Thứ Ba, 17 tháng 1, 2023
Trương Nhân Tuấn: 49 năm ngày hải chiến Hoàng Sa– Bàn về chủ quyền Hoàng Sa
Battle of the Paracel Islands, Wikimedia |
![]() |
Bốn chiến hạm của hải quân Việt Nam cộng hòa tham dự trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 - Ảnh tư liệu |
Nhân 49 năm ngày hải chiến Hoàng Sa 17/19 tháng Giêng 1974, thử bàn về chủ quyền Hoàng Sa qua nguyên tắc "ex injuria jus non oritur".
Trong luật có nguyên tắc: "ex injuria jus non oritur". Đại khái có thể hiểu là "lẽ phải không phát sinh từ một hành vi bá đạo".
Thứ Ba, 13 tháng 12, 2022
Lê Nguyễn: Về một số ngộ nhận liên quan đến nhân vật lịch sử Lê Văn Duyệt (kỳ 3)
![]() |
Nhà nghiên cứu Lê Nguyễn |
Lê Nguyễn là bút danh của Lê Văn Cẩn, sinh năm 1944, tốt nghiệp khóa 10 Học viện Quốc gia Hành chánh, Sài Gòn (1965), một cây bút quen thuộc của nhiều tờ báo, tạp chí trong nước như Kiến thức Ngày Nay, Thế giới Mới, Khoa học phổ thông, Khoa học và Đời Sống…, là tác giả của khoảng hơn 10 đầu sách đã xuất bản, phần lớn là sách biên khảo lịch sử thời Lê–Nguyễn và thời Pháp thuộc.
Loạt bài này sẽ được đăng làm 3 kỳ. Xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả.
6) MỐI QUAN HỆ GIỮA VUA MINH MẠNG VÀ TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT LÚC SINH TIỀN
Phần 1- Những ân thưởng xứng đáng dành cho một bề tôi
Thứ Ba, 6 tháng 12, 2022
Lê Nguyễn: Về một số ngộ nhận liên quan đến nhân vật lịch sử Lê Văn Duyệt (Phần 2)
![]() |
Nhà nghiên cứu Lê Nguyễn |
Lê Nguyễn là bút danh của Lê Văn Cẩn, sinh năm 1944, tốt nghiệp khóa 10 Học viện Quốc gia Hành chánh, Sài Gòn (1965), một cây bút quen thuộc của nhiều tờ báo, tạp chí trong nước như Kiến thức Ngày Nay, Thế giới Mới, Khoa học phổ thông, Khoa học và Đời Sống…, là tác giả của khoảng hơn 10 đầu sách đã xuất bản, phần lớn là sách biên khảo lịch sử thời Lê–Nguyễn và thời Pháp thuộc.
Loạt bài này sẽ được đăng làm 3 kỳ. Xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả.
Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2022
Lê Nguyễn: Về một số ngộ nhận liên quan đến nhân vật lịch sử Lê Văn Duyệt
![]() |
Nhà nghiên cứu Lê Nguyễn |
Lời giới thiệu: Diễn Đàn Thế Kỷ nhận được loạt bài nghiên cứu “Về một số ngộ nhận liên quan đến nhân vật lịch sử Lê Văn Duyệt” của tác giả Lê Nguyễn gửi từ Sài Gòn.
Lê Nguyễn là bút danh của Lê Văn Cẩn, sinh năm 1944, tốt nghiệp khóa 10 Học viện Quốc gia Hành chánh, Sài Gòn (1965), một cây bút quen thuộc của nhiều tờ báo, tạp chí trong nước như Kiến thức Ngày Nay, Thế giới Mới, Khoa học phổ thông, Khoa học và Đời Sống…, là tác giả của khoảng hơn 10 đầu sách đã xuất bản, phần lớn là sách biên khảo lịch sử thời Lê–Nguyễn và thời Pháp thuộc.
Loạt bài này sẽ được đăng làm 3 kỳ. Xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả.
