Hiển thị các bài đăng có nhãn Mạnh Quân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mạnh Quân. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2020
Mạnh Quân: Sao cứ ra tòa, họ lại nói "tôi không có trình độ..."?
(Dân trí) - Theo dõi nhiều phiên tòa xử các cán bộ, quan chức nhà nước vừa qua, có một điểm chung dễ thấy: Nhiều người khi nhận tội đều tự cho nguyên nhân do họ chưa được đào tạo, thiếu nhận thức...
Như Dân Trí đã nêu trong bài tường thuật phiên tòa xử bị cáo Nguyễn Văn Hiến, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng ngày 19/5 liên quan đến những sai phạm nghiêm trọng trong việc quản lý 3 khu "đất vàng" tại đường Tôn Đức Thắng, quận 1, TPHCM, bị cáo này nói: "Chưa từng một ngày được đào tạo quản lý kinh tế, nhất là quản lý đất đai".
Trước đó vài tháng, phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Hữu Tín, nguyên Phó Chủ tịch UBND TPHCM cũng ghi nhận lại lời nói sau cùng của bị cáo này là do "suy nghĩ chủ quan, nôn nóng, nhận thức chưa đúng" nên đã dẫn đến những vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Một loạt "đại án" trước đó nữa, khi xét xử nhiều người nguyên là những cán bộ, quan chức cao cấp trong bộ máy nhà nước, có người nguyên là lãnh đạo một ngành, có người nguyên là chủ tịch hội đồng quản trị một tập đoàn lớn của nhà nước, nguyên Bí thư thành ủy một thành phố lớn... khi nhận tội, họ cũng đều viện dẫn lý do: Do trình độ nhận thức, do chưa được đào tạo... trong phần tự bào chữa của mình.
Than ôi, trước khi những người này bị điều tra, truy tố, họ vẫn luôn là những người đã trải qua quá trình công tác dài, từng nắm các chức vụ trọng yếu trong các ngành mà họ nắm quyền điều hành và chẳng ai có thể nghi ngờ về trình độ, năng lực của họ.
Thứ Tư, 21 tháng 11, 2018
Mạnh Quân (Dân Trí): Vụ đường dây đánh bạc ngàn tỷ, nghĩ về chuyện "bảo kê"
Phiên tòa xét xử các bị cáo liên quan đến đường dây đánh bạc trực tuyến có qui mô hàng chục ngàn tỷ đồng tuần qua đã cho thấy, tính chất của hoạt động "bảo kê" đã được nâng lên mức độ đỉnh cao, thật khó tưởng tượng.
Trong những từ Hán-Việt dễ hiểu, thông dụng nhất ở ta, có lẽ là từ "bảo kê". Trong vô vàn các hoạt động: Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, dịch vụ karaoke, bán hàng quán... ai cũng hiểu, "bảo kê" là hành vi bảo đảm có tính bất hợp pháp cho những hoạt động ít nhiều cũng bất hợp pháp hoặc trái pháp luật.
Tất nhiên muốn bảo kê phải có thế lực nhất định. Ở cấp thấp, như những hoạt động kinh doanh nhà nghỉ trái phép, karaoke, vũ trường, cầm đồ, cho vay nặng lãi... thì "bảo kê" có khi chỉ là những người hay được gọi là thành phần "xã hội đen", sẵn sàng ra tay đâm, chém... để bảo vệ cho người thuê chúng bảo vệ cho các hoạt động kinh doanh ít nhiều có tính bất hợp pháp của mình.
Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012
Mạnh Quân - Quan hệ kinh tế thương mại Việt Trung: Bất lợi cho Việt Nam ngày càng lớn
Mạnh Quân
Trong tuần qua, một câu chuyện nổi lên trong lĩnh vực kinh tế là việc xuất khẩu hàng hóa của nhiều doanh nghiệp sang Trung Quốc đang có dấu hiệu bị gây khó khăn, đình trệ. Những thông tin từ hải quan các cửa khẩu ở các tỉnh có đường biên giới giáp Trung Quốc như Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang…đều cho thấy có sự hạn chế, suy giảm rõ rệt về lượng hàng, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc mà không phải do nguyên nhân từ phía Việt Nam .
