Hiển thị các bài đăng có nhãn Lao Ta. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lao Ta. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 7 tháng 3, 2023

Tạ Duy Anh: Nhân ngày Trung Quốc tháo chạy

Dù được khoác cho đủ thứ mỹ từ, thì lịch sử hiện đại Trung Quốc vẫn phải ghi thêm một ngày quốc nhục nữa: Đó là ngày mồng 5 tháng 3 năm 1979.

Huy động hơn nửa triệu quân, với vài triệu dân binh, sau hơn hai tuần, Trung Quốc tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam có chỗ tới hơn 50 km theo cách dùng xác lính để lót đường. Do bị mắc quá sâu cạm bẫy chết người mang tên "Ý thức hệ", phía Việt Nam bị động hoàn toàn vì thế mà cũng thiệt hại lớn không kém.

Tuy thế, nói một cách công bằng thì thất bại thuộc về phía kẻ xâm lược.

Bị chặn đánh quyết liệt bằng hỏa lực mạnh, những xe tăng Trung Quốc bị bắn tung tháp pháo, cháy rụi và lao vào nhau, dồn thành đống ở xã Bế Triều (H.Hòa An, Cao Bằng) ngày 18.2.1979. Ảnh: Trần Mạnh Thường. Nguồn: Báo Thanh Niên

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2023

Tạ Duy Anh: Chốn thanh tịnh một thời

Tôi từng là người chăm lễ chùa, có lẽ do ảnh hưởng từ bà nội. Khi còn sống, bà vẫn dặn tôi: Cửa Phật là chốn thanh tịnh, nên trước khi đến đó con phải tắm gội cẩn thận, tu tâm sửa trí làm sao để sau khi ở đó về, con là người sạch từ trong ra ngoài.

Bà nhất định bắt tôi đi giật lùi mỗi khi từ Chùa trở ra.

Có lẽ do cuộc đời chịu quá nhiều tai ương, vì thế khi đã trưởng thành, tôi vẫn thường tìm đến cửa Phật mỗi khi cảm thấy đầu óc âm u, chỉ để tận hưởng cảm giác yên tĩnh, thanh sạch. Lời cầu xin duy nhất của tôi là mọi tai họa nếu có, hãy đổ hết lên đầu tôi, nhưng chừa các con các cháu, người thân của tôi ra.

Nhưng cũng chính cái việc chăm đi chùa, lại khiến tôi cứ dần dần thất vọng ê chề về cái nơi vẫn được gọi là cửa Phật ấy. Mọi thứ tại đó thay đổi còn nhanh hơn cả ở chốn phàm trần. Thậm chí có thể nói rằng, nơi những cửa chùa mà tôi có dịp đến “ăn mày Phật” giờ đây là nơi nhiều nhốn nháo nhất. Tràn ngập là xôi, thịt và những lời cầu khấn còn nặng mùi xôi thịt hơn nhiều lần.

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2023

Tạ Duy Anh: Tiền và sự cám dỗ

(Nhân vụ Việt Á và Giải cứu)

Một hôm, cánh lính cũ chúng tôi trong "Hội đạp xe", đưa ra một tình huống thế này: Giả sử có người mang 100.000 USD (chỉ mới 100.000 USD, quy ra khoảng 2,4 tỷ đồng thôi nhé, so với 3 triệu USD hay 14,5 tỷ đồng thì nó chỉ là một món rất vừa phải) đến hối lộ, để cảm ơn về một việc gì đó (ví dụ giúp họ thắng thầu, ví dụ giúp họ giảm án tù, ví dụ giúp họ trốn thuế, ví dụ giúp họ mua rẻ bán đắt…) thì liệu ai trong số những người ngồi đây có thể từ chối?

Tất cả đều trả lời giống nhau: Khó từ chối vô cùng.

Bản năng sống của con người là hám lợi. Ở đâu có lợi là nó mò đến. Cái gì đem lại lợi ích là nó lao vào. Vì nó là con người, với đầy đủ những khiếm khuyết tự nó không hoàn thiện được (thế mới cần đến tôn giáo). Chính vì vậy, tham nhũng, nhận hối lộ, ăn cắp của công… xuất hiện từ thời thượng cổ, khi con người biết đến quyền lực và khi xã hội phân tầng về giai cấp.