Lễ giỗ lần thứ 190 của Tả quân Lê Văn Duyệt, Tổng trấn Gia Định Thành, được tổ chức trọng thể vào những ngày cuối tháng 8 vừa qua với sự tham dự của các vị lãnh đạo TPHCM (tên nhà nước cộng sản Việt Nam đặt cho thành phố Sài Gòn không lâu sau ngày 30/4/1975–chú thích của DĐTK) đã mang lại niềm phấn khởi cho những người yêu văn hóa–lịch sử, đặc biệt là những người hằng tôn kính một nhân vật lịch sử có nhiều công lao đối với vùng đất phương Nam như Tả quân Lê Văn Duyệt.
Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2022
Trần Văn Khởi: Dầu hỏa VNCH — Đi vào một lịch sử không hề mơ ước
Sau nhiều năm thăm dò sơ khởi ngoài khơi, chương trình tìm dầu của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã thực sự lăn bánh trên phi đạo với việc ban hành Luật Dầu Hỏa cuối năm 1970. Khi giao cho tôi phụ trách chương trình, Tổng Trưởng Kinh Tế Phạm Kim Ngọc đã chia sẻ với tôi viễn ảnh phát triển bền vững do khai thác dầu hỏa dẫn đầu, cùng với những cải tổ cơ cấu căn bản, đưa tới một nền kinh tế thị trường tiến bộ và cởi mở trong tương lai. Trong hơn bốn năm kế tiếp, chương trình đã được xúc tiến mạnh mẽ, đưa tới khoan sáu giếng ngoài khơi, tìm được hai mỏ và một vết dầu triển vọng. Rồi bước ngoặc lịch sử 30 tháng Tư đã làm sụp đổ chế độ cộng hòa, kết thúc giấc mơ lấy dầu hỏa thay viện trợ Mỹ để phát triển miền Nam.
Chính phủ Cộng Sản Việt Nam (CSVN) tiếp thu ngay chương trình tìm dầu. Mấy năm đầu thì tiến độ công tác rất chập chững, một phần vì bị cấm vận không được tiếp cận kỹ thuật dầu khí tây phương, một phần vì, như sau này tự nhận định, “quan điểm tự lực trong công tác thăm dò và khai thác dầu khí ở ngoài biển chưa có tính khả thi về vốn, cán bộ và công nghệ.” Mấy năm sau, ngành dầu khí đã trưởng thành nhanh chóng dựa trên khám phá mới ở mỏ Bạch Hổ và hàng loạt mỏ dầu mới ngoài khơi miền Nam. Đến nay, sau 40 năm khai thác, công trình dầu khí đã mang lại cả trăm tỉ Mỹ kim cho Việt Nam, chưa kể đến những hệ quả kích động dây chuyền trong sinh hoạt kinh tế.
Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2022
Dịch giả Nguyễn Duy Chính: Việt Nam Và Cuộc Chiến Trung-Pháp
LỜI GIỚI THIỆU CỦA NGƯỜI DỊCH
Khi ở bậc Trung Học, những năm đệ nhị cấp (tức cấp 3) chúng tôi được học về thời kỳ người Pháp xâm chiếm nước ta. Dấu ấn của giai đoạn này là những hiệp ước mà mỗi lần ký kết thì đất đai và quyền tự chủ của triều đình Huế lại lùi thêm một bước.
Năm 1862, nước ta mất ba tỉnh miền đông Nam Kỳ, đến năm 1874 phải ký hoà ước nhường đứt 6 tỉnh rồi đến năm 1883 thì nhận quyền bảo hộ của người Pháp trên toàn lãnh thổ. Sau đó một năm, người Pháp sửa đổi một số chi tiết và ký một hoà ước mới năm 1884. Những hiệp ước ấy chúng tôi quen thuộc với những tên hoà ước năm Nhâm Tuất (1862), hoà ước năm Giáp Tuất (1874), hoà ước năm Quí Mùi (1883) và hoà ước năm Giáp Thân (1884). Hai hiệp ước sau vẫn được gọi là hoà ước Harmand và hoà ước Patenôtre lấy tên của những người Pháp ký tên trên đó.
Về giai đoạn lịch sử nhiễu nhương này, chương trình học đặt trọng tâm vào diễn biến thời cuộc như việc quân Pháp đánh Đà Nẵng, Kỳ Hoà, việc sứ thần sang Pháp chuộc ba tỉnh miền Đông rồi mất cả Nam Kỳ đưa đến cái chết của cụ Phan Thanh Giản.
