Hiển thị các bài đăng có nhãn Lưu Văn Vịnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lưu Văn Vịnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2021
Lưu Văn Vịnh: Mò Gươm Dưới Đáy Thời Gian !
Tưởng niệm 50 năm xa Hà Nội Băm Sáu Phố Phường.
Đầu năm 2000, tôi về thăm Hà Nội, về lần thứ tư, mấy tay văn nghệ gốc Băm Sáu Phố Phường dẫn đi ăn cháo gần Ô Quan Chưởng, chẳng xa phố Hàng Tre Bờ Sông ngày thơ ấu xa xưa. Cá thật tươi vừa lát vẩy, sắt ra từng miếng mỏng đỏ hồng... Chờ có nghế ngồi cũng mất nửa tiếng, nhìn rổ cá thấy ngon, nhưng nhìn phía lòng lợn lầy nhầy trắng đỏ máu, đầy một nồi lớn, như vừa mổ lợn xong, thì thấy rợn như ruột người mới rút ra... Hà Nội vẫn sót lại đám dân kinh kỳ biết ăn biết chơi, thú hưởng lạc của bao thế hệ truyền lại, từ Tản Đà, Thạch Lam, Nguyễn Tuân... vẫn còn trong huyết mạch, góc nào có quán ngon, hàng nào có món khoái khẩu, chẳng cần quảng cáo, dân Hà Nội rủ nhau tới tấp nập. Đôi khi ích kỷ, tôi cứ mong Hà Nội còn nguyên thời 1950, dân số chưa tới nửa triệu, ăn hàng quà rong thưa thớt chẳng phải chờ đợi, như một cái làng nửa tỉnh nửa quê, còn cô bán chiếu, còn bà hàng bánh dầy bánh giò nóng, còn cơm tám thơm, còn cụ bán xôi chè, chợ Đồng Xuân còn có góc bún chả quạt lên thơm phưng phức...; và còn lao xao giọng nói cao, rất trong và thanh của dân kinh kỳ, đấy là dấu tích văn vật nghìn năm, gạo trắng nước trong, có cả không gian linh diệu, có cả luồng vũ trụ tuyến phả vào âm sắc, vào thớ thịt cổ họng, làm nên sắc thái riêng...
Nhưng giá những người yêu Hà Nội như Thạch Lam, yêu món ngon như Nguyễn Tuân, có còn sống, thì không chừng các cụ cũng phải di tản, di tản theo đàn người phong lưu Băm Sáu Phố Phường, họ mang theo giọng nói, mang theo nghệ thuật nấu ăn, mang theo phong cách ngồi ăn, cầm đũa, gắp thịt, chẻ rau... Bắc Cali có bà đi từ Hà Nội sang Pháp năm 1954, nấu phở không chê được, mà hương vị thuần phở Hà Nội năm xưa, Sacramento thời 1980 có bà làm món chả cá tưởng Lã Vọng thời 1950 cũng không thể hơn, cho đến món ốc nhồi ăn ở Sài Gòn, đường Lý Trần Quán hay ăn ở Cali cũng chẳng sút kém. Đành rằng Hà Nội vẫn còn những đặc sản, giò chả thơm ngon vì thịt tươi, những món xôi nóng dẻo quánh nhờ lúa gạo mới mà ông bạn từ Huế ra nhận xét rằng món xôi chính món đặc biệt nhất của Hà Nội, có mất chăng là mất cái khung cảnh không khí xa xưa, mà nay giá cũng lang thang gót công tử như Thạch Lam, cầu kỳ như Tản Đà, kỹ càng như Nguyễn Tuân đi đâu cũng mang theo một cái bát kiểu, thì bạn bè bằng hữu tri kỷ tri âm giờ đây còn lại mấy ai? Món ăn ngon mà không có bạn bè cùng tri kỳ vị, cùng tri kỳ tâm, cùng đàn đúm, thì cổ họng rất dễ khô lại, tỳ vị không sung mãn hỷ hả, bị ức chế, tưởng khó mà thấy ngon. Vả lại lớp người biết ăn ngon mặc đẹp ấy đã bị thời cuộc ruồng rẫy, bây giờ lối sống vội vã, nhìn trước nhìn sau, đâu còn cái thú la cà, dềnh dàng...
*
Một nhà xã hội học cho rằng nhân cách con người được hình thành ở mươi năm đầu của cuộc đời, không biết có đúng tuyệt đối không nhưng điều chắc chắn là ở tuổi thơ ấu, thiếu niên, trí nhớ như tờ giấy trắng, ghi nhận mọi hình ảnh cất giữ vào tâm não, nên khi lớn, những hình ảnh cảm xúc ban đầu vẫn át các hình ảnh cảm xúc đến sau. Đến tuổi lão, trí nhớ mất gần hết nhưng thuở ấu thơ vẫn là kho tàng cuối cùng sót lại. Và ai chẳng muốn, sau cuộc hành trình chu du vất vả, trở lại kho tàng xưa, tìm tổ ấm dung thân quãng cuối dòng đời.
Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2019
Lưu Văn Vịnh: Bà Vợ Tể Tướng Trần Thủ Độ
![]() |
Đền thờ các vị vua Trần |
Ngoài hai vị nữ anh hùng nổi bật trong sử Việt là bà Trưng bà Triệu, còn hai người đàn bà đằng sau sân khấu, nhưng đã quyết định khúc rẽ lịch sử quan trọng là hoàng hậu Dương Vân Nga, người lấy hai vua, Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành, và người thứ hai chính là hoàng hậu Trần thị, lấy Lí Huệ Tông, rồi sau trở thành vợ Trần Thủ Độ, dựng lên triều đại mới cho dòng họ mình.
Trần Thủ Độ (1194-1264), người hoạch định cáng đáng vương triều TRẦN lâu dài 175 năm, người tổ chức nước Việt vững chắc để có thể 3 lần phá Mông Cổ, người cương quyết nói lời lịch sử : đầu tôi còn xin bệ hạ đừng lo --nhất là chuyện nhổ cỏ nhổ cho tận rễ, tiêu diệt nhà LÝ, ép vua Lí Huệ Tôn đi tu và treo cổ tự tử-- lại là một người đàn ông rất chung tình !
Đằng sau nhân cách lãnh tụ ấy, ngọn lửa thôi thúc ông là mối tình đầu với cô chị họ xinh đẹp nhất vùng Lưu Xá (Hưng Hà-Thái Bình bây giờ), cô Trần Thị Dung còn gọi là cô Ngừ hay Trần Thị Ngự. Cô Ngừ mà chàng thanh niên Thủ Độ thương yêu oái oăm thay lại lọt vào mắt xanh của thái tử SẢM, nàng được nạp vào làm phi khi thái tử còn đang nương náu ở đất Lưu Xá trong nhà Trần Lí là cha cô Ngừ và cũng là bác ruột nuôi Thủ Độ mồ côi từ nhỏ.
Nguyên khi ấy vua Lí Cao Tông (1176-1210) u mê giết hại trung thần nên bị Quách Bốc mang quân vào hoàng thành vây đánh, vua phải chạy khỏi cung điện, thái tử Sảm chạy suôi về Nam.
Trần Lí hẳn là người có tham vọng, gả ngay Trần thị Dung cho thế tử, chiêu mộ quân lính trong làng xã, lấy bà con họ hàng ra xung vào lực lượng bảo hoàng, trong đó chàng thanh niên quả cảm, mưu lược Thủ Độ nổi bật, đánh tan bọn giặc cướp và dẹp được quân Quách Bốc, đưa vua Cao Tông và thái tử Sảm về Thăng Long. Từ đấy họ Trần trở thành lực lượng phò vua Lí với con thứ hai của Trần Lí là Trần Tự Khánh và con cả Trần Thừa cai quản binh quyền triều chính. Nhưng mọi việc trong ngoài đều qua tay quyết đoán của Trần Thủ Độ, lúc ấy làm Điện Tiền Chỉ huy sứ.
Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2019
Lưu Văn Vịnh: Carl Jung- Thiền Và Tâm Lý Trị Liệu Pháp
Bệnh điên đảo tưởng chấp kiến Tọa vong- ẩn kỷ và ngồi Thiền Khóa Hư Lục và nhà vua hiền triết VN
Thiền và Tâm Lý Trị Liệu Pháp
Đức Phật từng nói: như nước biển chỉ có một vị là vị mặn, đạo ta chỉ có một vị là diệt khổ giải thoát. Sinh, Lão, Bệnh, Tử là khổ, khổ thể xác và khổ tinh thần, cái khổ toàn diện thân tâm, khổ khách quan, khổ chủ quan “một mình mình biết, một mình mình hay.” Những nỗi khổ đau có thể trở thành tâm bệnh nên đạo diệt khổ là một phương thuốc trị liệu trên tầm mức rất cao, như Bác sĩ tâm thần Đức Carl Jung (1875- 1961) đã viết : “Tôi đến với thế giới tư tưởng Phật giáo, không phải vì tìm hiểu lịch sử tôn giáo, không phải vì nghiên cứu triết lý, mà chính vì lợi ích cho nghề nghiệp y sĩ... Nhiệm vụ của tôi là chữa bệnh khổ tâm não, vì thế tôi phải làm quen với lối nhìn và phương pháp của bậc vạn thế sư biểu nhân loại... Nếu như vậy, là một bác sĩ, tôi xác nhận những giảng dạy của nhà Phật đã giúp tôi và kích thích tôi hết sức lớn lao, thì cũng chỉ là noi theo con đường đã vạch ra từ hơn hai ngàn năm trong dòng tư tưởng nhân loại.” ( It was neither the history of religion nor the study of philosophy that first drew me to world of Buddhist thought, but my professional interest as a doctor. My task was the treatment of psychic suffering, and it was this that impelled me to become acquainted with the views and methods of that great teacher of humanity... So if, as a doctor, I acknowledge the immense help and stimulation I have received from the Buddhist teachings, I am following a line which can be traced back some two thousand years in the history of human thought.).
