Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2022
Ngô Thế Vinh: Bước Qua Lời Nguyền Tiến Hành Dự Án Đập Stung Treng Là Hủy Diệt Môi Sinh – Ecocide Một Nhìn Lại
Gửi 20 triệu cư dân ĐBSCL không được quyền có tiếng nói
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long
Lời Dẫn Nhập: Năm 2020, đã có một lúc bao nhiêu triệu cư dân vùng hạ lưu sông Mekong thở phào nhẹ nhõm khi nghe tin Bộ Điện Lực Cam Bốt tuyên bố hoãn mọi dự án thuỷ điện trên sông Mekong trong 10 năm tới [1], như vậy là ít nhất có một thời kỳ dưỡng thương cho dòng sông bị đầy những vết cắt do chuỗi đập thuỷ điện của Trung Quốc và Lào phía thượng nguồn. Nhưng rồi mới đây, chỉ hai năm sau, 2022, là một tin chấn động khác: Phnom Penh tuyên bố cho tái phục hoạt / resurrection dự án thủy điện Stung Treng 1.400 MW trên dòng chính sông Mekong phía đông bắc Cam Bốt sát ranh giới với Lào. Dự án này không chỉ sẽ tàn phá sinh cảnh các khu đất ngập được bảo vệ bởi Công ước Ramsar ký kết từ năm 1971, mà còn gây tác hại vô lường trên hai vùng châu thổ phì nhiêu Tonlé Sap và ĐBSCL. Đây là bài đầu tiên trong loạt 3 bài viết nhìn lại toàn cảnh cuộc hành trình gian truân của một dòng sông – Sông Mekong hơn nửa thế kỷ qua.
*
MEKONG SẼ KHÔNG XÂY THÊM ĐẬP THUỶ ĐIỆN MỚI
Tổng Giám đốc Điện Lực Cam Bốt, Keo Rattanak đã nói với các phóng viên báo chí tại tòa nhà Hội đồng Bộ trưởng ở Phnom Penh ngày 8/8/2019.
“Cam Bốt không có kế hoạch xây các đập thủy điện trên dòng chính Sông Mekong mặc dù vẫn để các nhóm nghiên cứu khảo sát tiềm năng của các dự án. Chúng tôi không bàn cãi về bất cứ đầu tư nào trong lãnh vực này,” Rattanak nói tiếp. “Như vậy, quý vị không phải quan tâm về vấn đề này. Chúng tôi sẽ cố gắng đáp ứng nhu cầu điện theo những phương thức khác.” [1]
Cam Bốt phải đối đầu với tình trạng thiếu điện trầm trọng, với các khu dân cư hàng ngày bị cúp điện cùng với giá điện tăng. Thủ tướng Hun Sen nói sẽ gửi ông Rattanak đi Thổ Nhĩ Kỳ mua một con tàu phát điện (Power ship 200 MW) để bù đắp. Chính phủ cũng cố gắng gia tăng sản xuất điện mặt trời để đáp ứng nhu cầu điện cho cư dân.
Hem Odom, một chuyên viên tham vấn độc lập về nguồn năng lượng thiên nhiên, đã hoan nghênh phát biểu của ông Rattanak, với cảnh báo về một con đập dòng chính sông Mekong sẽ gây những tổn thất rộng lớn, với xói lở hai bên bờ sông, cạn kiệt nguồn cá cũng là nguồn protein trong bữa ăn hàng ngày của người dân Cam Bốt. Không phải chỉ có Cam Bốt, mà cả Việt Nam cũng bị ảnh hưởng. Thiếu nước từ thượng nguồn sông Mekong và từ Biển Hồ, nước mặn xâm nhập vào ĐBSCL sâu và xa hơn.”
TIN TỐT ĐẸP CHO SÔNG MEKONG
World Wildlife Fund (Quỹ Đời Sống Hoang Dã Thế giới) “đã vui mừng khi nghe được bình luận mới đây của Ngài Keo Rattanak, Tổng Giám đốc Điện lực Cam Bốt, rằng ông không muốn thấy hai dự án thủy điện dòng chính sông Mekong Sambor và Stung Treng được có trong quy hoạch năng lượng từ nhiều nguồn / mix energy.”
Thứ Năm, 13 tháng 5, 2021
Dale Shaw (BBC Earth): Một loài vật tuyệt chủng có thể đe dọa cả thế giới
Nhiều loài cây cối và động vật đang bị đe dọa dưới tác động của con người.
![]() |
Khi cá voi trồi lên mặt nước để hít thở, chúng xả ra phân, giúp làm đại dương màu mỡ và giúp chuỗi thức ăn phát triển. Hình FreePik |
Cá voi
Thứ Năm, 25 tháng 3, 2021
Quách Hạo Nhiên: “Giải Cứu” Đồng Bằng Sông Cửu Long - Góc Nhìn Khác Về Nhận Thức Và Giải Pháp (Phần cuối)
Phần Cuối - Đề Xuất Và Gợi Ý Một Số Giải Pháp Trên Tinh Thần “Bảo Tồn Để Phát Triển” ĐBSCL Trong Thời Gian Tới
Thay đổi tư duy và nhận thức của tầng lớp lãnh đạo quốc gia trong cái nhìn về ĐBSCL
Thứ Sáu, 19 tháng 3, 2021
Quách Hạo Nhiên: “Giải Cứu” Đồng Bằng Sông Cửu Long - Góc Nhìn Khác Về Nhận Thức Và Giải Pháp
Phần I - Nhận thức và phản biện quan điểm “Thuận Thiên” của Giáo Sư Võ Tòng Xuân trên Tạp chí Doanh Nghiệp và Tiếp Thị
1. Cơn “lên đồng tập thể” về Nghị quyết “Thuận Thiên”
Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2020
RFA: Dân bỏ xứ đi, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ ra sao?
ĐBSCL-Vựa lúa của Việt Nam
![]() |
Hình minh hoạ, HOANG DINH NAM/AFP via Getty Images |
Thứ Tư, 16 tháng 12, 2020
Lê Hồng Hiệp: Hiện trạng Sáng kiến Vành đai và Con đường ở khu vực Mekong
Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2020
Nguyễn Tuấn Khoa: “Khóc một dòng sông”
![]() |
Vị trí cửa sông Cửu Long. Nguồn: Ảnh chụp từ Google map |
Thứ Ba, 7 tháng 1, 2020
Nguyễn Hữu Thiện: Nhiệt điện than và nguy cơ với thủy sản
![]() |
Chuyên gia sinh thái Nguyễn Hữu Thiện. |
Thủy sản di cư
Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2019
Ngô Thế Vinh: Việt Nam thất thủ chiến lược trên địa bàn sông Mekong
Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016
Phạm Đình Trọng - Nỗi đau hạt phù sa sông Hồng
Mỗi người Việt Nam dù sống trên đỉnh núi mù mây Hoàng Liên Sơn phía Bắc hay lênh đênh trên sông nước bưng biền Đồng Tháp Mười, Nam Bộ đều như một hạt phù sa của sông Hồng, đều mang trong mình hồn cốt văn minh sông Hồng.