Sau đó không lâu, người Pháp theo sông Hồng tìm đường sang Vân Nam rồi chiếm Hà Nội và các tỉnh lân cận. Trẻ con chúng tôi đứa nào cũng nhớ địa danh Cầu Giấy ở phủ Hoài Đức là nơi Francis Garnier và Henri Rivière bị quân Cờ Đen phục kích giết chết. Tiếp đó là những cuộc khởi nghĩa từ nam ra bắc, Trương Định, Đinh Công Tráng, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám … đánh dấu giai đoạn mất quyền tự chủ. Tác giả Trần Trọng Kim giải thích trong Việt Nam sử lược:
… Quan ta đem quân về đánh quân Pháp ở Hà-nội, ở Hải-phòng và ở Nam-định nhưng chỗ nào cũng thất bại.
Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2022
Ngô Thế Vinh: Việt Nam -- Những Ngày Trở Lại Của Cựu Chiến Binh Eric Henry
Lời Dẫn Nhập: Bài viết về TS Eric Henry với dự kiến ban đầu kết hợp với Chân Dung Phạm Duy. Nhưng rồi, riêng phần Phạm Duy đã dài tới ngót 50 trang giấy, nên Chân Dung Eric Henry phải tách ra một bài khác, vẫn mong bạn đọc có cái nhìn kết hợp hai chân dung do tính bổ sung của hai nhân vật Phạm Duy và Eric Henry trên chặng đường tìm hiểu nền Tân nhạc Việt Nam cùng với các bước gian truân để hình thành và xuất bản bộ Hồi Ký tiếng Anh The Memoirs of Phạm Duy, dự trù sẽ do Cornell University Press xuất bản. Tưởng cũng cần nói thêm, Thư viện Đại Học Cornell là nơi còn lưu trữ đầy đủ nhất di sản 20 năm Văn học Miền Nam 1954-1975, và “ngọn lửa phần thư” của những người Cộng sản Việt Nam muốn tận diệt nền văn hóa ấy đã không sao lan tới được.
Hình 1: Chân dung TS Eric Henry, ảnh trích từ Jacket cuốn Garden of Eloquence / Thuyết Uyển, của Lưu Hướng, do Eric Henry dịch và giới thiệu, University of Washington Press xuất bản 2021. [nguồn: photo by Nguyễn Phong Quang] |
ERIC HENRY VÀ TÔI
Lần đầu tiên tôi gặpTS Eric Henry,cách đây 5 năm (2017), và ngạc nhiên khi biết Eric – là một cựu chiến binh Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam, nhưng lại rất “ít chất lính”. Bước vào lứa tuổi 20, tới hạn quân dịch Eric quyết định đơn giản: nhập ngũ làm bổn phận một công dân, sau đó trở về đi học lại.Ngay trong thời gian quân ngũ, Eric vẫn rất ham đọc, và đã có được một số hiểu biết về nền văn hóa Đông phương, đặc biệt là Việt Nam và Trung Hoa. Eric có năng khiếu về ngôn ngữ, nói tiếng Việt khá thông thạo và tinh tế, không có âm hưởng thứ tiếng Việt tục tằn của mấy chú GI’s học được từ các quán bars trong thời gian phục vụ ở Việt Nam. Tới một đất nước chiến tranh lại có nhiều tôn giáo như ở Việt Nam, Eric cũng đã học được cách trả lời dí dỏm và an toàn cho mấy câu hỏi dễ phân cách lòng người, như“Anh theo đạo gì?” -- “Tôi theo đạo vợ”, và đạo vợ mặc nhiên được công nhận như một thứ đạo phổ quát cho đám đàn ông lính tráng lúc đó, cho dù khi sang Việt Nam, Eric vẫn đang còn là một thanh niên độc thân.
Khi biết tôi cũng là người cầm bút, mới vỡ lẽ ra Eric đã đọc cuốn tiểu thuyết Vòng Đai Xanh, từ một ấn bản tiếng Việt do Nxb Văn Nghệ California tái bản năm 1987. Eric cho biết vẫn giữ cuốn sách đó trên kệ sách và anh cũng rất quan tâm tới người Thượng trên Cao nguyên. Do “văn kỳ thanh”, chúng tôi đã dễ dàng nói chuyện với nhau hơn.
Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2022
Bs Phan Thượng Hải: Thơ Và Việt Sử - Nguyễn Đình Chiểu
Kháng Pháp ở Nam Kỳ
Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2022
Điếu Văn Của Phạm Phú Thứ Viếng Phan Thanh Giản (Dịch thuật : Nguyễn Duy Chính; Giới thiệu : Phạm Phú Minh)
LTS. Dù toàn bộ bài này đã được đăng trên DĐTK vào tháng 8 năm 2021, nay vì một “lý do đặc biệt”, chúng tôi xin đăng lại trong số báo này. Lý do là vào chiều ngày 15 tháng 5, 2022 trong buổi ra mắt cuốn sách Phan Thanh Giản và Vụ Án ‘Phan Lâm Mãi Quốc, Triều Đình Khí Dân’ của tác giả Phan Đào Nguyên, diễn giả Phạm Phú Minh đã dùng bài Ai Điếu của Phạm Phú Thứ viếng Phan Thanh Giản làm đề tài cho bài thuyết trình của mình. Nhiều khán giả tỏ ý muốn biết rõ hơn về bài Ai Điếu này, chúng tôi đã hứa sẽ đăng lại toàn bài trên số DĐTK hôm nay để ai quan tâm sẽ có tài liệu để xem lại kỹ càng hơn. DĐTK
Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2022
Vương Trí Nhàn: Sự nghèo nàn của văn hóa Sách ở ta
Viết về tình trạng của những con đường bảo đảm giao thông đi lại ở nước VN cổ, một nhà nghiên cứu nước ngoài đã dùng đến hai chữ ấu trùng.
Tôi nghĩ rằng cũng có thể dùng hai chữ ấy để mô tả tình trạng của sách vở ở ta từ xưa tới nay
Gần như dân ta chưa biết làm sách, lại càng không tạo ra được một không gian có ý nghĩa tinh thần cho sách tồn tại và phát triển.
Sự nghèo nàn của văn hóa sách Việt Nam là một căn bệnh kéo dài kinh niên trong lịch sử.
1. Văn hóa Việt Nam thường được miêu tả qua các phương diện như tín ngưỡng tôn giáo lễ tiết, thi cử, các ngành nghệ thuật, rồi phong tục tập quán, các nghề thủ công, nhà ở, đồ ăn thức uống.
Bắt đầu từ quan niệm : Đọc lướt qua các bộ Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử thông giám cương mục, thấy những chữ lên ngôi, thiết triều, hạ chiếu, chinh phạt, khởi loạn, rồi ban thưởng, xướng họa,… đầy rẫy và lặp đi lặp lại dày đặc bao nhiêu thì chữ sách, đọc sách, soạn sách, dịch sách hiếm hoi bấy nhiêu. Chưa một triều đại nào trong quá khứ có thời giờ nghĩ nhiều đến sách và coi sách là việc lớn của vương triều mình.
Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2022
Giáo sư Andreas Kappeler : Lược sử Ukraine (1) – Từ sơ khai đến cuối thế kỷ 18 (Biên dịch & tổng hợp: Tôn Thất Thông)
Tác giả: Giáo sư Andreas Kappeler
Xuất bản: Trung tâm giáo dục chính trị liên bang Đức (BPB – Bundeszentrale für Politische Bildung, Bonn, Germany)
Giới thiệu: Làm thế nào mà người Ukraine vẫn kiên cường đối đầu trước quân đội Nga mạnh hơn gấp bội? Lịch sử hơn 1000 năm qua của họ có thể cho ta câu trả lời. Đây không chỉ là cuộc chiến để chọn lựa giữa dân chủ và độc tài, giữa Tây và Đông, mà còn là chiến đấu để bảo vệ bản sắc dân tộc, bảo tồn di sản của cha ông để lại, bảo vệ nền độc lập non trẻ vừa đạt được sau gần một thế kỷ đấu tranh với nhiều biến cố rất đau thương. Họ không muốn quỳ gối khi đã đứng dậy và ngẩng cao đầu. Ký ức về những việc làm vẻ vang, lý tưởng tự do và bình đẳng của họ vẫn còn tồn tại trong truyền thuyết dân gian. Nghe câu cuối cùng của quốc ca Ukraine, chúng ta có thể hiểu họ phần nào: "Chúng tôi từ bỏ thể xác và linh hồn vì tự do của mình, và chúng tôi sẽ cho các anh em thấy rằng chúng tôi thuộc bộ tộc Cossack".
