi những phát súng tàn bạo của hung thủ. Vụ
này còn gây thêm sôi nổi vì thủ phạm là một cặp vợ chồng trẻ gốc Pakistan nhưng
có niềm tin Hồi-giáo quá khích (nhất chồng là công dân sinh đẻ tại Mỹ nhưng cô
vợ mới cưới từ ngoại quốc). Vì thế nên họ đã không ngần ngại nổ súng loạn xạ để
bắn giết rất nhiều nạn nhân vô tội (sau khi đã tính toán kỹ lưỡng kế hoạch ra
tay, kể cả việc đi gửi đứa con nhỏ của họ cho bà nội chăm sóc vào sáng sớm). Để
rồi sau đó không lâu, cả hai đã bị lực lượng cảnh sát truy lùng thủ phạm rượt
đuổi theo và bắn hạ trên đường phố.
Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015
Mai Loan - KHỦNG BỐ VÀ VẤN NẠN DI DÂN
Một trong những
chi tiết ít người chú ý đến là khả năng và kỹ thuật rất hữu hiệu của các chính
quyền Âu Mỹ trong việc truy tìm nguồn gốc của những tai nạn đổ nát kinh hồn
hoặc thủ phạm chủ mưu của những vụ tấn công gây tai ương khủng khiếp thường rất
hữu hiệu và nhanh chóng, thường là chỉ vài giờ sau khi xảy ra cớ sự và mọi
người vẫn còn bàng hoàng hoặc còn đang chật vật trong việc cứu chữa cho những
nạn nhân còn sống sót. Điển hình là sau những vụ hoả hoạn nổ ra, giữa lúc các
nhân viên an ninh và cứu cấp đang lo thu dọn “chiến trường”, các nhân viên điều
tra trong lúc tìm tòi trong đống tro tàn đã có thể xác định đây là một tai nạn
do rủi ro, hoặc là một vụ bốc cháy do kẻ gian có chủ ý để phóng hoả (arson). Và
sau đó không lâu, họ cũng thường nhanh chóng tìm ra thủ phạm, nhiều khi lại
chính là chủ nhân của những căn nhà đang muốn mượn ngọn lửa để thực hiện những
âm mưu bất chính của mình.
Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015
Mai Loan - THẢM NẠN THUYỀN NHÂN TẠI ÂU CHÂU
![]() |
Thống kê của Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc về số lượng những người tị nạn gốc Syria |
Từ vài năm qua, và gần đây là từ vài tháng trước, các
quốc gia tại Âu Châu gần như đã ngoảnh mặt làm ngơ trước thảm nạn đã xảy ra từ
cuộc nội chiến tại Syria, đẫm máu và kinh hoàng với khoảng 300,000 người chết, hơn
130,000 bị mất tích do những cuộc đụng độ dữ dội giữa một bên là lực lượng của
chính quyền lãnh tụ độc tài Bashar al-Assad và phía đối nghịch bao gồm nhiều
thành phần ô hợp và cũng đối chọi lẫn nhau, trong đó đáng kể và nguy hiểm nhất
là lực lượng của các tổ chức Hồi-giáo cực đoan như Al Qaeda và sau này là ISIS.
Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015
Mai Loan - KHI NGƯỜI DÂN MỸ MÊ SÚNG ỐNG
Ở bậc trung học tại Việt Nam trước năm 1975, các học sinh thuộc bất cứ ban nào cũng đều phải học ít nhất là 1 giờ mỗi tuần hai môn Sử-Địa, tức là Sử Ký (để hiểu biết về nguồn gốc tổ tiên) và Địa Lý (để mở rộng kiến thức bên ngoài đất nước của một quốc gia nhược tiểu bị đô hộ lâu năm bởi các đế quốc từ Tầu tới Pháp). Đây là hai môn học tương đối không quan trọng cho thành tích học bạ của các học sinh vì chỉ có hệ số 1 khi tính điểm trung bình, nhưng thường là những môn học rất ích lợi cho kiến thức tổng quát sau này khi các em trưởng thành và bắt đầu xây dựng lý tưởng cho mình, nhất là môn Sử Ký. Về sau này, nhà cầm quyền Việt Cộng đã áp đặt những bài học đầy dối trá để bóp méo lịch sử và đề cao chiến thắng của họ nhưng thực chất chỉ là thành quả rất ma lanh và hiểm độc khi cướp công của toàn dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp để giành độc lập.