Bác sĩ Carl Jung đã học hỏi và áp dụng Phật pháp ở những điểm nào trong việc chữa trị tâm bệnh ? Ông nhận định :
Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018
Lưu Văn Vịnh: LỜI CẢNH BÁO VỀ NGUY CƠ ĐẠI HÁN của tư tưởng gia LÝ ĐÔNG A từ 70 năm trước
Tác giả tại Am Bạch Vân
Lý Đông A, một tư tưởng gia thâm viễn của Việt
tộc, từ những năm 1940, trong tập Chu Tri Lục (bàn về sự biết chu toàn) tập 3,
đã phân tích và trưng ra những nguy cơ của kế hoạch Đại Hán của Tầu, dù là Tầu
Quốc hay Tầu Cộng.
Lý Đông A đã nhìn rõ, từ 1943, sau đệ nhị Thế
chiến, thế giới 1950-2000 sẽ chuyển mình sang chế độ mới, với các liên minh quốc
tế. Tại thời điểm 1940, Căn bản lập trường dân tộc qua Cương Lĩnh 2, đối
Tầu, gồm vài điểm quan trọng sau :
1- Quy luật lịch sử Tầu
là : Lấy Tài Hoá Thu Nhân Tâm (thoát
nghĩa Hữu đức giả hữu thổ), Hưng Hoa diệt
Di, thiên hạ đại đồng theo lối Hán mà vũ khí và thủ đoạn chủ yếu là chủng tộc
xâm lược.
2- Tam Dân chủ nghĩa
của Tôn Văn cũng là một chủ nghĩa đế quốc : Tôn Văn từng nói với cụ Phan Bội
Châu : “Các ông bất tất phải làm, chỉ là
một tỉnh của Tầu, chúng tôi làm xong
thì xong”, và sau này Tưởng Giới Thạch cũng nói : “Việt Nam là Tầu, Việt Nam để người Tầu làm giúp cho”.
3- Năm 1911, Tôn Văn
đề xướng Ngũ Tộc Cộng Hoà, gồm 90% là nhân khẩu Tầu, 10% là Mãn, Mông, Tạng,
Miêu (là Việt núi). Năm 1916 Tôn Văn luận Quốc Tộc tức đúc các dân tộc vào một
lò mà thống nhất thế giới, chia toàn quốc ra Tỉnh, Quận, Huyện, khoảng 1921-22,
Tôn Văn nói : Ta phải đem các dân tộc Thái, Việt…liên hợp lại cùng chống
đế quốc.
Chủ Nhật, 16 tháng 4, 2017
Lưu Văn Vịnh: Sao Lại Đến Như (Tạp ghi những ngày cuối ở Bộ Y Tế Sài Gòn.)
Chiều ngày 24 tháng 4 năm 1975,
như thường lệ tôi vào hồ bơi Câu Lạc Bộ Thể Thao Sàigòn giữa cái nóng oi ả
tháng Tư của miền Nam, tìm làn nước mát mẻ giữa vườn Tao Đàn. Vào trong Câu Lạc
Bộ cảm thấy ngay một chuyện gì khác lạ, nơi đây quá vắng vẻ đối với một buổi
chiều thứ Năm thường rất đông đảo người ra kẻ vào. Lên tới hồ bơi tuyệt nhiên
không một bóng người, tôi tự hỏi ngày thường cả trăm người bơi lội, nay biến
đâu mất cả, họ đi đâu mà nhanh thế?
Đang định ra về thì thấy bác sĩ
Rankins, nằm khuất sau cây cột dưới tàn cây lung linh ánh nắng, dơ tay chào,
câu đầu tiên ông hỏi tôi là: -Sao giờ này chưa đi? định đi đâu?-
Chưa kịp trả lời vị tân giám đốc Y Tế Quốc Tế W.H.O. người Úc mới tới nhận chức chưa được 10 ngày tại
nhiệm sở Sàigòn, thì ông đã bực tức chê trách: “ Người Mỹ đi tới đâu là làm hỏng
đấy, đi tới đâu là mang theo văn minh Coca Cola phá hoại văn hóa nước khác” (Everywhere
they go, they bring with them their CocaCola culture and destroy other cultures
-tôi nhớ mang máng như vậy), ông Rankins một bác sĩ trẻ đầy nhiệt huyết
đang muốn làm một chút gì cho mảnh đất nghèo đói, chiến tranh, bệnh hoạn này,
chưa kịp bắt tay vào việc thì đã gặp biến cố đảo lộn tất cả.
Thứ Bảy, 18 tháng 3, 2017
LƯU VĂN VỊNH: MÒ GƯƠM DƯỚI ĐÁY THỜI GIAN!
Đầu năm 2000, tôi về thăm Hà
Nội, về lần thứ tư, mấy tay văn nghệ gốc Băm Sáu Phố Phường dẫn đi ăn cháo gần
Ô Quan Chưởng, chẳng xa phố Hàng Tre Bờ Sông ngày thơ ấu xa xưa. Cá thật tươi
vừa lát vẩy, sắt ra từng miếng mỏng đỏ hồng... Chờ có nghế ngồi cũng mất nửa
tiếng, nhìn rổ cá thấy ngon, nhưng nhìn phía lòng lợn lầy nhầy trắng đỏ máu,
đầy một nồi lớn, như vừa mổ lợn xong, thì thấy rợn như ruột người mới rút ra...
Hà Nội vẫn sót lại đám dân kinh kỳ biết ăn biết chơi, thú hưởng lạc của bao thế
hệ truyền lại, từ Tản Đà, Thạch Lam, Nguyễn Tuân... vẫn còn trong huyết mạch,
góc nào có quán ngon, hàng nào có món khoái khẩu, chẳng cần quảng cáo, dân Hà
Nội rủ nhau tới tấp nập. Đôi khi ích kỷ, tôi cứ mong Hà Nội còn nguyên thời
1950, dân số chưa tới nửa triệu, ăn hàng quà rong thưa thớt chẳng phải chờ đợi,
như một cái làng nửa tỉnh nửa quê, còn cô bán chiếu, còn bà hàng bánh dầy bánh
giò nóng, còn cơm tám thơm, còn cụ bán xôi chè, chợ Đồng Xuân còn có góc bún
chả quạt lên thơm phưng phức...; và còn lao xao giọng nói cao, rất trong và
thanh của dân kinh kỳ, đấy là dấu tích văn vật nghìn năm, gạo trắng nước trong,
có cả không gian linh diệu, có cả luồng vũ trụ tuyến phả vào âm sắc, vào thớ
thịt cổ họng, làm nên sắc thái riêng...
Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2017
LƯU VĂN VỊNH: MÒ GƯƠM DƯỚI ĐÁY THỜI GIAN !
Tưởng niệm
50 năm xa Hà Nội Băm Sáu Phố Phường.
Đầu năm 2000, tôi về thăm Hà
Nội, về lần thứ tư, mấy tay văn nghệ gốc Băm Sáu Phố Phường dẫn đi ăn cháo gần
Ô Quan Chưởng, chẳng xa phố Hàng Tre Bờ Sông ngày thơ ấu xa xưa. Cá thật tươi
vừa lát vẩy, sắt ra từng miếng mỏng đỏ hồng... Chờ có nghế ngồi cũng mất nửa
tiếng, nhìn rổ cá thấy ngon, nhưng nhìn phía lòng lợn lầy nhầy trắng đỏ máu,
đầy một nồi lớn, như vừa mổ lợn xong, thì thấy rợn như ruột người mới rút ra...
Hà Nội vẫn sót lại đám dân kinh kỳ biết ăn biết chơi, thú hưởng lạc của bao thế
hệ truyền lại, từ Tản Đà, Thạch Lam, Nguyễn Tuân... vẫn còn trong huyết mạch,
góc nào có quán ngon, hàng nào có món khoái khẩu, chẳng cần quảng cáo, dân Hà
Nội rủ nhau tới tấp nập. Đôi khi ích kỷ, tôi cứ mong Hà Nội còn nguyên thời
1950, dân số chưa tới nửa triệu, ăn hàng quà rong thưa thớt chẳng phải chờ đợi,
như một cái làng nửa tỉnh nửa quê, còn cô bán chiếu, còn bà hàng bánh dầy bánh
giò nóng, còn cơm tám thơm, còn cụ bán xôi chè, chợ Đồng Xuân còn có góc bún
chả quạt lên thơm phưng phức...; và còn lao xao giọng nói cao, rất trong và
thanh của dân kinh kỳ, đấy là dấu tích văn vật nghìn năm, gạo trắng nước trong,
có cả không gian linh diệu, có cả luồng vũ trụ tuyến phả vào âm sắc, vào thớ
thịt cổ họng, làm nên sắc thái riêng...
Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016
Lưu Văn Vịnh - NGƯỜI Việt - CHIM Việt - CÁ Việt
Chín
mươi triệu cặp mắt quắc
Chín
mươi triệu ánh thép sắc
Sáng
chói ngời phá màn đêm vây bủa
Non
nước ta bừng bừng muôn thuở.
Sóng
biển Đông cuồn cuộn vang vang tiếng thét
Trăm
ngàn bộ xương người chưa chịu hoá kiếp
Cùng
cá chết biển Đông nằm nín hơi chờ ngày quật khởi
Thuỷ
phủ họp bàn trang nghiêm trình Trời
Long
quân trợn mắt vuốt râu mở trang Sách Ước
Gậy
thánh thần treo cất bốn ngàn năm
Đầu
tử đầu sinh, nước Nam một dòng sinh mệnh
Vạn
vạn ánh mắt nung bật lửa ngọn tre Thánh Gióng
Voi
Quang Trung Hưng Đạo ngạo nghễ thét trời Đông
Muôn
bắp tay muôn ngàn tráng sĩ bừng bừng sống
Vạn
vạn gót chân dậm nát mặt quỷ ma
Vạn
vạn lồng ngực hừng hực Trường Sa
Triệu
triệu trái tim phóng tia lửa đốt rực Hoàng Sa
Bốn
biển năm châu đội một mái nhà
Chim Việt đậu cành Nam phương
Cá Việt nằm phơi bóng thuỳ dương
Người Việt muôn đời bám trụ trên quê hương !