Loạt bốn bài biên khảo sau đây hy vọng sẽ làm sáng tỏ những khía cạnh lịch sử trong cuộc chiến hiện nay. Sau đây là bài thứ nhất.
***
Lãnh thổ ngày nay của Ukraine vốn đã thuộc về ít nhất 14 quốc gia khác nhau trong suốt chiều dài lịch sử, bao gồm Vương quốc Ba Lan-Litva, Đế chế Nga, Chế độ quân chủ Habsburg và Liên bang Xô viết. Nằm trong khu vực căng thẳng giữa Đông và Tây, Ukraine phải thường xuyên tự khẳng định mình trước các nước láng giềng.
Đối tượng biên khảo
Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2022
Huỳnh Hữu Ủy: Mỹ Thuật Việt Nam Thời Tiền Sử
Từ Bách Việt xuất hiện lần đầu tiên trong Sử Ký của Tư Mã Thiên, khoảng thế kỷ II - I trước Công Nguyên. Toàn bộ các nhóm Bách Việt đều đã bị Hán hóa do cuộc chinh phạt của Tần Thủy Hoàng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên, ngoại trừ Lạc Việt, tức Việt Nam, đã giữ được độc lập, tự chủ, nghĩa là giữ vững một sắc thái văn minh riêng. Khởi từ những dấu vết này, chúng ta đi tìm nguồn gốc dân tộc, để từ đó có thể tìm lại cái đẹp của mỹ thuật Việt Nam vào buổi bình minh của lịch sử.
Một Cái Nhìn Tổng Thể Về Nước Việt Thời Tiền Sử
Sách sử Việt Nam xưa viết về thời dựng nước, mặc dù có pha nhiều màu sắc thần bí, truyền kỳ, cũng đã từng vẽ ra đôi nét về cương vực của nước Việt cổ, tức nước Văn Lang. Nước Văn Lang rất rộng. “Phía đông giáp bể Nam Hải, phía Tây tới Ba Thục, phía bắc giáp Động-Đình-Hồ, phía Nam giáp Hồ Tôn, tức là Chiêm Thành.” (1) Những đất đai ấy rộng hơn địa phận nước Việt ngày nay. Ba Thục thuộc Tứ Xuyên, hồ Động Đình ở chính giữa nước Tàu, trong tỉnh Hồ Nam.
Các sử gia Ngô Thì Sĩ, Phan Huy Chú, Henri Maspéro đều cho là cương giới này quá rộng lớn, không đúng với sự thực. (2)
Nguyễn Khắc Ngữ lại cho rằng những ghi chép ấy không phải hoàn toàn là không hợp lý nếu chúng ta hiểu rằng vùng đất rộng lớn mênh mông ấy là nơi sinh sống của sắc dân vẽ mình. Văn Lang có nghĩa là người vẽ mình; tục xăm mình xuất hiện từ thời các vua Hùng và cho đến thời Trần Anh Tông vẫn còn tồn tại.
Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2022
VOA Tiếng Việt: Ban Tuyên giáo, cụ Phan, cụ Trương, tên đường và nỗi đau
Chân dung cụ Phan Thanh Giản và Trương Vĩnh Ký. Photo Báo Cần Thơ, Blogspot. |
Sau một loạt kiểm các kiểm duyệt trong ngành xuất bản liên quan đến các ấn phẩm viết về hai nhân sĩ lừng danh Phan Thanh Giản và Trương Vĩnh Ký, nay Đảng Cộng sản Việt Nam lại ra công văn hướng dẫn các địa phương “không xem xét lấy tên hai nhân vật nêu trên (Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký) đặt tên cho đường, phố, công trình công cộng”. Giới nghiên cứu nhận định với VOA rằng văn bản này của Ban Tuyên giáo Trung ương đi ngược lại sự thật của lịch sử và gây hoang mang trong nhân dân, “sỉ nhục tiền nhân”, và “kỳ thị” trí thức miền Nam.
