Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2022
Y Chan: Đọc “xã hội hài hòa” của Trung Quốc - Biết để soi mình, hiểu để rùng mình
Một xã hội hài hòa trong lý tưởng, hay thế giới rừng xanh thời hiện đại?
Bạn hỏi cưới người mình mong muốn. Đám cưới chuẩn bị diễn ra. Nhưng bố mẹ vợ chưa yên tâm, tìm đến chính quyền hỏi về “điểm số xã hội” của con rể tương lai. Hạnh phúc trăm năm của bạn vì vậy vẫn treo lơ lửng.
Bạn tìm được một ngôi trường lý tưởng để gửi gắm con. Đứa trẻ cũng thích thú với môi trường mới. Bạn có mọi điều kiện như những phụ huynh khác. Nhưng khi nộp đơn, trường từ chối nhận con bạn với lý do “điểm số xã hội” của cha mẹ thấp hơn tiêu chuẩn.
Với cùng lý do “điểm số xã hội” không đạt chuẩn, bạn có thể bị cấm đi máy bay ra nước ngoài, bị cấm đi xe lửa qua tỉnh khác, thậm chí bị cấm không được bước vào quán ăn ở đầu ngõ.
Những ai trong tình cảnh trên giống như đang bị cầm tù dù không ở đằng sau song sắt – đó là thứ ai cũng dễ nhìn thấy.
Điều mà nhiều người không nhìn ra, hay không muốn nhìn ra, là bất kỳ ai ở trong một môi trường như vậy đều là những tù nhân, hay nói khó nghe hơn, là những nô lệ thời hiện đại.
Quyển sách “We Have Been Harmonized: Life in China’s Surveillance State” của Kai Strittmatter, nhà báo Đức đã dành hơn một thập niên tìm hiểu về Trung Quốc, giúp người đọc hình dung chi tiết về một xã hội như vậy.
Đó là nơi được gắn nhãn “xã hội hài hòa” nhưng lại mang đầy đặc điểm của một thế giới rừng xanh thời hiện đại.
Đầy tớ và các ông chủ
Những trường hợp kể ra lúc đầu, được lấy trong sách, là những gì đã và đang diễn ra ở nhiều nơi tại Trung Quốc.
Các điểm số ở đây nằm trong một thứ được gọi là “hệ thống tín dụng xã hội” (social credit system).
Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2021
Nguyên Sa (Luật Khoa): Chúng ta cần đòi “sao kê” của Mặt trận Tổ quốc và các bộ, ngành
“Vườn sao kê” cần kể tên thêm rất nhiều bộ, ngành khác nữa.
Thứ Sáu, 6 tháng 8, 2021
Thúy Ngoan: Tính chính danh của chính sách chống dịch COVID-19
Cuộc khủng hoảng COVID-19 là hệ quả của một chính sách thiếu tính chính danh.
Thứ Ba, 3 tháng 8, 2021
Yên Khắc Chính: Vaccine Trung Quốc - Chính quyền cần làm gì để há miệng không còn mắc quai?
Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2021
Tam Nguyên: “Siêu ông ngoại” Vingroup và những người không thích công bằng ở Việt Nam
Khi người giàu cướp đi cơ hội sống của người nghèo.
Hợp lý ở chỗ nào?
Thứ Tư, 14 tháng 7, 2021
Nguyên Minh: Chợ đóng, trăm dâu đổ đầu siêu thị, người dân khổ vì bữa ăn
Chính quyền có đang sai lầm khi “đặt cược” vào hệ thống siêu thị trong mùa giãn cách?
Xếp hàng dài tại siêu thị, hệ thống online “đóng băng”
Thứ Ba, 13 tháng 7, 2021
Y Chan: Hàng hóa tăng giá mùa dịch có phải là lỗi của chính quyền?
Không, và không nên.
Giá tăng khi thiếu hàng: đến hẹn lại lên
Thứ Ba, 6 tháng 7, 2021
Trịnh Hữu Long: 5 điều nhạy cảm người miền Bắc nên biết về miền Nam
Vì sao người miền Nam rất nhạy cảm với một số diễn ngôn và cách hành xử từ miền Bắc?
1. Người miền Nam nhìn “cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước” khác người miền Bắc
Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2021
Thanh Ngọc: Dữ liệu cá nhân bị lộ - Liệu bạn có được bồi thường?