Toàn
con dân, chim-cá-người,
chúng sinh nước non ta
Một
bầu trời
Một
góc biển
Cùng
cộng nghiệp chia nhau nước mặn phù sa
Cùng
thở bầu linh khí vòi vọi vòm cung Đông Á
Uống
máu ăn thề giữ đất biển đảo quê cha
Rạch
gươm mặt đất, quắc mắt thép, ngang trời xanh
Triệu
triệu chim, cá, người
Sóng
dội dập dồn hải triều âm vời vợi
Muôn
năm ầm ầm Vạn Xuân Đại Việt khải hoàn ca.
Lưu Văn Vịnh 25-5-2016
Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015
LƯU VĂN VỊNH - VÁN ĐÁO BẬT
Tôi là một đồng xu
Trẻ Tạo chơi đáo bật
Đáo bật Hà Nội một thời
Đáo bật Sài Gòn hai thời
Đáo bật Cali
ba thời
Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2015
Lưu Văn Vịnh - Em chưa từng biết
![]() |
(Photo: Trần Công Ðức) |
Em chưa từng biết một vỉa hè không rác
Bước học trò dưới vòm cây bóng mát gió vuốt ve
không bụi mù không ầm ĩ máy nổ còi xe
Có bao giờ em được đi lững thững
Nghe chim chóc loạt soạt vui đùa lẫn tiếng ve ?
Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014
Lưu Văn Vịnh - Khu Vườn Cấm
Lòng anh trở thành luồng gió thoảng
Bởi vì em nhẹ như một đám mây !
Thương nữ hỡi, ánh đèn Hồng lâu mộng
Em gái đánh đu, anh khăn gói Kinh kỳ
Hồn vương tử còn kéo dài năm ngón
Má công nương vẫn núm vạn quan tiền
Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014
Lưu Văn Vịnh - Tưởng Niệm
Lê Đình Điểu, Hồ Hải Trân, Trần Đại Lộc,
Nguyễn Thu Giao, Nguyễn Xuân Hoàng v..v..
Chim lìa đàn
Thế hệ dần tan
Bốn mùa cây cỏ
Xuân tới thu sang
Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013
Lưu Văn Vịnh - MỘT GÓC PARIS GIỮA SÀI GÒN
Lưu Văn Vịnh -
Năm 1975 mới chân ướt chân ráo tới Boston, chưa có thẻ xanh, chỉ có tờ I-94 chứng minh di dân hợp pháp (1), cô thư ký phòng thí nghiệm, bệnh viện New England tổ chức một tour đi Paris, tháng 8, 1976, dư một chỗ với giá đặc biệt 200 đô, 8 ngày, bao gồm cả máy bay, khách sạn! không ngần ngừ, tôi ghi tên ngay. Paris, nằm trong ước mơ của bao thế hệ sinh viên thập niên 1950-60 Đại học Sài Gòn. Tuy Pháp ra đi từ 1955, nhưng mãi tới 1965 nhiều phân khoa Đại học Sài gòn vẫn còn giáo sư thỉnh giảng Pháp, nhất là đại học Y-Nha-Dược. Ngay ban Triết Đại học Văn khoa năm 1960-65 vẫn còn cha Cras, cha Gaultier, gs Thạc sĩ Piclin, Peltier, bà Monaco… họ tận tuỵ, khả năng cao, và nhất là cho điểm rộng rãi hơn gs Việt, dù các vị giáo sư Việt này cũng từng du học Pháp, Bỉ,Thuỵ sĩ ! Chính văn hoá Pháp và tiếng Pháp, rồi sau tiếng Anh, giúp trí thức Việt Nam hội nhập rất nhanh vào thế giới, đọc được sách báo ngoại ngữ. Cả vùng Đông Nam Á dùng Anh ngữ, Việt Miên Lào quen Pháp ngữ, nhưng từ Pháp ngữ sang Anh ngữ cũng nhanh và dễ.
Hiện nay ở Sài Gòn có khoảng 2000 người Pháp, chuyên viên Y tế, nhà đầu tư, đại lý rượu vang và Cognac, khách sạn, hàng bánh... Bánh mì baguette, cà phê hương vị Pháp, vẫn khác cà phê Trung Nguyên, Highlands, và có uống cà phê hảo hạng của Coffee Beans hay Starbucks, từ Mỹ sang, cũng vẫn thấy cà phê Pháp thơm và đậm, hợp với khẩu vị Việt hơn, tất nhiên đây là khẩu vị Việt của thế hệ đã từng quen với cà phê bánh mì Tây từ thập niên 50-60, dẫu ở Hà Nội hay Sài gòn. Một ông Pháp lấy cô vợ tuyệt đẹp miền Tây, làm nghề du lịch bên Thái, nay trở về làm việc ở Việt Nam, có du thuyền tiếp đãi từng nhóm nhỏ thân hữu, gặp nhau trong quán ăn của một ông Marốc lấy vợ Việt, ông ta mở hàng ăn Ma Rốc Casablanca mãi trong quận 10 gần quận Năm Chợ Lớn cũ, trong một đường nhỏ, khách ngồi trên thảm, bàn thấp, với món couscous không thể thiếu… Một cặp vợ chồng từ đảo Corse với cậu con trai chia nhau trông quán bánh ngọt cà phê Une Journée à Paris-Một Ngày Ở Paris… phong cách của họ dễ hoà nhập với Việt Nam : phì phèo điếu thuốc, tán dóc, nói năng liên miên cười đùa chứ không lì xì, lạnh, làm việc chăm chỉ cả ngày như người Anh Mỹ Bắc Âu… Một ông người Pháp, nói tiếng Việt thật sõi, lấy vợ dường như quê Hải Dương từ hơn nửa thế kỷ nay, mở nhà hàng Nicoise gần bờ sông Chợ Cũ xưa, vẫn mấy món cơ bản , thịt bò khoai tây, súp hành… Nhà hàng Pháp sang và đắt nhất có lẽ là Le Caprice, lầu 15 gần khu bờ sông Sài gòn, tiệc rượu 6 người ăn có thể lên tới bạc ngàn đô la, quản lý Pháp, đi từng bàn hỏi han tiếp khách.
Đêm Giáng Sinh 2012 tôi theo một ông bạn đồng nghiệp dân Pháp tới ăn Noel ở một nhà hàng Pháp ngay góc Hai Bà Trưng và Đông Du, vợ chồng chủ quán, chồng làm xếp hàng hải Pháp, vợ nghe nói từng là luật sư tập sự, con gái đang học năm chót trung học tại một trường của Anh mở ở Sài gòn. Họ có tới 3 tiệm ăn Pháp quanh khu này, vào đây có cảm tưởng đang ngồi ở khu phố cổ Quartier Latin bên Paris, từ trang trí đến bàn ghế, tranh ảnh… Nhà hàng Pháp, Ý bàn ghế gỗ sắc nâu đậm, tường vách cũng vậy, tạo khung cảnh ấm cúng, mỗi bữa ăn là một bữa tiệc, kéo dài 4-5 tiếng, nghi thức cẩn trọng, rượu vang được rót cho khách thử, thử đến chai thứ ba mới hợp ý. Ông chủ này, ngoài 40 tuổi, đúng là tay ăn uống có hạng, một thứ connaisseur của Paris đẳng cấp khó kiếm. Người Pháp ngoại giao khéo léo, tiếp khách vui vẻ, cô chủ chạc 40, đời chồng thứ hai, có nét duyên dáng, bàn chuyện văn chương triết lý làm tôi nhớ lại những năm học Triết ở Đại học Văn khoa, với các giáo sư Pháp, và nhất là các sách Pháp mới về ở nhà sách Xuân Thu, lâu lâu mùi giấy mới thơm thơm vẫn còn vương vất đâu đây ! Trong góc quán này, đối điện một người đàn bà Pháp, giầu kiến thức, tự do thoải mái, làm sống lại thuở sinh viên tràn đầy lý tưởng tháp ngà trên mây… và chợt một thoáng hoài tưởng, sang Mỹ sống 40 năm có sai lệch với căn bản học vấn cũ của mình chăng?
Người Pháp tới miền Nam khoảng 1860, khá sớm, nên qua nhiều đời đã bén gốc rễ văn hoá cùng với dân địa phương, họ đã có công khai hoá và mở mang miền đất trù phú, dân tình hào phóng, cho người Việt sang Pháp du học, du lịch khá đông, thành thử cho đến hôm nay, qua bao hưng phế, người Pháp vẫn tìm được ở Sài gòn, những người bạn thân tình, những nét văn hoá cũ chưa phai, từ nhà hát lớn, nhà thờ, đến kiến trúc nhà Bưu điện, đến con đường Catinat… trục chính thành phố vẫn là trục chính kiến trúc đô thị theo mẫu mực đối xứng, quân bình của Pháp: từ bờ sông Sài gòn trục chính thẳng vào Vương cung thánh đường, trục Nguyễn Huệ vào thẳng toà thị chính. Tới hôm nay, 2013, Sài gòn thêm thắt nhiều khu thương mại, cao ốc… nhưng cái khuôn lõi trước vẫn còn, Eden, Tax, Rex vẫn trụ ở đấy, Givral còn cái tên nhưng giá vị trí ấy dành cho Starbucks chắc sẽ thành công hơn nhiều. Cùng với người Pháp, quán ăn Ý cũng mọc lên không ít, nghe nói ông lãnh sự Ý, rất trẻ, cũng có nhà hàng ăn ngay trên đường Lê Lợi, quán ăn Nhật bây giờ có thể nhiều hơn nhà hàng Tầu trừ quận 5 Chợ Lớn. Những vùng phát triển xa xa, như Phú Mỹ Hưng-New-Sài Gòn còn lâu may ra mới trở thành trung tâm quen thuộc. Ngay Chợ Lớn bây giờ cũng trỗi dậy, sau hơn 20 năm bị trù dập, người Việt người Hoa tấp nập náo nhiệt quanh những con đường cũ, Đồng Khánh, Tổng Đốc Phương, Nguyễn Trãi, Tản Đà… Thì ra, quan nhất thời, dân vạn đại, không dễ gì bứng đi gốc rễ của những cây cổ thụ, và không thể lấy búa lấy liềm chặt hết cây đa cây si ! Nét Sài Gòn đậm đà nhất có lẽ là khu Chợ Cũ và Chợ Lớn, người dân gốc cũ bám trụ, những căn nhà nhỏ, tiệm ăn nhỏ, hủ tiếu, mỳ, chim quay… vẫn giữ không để lọt vào tay lớp người mới xa lạ, một người Tầu Việt ở khu kinh Tầu Hũ tâm sự : tôi không đi, không chạy đâu hết, khi nào chó chê cứt, người mới chê tiền, có tiền là xong hết!