Những con số thống kê mới nhất đều chứng minh rõ xu hướng này. Tại Móng Cái (Quảng Ninh), tính đến nay, khu vực cửa khẩu này còn tồn hơn 3.800 container hàng hóa các loại, trên 1.300 container hàng để lâu ngày phải cắm điện bảo quản chờ xuất. Ở Lạng Sơn, như tại cửa khẩu Tân Thanh nếu như đầu năm bình quân mỗi ngày có khoảng 300-400 xe vận chuyển hàng hóa qua thì đến thời điểm này, theo Cục Hải quan Lạng Sơn, chỉ còn khoảng 100-200 xe/ngày. Khu vực cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị cũng vậy, thông tin cho biết từ tháng 6 đến nay, hoạt động xuất khẩu đã giảm đáng kể…
Một ví dụ đáng suy nghĩ nhất là mới đây, một đoàn xe 6 chiếc chở 8 lô hàng của công ty TNHH Thương mại dịch vụ tổng hợp Hà Thành của Việt Nam chở hàng sang cho một đối tác Trung Quốc tại Pò Chài (Bằng Tường-Trung Quốc) đã bị Hải quan Trung Quốc giữ lại toàn bộ mà không nêu rõ lý do. Trong khi đó, theo kiểm tra hồ sơ của Cục Hải quan Lạng Sơn thì 8 lô hàng này đầy đủ giấy tờ, hóa đơn và không có gì vi phạm. Điều này cho thấy, việc hạn chế hàng xuất khẩu của Việt Nam có thể không chỉ nhằm vào hàng tiểu ngạch mà cả ở hàng hóa xuất khẩu chính ngạch. Vụ bắt giữ hàng vô cớ này đang khiến cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam cảm thấy, việc làm ăn với các đối tác Trung Quốc đang trở lên bất an hơn bao giờ hết.
Nguyên nhân chính hiện được cơ quan quản lý Việt Nam xác định là do phía Trung Quốc tăng cường giám sát, chống buôn lậu, tăng cường kiểm tra, kiểm dịch…mà theo ngôn ngữ của các doanh nghiệp thường xuyên xuất, nhập khẩu hàng sang Trung Quốc gọi là “cấm biên”. Thường mỗi năm phía Trung Quốc có 1-2 đợt tăng cường, mỗi đợt 1-2 tháng nhưng năm nay, đợt “tăng cường” này đã kéo dài bất thường từ tháng 4 đến nay và dự kiến sẽ còn kéo dài thêm vài tháng nữa.
Chưa thể khẳng định là những bất đồng trong quan điểm về chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông là nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát…dẫn đến hạn chế, làm giảm hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc. Nhưng những động thái tương tự mà cơ quan quản lý phía Trung Quốc áp đặt, hạn chế lên mặt hàng chuối vả một số hàng nông sản khác mà Philipines xuất khẩu sang nước này sau sự kiện tranh chấp ở bãi cạn Scarborought của Philippines cũng là điều khiến doanh nghiệp, cơ quan quản lý ngoại thương của Việt Nam lưu tâm. Bởi với Trung Quốc, từ những khúc mắc trong quan hệ ngoại giao dẫn đến những cản trở trong quan hệ thương mại, làm ăn với nước khác đã không còn là chuyện lạ.
Trên một phạm vi rộng hơn, cũng đã đến lúc cần nhìn lại quan hệ hợp tác kinh tế về nhiều mặt với người láng giềng Trung Quốc để có những điều chỉnh cho phù hợp. Hợp tác kinh tế với Trung Quốc tất nhiên, do sự gần gũi về địa lý, sự tương đồng về cơ cấu kinh tế, những sự thiếu hụt hay dư thừa về một số chủng loại nguyên, nhiên vật liệu, hàng hóa ở cả 2 nước cần có giao thương, trao đổi để bù đắp là rất cần thiết và có thể nói, cũng đã đem đến những hiệu quả nhất định. Nhưng quan sát trong nhiều năm gần đây, điều rõ ràng là Việt Nam đang chịu thiệt hơn rất nhiều trong quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với Trung Quốc và đã có những cảnh báo cần sớm có điều chỉnh để tránh một sự lệ thuộc, mất cân bằng trong quan hệ kinh tế với quốc gia này.