Rất nhiều quy định, nhưng cũng có rất nhiều lỗ hổng.
Một phần trong số các ảnh chụp chứng minh thư và căn cước công dân của người Việt bị rao bán vào tháng 5/2021. Ảnh: VnExpress. |
Dữ liệu bị tiết lộ: Bạn có được bồi thường?
Thứ Tư, 2 tháng 6, 2021
Yên Khắc Chính: Công an lục soát điện thoại của dân và các cuộc thảo luận bị đánh cắp
Thứ Ba, 25 tháng 5, 2021
Thanh Ngọc: Sau 40 năm sống dưới chế độ cộng sản, Tiệp Khắc đã sửa sai. Còn Việt Nam?
Nếu kiên trì tranh đấu, người Việt Nam cũng có thể có một tương lai khác.
Dân chủ có thể đến bất ngờ
Thứ Năm, 29 tháng 4, 2021
Trọng Hiệp: Rừng ngày càng ít, sân golf ngày càng nhiều - Ai được lợi?
Thứ Năm, 22 tháng 4, 2021
Lee Nguyen: Đọc báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ
40 trang báo cáo gói gọn các vấn đề nghiêm trọng của tình hình nhân quyền Việt Nam.
Thứ Tư, 31 tháng 3, 2021
YChan: Túm tùm tụp về bầu cử - Bạn luôn có lựa chọn, kể cả khi không được chọn lựa
Vì sao cần tìm hiểu về bầu cử, kể cả khi không muốn bầu và không có ai để cử.
Bạn có biết vào kỳ bầu cử Quốc hội đầu tiên năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong tổng số đại biểu được bầu, có đến 43% là ứng cử viên tự do không thuộc đảng phái nào? Đúng 70 năm sau, vào kỳ bầu cử Quốc hội khóa 14 năm 2016, số đại biểu không phải đảng viên chỉ còn chiếm 4,2%.Con số này, ngoài tác dụng phản ánh bức tranh quyền lực tuyệt đối mà một đảng đang nắm giữ ở Việt Nam, còn thể hiện mức độ quan tâm của người dân đối với chuyện bầu cử của đất nước: từ 10 phần ngày trước tụt còn chưa được một phần ngày nay.
Đó là một nghịch lý tréo ngoe, nếu nhớ lại việc cách đây vài tháng, hàng triệu người Việt Nam đã thức đêm thức hôm, sôi sục theo dõi, hăng say bình luận, thậm chí là mạt sát đấu đá lẫn nhau chỉ vì một cuộc bầu cử ở tận bên Mỹ – một cuộc bầu cử mà họ không hề có quyền gì quyết định.
Tất nhiên, đó là nghịch lý dễ hiểu. Dù là bầu cử ở nơi khác, nhưng họ có quyền thoải mái bàn luận. Trong khi chuyện bầu cử ở nước mình, đến một câu nói vô thưởng vô phạt trên mạng xã hội cũng có thể ngay lập tức bị chính quyền tóm gáy xử lý. Còn những ai có ý định tự ứng cử mà không qua hệ thống của chính quyền, nguy cơ bị bắt giam vì các tội danh “chống chính quyền” luôn treo lơ lửng. Cho đến thời điểm hiện tại, đã có hai người tự ứng cử, ông Trần Quốc Khánh và ông Lê Trọng Hùng, bị bắt giữ với lý do trên.
Nghịch lý lớn nhất nằm ngay trong bản chất của thể chế: độc đảng thì bầu cử có ý nghĩa gì?
Rốt cuộc thì “bầu cử là sự lựa chọn”. Từ tương đương của tiếng Anh “election” cũng có nghĩa gốc từ chữ Latin “eligere” với nghĩa chọn lựa. Mà chỉ có một thì chọn với lựa cái gì?
Câu trả lời là, bạn luôn luôn có sự lựa chọn.
Lựa chọn đầu tiên là hiểu những gì đang diễn ra.
Bạn có biết theo Điều 78 Luật Bầu cử 2015 hiện hành, nếu không có hơn một nửa số cử tri tham gia bỏ phiếu, kết quả bầu cử sẽ bị hủy bỏ?