Cụ Huỳnh Văn Lang, một nhân sĩ đất Vĩnh Long kể : thời đầu thế kỷ 20, nhà cụ đã có máy ướp lạnh từ Pháp mang sang, nghĩa là văn minh Pháp đã khai hoá miền Nam rất lâu, trước miền Bắc miền Trung. Thập niên 1950 miền Bắc cổ hủ, nhà nào khá lắm cũng chỉ làm cái trạn để đồ ăn, bọc lưới ngăn ruồi muỗi, bốn chân để lên bốn bát nước ngăn kiến ! chuồng chồ thì thôi khỏi nói… thứ nhất ỉa đồng… đấy là cái chậm tiến của ta, chẳng ai nghe cụ Phan Châu Trinh, cụ Phạm Quỳnh… học hỏi Tây đã rồi hãy nói chuyện độc lập dân chủ sau, một cụ lãnh tụ đỏ cũng phát biểu “ tôi thà ăn c.. thằng Tây còn hơn ngửi r. thằng Tầu…” ấy thế mà lại đưa cả nước vào vòng búa liềm, mới thật là kỳ lạ ! Không kể miền Nam, mấy tỉnh do Pháp bảo hộ như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt đều tiến bộ vượt khỏi tình trạng cổ hủ chậm tiến, trường học, toà án, nhà hát, bệnh viện, cầu cống, nhà phố đường xá… trong có 50 năm ngắn ngủi-1890-1940, chuyên viên Pháp đã giúp VN đổi mới, chẳng phải chờ đến glasnost 1990 hay 50 năm cải cách ruộng đất, cách mạng văn hoá hung hăng gây đại hoạ về sau !
Chỉ với 3 thế hệ học hỏi Pháp, lớp trí thức Tây học VN trong nước và các sinh viên du học Pháp trở về quê hương, đã trở thành rường cột quốc gia, nhất là trong lãnh vực đào tạo giáo dục. Phải chi ta có một Gandhi, một Tagore, liên hợp tử tế với Pháp thì Việt sử đã không đến nỗi máu đổ thịt rơi đến thế ! Đằng này, học Pháp, khai hoá theo Âu Tây, mà lòng dạ lại là lòng dạ sân hận, quỷ quái ngang bướng loại Mạnh Hoạch khá đông, thành thử đại kế quân tử không theo, lại quay quắt sang trường phái bạo lực, tránh vỏ dưa Tây, lại đạp vào hố khạc nhổ của Tầu phù Xô viết, cầu viện Tầu với Nhật, rút cục trí thức chẳng những hời hợt nông cạn như cụ Trần Trọng Kim nhận xét, mà lại còn bất nhân bất nghĩa nữa, học trung học, đại học Pháp rồi quay ra giết thầy, giết bạn, thử hỏi Nga-Tầu, các ông bạn và thầy mới, đã khai hoá Việt Nam tới đâu, và đã mang Việt Nam về nẻo nào ?!
Những tháng trước 4-1975, ông Đại sứ Pháp Merillon, người mảnh khảnh, hay lại thăm giới Y tế ở Viện Quốc gia Y Tế Công cộng, giới Bác sĩ, Dược sĩ Việt Nam biết tiếng Pháp khá nhiều nên ông Đại sứ giữ thân tình, nhất là khi ấy Giám đốc Y Tế Quốc Tế WHO cũng là một bác sĩ người Pháp, họ bắt đầu cấp học bổng Y Tế Công Cộng cho Y Dược sĩ Việt Nam theo học cấp Tiến sĩ tại đại học Nantes. Đại sứ Merillon cố gắng cứu vãn tình thế Nam Việt mà không thành, lúc ấy Mỹ bỏ, kế hoạch nào cũng quá muộn, thật đáng tiếc. Sau 30-4-1975, số người Việt di cư sang Pháp lên tới cả 100,000 người, hai giáo sư Vũ Quốc Thúc, Luật và gs Đặng vũ Biền, Dược, được Tổng Thống Pháp chuẩn nhận làm giáo sư thực thụ Đại học Pháp, một cử chỉ rất đẹp đối với cộng đồng di cư Việt. Dường như một tướng Pháp (Vanuxem) đã nói với TT Thiệu : đánh theo kiểu Mỹ thì có ngày không có đất mà chôn ! Pháp hiểu dân tình và tình hình VN hơn người Mỹ, họ biết cư xử và hiểu thang giá trị của nền văn hoá cổ truyền, sĩ diện tự ái cao, không thể va chạm cái vỏ bọc danh dự của một nước, dù nghèo nàn, cổ hủ đến đâu, trí thức vẫn cần sự kính trọng của ngoại nhân. Điều này hiện đang phơi bày tại các nước Ả Rập : văn hoá cổ điển, cổ hủ nữa, nhưng quần chúng đang ngưng đọng ở đó, không thể một sớm một chiều mang luồng gió Âu Mỹ thổi bay đi được, Âu Mỹ càng vào càng bị phản cảm và dân chúng càng quay về với giáo điều truyền thống, dù khách quan nhìn từ xa, giáo điều truyền thống đó sai.
Sợi dây níu kéo thế hệ chiến tranh-trí thức thanh niên tuổi 18-20 thập niên 1960- với Sài gòn chính là cái chất tứ xứ, vừa Việt, vừa Tàu, vừa Miên, vừa Pháp… một melting pot, một sức sống mới nhiệt cuồng mà miền Bắc, miền Trung không có, hãy tạm ví Sài Gòn như một Nữu Ước, phóng khoáng mở tung cửa đón mọi luồng gió, quốc tế hơn là duy dân tộc cổ điển. Mấy cái đầu cao ngạo, từ Hà Nội từ Huế vào bỗng hoảng vì kiểu cách vô chiêu của văn hoá Sài Gòn, bỗng thấy mình quê kệch, hẹp lượng, cán ngố mà cứ ngỡ mình là đỉnh cao trí tuệ, cấp tiểu học mà cứ đòi hiểu Mác tiến sĩ triết học! Có người nhận xét người miền Nam hồn nhiên không màng từ ngữ cao xa nên nghe tuyên truyền rởm không lọt vào tai, không biết chửi gà nên cũng chẳng thể tố khổ bà con lối xóm, cái tếu của dân miền Nam đã pha loãng tất cả giáo điều ngôn từ rỗng ! Đối với dân Bắc di cư, Bắc kỳ chín nút, 1954, SàiGòn là quê hương thứ hai, miền Bắc xa lắc xa lơ rồi, có về thăm cũng thấy mình như thuộc đàn chim khác, khác tổ khác tông, còn Sài Gòn, lạ thay, vẫn còn những hàng cây cao thân mật, lá me rơi lất phất như đùa rỡn, mưa ào ào rồi lại tạnh, rồi cả ngàn xe Honda, cả ngàn con người ồn ào tủa ra khắp nẻo đường phố.
Trong đám đông ồn ào, náo nhiệt đó, tôi đang đi tìm lại cái gốc, cái gốc Việt gắn bó với văn hoá Pháp, rồi chồng lên lối sống Mỹ, cái gì ở tuổi thanh thiếu niên chẳng đẹp, giữa một Sài Gòn loạn xạ tôi chợt ngộ ra : quan nhất thời, dân vạn đại. Tôi hiểu theo nghĩa văn chương, cái gì đẹp thì sẽ tồn tại, cái gì nửa người nửa ngợm nửa khỉ khô, thì sẽ lùi dần, trốn dần vào rừng rú.
LƯU VĂN VỊNH
SJ 4-2013
(1) Tờ I-94 khi trở về Mỹ lại bị phỏng vấn lại tại phi trường để cấp tờ nhập cư I-94 mới ! Thời 1975-76 lương tối thiểu có trên 2 đồng, nên 200 cũng tương đương 1000 vào thời điểm 2013. Lương trung cấp chỉ trên dưới 600-800 một tháng, apartment 1 phòng giá 90-120, xe Datsun mới giá 2200, xăng khoảng 50 cents/g, Mc Donald cũng khoảng 25-35 cents. Xuống Washington DC thuê nhà 2 phòng ngủ hơn 200 (1977), tới 1980 nhà mới ở Sacramento 3 phòng ngủ cũng chỉ 35-40,000 usd !
Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013
Lưu Văn Vịnh - Giới Thiệu Hai Thi hào Cổ điển xứ Syria
Lưu Văn Vịnh
Al Mutanabbi
Thi hào Al Mutanabbi, 915- 965, con một người gánh nước, sống và viết dưới triều đại Hamdanid ở Syria, từng theo học ở Damascus và cũng từng sống với dân du mục Ả Rập, từng ngồi tù vì đám lâu la tôn xưng ông là nhà tiên tri! Sau ra thoát tù ông được trọng dụng ở vùng Aleppo triều vua Sayfu suốt 9 năm, 948- 957. Bất mãn, ông đi Ai Cập, gặp ông vua da đen xuất thân nô lệ, ông lại bỏ đi Baghdad. Ông bị đạo tặc giết chết trên đường chu du tới Babylonia năm 965.