Nhìn vào thực tế quan hệ thương mại với Trung Quốc, hơn 10 năm qua, Việt Nam không khi nào được lợi. Theo các con số thống kê của Tổng cục Hải quan, Bộ Công thương, từ chỗ xuất siêu sang Trung Quốc 135 triệu USD năm 2000, Việt Nam đã bắt đầu chịu thâm hụt với Trung Quốc vào năm 2001, và mức thâm hụt này đã tăng liên tục, đặc biệt là từ năm 2006 đến nay. Năm 2007, nhập siêu từ Trung Quốc của Việt Nam là 9,145 tỷ USD. Năm 2008 tăng vọt lên con số 11,16 tỷ USD. Năm 2009, con số này đã tăng tiếp lên 11,532 tỷ USD. Năm 2010, nhập siêu từ Trung Quốc đã nâng lên mức báo động đỏ: ước 12,6 tỷ USD, bằng 105% mức nhập siêu cả năm (12 tỷ USD) của Việt Nam. Năm 2011, nhập siêu từ Trung Quốc đã lên đến 13,5 tỷ USD-một con số có thể nói: kinh hoàng !.
Sự bất tương xứng trong quan hệ thương mại 2 bên như vậy có thế nói là nghiêm trọng và nó chính là một nguyên nhân gây bất ổn cho điều hành kinh tế vĩ mô của Việt Nam . Bộ Công thương vẫn lý giải là do ngành công nghiệp phụ trợ trong nước yếu kém, Việt Nam phải nhập khẩu các nguyên liệu vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất trong nước và cho xuất khẩu; Trung Quốc có những loại đầu vào phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước, nên nhập khẩu từ thị trường này tăng…Nhưng dù nói thế nào, con số nhập siêu chênh lệch một cách nguy hiểm như vậy là khó có thể chấp nhận được. Và đáng lo ngại là những giải pháp để nhằm làm giảm bớt sự mất cân bằng về thương mại rõ ràng đang chưa đỉ đến đâu khi 7 tháng đầu năm nay, theo con số của Bộ Công thương đưa ra, nhập siêu từ Trung Quốc đã lên tới 8 tỷ USD.
Nhìn vào nhiều quan hệ hợp tác đầu tư, kinh doanh khác, đều có những cơ sở để những người có trách nhiệm phải xem lại, điều chỉnh các quan hệ đó để đảm bảo lợi ích cho Việt Nam . Việc phải tiếp tục mua điện từ Trung Quốc với giá không còn rẻ qua các tỉnh giáp biên như Lào Cai, Hà Giang…trong khi nhiều nhà máy điện trong nước phải kêu gào EVN mua điện cho họ, với giá rẻ là điều khó chấp nhận. Thêm nữa, hàng loạt nhà máy điện do các nhà thầu Trung Quốc trúng thầu, khiến Việt Nam phải nhập khẩu lượng máy móc, thiết bị có giá trị rất lớn, lên đến hàng tỷ USD cho mỗi công trình…góp phần quan trọng làm nghiêng lệch cán cân thương mại về phía Trung Quốc, trong khi phần lớn các công trình này chậm tiến độ nghiêm trọng. Đây là những vấn đề đáng đặt câu hỏi lớn về trách nhiệm của những người có thẩm quyền khi không sớm nhìn nhận ra vấn đề trên, để cho nền kinh tế không khỏi bị những ảnh hưởng nhất định, không chỉ bây giờ mà có thể lâu dài về về sau do để xảy ra tình trạng lệ thuộc về năng lượng, về những nguồn năng lượng bị chậm tiến độ ấy…
Do đó, hơn lúc nào hết, vào thời điểm này, tuy cũng đã là khá muộn, rõ ràng cần phải xem xét lại toàn diện quan hệ hợp tác thương mại, kinh tế, đầu tư Việt-Trung. Đành rằng, nhìn tổng thể, nhiều hoạt động hợp tác đó xuất phát từ những nhu cầu hợp lý, khách quan giữa 2 nền kinh tế, của cộng đồng doanh nghiệp 2 nước. Nhưng nhìn thực tế kết quả trao đổi, hợp tác 2 bên thì Việt Nam đã chịu thiệt hại, ở thế bất lợi rất nhiều năm và đến nay, cần phải có những sự nghiên cứu, điều chỉnh mạnh để giảm bớt, càng nhanh càng tốt mức độ bất tương xứng trong quan hệ thương mại 2 bên. Việc vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đưa ra các giải pháp hạn chế nhập khẩu máy móc, công nghệ lạc hậu do Trung Quốc thải loại từ hơn 1800 nhà máy lạc hậu, ô nhiễm là một bước đi đúng. Nhưng ở nhiều lĩnh vực khác như xuất, nhập khẩu hàng tiêu dùng, cơ khí, điện năng, khai khoáng…cần phải có sự vào cuộc, xem xét và điều chỉnh mạnh mẽ để Việt Nam không bị thiệt thòi, ở chiếu dưới trong mọi quan hệ hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư với người láng giềng đặc biệt khôn khéo, khó chơi này.