Thứ Tư, 2 tháng 9, 2015
Mai Loan - 2016: Đường vào tòa Bạch Ốc - VẤN NẠN XÌ-TRUM
Lời giới
thiệu:
Tuy lá phiếu của cử tri gốc Việt không hề có chút ảnh
hưởng nào lên kết quả sau cùng do bởi những ngẫu nhiên của lịch sử với luật lệ
về bầu cử phức tạp theo quy chế bầu cử tri đoàn của từng tiểu bang, và cộng
đồng người Việt lại cư ngụ phần lớn tại những tiểu bang không ngang ngửa (swing
states), nhưng cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vẫn là sự kiện thời sự được nhiều
người chú ý nhất mỗi 4 năm một lần. Loạt bài này nhằm giúp người đọc hiểu rõ
thêm về nhiều góc cạnh lý thú và đa dạng của nó trong sinh hoạt chính trị đặc
thù của nước Mỹ.
Dưới góc
nhìn của những người bảo thủ, cuộc vận động tranh cử tổng thống năm 2016 được
xem như là một thời kỳ “trăm hoa đua nở”
đầy hứng khởi và kích thích sự tò mò của giới cử tri trung kiên với đảng Cộng
Hoà. Rất nhiều những nhân vật tên tuổi tài ba, trẻ trung và kinh nghiệm, ăn nói
lưu loát lôi cuốn người nghe, lại thêm có những thành tích bảo thủ kiên định đã
cùng nhau nhập cuộc, thu hút sự chú ý đầy thích thú của những cử tri năng động
nhất trong nội bộ của đảng. Từ lâu nay, họ đã muốn giành lại chiếc ghế tại Toà
Bạch Ốc từ tay đối thủ bên đảng Dân Chủ, nhất là khi giới cử tri bảo thủ cực
hữu này đã rất “ứa gan” khi phải chịu đựng một người da đen gốc con cháu dân nô
lệ xưa lại có thể nghiễm nhiên lên làm tổng thống đệ nhất siêu cường. Dù có bị
chỉ trích về nhiều mặt, nhưng mọi người đều công nhận rằng đây là một lực lượng
hùng hậu và đa dạng nhất của những ứng viên tổng thống bên đảng Cộng Hoà cùng
tham dự trong một cuộc vận động chính trị bầu cử từ trước tới nay.
Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015
Mai Loan - HIỆN TƯỢNG “XÌ-TRUM”
Như đã thưa trong lời mào đầu của bài viết tuần trước, trong số những sách truyện hình hoạt hoạ nổi tiếng phổ biến tại Việt Nam trước năm 1975, chuyện Xì-Trum có lẽ không nổi tiếng bằng những loạt truyện khác như Lucky Luke, Tintin hoặc Asterix. Đó là các loạt truyện hoạt hoạ của các tác giả Pháp-Bỉ rất nổi tiếng, được dịch ra rất nhiều ngôn ngữ khác nhau, lôi cuốn hàng trăm triệu độc giả trên khắp thế giới.Còn chuyện Xì-Trum (Les Schtroumpfs) chủ yếu xoay quanh cuộc sống thường ngày của một chủng tộc tí hon được gọi là Xì Trum, định cư ở một nơi biệt lập với loài người.
Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015
Mai Loan - THOẢ THUẬN VỀ HẠCH TÂM VỚI BA TƯ
Hai ngoại trưởng của Hoa Kỳ và Ba Tư trong cuộc họp
với ngoại trưởng của Liên Hiệp Âu Châu là Catherine Ashton vào năm 2014
với ngoại trưởng của Liên Hiệp Âu Châu là Catherine Ashton vào năm 2014
Sau một loạt những cuộc đàm phán kéo dài trong 18 ngày
rất căng thẳng và có lúc gay gắt tưởng chừng như có thể đổ vỡ, 6 cường quốc
trên thế giới (gồm có 5 nước trong Hội Đồng Bảo An của Liên Hiệp Quốc là Hoa
Kỳ, Anh, Pháp, Nga và Trung Cộng cộng với nước Đức) đã đồng ý ký kết thoả thuận
với chính quyền Ba Tư (Iran) trong nỗ lực hạn chế tham vọng phát triển hạch tâm
của nước này để đánh đổi lại việc nới lỏng các biện pháp cấm vận và chế tài
trong thời gian qua. Đây là một thoả hiệp giữa các bên nhằm ngăn chặn mối nguy
Ba Tư có thể trở thành một quốc gia có bom nguyên tử và tránh cho Hoa Kỳ không
phải sa lầy khi can thiệp quân sự vào thế giới của người Hồi-giáo.
Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015
Mai Loan - BI KỊCH HY LẠP
Trong tiếng Việt, chữ Hy Lạp không mang nhiều ý nghĩa đa dạng và khó hiểu như tiếng Anh phổ thông tại Hoa Kỳ. Nói chung, dù là danh từ hay tĩnh từ, nó ám chỉ người, vật hay nước Hy Lạp, một quốc gia nhỏ với gần 11 triệu dân, nhưng đã có nền văn minh lâu đời từ nhiều thế kỷ trước Công Nguyên. Vị thế của nó nằm bên bờ của Địa Trung Hải (Mediterranean Sea), ở một địa điểm chiến lược vì là chỗ giao thoa của 3 lục địa là Âu Châu, Á Châu và Phi Châu.
Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015
Mai Loan - VÌ SAO HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH TRỞ THÀNH QUYỀN TỰ DO HỢP HIẾN?
![]() |
Luật sư
Mary Bonauto là nhân vật chính giúp mang lại thắng lợi
cho phe hôn nhân đồng
tính tại toà án (hình AP)
|
Diễn tiến của một phong trào đã thay
đổi quan điểm của quần chúng và Tối Cao Pháp Viện
Vào ngày 18/5/1970, hai anh Jack Baker và Michael McConnell bước vào toà
hành chính thành phố Minneapolis đóng lệ phí 10 Mỹ kim để xin nộp đơn kết hôn.
Nhưng ông Gerald Nelson là nhân viên phụ trách đã từ chối với lý do hiển nhiên
rằng hôn nhân là chuyện kết hợp giữa 1 người nam và 1 người nữ, và những lập
luận ngược lại thì chỉ là chuyện điên khùng, bá láp.
Dĩ nhiên cả hai anh Baker và McConnell đều không đồng ý và chấp nhận luận
cứ như vậy. Họ đã tình cờ làm quen trong một đêm vui chơi vào dịp lễ Halloween
năm 1966, sau đó trở nên gắn bó hơn và qua năm sau, dời về sống chung với nhau
trước khi quyết định ra toà ký giấy kết hôn. Anh McConnell là quân nhân trong
Không Quân Hoa Kỳ nhưng đã bị cho rời khỏi quân đội sau khi họ đã biết anh là
người đồng tính (gay). Còn anh Baker
là sinh viên đang theo học trường Luật, nên họ quyết định nộp đơn kiện lên toà
sơ thẩm tiểu bang.
Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015
Mai Loan - THỬ THÁCH CHO GIÒNG HỌ BUSH
Sau 6 tháng trời chuẩn bị thăm dò dư luận quần chúng và quyên góp sự ủng
hộ tài chánh, cuộc vận động chạy đua vào Toà Bạch Ốc của cựu thống đốc Jeb
Bush, ứng viên nổi tiếng và sáng giá nhất của đảng Cộng Hoà, đã được chính thức
hoá bằng một bài diễn văn nhập cuộc đọc trước cử toạ tại trường Miami Dade
University ở tiểu bang Florida vào ngày thứ Hai đầu tuần này. Địa điểm này được
lựa chọn vì đây là một đại học có số lượng đông đảo sinh viên thuộc đủ mọi tầng
lớp và bao gồm nhiều sắc dân đa dạng, biểu tượng cho một quốc gia đa chủng mà
ứng cử viên Jeb Bush có tham vọng muốn trở thành nhà lãnh đạo trong những năm
tới.
Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015
Mai Loan - Hôn nhân đồng tính và Tối Cao Pháp Viện
![]() |
Biểu đồ về tỉ lệ ủng hộ của dân chúng đối với các án lệ quan trọng của Tối Cao Pháp Viện (hình The Economist) |
Vì sao các quan toà tối cao phân vân trước
một phán quyết lịch sử?
Trong ngành truyền thông, người ta thường dùng câu
thành ngữ “Một tấm hình bằng ngàn lời nói” (A
picture is worth a thousand words) để cho thấy mức hữu hiệu của một thông
điệp đôi khi không phải lệ thuộc vào việc người nói hô hào thật nhiều hoặc la
hét thật to để dễ dàng thuyết phục người nghe. Trong nhiều trường hợp, một tấm
hình không cần nhiều lời chú giải cũng có sức mạnh vạn năng để chuyên chở một
thông điệp hết sức đặc biệt và hiệu quả. Thí dụ điển hình là vụ tranh luận về
chuyện hôn nhân đồng tính (same-sex
marriage) đang diễn ra sôi nổi trên mặt trận pháp lý, với phán quyết của
các vị thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ dự trù vào tháng 6 tới đây sẽ mang
mầu sắc cách mạng của một cuộc đổi thay chấn động trong lịch sử.
Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015
Mai Loan - KHI BÀ HILLARY CLINTON NHẬP CUỘC
2016: ĐƯỜNG VÀO TOÀ BẠCH ỐC
Lời giới thiệu: Tuy lá phiếu của cử tri gốc Việt không hề có chút ảnh hưởng nào lên kết quả sau cùng do bởi những ngẫu nhiên của lịch sử với luật lệ về bầu cử phức tạp theo quy chế bầu cử tri đoàn của từng tiểu bang, và cộng đồng người Việt lại cư ngụ phần lớn tại những tiểu bang không ngang ngửa (swing states), nhưng cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vẫn là sự kiện thời sự được nhiều người chú ý nhất mỗi 4 năm 1 lần. Loạt bài này nhằm giúp người đọc hiểu rõ thêm về nhiều góc cạnh lý thú và đa dạng của nó trong sinh hoạt chính trị đặc thù của nước Mỹ.
Cuối cùng thì mọi người cũng chẳng lấy gì làm ngạc
nhiên khi bà Hillary Clinton chính thức loan báo sẽ ra tranh cử tổng thống vào
năm 2016 tới đây, một điều đã được hầu hết các chuyên gia thời sự tiên đoán từ
lâu, và dù rằng trước đó bà Clinton đã nói bóng gió xa gần rằng dường như bà đã
không còn có tham vọng chính trị gì nữa sau khi quyết định rời khỏi chức vụ
Tổng Trưởng Ngoại Giao vào đầu năm 2013.
Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015
Mai Loan - VẠCH ÁO CHO NGƯỜI XEM LƯNG
Chuyện những người bảo thủ không ưa
thích ông Obama và chỉ trích tàn tệ bằng đủ thứ ngôn từ cũng như chống đối bằng
đủ mọi đòn phép có thể được xem như là một thứ “chuyện dài Nhân Dân Tự Vệ” tại nước Mỹ này. Điều đáng nói là nhiều
ngòi bút tiếng Việt cũng nhảy vào “ăn có”
trong chuyện này bởi lẽ trong mắt nhìn của nhiều người Việt, dân Mỹ đen có lẽ
được đánh giá rất thấp trong xã hội, dù là ở Mỹ hay ở Việt Nam.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)