Hậu thế xưng tụng ông là nhà thơ lớn nhất của Ả Rập, một ngòi bút tân cổ điển neoclassist, kết nối cổ với kim, trộn châu ngọc với gạch đá. Thơ ông không được thế giới biết mấy vì ông dùng ngôn ngữ vi tế trác tuyệt chỉ người Ả Rập mới thưởng thức sâu xa được, khi dịch ra ngoại ngữ những tinh hoa ấy bị mất đi rất nhiều. Vài đoạn sau đây chỉ phản ảnh phần nào cái hay của thơ ông :
Lời ta ca làm người mù mở mắt
lọt vào tai kẻ điếc người câm
mặc ai chỉ trích sai lầm
như chim vỗ cánh ta nằm qua đêm
..... Ta là chim sáo cho đời
nơi nơi im bặt, vang lời ta ca
thời gian ghi dấu bút hoa
từng dòng ta nhả ngọc ngà vọng âm
My songs gave eyes to the blind, ears to the deaf,
Set the critics flapping like nightbirds,
Set me at rest all night on my bed.
.... And desert every voice but mine, for I
Am the singing lark, the rest are echo,
Time is my scribe and my register
It follows me singing the words I drops.
H.Howarth and Ibrahim Shukrallah
Bạn ta, sa mạc, đêm đen, kỵ mã
gươm giáo chiến trường, giấy trắng bút hoa!
The desert knows me well, the night, the mounted men
The battle and the sword, the paper and the pen!
Thơ ông rất đẹp :
Sao lóng lánh rọi bừng đôi mắt
vì sương mờ tỏa ánh sao lên
The radiant stars with beauty strike our eyes
Because midst gloom opaque we see them rise
Nàng vén màn che, phút biệt ly phủ mặt xanh xao
trên má nàng dịu mát
hai dòng châu lệ vàng ngọc tuôn trào
Nàng buông xõa ba lọn tóc đen dài
đêm ấy đen, thêm ba lọn, bốn đêm hao!
khi nàng ngửa mặt nhìn vòm trời trăng sáng
ta thấy hai vầng, cùng tỏa loáng nguyệt quang
She uncovered: pallor veiled her at farewell:
No veil’ twas, yet her cheeks it in shade.
So seemed they, while tears trickled over them,
Gold with a double row of pearls inlaid.
She loosed three sable tresses of her hair
And thus of night four nights at once she made;
But when she lifted to the moon in heaven
Her face, two moons together I surveyed.
Áng thơ tuyệt đẹp trên, cực tả nét giai nhân, tương truyền được ngâm nga trong tửu quán, khu ả đào, cả trăm năm nay. Ông hay dùng tiểu đối, ý tứ hàm súc linh hoạt :
Tôi chỉ là mũi tên bay trời cao
đến lúc rơi, chẳng biết tựa nơi nào!
I merely an arrow in the air
Which falls back, finding no refuge there
Người già kêu than Trời ơi
là than thân già yếu chứ không than chán đời
When an old man cries “Ugh!” he is not tired
Of life, but only tired of feeblesness.
Trí não làm người hiền thấy khổ
giữa lúc được sung sướng
Kẻ ngu si
vui sướng ngay lúc đau thương
The sage’s mind still makes him miserable
In his most happy fortune, but poor fools
Find happiness even in their misery.
Abul Ala al MAARRI 973-1057
Sinh ở Syria, trên con đường lữ hành đi Damascus. Ông là nhà văn, nhà thơ, triết gia, có khuynh hướng bi quan yếm thế vào thời xã hội suy tàn, chính trị rối ren. Thuở nhỏ ông bị bệnh đậu mùa, mù cả hai mắt, nhưng lại có trí nhớ cực tốt. Ông sống nghèo nàn, hay đi giảng thuyết về thơ văn Ả rập, tư tưởng phóng khoáng mà tiêu cực :
Bốn phương bốn cột chống trời
Hóa công bày vẽ lò Thời lò Không
thế gian người ngợm bỏ thùng...
The pillars of this earth are four
which lend to human life a base
God shaped two vessels, Time and Space,
The world and all its folk to store.
A ! ai sẽ nặn ta, cục đất, vô tri, sỏi đá?
thổi linh hồn nhào kết với thịt da
hồn xác cả hai cùng lo âu sinh tử
Gió ơi gió, hãy lặng im gió dữ
Lửa thiêu ơi, hãy tắt, phép lửa ma!
Ah, who to me a frame will give
As clod or stone insensitive?-
For when spirit is joinedd to flesh, the pair
Anguish of mortal sickness share,
O Wind, be still, if wind thy name,
O flame, die out, thou art flame!
Abu Ala mất năm 84 tuổi, giữa lúc đang nổi danh, trở nên giầu có nhất vùng , học trò cả 200 người, có ảnh hưởng xã hội vì tuy không tham gia chính sự nhưng ông tự hào là một “đứa con của thời đại” ( I am the son of my time).
(trích HOA CÁT NÓNG xb 2003 Lưu Văn Vịnh- Phóng dịch từ các bản Anh ngữ của R.A. Nicholson, Kritzeck, H.A Gibb)
Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013
Lưu Văn Vịnh - Rượu Ðà Cạn Lửa, Vẫn Ðầy Chén Mơ
Lưu Văn Vịnh
Tấm lòng trải giữa gió mây
Rượu đời rót cạn vẫn đầy chén mơ !
Bạn bè từ thuở ấu thơ
Tìm nhau bên ấm trà mờ khói sương
Nhìn nhau chằng chịt vô thường
Thời gian chạy giữa mấy đường trán nhăn !
Vãn tuồng màn cuối nhân gian
Chợ chiều đang xoá trên bàn hợp tan
Vội vàng khép lại quan san
Kiếp sâu hoá bướm bàng hoàng thưởng hoa !
Vườn xưa nhuộm tím ác tà
Tử sinh ai cũng đi qua nhịp cầu
Quây quần nhắc cuộc biển dâu
Ầm ầm nổi sóng bạc đầu quanh ta.
Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013
Lưu Văn Vịnh - Tản Mạn về Phim Ảnh Á Đông
Lưu Văn Vịnh
Thập niên 1960 truyện chưởng Kim Dung mở màn cho một luồng gió kiếm hiệp mới, tiến bộ hơn hẳn thời trước. Thời 1950 ở Hà Nội loại truyện võ hiệp kỳ tình như Hỏa Thiêu Thiếu Lâm Tự, Kim Hồ Điệp...in từng tập mỏng hàng tuần ở nhà in Vĩnh Thịnh, ngay đầu đường trường Hàng Vôi, nhưng võ hiệp thời ấy vẫn còn giới hạn ở dao bay, đấu quyền, đánh chùy, tới sa kiếm, kiếm nhỏ như hạt cát, tới phun kiếm quang... đã là thần kỳ vô địch. Kim Dung phối hợp triết lý với giả tưởng, Tây Du Ký Phật pháp Thiên long bát bộ với võ hiệp kỳ tình, đẩy văn chương loại Lục tài tử lên hàng cao, ngay cả võ thuật Kim Dung cũng nghiên cứu cặn kẽ, thỏa mãn vừa óc tưởng tượng vừa óc lý sự của đầu óc Đông phương, lại pha thêm chút đạo đức nửa thiện nửa ác, mung lung giữa quân tử và ngụy quân tử... thời mạt pháp viết như thế nhiều người cho là hay !
Song song với truyện chưởng, phim ảnh HỒNG KÔNG bắt đầu tiến bộ vượt bực. Từ 1950 tới 1960 phim Tầu toàn là phim tình cảm xã hội, nữ tài tử nổi danh Lý Lệ Hoa chìm đi thì tới loạt mới từ Đài Loan với Mùa Thu Lá Bay 1968- 69- 70, ngôi sao Nhân Trân, Lâm Thiên Hà, chuyện phim Quỳnh Dao mô phỏng từ tiểu thuyết Anh... thời này kỹ thuật điện ảnh đã tinh vi hơn nên các màn võ thuật được diễn xuất khéo léo như thật : Vương Vũ với Độc Thủ Đại Hiệp cầm con dao ngắn to bản, Trần Tinh với cú đấm chết người, Khương Đại Vệ nhỏ bé nhưng võ công cao, nhanh và gọn, hơn hẳn Địch Long đẹp trai mà vụng về, sau thêm Lý Tiểu Long, đánh cú nào dứt điểm cú ấy, võ thật được mang lên màn bạc, lại thường đấu võ với người Tây phương, hay Nhật , khiến khán giả thấy hả hê tự hào! Phim võ hiệp vừa tới cao điểm thì Lý Tiểu Long chết bất ngờ: cơ thể con người có giới hạn, tập võ quá sức không đứt mạch máu thì cũng đứt gân xương. Lý Tiểu Long chết cùng tuổi với ông nội cũng là một võ sĩ, và người Tầu tin gia đình họ Lý bị một bóng ma tác hại truyền kiếp !
Cho tới năm 1978- 79 ở Washington DC, phim tình cảm xã hội Tầu vẫn chiếu hàng tuần ở một rạp bên Maryland, và dân Việt di tản nhớ Sài Gòn lũ lượt sắp hàng giữa trời Đông giá lạnh đi xem. Lâm Thiên Hà còn nổi, cao, kiêu kỳ, loại cô gái khó tính làm khổ mấy anh chàng si tình. Gần đây khoảng 1990, tới tuổi 40 cô mới lấy chồng người Hồng Kông gốc Nhật và ở ngay California, hết thời nữ sinh thiếu nữ, cô họ Lâm thủ vai nữ hiệp trong rất nhiều phim nhưng không mấy ai biết, khuôn mặt đứng tuổi, đăm chiêu, một thời lãng mạn đã qua, chẳng ai để ý tới tài tử cũ với tên mới Brigitte Lin, mặc dù đã mời cả Củng Lợi đóng chung trong một phim loại thần tiên kỳ hiệp (The Dragon Chronicles).