Trước khi bạn nghĩ tới chuyện có thể tẩy chay để khiến cuộc bầu cử trở nên vô hiệu, Điều 80 của luật này đã có quy định về tình huống tổ chức bầu cử lại, khi đó mọi kết quả sẽ được công nhận bất kể có bao nhiêu cử tri tham gia.
Bạn có biết Việt Nam cũng có quy định về vận động tranh cử? Điều 63 của Luật Bầu cử đưa ra các nguyên tắc cho việc vận động là “dân chủ, công khai, bình đẳng, đúng pháp luật…”.
Trước khi bạn kịp tưởng tượng về những cuộc gặp gỡ đối thoại công khai sôi nổi giữa ứng cử viên với cử tri, các Điều 64, 65, 66, 67 tiếp theo dội ngay gáo nước lạnh cho sự háo hức đó. Chỉ có hai hình thức vận động, và đều phải theo sự sắp xếp chỉ đạo chặt chẽ của các cơ quan chính quyền.
Hay bạn có biết trong trường hợp nhiều người được số phiếu bầu bằng nhau và nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử, người nào già hơn sẽ được tính là thắng cử?
Hoặc bạn có biết theo luật hiện hành, tòa án ở Việt Nam không có thẩm quyền xét xử các khiếu kiện về người ứng cử, về việc kiểm phiếu, về danh sách người ứng cử, hay về kết quả bầu cử?
Nếu giống như người viết, trước đây vẫn nghĩ rằng tìm hiểu những chuyện này không có ý nghĩa gì, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết đến sự tồn tại của những điều luật trên.
Và nếu giống đa số mọi người xung quanh, bạn cần một cuốn cẩm nang ABC để giải đáp mọi thắc mắc của mình về chuyện bầu cử.
Quyển sách “ABC về bầu cử” của tác giả Lã Khánh Tùng là một lựa chọn đáng để bạn bắt đầu.
Cuốn cẩm nang nhỏ này có tổng cộng 111 câu hỏi đáp với mọi thứ bạn cần biết về bầu cử.
Phần đầu của quyển sách đi từ những câu hỏi giản dị nhất về định nghĩa, vai trò, chức năng và ý nghĩa của bầu cử. Nó giới thiệu về các hệ thống bầu cử khác nhau trên thế giới, về luật pháp quốc tế, về vai trò của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế trong việc thúc đẩy bầu cử tự do, công bằng.
Sau khi có bức tranh tổng hợp về bầu cử trên thế giới, phần tiếp theo của sách giải đáp các thắc mắc chi tiết về hệ thống tổ chức bầu cử của Việt Nam, một hệ thống mà tác giả trong nhiều trường hợp cũng phải nhận xét là “khá phức tạp”.
Nửa còn lại của quyển sách là phần phụ lục, trong đó ngoài các văn bản luật của Việt Nam còn giới thiệu các văn bản quốc tế như “Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948” (một số ý kiến đề nghị cách dịch chính xác hơn là “Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát”), “Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966”, “Tuyên ngôn về tiêu chí bầu cử tự do và công bằng 1994”…
Việc giới thiệu các văn bản quốc tế này có ý nghĩa gì?
Việt Nam đã tham gia, phê chuẩn hầu hết các công ước quốc tế cơ bản về quyền con người – một việc có lẽ bạn đã biết. Điều bạn có thể chưa biết là nhà nước Việt Nam có nghĩa vụ báo cáo định kỳ đến các cơ quan Liên Hiệp Quốc về việc thực hiện quyền bầu cử ở Việt Nam (câu hỏi số 40 trong sách).
Điều này có nghĩa là chính quyền Việt Nam phải chịu trách nhiệm về những cam kết (và báo cáo) của họ với cộng đồng quốc tế.
Đảm bảo quyền bầu cử và tự do ứng cử của công dân là một trong những trách nhiệm đó.
Có những người nghĩ rằng tìm hiểu về các điều luật này là một chuyện lãng phí thời gian.
Trong khi đó, rất nhiều người Việt Nam theo dõi các cuộc đấu tranh dân chủ của người Hong Kong, đặc biệt là người Myanmar những ngày qua, thường chất vấn “khi nào người Việt Nam mới làm được vậy?”.