Mạnh Quân
Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012
Mạnh Quân - Liệu có thêm "tai to" nào của các tập đoàn, tcty nhà nước phải "nhập kho" ???
Blog Mạnh Quân
Sau vụ Vinashin, nay lại đến lượt lãnh đạo tổng công ty Hàng hải Việt Nam - Vinalines bị khởi tố vì có hành vi vi phạm quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Không ít người băn khoăn tự hỏi sau những đơn vị này liệu còn ai, còn tập đoàn hay tổng công ty nào nữa sẽ lâm vào tình trạng tương tự?
Kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra của một số cơ quan bảo vệ pháp luật như thanh tra Chính phủ, kiểm toán Nhà nước, thanh tra Tài chính (bộ Tài chính), ngành công an... trong một, hai năm gần đây cho thấy việc vi phạm luật pháp với nhiều mức độ khác nhau không phải là ít ở khối tập đoàn, tổng công ty nhà nuớc. Có những vụ việc phải chuyển cơ quan điều tra truy tố, như thanh tra Chính phủ chuyển cơ quan điều tra truy tố một vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại Vinalines, hoặc chính cơ quan công an vào cuộc ngay từ đầu như vụ Vinashin; cũng có những vụ việc mới dừng lại ở xử lý kỷ luật hành chính người đứng đầu (như trường hợp ông Đào Văn Hưng, nguyên chủ tịch hội đồng thành viên tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và nhiều cán bộ cao cấp khác của EVN đang bị tổ chức kiểm điểm do để xảy ra những yếu kém, sai phạm trong điều hành, quản lý khiến EVN Telecom thua lỗ) hay trường hợp ông Đoàn Văn Kiển, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, chủ tịch tập đoàn Than - khoáng sản Việt Nam bị kỷ luật, cho nghỉ hưu sớm do có những sai phạm trong quản lý v.v...
Có một vấn đề được đặt từ sau các phát hiện vi phạm nói trên là những quy định của pháp luật trong việc quản lý vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước như thế nào mà hành vi vi phạm lại có thể xảy ra và xảy ra tương đối phổ biến đến như vậy. Câu hỏi này, thật ra, không phải đến bây giờ mới được đặt ra, thậm chí, người ta đã tìm cách trả lời nó từ nhiều năm trước, khi "con tàu Vinashin" chưa đổ bể.
Đầu năm 2010, một đoàn giám sát gồm nhiều chuyên gia giỏi của uỷ ban Kinh tế Quốc hội thực hiện việc giám sát trên diện rộng ở các tập đoàn, tổng công ty lớn của nhà nước và đã kết luận: có một khoảng trống rất lớn - thiếu vắng nhiều quy định, chính sách về quản lý vốn, tài sản công tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Ngay tại thời điểm đó, uỷ ban Kinh tế đã kết luận: việc phân công, phân cấp thực hiện các quyền của chủ sở hữu vốn Nhà nước tại các công ty mẹ – tập đoàn kinh tế Nhà nước - chưa được quy định đầy đủ, chưa gắn được quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm với các chủ thể tham gia thực hiện các quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; từ đó dẫn đến hiệu quả quản lý doanh nghiệp còn hạn chế, chưa đạt mục tiêu của chủ sở hữu Nhà nước đề ra; chưa có cơ quan đầu mối theo dõi, giám sát và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của doanh nghiệp ở những phần việc được phân công.