Thập niên 1980, màn ảnh TV HOA KỲ bắt đầu tung ra loại phim dài nhiều kỳ miniseries như Shogun Tướng Quân Nhật Bản, tiếp đến phim Lonesome Dove loại phim Cao bồi Viễn Tây, Hồng Kông, Đài Loan cũng tung ra các phim trường thiên gọi là phim bộ, tình cảm xã hội cũng có, mà võ hiệp cũng có. Các pho truyện Kim Dung được mang lên màn ảnh, xem không hay bằng đọc truyện, vì diễn xuất một pha chưởng rất khó, phần giả tạo lộ liễu hơn là đấu quyền đánh kiếm. Thần Điêu Đại Hiệp hời hợt trẻ con, kỹ thuật rẻ tiền, kém cả nội dung lẫn kỹ thuật so với thời võ hiệp Độc Thủ Đại Hiệp 1970. Song song với các video trường thiên xã hội, bi hài kịch gia đình, du đãng buôn lậu sát thủ, phải kể phong trào làm phim bộ lịch sử Tầu như Tần Thủy Hoàng, Tam Quốc Chí, Hán Sở Tranh Hùng, Từ Hy Thái Hậu, Thủy Hử, Tây Du Ký... những phim này thời mới ra, 1985- 90, còn tôn trọng khán giả, đóng cẩn thận, có nghệ thuật, không pha trò hề, vẽ mày vẽ râu rẻ tiền như sau này ! Bộ Tần Thủy Hoàng nổi bật nghệ thuật phân cảnh, viết phim bản đạt mức rất cao : phần một xoay quanh nhân vật Lữ Bất Vi, có nhiều chứng cớ là cha ruột của Tần Thủy Hoàng, phần hai xoay quanh Kinh Kha, tiêu biểu cho sức chống đối của quần chúng Lục quốc trước bạo lực, phần ba xoay quanh nàng Mạnh Khương có chồng đi nô dịch xây Vạn Lý Trường Thành, rồi tới Thừa Tướng Lý Tư, trình bày một quãng sử dài, dầy đặc tình tiết, bằng cách tập trung vào từng nhân vật chủ chốt tiêu biểu, khiến phim tuy trường thiên mà vẫn nhất quán, người xem không bị mờ mịt quên trước quên sau. Phim Tây Du Ký nhân vật đóng vai khỉ Tôn Ngộ Không rất tài tình linh hoạt, hơn hẳn những bộ sau. Tuy vậy Tầu làm phim Tần Thủy Hoàng sau Nhật Bản tới 25 năm ! Năm 1963 Nhật đã dựng phim về Lữ Bất Vi, Kinh Kha rồi!
*
Phim Nhật lên tới cao điểm ngay sau đệ nhị Thế chiến, từ Địa Ngục Môn Rashomon tới các phim của đạo diễn Akira Kurosawa, với đại tài tử Toshiro Mifune (một cựu sĩ quan Nhật) trong các phim Samurai và tướng quân Nhật. Mãi tới năm 1980, suốt 30 năm từ phim Bức Thành Ẩn Dấu (The Hidden Fortress 1958), Kurosawa còn đổi mới loại phim Samurai qua phim Kagemusha (the Shadow Warrior, Bóng Tướng quân), tả lại một anh thứ dân phải đóng giả vai một vị Tướng quân đã chết, để đánh lừa địch quân, tới lúc hết vai trò thì anh ta bị đẩy ra ngoài thành, trở lại vị trí tầm thường cũ và anh chàng ngốc nghếch này bỗng tiếc ngẩn ngơ vai trò tướng quân giả, phim vừa linh hoạt, vừa sâu sắc. Bên cạnh loại phim Samurai, còn các bộ phim hiệp khách Nhật khác như Hiệp Sĩ Mù Zatoichi, tiếp đến loại kung fu cạnh tranh với Hồng Kông như các phim đấu quyền do tài tử Sonny Chiba đóng, hay không kém Lý Tiểu Long. Nhìn chung, phim Nhật nghệ thuật phân cảnh tinh vi, chuyện phim gọn và đúng kỹ thuật viết phim: không gian, thời gian, chủ điểm... quy về một mối, làm khán giả hồi hộp theo dõi, không bát nháo, không lòng thòng mua giờ như phim bộ Tầu, kiếm vung lên là đầu rơi xuống, dứt điểm, không múa may biểu diễn hời hợt. Bộ phim ba cuốn Đời Hiệp Sĩ (the Samurai) là mẫu mực cho loại phim kiếm sĩ Nhật, đến phim Bẩy Người Hiệp Sĩ (Seven Samurais) thì ngay cả Hollywood cũng phải bắt chước qua phim Seven Magnificents. Mặt khác cũng có người phê bình phim Nhật là nặng quá, phim nào cũng căng thẳng, không nhẹ nhàng giải trí, tình tiết rùng rợn, đề tài xã hội tâm lý cũng vậy, như phim Người Đàn Bà Tên Sada Abe (1975- A Woman Called Sada Abe) diễn tả một cô geisha bị bệnh tâm lý ám ảnh (obsession), mê say tình dục và cuối cùng “cắt chim” người tình để dành! Cuốn phim khác, Người Đàn Bà Dưới Hang Cát (The woman in the Dune- truyện của nhà văn nổi tiếng Kobo Abe 1924 -1993) tương tự, nàng sống cô đơn dưới đồi cát nên giữ chặt một người đàn ông vô tình bị lọt xuống hang cát, không cho lên. Bây giờ xem phim chiếu trên TV Nhật, đề tài lịch sử được diễn tả rất chi tiết, như thời Toguwaga, thời Hideyoshi, từng vết thành cổ, từng số quân số lương số súng cũng được chỉ dẫn trên bản đồ. Đề tài xã hội hiện đại như cô giáo học trò, mối tình tay ba, chuyện gia đình con cái, nữ tài tử rất khả ái, hay nhuộm tóc hung vàng, mà nam tài tử thì vẫn chưa thấy ai vượt được Toshiro Mifune. Hiện nay, phim Samurai năm xưa được làm lại dưới tiêu đề Musashi, nam tài tử với đôi mắt lồi dữ dội, có nhiều triển vọng thành Toshiro Mifune mới, riêng cảnh đấu gươm giữa kỳ phùng địch thủ Musashi và Kojiro trên một hòn đảo nhỏ thì diễn hơi khác đi: phim cũ Musashi ngồi trên thuyền vót mái chèo thành kiếm, còn phim mới thì vót từ ngày hôm trước trong nhà trọ, phim cũ giao đấu hai ba hiệp, Musashi lợi dụng ánh rạng đông làm lóa mắt đối thủ, phim mới chỉ quyết đấu một hiệp chớp nhoáng, cả hai nhằm mũi kiếm vào giữa trán nhau. Nghĩ tới Nhật là người ta nghĩ tới Samurai cho nên phim mới, đề tài mới như phim Taboo, của Nagisa Oshima 1999, giải điện ảnh Cannes 2000, vẫn lấy thời Võ sĩ Samurai 1851 làm bối cảnh, mô tả chuyện đồng tình luyến ái trong giới võ sĩ, một anh võ sĩ đẹp như con gái, bị nhiều võ sĩ đồng tình luyến ái trong đội ngũ theo, anh ta lại có tật yêu xong rồi giết... phim xoay quanh án mạng, đồng tính, và kiếm thuật. Năm 2003 phim Người Hiệp sĩ Cuối Cùng- The Last Samurai cũng vẫn còn ăn khách.
*
Phim TẦU khó hay bằng phim Nhật vì lối diễn xuất của Tầu vẫn còn nhuốm tuồng, kịch, lúc cười thì cười ha hả, lúc khóc thì lại khóc quá lố (overacting), nhân vật nữ lại hay nhõng nhẽo như trẻ con lên mười; mười lần vặn đài truyền hình Tầu thì bảy tám lần thấy cảnh khóc lóc nghẹn ngào, một hai lần thấy pha tát nhau, nghệ thuật vì thế bị giảm rất nhiều. Cho mãi tới thập niên 1990, các đạo diễn Hoa lục Thượng Hải mới bắt đầu học hỏi được của Nhật và Mỹ, lối diễn xuất chính xác, đúng, gọn, không thừa, không thiếu, không kéo dài vô ích. Trương Nghệ Mưu và Củng Lợi đạt được tiêu chuẩn quốc tế, kỹ càng và tả chân, việc chọn lựa tài tử cũng khéo hơn xưa : Củng Lợi, giai nhân đất Dương Châu, tuy không tuyệt sắc, nhưng nét đẹp của cô không thể lẫn với nét đẹp dân tộc khác, mặt hơi gãy, đanh chứ không hiền, miệng há tròn dâm đãng mà chua ngoa, xem một lần là phải nhớ. Vừa thoát khỏi kìm kẹp của loại văn hóa chỉ đạo một chiều, phim Tầu bung ra với mặc cảm về tự do, tự do luyến ái, vì thế phim nào cũng có màn làm tình, từ Lồng Đèn Đỏ, tới Judo, tới Xiu Xiu... phim nào cũng muốn chứng tỏ tự do, phản kháng luân lý cổ hủ về tình dục. Ngay tới phim Đài Loan, Long Tàng Hổ Phục-Crouching Tiger- cũng xen cảnh làm tình ở sa mạc Tân Cương giữa nữ hiệp con nhà quan với anh chàng giang hồ vùng sa mạc Tân Cương. Một số phim Hoa lục tạo nét bi sắc đậm quá, như cảnh các bà vợ ngoại tình bị mang lên lầu cao treo cổ trong phim Lồng Đèn Đỏ, hoặc cảnh ai oán trong phim Judo, trước sau chú cháu chết ngộp trong hồ nhuộm vải, làm người xem rùng rợn và không muốn xem lại lần thứ hai! Trương Nghệ Mưu rõ ràng có óc cách mạng sâu sắc, hai cuốn rõ nhất là cuốn Chuyện Thu Cúc (Story of Quiju) tả một bà ở vùng quê, gặp chuyện nhà nước bất công, nhất định đi lên cấp trên, cấp huyện, cấp tỉnh, đòi bằng được giải quyết, dù chỉ là đòi một lời xin lỗi, tới phim Đánh nhau với Tượng đất đời Tần (Fight and Love with Terracotta Warrior): Củng Lợi đóng vai một giai nhân bị nạp vào cung vua, yêu một võ sĩ canh giữ cấm cung của vua Tần, cả hai bị xử tử, trước khi chết nàng cung phi lén lấy thuốc trường sinh của vua cho chàng võ sĩ uống, để rồi chàng trở thành kẻ canh hầm quân lính tượng đất của mộ Tần Thủy Hoàng. Năm 1990 đào lên, chàng võ sĩ tuổi 2000 năm trở thành một ông "bảo hoàng hơn vua" đánh nhau với máy bay, súng ống của thế kỷ XX, và lại tưởng cô minh tinh bất ngờ rơi xuống hầm là cô cung phi đời Tần yêu mình hai ngàn năm xưa! Cuốn phim nói lên sự lỗi thời của các ông bình vôi già nua, bám mãi vào quá khứ vàng son, không thích nghi được với thời đại, vừa hại mình vừa hại người. Trương Nghệ Mưu làm ba bốn cuốn phim về Tần Thủy Hoàng, chuyện Kinh Kha... rõ ràng muốn so sánh chuyên chính bạo tàn xưa và nay.