Không ai biết được câu trả lời, và người viết cũng không chắc đó là câu hỏi đúng. Nhưng mọi cuộc đấu tranh luôn bắt đầu bằng tri thức: biết mình đang ở trong tình trạng ra sao, phải chống lại thứ gì, vì sao phải làm vậy, làm thế để được gì, cần làm như thế nào…
Nhiều năm qua, cứ mỗi kỳ bầu cử đến, không ít ý kiến kêu gọi cần phải tẩy chay bầu cử.
Cần phải nói rõ, bầu cử là quyền, không phải nghĩa vụ. Nó là một lựa chọn. Tẩy chay – không bầu cử – cũng là một lựa chọn. Nó hoàn toàn hợp pháp, không ai có quyền ép buộc người khác làm điều ngược lại.
Tuy nhiên, giống như mọi phong trào đấu tranh, tẩy chay chỉ có ý nghĩa và tác dụng nếu thu hút được số đông.
Làm sao để thu hút thuyết phục người khác nếu như chính bạn cũng không hiểu về thứ mình đang tẩy chay?
Và khi ai đó chất vấn ngược lại, rằng bạn đang phản đối vấn đề gì trong hệ thống này, nếu không trả lời được, liệu bạn có chắc đang làm theo lựa chọn của chính mình hay cũng chỉ đơn giản nghe theo sự sắp đặt của kẻ khác?
Hiểu về bầu cử vì vậy là việc cần thiết cho tất cả mọi người, kể cả khi bạn không thấy có lý do gì để bầu hay không có ai để cử.
Y.C.Nguồn: Luật Khoa
Thứ Tư, 25 tháng 11, 2020
Y Chan: Thay đổi xã hội - ai thay, ai đổi, và để làm gì?
Những bức tranh xã hội mới được vẽ nên từ ai, như thế nào và sẽ đi đến đâu.
Thay đổi từ đâu mà ra
Thứ Năm, 29 tháng 10, 2020
Lý Minh: Từ Nghị định 64 nghĩ về cơ chế bảo hiến
Ca sĩ Thủy Tiên cứu trợ ở miền Trung. Ảnh: Thanh Niên. |
Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2020
Trịnh Hữu Long: Tuyên bố về vụ bắt giữ nhà báo Phạm Đoan Trang
![]() |
Nhà báo Phạm Đoan Trang. Ảnh: Reporters Without Borders. |
Ngày 7 tháng 10 năm 2020
Vào lúc 23:30 ngày 6/10/2020, nhà báo Phạm Đoan Trang, đồng sáng lập viên, biên tập viên của Luật Khoa tạp chí đã bị Công an Việt Nam bắt giữ tại thành phố Hồ Chí Minh. Công an khởi tố bị can đối với nhà báo Đoan Trang với cáo buộc “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117, Bộ luật Hình sự Việt Nam.
Luật Khoa tạp chí và cơ quan chủ quản là Sáng kiến Pháp lý Việt Nam (LIV) cực lực lên án hành vi vi phạm nhân quyền này của chính quyền Việt Nam. Nhà báo Đoan Trang là người nỗ lực truyền bá tri thức pháp luật và chính trị cho người dân Việt Nam, cổ xúy cho chính những giá trị tự do, dân chủ mà chính quyền Việt Nam ghi rõ trong Hiến pháp và tuyên bố trịnh trọng ở mọi diễn đàn. Không ở đâu và không khi nào mà việc làm báo và xuất bản sách, việc tham gia các sinh hoạt chính trị thông thường của một quốc gia, lại nên bị coi là tội phạm. Những hành vi đàn áp những quyền con người căn bản đó mới chính là tội phạm.
Thứ Tư, 7 tháng 10, 2020
Võ Văn Quản: Tham nhũng thể chế - Vì sao kỳ công “đốt lò” của ông Trọng là vô nghĩa trong dài hạn
![]() |
Khi ông Nguyễn Phú Trọng ra đi, công cuộc "đốt lò" của ông cũng ra đi luôn? Ảnh: Thanh Niên. Đồ họa: Luật Khoa. |
Thứ Tư, 1 tháng 1, 2020
Đoan Trang & Trịnh Hữu Long: Chính trị Việt Nam - Một thập kỷ nhìn lại
![]() |
Đồ hoạ: Luật khoa - Ảnh: VOA |