Phan Thanh Giản (1796-1867), một đại thần triều Nguyễn, làm quan trải qua 3 đời vua, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, là một nhân vật lịch sử, nhà thơ, nhà sử học, đỗ Đại khoa tiến sĩ đầu tiên của đất Nam Kỳ, được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao trên nhiều lĩnh vực chính trị, ngoại giao, văn hóa.
Trương Vĩnh Ký (1837-1898), là một nhà bác học, nhà ngôn ngữ học tiêu biểu của Việt Nam trong thế kỷ XIX, người am tường và có cống hiến lớn trên nhiều lĩnh vực lịch sử, ngôn ngữ học, văn học, báo chí.
Văn bản gây tranh cãi
“Cho đến nay, các cơ quan chức năng vẫn chưa làm sáng tỏ được những vấn đề liên quan đến hai nhân vật Phan Thanh Giản và Trương Vĩnh Ký đối với lịch sử Việt Nam”, công văn đề ngày 5/1 do Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy ký, nêu lý do.
Winston Phan Đào Nguyên: CHƯƠNG XVIII - Phan Thanh Giản và vụ án ‘Phan Lâm Mãi Quốc, Triều đình Khí Dân”
LỜI GIỚI THIỆU CỦA TÒA SOẠN DĐTK
Để làm sáng tỏ hơn hiện tượng cấm đoán của chính quyền CSVN trong việc dùng tên các danh nhân Phan Thanh Giản và Trương Vĩnh Ký qua bức thư của Ban Tuyên Giáo đảng CSVN vừa gửi ra ngày 5 tháng 01, 2022 –một sự việc đã cũ mèm từ bảy mươi năm trước, bây giờ chạy lại như một cái đĩa đã rè -- chúng tôi xin mời độc giả xem Chương XVIII của cuốn sách Phan Thanh Giản và vụ án ‘Phan Lâm Mãi Quốc, Triều Đình Khí Dân’ của tác giả Winston Phan Đào Nguyên. Cuốn sách này, được xuất bản năm 2021, đã vạch trần những hành vi hèn mọn và gian trá của chế độ CSVN khi tạo ra “vụ án” Phan Thanh Giản vào giữa thập niên 50 của thế kỷ 20.
CHƯƠNG XVIII.
TÔN CHỈ VỀ CÔNG TÁC LỊCH SỬ VÀ BẢN LÃNH CHẾ TẠO BẰNG CHỨNG CỦA ÔNG TRẦN HUY LIỆU
Winston Phan Đào Nguyên
Như người viết đã trình bày trong các chương trên của Phần 3, ông Trần Huy Liệu, vị Viện Trưởng Viện Sử Học của miền Bắc, chính là người đã chế tạo ra câu “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân”, cũng như câu chuyện chung quanh nó.
Chính ông Trần Huy Liệu là người đầu tiên giới thiệu câu này và câu chuyện về nghĩa quân Trương Định, trong một bài viết vào giữa năm 1955 trên số 9 tờ Văn Sử Địa.
Còn trước đó, vào năm 1954, trong số 1 của tờ Văn Sử Địa (Sử Địa Văn), ông Trần Huy Liệu đã viết một bài nghị luận dưới bút hiệu “Chiến” để giành lấy chính nghĩa cho phe mình, khi cho rằng đảng và chính phủ của ông ta đã tiếp nối sự nghiệp chống Pháp của những lực lượng như Trương Định, trong việc chống lại bọn phong kiến bán nước quay ra câu kết với thực dân đế quốc.
Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2021
Rebecca Denova: Sử gia cổ đại Do Thái Josephus viết gì về Kytô giáo/Đạo Cơ Đốc? (Josephus on Chistianity- Dịch giả: Nguyễn Văn Thực)
Rebecca I. Denova, Tiến sĩ, Cựu Giáo sư môn Kytô giáo thời kỳ sơ khai, môn tôn giáo học, Đại học Pittsburg, Mỹ. Bà mới hoàn thành cuốn sách giáo khoa: “Những nguồn gốc của Kytô giáo và Tân Ước”, NXB Wiley-Blackwell.