Phim Á Đông, Tầu, Nhật, bây giờ tới ĐẠI HÀN, cả ba đều chú trọng tới cảnh trí thiên nhiên, lấy trời mây non nước, lấy nét thủy mạc, chiều tàn, lá rụng làm nền, rồi bầy biện con người trong đó. Trình diễn như thế cũng có khi làm tăng nghệ thuật, cũng có khi làm phim chậm lại, dài dòng khiến người xem thấy chán. Một số phim Việt Nam làm ở Pháp, hoặc ảnh hưởng Pháp, như Hè Muộn (thập niên 1970), gần đây như Đu Đủ Xanh, Đông Dương, Ba Mùa nghiêng về trừu tượng hơn là động tác, chậm và hơi khó hiểu, phản ảnh đầu óc mông lung trí thức suy tư. Làm phim không phải là vẽ tranh lập thể, không gian thời gian phải hợp lý, truyện phải nhất quán, không thể vừa cảnh hôm nay lại chuyển ngay sang cảnh năm qua, không thể vừa thực vừa ảo một lúc, khán giả sẽ thấy lộn xộn không đầu đuôi. Mấy phim của Củng Lợi làm với Pháp như phim Nữ Họa Sĩ- La Peintre không đặc sắc như những phim làm với đạo diễn Tầu, ngay cả phim Chinese Box, cảnh Hồng Kông, cũng rơi vào tầm thường. Gần đây, 2003, phim Con Tầu Zhou Yu, đạo diễn Sun Zhou, Củng Lợi đóng thật xuất sắc trong vai một cô gái đa tình bị đam mê lôi kéo giữa một anh trí thức thi nhân và một tay chơi dầy dạn, gặp cả hai trên những chuyến tầu điện, nhưng truyện phim bị hỏng vì chuyển cảnh quá nhanh, lúc là thực, lúc là nhớ lại, lúc đang trong nhà sửa soạn làm tình, lại chuyển ngay ra cảnh đuổi theo xe lửa...
Phim bản khác với tiểu thuyết và khác với kịch tuồng sân khấu. Phim xã hội tình cảm muốn đạt tới mức hấp dẫn thì phải diễn xuất tuyệt diệu, và thường thường không thể thiếu những màn hồi hộp, bi thương. Người đạo diễn kiêm tâm lý gia, phải nắm bắt được hỉ nộ ái ố của khán giả! Một số phim trường thiên chiếu trên màn ảnh TV Nhật Bản, đôi khi được mô phỏng trên màn ảnh Tầu, thường chọn lựa minh tinh trẻ đẹp quyến dũ, phác họa lại đời sống xã hội đương thời. Bộ phim TV Nhật như Ông Chủ Ga Xép (The Railroad Man), rất tài tình trong thuật kéo dài với những nút thắt mở hồi hộp, tình nghĩa của ông bố với cô con gái nuôi, mới đẻ đã bị bỏ rơi ở nhà ga, cảm động đến chảy nước mắt, giữ người xem từ tuần này tới tuần khác, không thể bỏ ngang được !
*
Mươi năm gần đây Đại Hàn đã thành công trong lãnh vực điện ảnh, có thể thay thế Nhật vì Nhật đã khai thác gần hết đề tài. Phim Nhật đang nhập vào hướng khoa học giả tưởng, hoạt họa, trò chơi điện tử giống như Hollywood, Đại Hàn còn nhiều đề tài cổ tích, lịch sử để khai thác: cuốn phim nổi danh, Chunhyang (1998) của nhà đạo diễn Kwon Taek, diễn câu chuyện cổ tích loại Tấm Cám nước Hàn, qua lối kể chuyện (storyteller) rất phổ thông thời xưa : một ông cầm quạt đứng kể chuyện, một ông ngồi đánh trống điểm từng đoạn từng hồi, xen vào từng khúc phim đóng rất điêu luyện, với hoạt cảnh ca vũ, cuốn phim đưa khán giả vào giấc mơ tuyệt đẹp: một ngôi chùa cổ, một thiếu nữ tuyệt sắc đánh đu như hội chùa Lim bên ta, chàng thư sinh Mongryong con quan Tổng đốc, si mê nàng Chunhyang con nhà bình dân, hai người lấy nhau vụng trộm, những ngày âu yếm chăn gối đẹp như mộng Bích câu, rồi chàng lên kinh đi thi, nàng ở nhà chờ chồng, nàng bị viên quan ô lại hãm hại cưỡng bức không xong bèn đánh đập tàn nhẫn giam nàng trong tù... ba năm sau chàng tân khoa trở về, trong chức vụ tuần tra thanh sát của nhà vua, bắt hết bọn gian ác, và chàng với nàng từ đây kiệu rước lọng che đến bạc đầu... Câu chuyện giản dị nhưng kỹ thuật điêu luyện làm cuốn phim trở thành một “masterpiece” (Chicago Tribune), một cuốn phim sau khi xem xong, người xem cảm thấy lâng dâng như từ cõi mộng trở về, tâm tư khác hẳn, “ after seeing Chunhyang you will never be quite the same” (the New Yorker). Nhất là phần đầu, đôi nam nữ gặp nhau trên quê hương thanh bình, xướng họa thơ văn, cảnh đánh đu, cảnh ôm ấp chẳng thể rời nhau là những giấc mơ phổ quát trong tâm thức mọi người, là tiềm thức yêu đương của mọi lứa tuổi, là hình ảnh ân ái chứa đầy trong trái tim phương Đông, xem ba bốn lần không thấy chán, thấy chính mình, thấy trái tim kẻ sĩ mấy trăm năm trước, đâu đó trên địa bàn đất Việt, đất Hàn, đất Tầu, đất Nhật... dồn dập tiếng trống cầm chầu kể lể một mối tình đã xẩy ra trong không gian tiên cảnh... Hai điểm quan trọng nhất Đại Hàn đều đạt tới là : kỹ thuật diễn xuất cùng kỹ thuật tổ chức điều hành nghiêm túc, râu ra râu, không vẽ sơ sài như hề, tóc ra tóc không giả mạo như dán giấy đen, không cười cợt vô lối như Jackie Chan, không thêm vai chú bé dăm bẩy tuổi hoạt náo rẻ tiền, không có cảnh tiểu tiện hạ cấp của phim Tầu ! Và quan trọng nhất là nữ tài tử vừa đẹp vừa có tài nghệ diễn xuất. Những phim tình cảm xã hội của Hàn như Ngày Xuân (Spring Day), Một Chuyện Tình (A Love Story), Người Đẹp (La Belle), tuy đầy dục tình, nhưng mô tả được loại tâm lý con gái mới, nửa hiện sinh, nửa đàng điếm, đi tìm một cảm giác mạnh, mà thực ra không biết tìm gì, có lẽ còn lâu lắm kỹ thuật Việt Nam mới theo kịp, mà muốn theo kịp thì phải đào tạo từ đạo diễn đến tài tử, từ cử chỉ tới lời ăn tiếng nói. Phim Người Đẹp kể trên, chỉ có hai người đóng, một nhà văn trẻ, một cô gái tìm quên người tình cũ, nàng đùa bỡn với anh nhà văn si tình, hai người hoan lạc, nàng vụt đến rồi vụt đi, sau thành thói quen, bện hơi nhau, vắng nàng thì thấy thiếu, giống như anh chàng Chương trong chuyện Đời Mưa Gió của Khái Hưng Nhất Linh si mê một ả giang hồ... Phim được chọn dự tranh giải quốc tế ở Pusan 2001, chắc chi phí chẳng bao nhiêu, mà hấp dẫn đầy nghệ thuật, chẳng thể nại cớ làm phim hay phải nhiều tiền mới làm được! Tới phim Hòn Đảo (The Isle), thì lối viết phim bản đã rất cao : quanh một hòn đảo nhỏ, một cô lái đò câm, tối làm điếm cho các người tới câu cá trên các phà nổi giữa nước, rồi tình yêu, đam mê, án mạng, giữa hai người mang cùng tâm lý khổ dục (masochist) chàng lấy móc câu nuốt vào cổ họng, nàng lấy móc câu nhét vào âm hộ, người làm phim thấu đáo tâm bệnh lý, mà người xem bị câu chuyện cuốn hút từ đầu. Phim Xuân Hạ Thu Đông, 2003, lấy một ngôi chùa nổi giữa hồ lặng núi cao làm bối cảnh, một chú tiểu còn mang nặng nghiệp trầm luân trong dục tình mê lộ, dần dần trải qua đau thương thế tục, trở về chùa nhờ thầy răn dậy, ngồi khắc cả bản Tâm kinh trên sàn gỗ chùa mà giác ngộ.