Đến cuối năm 2010, khi đó còn là nhiệm kỳ Quốc hội khoá XI, nhiều kiến nghị từ uỷ ban Kinh tế, uỷ ban Tài chính - ngân sách, các đại biểu Quốc hội và chuyên gia kinh tế đề xuất phải nhanh chóng xây dựng những quy định chặt chẽ, đầy đủ hơn thông qua việc xây dựng các dự án luật như quản lý vốn đầu tư công, đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước tại doanh nghiệp... để có thể ràng buộc trách nhiệm và quản lý chặt hơn hành vi của những người đại diện phần vốn chủ sở hữu nhà nuớc tại doanh nghiệp, những người điều hành doanh nghiệp nhà nước. Những đề xuất dự án luật được cho là vô cùng cấp thiết đó, đến giờ, khi kỳ họp thứ ba của Quốc hội khoá XII khai mạc, vẫn chưa thấy đâu!
Những nguyên tắc, quy định pháp luật cụ thể trong điều hành, quản lý, sử dụng vốn nhà nước được xây dựng đầy đủ, cụ thể và chặt chẽ có thể không ngăn chặn được hoàn toàn sai phạm của người quản lý, điều hành nhưng chí ít, nó cũng là một barie buộc lãnh đạo doanh nghiệp phải cân nhắc, hãm phanh trước mọi quyết định có thể dẫn đến hậu quả xấu.
Một vấn đề khác: sự minh bạch, công khai thông tin sai phạm và biện pháp xử lý sai phạm của các cá nhân, tập thể ở các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp lớn. Thanh tra Chính phủ hàng quý đều tổ chức họp báo nhưng thông tin kết luận thanh tra sai phạm ở tập đoàn này, tập đoàn kia thường rất ngắn gọn, hiếm khi có sự công bố đầy đủ kết luận thanh tra như cách mà đại diện cơ quan này công bố mới đây về kết quả thanh tra tại tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Kiểm toán Nhà nước cũng vậy, các thông tin công bố thường mang tính tổng hợp. Việc khởi tố, bắt giam, tạm giam... của ngành công an thường phải được tiến hành bí mật để đảm bảo cho công tác điều tra, điều đó không có gì phải bàn, tuy nhiên, sau khi đã thực hiện xong, một số thông tin cần công khai cũng chưa được công bố rõ ràng, chính thức. Chính việc thiếu thông tin từ các cơ quan hữu trách, cách nào đó, đã góp phần hạn chế hiệu quả công tác giám sát của người dân, của các cơ quan dân cử.
Còn nhớ cách đây hơn một năm, khi vụ Vinashin đổ bể, không ít người đã đặt vấn đề cần phải tổng kết ngay việc thí điểm thực hiện mô hình tập đoàn, tổng công ty nhà nước (trên thực tế là đã kéo dài quá lâu) để trên cơ sở đó xây dựng, hoàn thiện các quy phạm pháp luật về quản lý, điều hành, sử dụng vốn, tài sản của nhà nước trong các mô hình doanh nghiệp này. Cho đến nay, ý kiến đó một lần nữa lại được đặt ra, gay gắt và cấp bách.
Cùng với việc hình thành khung pháp lý hoàn chỉnh nói trên, việc công khai, minh bạch hơn nữa thông tin liên quan đến sản xuất kinh doanh, đến công tác quản lý, điều hành tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước sẽ góp phần giúp người dân, các cơ quan dân cử giám sát hoạt động nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời những hành vi sai phạm có thể làm thất thoát vốn, tài sản của nhà nước ở các doanh nghiệp này hiệu quả hơn.
(Bài dùng đăng báo nên viết nhẹ nhẹ, ko dám chém quá...hê hê)
Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011
Vinashin: chuyện phải đến, đã đến !