Dịch giả: Nguyễn Văn Thực, cộng tác viên lâu năm của báo giấy Thế Kỷ 21, và Diễn Đàn Thế Kỷ online trong lãnh vực sáng tác và dịch thuật.
Nguồn:
https://www.worldhistory.org/article/1848/josephus-on-christianity/
Bài báo:
Titus Flavius Josephus (36-100 CE), sử gia người Do Thái, là nguồn tài liệu chính giúp ta hiểu Do thái giáo vào Thời kỳ xây dựng đền thờ lần thứ hai (khoảng 515 Trước Công Nguyên:TCN)). Và trong những thập niên cuối của thế kỷ I Sau Công Nguyên (SCN), Ông viết Chiến tranh Do thái/ The Jewish War; Lịch sử cổ đại của Người Do Thái/ Antiquities of the Jews/; Chống Apion/Against Apion, và Cuộc đời của Flavius Josephus/ The Life of Flavius Josephus.
Những chứng từ sử liệu và chứng từ chứng kiến tại chỗ của ông vẫn còn thiết yếu cho sự nghiên cứu sử cảnh dẫn đưa tới những nguồn gốc của Kytô giáo
Hình1: Cuốn Lịch sử cổ đại của Dân Do Thái /Flavius Josephus |
Flavius Josephus
Flavius Josephus tên khai sinh là Yosef ben Matityahu, thuộc một gia đình tư tế ở Jerusalem nhờ cha của ông (nhà và dòng dõi Jehoiarib), và mẹ là người gốc hoàng tộc (Hasmonean). Ông được đào tạo tại Giêrusalem và rất có thể có chung hệ tư tưởng và có thiện cảm với nhóm người Pharisiêu. Ông bị coi như một trong những người Do Thái phản bội nhất, và những người theo Kytô giáo là những người đã lưu giữ các tác phẩm của Josephus cho hậu thế. Trong Cuộc nổi dậy lớn của người Do Thái năm 66 CN, Josephus được bổ nhiệm làm tổng chỉ huy vùng Galilê. Ông ta trở nên nổi tiếng (và khét tiếng) vì đã trở cờ (theo phe La Mã – ND) trong cuộc vây hãm (của quân La Mã – ND) ở Jotapata. Ông dự đoán đúng là tướng chỉ huy La Mã/Roma, Vespasian (69-79 CN) sẽ trở thành hoàng đế La Mã. Vespasian đã tha mạng cho Josephus và Josephus trải qua phần còn lại của cuộc chiến với tư cách là cố vấn cho Titus, con trai của Vespasian (79-81 CN). Titus, cuối cùng, đã phá hủy Jerusalem và quần thể Đền thờ vào năm 70 CN. Sau chiến tranh, Josephus di cư đến Rome, nơi ông có quyền vào và truy cập các kho lưu trữ, và viết các sách lịch sử của mình. Các tác phẩm của Josephus rất quan trọng đối với một số lĩnh vực: Đạo Do Thái ở Thời kỳ Xây dựng Đền thờ lần thứ hai (vào khoảng năm 515 TCN -ND), các nguồn thông tin cơ bản về Kytô giáo Thời sơ khai, các chi tiết lịch sử về các vị vua chư hầu của Đế quốc La Mã ở phương Đông, và dòng dõi của các hoàng đế Julio-Claudian ở La Mã. Josephus bị coi là một trong những kẻ phản bội tồi tệ nhất của người Do Thái. Những người theo Kytô giáo là những người đã lưu giữ những tác phẩm của ông cho hậu thế bởi vì ông đã viết về Gioan Tẩy giả/John the Baptist, tường thuật về cái chết của anh/em trai/brother của Giêsu/Jesus, là Giacôbê/ James, và viết một đoạn chính về Giêsu/Jesus.
Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2021
Lâm Vĩnh Thế: Đánh Giá Tài Liệu Trong Việc Nghiên Cứu Lịch Sử Việt Nam Cộng Hòa
Sách báo Anh ngữ đã được xuất bản về Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và về Chiến Tranh Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ vừa qua chiếm môt số lượng có thể nói là khổng lồ. Gần đây hơn, trong khoảng thời gian độ hai mươi năm qua, chúng ta thấy xuất hiện khá nhiều sách báo Việt ngữ đã được xuất bản tại hải ngoại về nhiều vấn đề, sự kiện, biến cố trong các lãnh vực chính trị, quân sự của VNCH trước năm 1975. Một phần rất lớn những cuốn sách và bài báo thuộc loại này do những vị đã từng có hoạt động trong chính quyền hoặc quân lực VNCH (QLVNCH), ngay cả có tham dự vào chính các biến cố chính trị, quân sự đó. Các tác giả, do đó, thường có khuynh hướng ghi lại các biến cố với khá nhiều chi tiết. Tuy nhiên, đa số các tác giả đều viết lại các biến cố theo ký ức của mình, nhiều khi không dựa vào bất cứ tài liệu nào nên sự chính xác của các chi tiết mà họ ghi lại không cao lắm. Bản thân tác giả bài viết này đã thực hiện khá nhiều cuộc nghiên cứu về lịch sử của VNCH, đặc biệt chú trọng vào giai đoạn 1963-1967, và Đệ Nhị Cộng Hòa. Trong quá trình nghiên cứu, người viết không tránh khỏi phải đọc khá nhiều những tài liệu nói trên. Bài viết này được soạn thảo để chia sẻ với độc giả những kinh nghiệm trong việc đánh giá tài liệu có liên quan đến lịch sử của VNCH.
Những Đòi Hỏi Đối Với Người Nghiên Cứu Sử
Trong bất cứ thời đại nào và tại bất cứ quốc gia nào, người làm công tác nghiên cứu và ghi chép lại lịch sử cần phải công bằng, vô tư và khách quan. Tại sao vậy? Bởi vì mục tiêu của họ là ghi lại một cách trung thực và chính xác các sự việc, biến cố đã xảy ra trong quá khứ để cho trong tương lai khi có người muốn tìm hiểu thì có thể biết được sự thật.
Muốn ghi lại một cách trung thực và chính xác sự kiện lịch sử, đòi hỏi đầu tiên là nguời nghiên cứu phải có một sự hiểu biết khá đầy đủ về giai đoạn lịch sử mà mình định nghiên cứu. Sự hiểu biết này phải được thể hiện trên một số lãnh vực: ngôn ngữ, văn hóa, xã hội, chính trị, kinh tế và quân sự. Về ngôn ngữ, người nghiên cứu lịch sử phải hoàn toàn làm chủ được (mastering) ngôn ngữ của tài liệu, hiểu thật rõ thông tin chứa đựng trong tài liệu. Không những thế, người nghiên cứu còn phải có khả năng nắm được những biến đổi của ngôn ngữ về ngữ vựng (kể cả tiếng lóng), về chính tả, về văn phong, vv. dưới ảnh hưởng của những đổi thay về văn hóa, xã hội, và chính trị. Có như thế, người nghiên cứu mới có khả năng phát hiện được những tài liệu ngụy tạo. Về mặt văn hóa, xã hội, người nghiên cứu cũng cần phải có những hiểu biết về hệ thống giáo dục, tín ngưỡng, phong tục, tập quán của con người trong giai đoạn lịch sử đó để có thể hiểu được cách hành xử, ứng phó cũng như hành động của các đối tượng nghiên cứu. Sau hết, người nghiên cứu cũng phải có hiểu biết đầy đủ về hệ thống tổ chức và điều hành của bộ máy chính trị, kinh tế và quân sự của quốc gia trong giai đoạn lịch sử đó để có thể hiểu được các tài liệu về chính sách, đường lối cũng như những kế hoạch, chương trình đề ra trong giai đoạn đó. Bên cạnh đòi hỏi sự hiểu biết về bộ máy chính quyền như vừa nói, người nghiên cứu cũng phải rất quen thuộc với tên họ của các nhà lãnh đạo cũng như các chính trị gia, các tướng lãnh và các nhân sĩ trong giai đoạn lịch sử đó.