Blog Mạnh Quân
Trong mấy tháng gần đây, với sự nỗ lực của nhóm làm truyền thông (PR) của tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), những tin tức về Vinashin đa phần là tin tốt đẹp: liên tục là những tin hạ thủy các con tàu trọng tải lớn cho các đối tác trong và ngoài nước của các tổng công ty Nam Triệu, Bạch Đằng… Xen kẽ có những tin nơi này nơi kia xin giảm thuế, miễn thuế cho Vinashin… Tất cả làm cho người ta tưởng như, mọi thứ đang dần trở lại tốt đẹp cho hãng tàu đã chòng chành suýt đắm này.
Thứ Năm, 1 tháng 9, 2011
Một ngày riêng cho báo chí "nhân dân", tại sao không ?
BLOG MẠNH QUÂN
Lâu lắm rồi chẳng viết blog. Phần vì bận, phần vì máy tính của mình ko hiểu sao cả máy để bàn và sách tay đều ko vào được nên đâm chán. Tuy nhiên, mấy hôm nay nhìn qua tựa đề,vài câu trích ở một số tờ báo chính thống, đài truyền hình...đăng các bài đại khái như họ nói là lên án nhóm biểu tình, lên giọng dạy bảo yêu nước là phải thế này, thế kia, tự nhiên lại lên cơn buồn nôn quá. Phải viết vài dòng cho qua cái cảm giác khó chịu này.
Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011
GHÉ THĂM CÁC BLOGS: 10/03/2011
BLOG NGUYỄN XUÂN DIỆN
Hình chỉ có tính chất trang trí. Ảnh: Internet.
Tin về clip sex, ảnh nóng
- câu khách rẻ tiền hay cố ý quảng cáo?
Tôi đã rất băn khoăn khi viết bài báo này vì nội dung của nó sẽ đụng chạm đến chính những tờ báo mà tôi muốn nội dung của bài này được xuất hiện, hoặc nó có thể khiến một số nhà báo cảm thấy bị đụng chạm. Nhưng rồi tôi vẫn quyết định viết bài này với hi vọng chúng ta sẽ bớt đi những thông tin thiếu lành mạnh vẫn ngày ngày hiện trên mặt các trang báo mạng.
Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2011
Mất quê
Blog Mạnh Quân
Hầu hết mọi người ở thành phố, ai cũng có một vùng quê để nhớ, trừ những người đã ở từ 3-4 thế hệ trở lên. Tôi cũng có một miền quê, dù chẳng quá xa xôi - đó là một vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội. Nhưng chỉ 10 năm trở lại đây, mỗi lần về thăm, quê tôi lại một lần đổi thay đến chóng mặt và tôi đã thực sự lo ngại, đến một lúc nào đó, tôi sẽ là người mất quê bởi những hình ảnh, hương vị thân thuộc của quê hương sẽ chỉ còn lại trong trí nhớ.
Thứ Tư, 1 tháng 9, 2010
Ghé thăm các Blog: Bọn nào cắm cờ đáy Biển Đông? / Dừng lại, chúng ta "ăn theo" GS Ngô Bảo Châu nhiều quá! / Bàn cờ có 6 vần “ệ” / Bán thân báo hiếu
BLOG MẠNH QUÂN
Bọn nào cắm cờ đáy Biển Đông?
http://vn.360plus.yahoo.com/quan5791
Đăng ngày: 03:23 27-08-2010 -Thư mục: Xã hội
Nguyễn Chí Vịnh vừa đi Bắc Kinh về thì Trung Quốc loan tin đã cắm cờ thành công ở đáy Biển Đông.
Trước đó thì ông tuyên bố chính sách "ba không": không liên minh quân sự, không cho nước nào đặt căn cứ quân sự ở VN và không dùng nước nọ để chống nước kia. Ai chẳng hiểu những câu này để xoa dịu TQ khi trước đó nước này giận dữ vì với những tuyên bố của Hillary Cilinton về vai trò của Mỹ ở Biển Đông, việc đoàn cán bộ VN lên thăm tàu sân bay của Mỹ cập cảng Đà Nẵng (trước khi tàu này lên đường đi tập trận với quân đội Hàn Quốc ơ vùng biên Hoàng Hải...)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)