*
Một nước khác, Việt Nam ta hay coi thường, là Ấn Độ, bây giờ phim ảnh đã tiến bộ khác hẳn các cuốn phim bình dân như Người Lấy Rắn chiếu ở Sài Gòn thời 1960- 1970. Cuốn phim mới, 2001, phim Asoka, thuật lại cuộc đời vị đại đế hung tàn sau “bỏ gươm xuống thành Phật”, người đã dựng lên đế quốc hùng mạnh nhất xứ Ấn khoảng 300 năm trước tây lịch, sau khi tay đã nhúng máu, nhìn cảnh chiến trường chết chóc vạn cốt khô, ngài đã đốn ngộ quy Phật với các công trình truyền bá giáo pháp từ bi vĩ đại để lại tới ngày nay. Phim do nữ tài tử Kareena Kapoor (trong gia đình ba bốn đời làm điện ảnh Ấn), và Shah Rukh Khan đóng. Kareena có nét Aryan, đẹp như tài tử Âu Mỹ, mà nước da ngăm ngăm lại ăn ảnh sắc mặn hơn. Những màn chiến trận vĩ đại, màn ca múa truyền thống, cách chuyển cảnh, chuyển hồi, cho thấy Ấn đang tiến ngang với Hồng Kông, Hàn, Nhật, mà phim Ấn lại có thể thu hút cả Tây phương lẫn Đông phương. Xứ ta nằm giữa hai nền văn hóa lớn, Ấn và Tầu, sau này Hán Nho nghiêng nặng sang Tầu, nay nên quân bình lại, ngả thêm sang Ấn, lấy văn minh Hy Mã Lạp Sơn thăng hoa tâm linh, tưởng cũng là trung đạo tốt đẹp. Xem phim Ấn khán giả thấy phảng phất lối sống văn hoá hiền hòa khôn ngoan. Từ ngày Tây phương chú ý tới Tây Tạng và Thiền thì phim ảnh về Đạt Lai Lạt Ma, về Mật tông Hy Mã xuất hiện nhiều hơn, gần đây, 2001, phim Samsara, Luân Hồi, diễn tả đời một tu sĩ trẻ, xuống núi lấy vợ đẻ con, sa vào dục tình, rồi giác ngộ, trở lại đời tu hành, khung cảnh núi non chùa tháp rất đẹp mà tài tử nam nữ đều khả ái.
*
Phim ảnh Việt Nam khởi đầu vào năm 1939, ông bác tôi, Đàm Quang Thiện (1908-1983), học năm chót Y khoa, vừa viết phim bản, vừa đạo diễn, vừa đóng phim Cánh Đồng Ma, kể lại thời ấy tìm nữ diễn viên rất khó, muốn gia đình cổ kính cho con gái sang Hương Cảng đóng phim, đạo diễn phải làm đám cưới rồi mới được mang người đẹp đi xa diễn xuất, cuốn phim này quay ở Hương Cảng, âm thanh “ phải hét lên mới nghe được” và tài tử đối thoại giống như cầm giấy đọc bài, nhưng dù sao cũng là cuốn phim Việt Nam mở đầu.
Những nước nhược tiểu vẫn dễ rơi vào tình trạng lệ thuộc văn hóa nước ngoài qua phim ảnh, nhạc vũ, mạng lưới internet... Việt Nam ta vẫn chỉ ngoi ngóp từ Kiếp Hoa 1952, Chúng Tôi Muốn Sống 1956, tới các phim gần đây như Số Đỏ, Đời Mưa Gió, Chí Phèo, Giông Tố, Bẫy Tình, Bỉ Vỏ, Tắt Lửa Lòng... tuy linh hoạt hấp dẫn hơn trước nhưng vẫn giống tuồng kịch, vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi sân khấu, từ chuyện phim, tới âm thanh, quay phim, còn lâu mới cạnh tranh quốc tế được, đôi khi phim làm với ngoại quốc, kỹ thuật khá hơn, nhưng phim vừa Tây vừa Ta, làm nét lai căng nổi rõ, ngay Củng Lợi đóng với Jeremy Irons trong China Box xem thấy kệch cỡm và chướng! Chưa kể chuyện phim ngoại lai nhiều khi giả tạo không sát thực tế, trong phim Đông Dương một bà đầm vào nhà tù Côn đảo tìm người quen dễ như đi chơi... Tài tử Việt Nam thời 1950, thường bước từ sân khấu sang điện ảnh: Kim Chung, Kim Xuân, Ái Liên. Tới gần 1960 Vĩnh Noãn (học đạo diễn bên Mỹ) với Lê Quỳnh cũng đã tiến bộ hơn, thoát khỏi tuồng kịch, Đoàn Châu Mậu để tóc bạc kiểu Jean Gabin của Pháp, Kiều Chinh, Thanh Lan rất ăn ảnh TV, thời 1970 kỹ nghệ phim ảnh ở miền Nam Việt Nam đã khởi sắc, tháng Giêng 1975 còn được đi xem ông đạo diễn Hè Muộn quay một cuốn phim mới lấy cảnh vũ trường Catinat. Phim của Hà Nội gần đây đi lùi về khung cảnh thời 1920- 30, dựa trên các tác phẩm Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, tài tử phì phèo thuốc lá, răng đen kịt, đội mũ nồi mũ phớt, rõ ràng chịu ảnh hưởng thời Pháp thuộc, tưởng rất khó hấp dẫn thanh thiếu niên thế hệ mới 2000.
Phim ảnh Việt Nam gần đây cũng nhộn nhịp vì nhu cầu của các đài truyền hình cáp, như phim Ngọn Nến Hoàng Cung diễn lại cuộc đời vua Bảo Đại và giai đoạn lịch sử 1930- 54, sử liệu khá trung thực mặc dầu không đủ tài tử cho nhiều vai, nếu vai Bảo Đại và Từ Cung rất khá, thì vai Tường Tam và Hải Thần lại bôi bác quá tệ. Phim về chiến tranh Việt Nam, kể cả phim Mỹ như Đứa Con Từ Đà Nẵng (Daughter from DaNang), không còn ăn khách như trước.
Tới nay phim ảnh Việt Nam trong ngoài nước bắt đầu tiến bộ, có lẽ nhờ huấn luyện chuyên môn và nhờ ảnh hưởng phim quốc tế, phim bản viết kỹ hơn và diễn xuất cũng điêu luyện hơn, vài phim châm biếm chế độ một cách kín đáo, tuy không rõ và mạnh dạn bằng Trương Nghệ Mưu của Tầu. Phim Mê Thảo là một thành công ngang tầm với những phim đầu của Trương Nghệ Mưu, cảnh ôm ấp làm tình với pho tượng gỗ thay thế vị hôn thê mới chết làm ta liên tưởng tới phim cô dâu Củng Lợi nằm cùng tượng gỗ tạc thay chú rể, con một nhà giầu vùng quê, mồ chưa xanh cỏ !
Thiết nghĩ, với phương tiện eo hẹp, tài vật lực không thể bằng Hollywood hay Tầu, điện ảnh Việt Nam trong và ngoài nước nên hướng về phim xã hội, cảnh trí dễ tìm, hoá trang không tốn kém như phim lịch sử, chỉ cần truyện phim thật hay, mà phim bản thường đòi hỏi ít nhất 2 điều kiện : nghệ thuật viết truyện cộng với viết kịch, mô tả và đối thoại, xoay quanh hành động ciné, nghĩa là cần nhanh, gọn, dễ theo dõi trong không gian và thời gian xác định. Một loại khác là tiểu sử nhân vật, như tiểu sử Sư Vạn Hạnh, Nguyễn Trãi Thị Lộ, Cao Bá Quát…loại biography này vừa hữu ích trong giáo khoa, vừa hấp dẫn khán giả Việt, lại có thể trở thành tài liệu cho các nhà nghiên cứu quốc tế muốn tìm hiểu lịch sử văn hoá nước nhà. Các loại phim xen tuyên truyền kệch cỡm cần thải bỏ, chúng không còn tác dụng và chỉ gây phản cảm, mất khán giả.
Càng xa quê hương người ta càng sống với nguồn gốc tiềm thức dài dằng dặc cả ngàn năm, cho nên thế hệ đầu di dân rất khó thưởng thức phim ảnh Âu Mỹ, họ pha trò khác, họ dùng điển tích huyền thoại khác, óc tưởng tượng cũng khác, họ thích Dinosaurs, mình ưa Tề Thiên Đại Thánh, người Á Đông thấy mái chùa lũy tre là gần gũi thì họ thấy gác chuông nhà thờ với xa lộ là quen thuộc, cho nên sơ mẫu tâm khảm archetypes mỗi vùng trời một khác, khung cảnh quê hương bén rễ tâm thức, tác động cử chỉ, một cái nhếch mép, một khoé mắt khuynh quốc khuynh thành, sẵn dây phản xạ nối kết vào nội tâm, có thể làm nghiêng ngả trái tim, mà tài tử da trắng, dù đẹp như pho tượng Milo, nhưng đường nét mỹ thuật không có khung mẫu phục sẵn trong tim óc, nên khó bắt được, khó cảm nhận được, không rung động tận đáy lòng được...
LƯU VĂN VỊNH
Viết 10-2002/10-2005 cập nhật 4-2013 ( đã đăng trên Thế Kỷ 21- Đã in trong Mò Gươm Dưới Đáy Thời Gian xb 2006-Mời xem www.HaLongVanDan.wordpress.com )
Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013
Lưu Văn Vịnh - Từ Ma Âm tới Diệu âm- VănCao-PhạmDuy-TrịnhCôngSơn
Lưu Văn Vịnh
Bồ Tát Âm Nhạc
Từ Ma Âm Tới Diệu Âm
Hùng Âm Văn Cao
Nhân Âm Phạm Duy
Ma Âm Trịnh Công Sơn
Nếu mang tầm vóc của một Tề Thiên Ðại Thánh thì mỗi lỗ chân lông là một lỗ sáo phát ra âm điệu và mỗi sợi tóc biết đâu chẳng là một ăng ten thu được tiếng cười của tiên nữ và phả được hình bóng của thiên đường lên màn ảnh chiêm bao?
Âm nhạc là chiều thứ năm bên cạnh không gian ba chiều và chiều thứ tư, thời gian. Phải có thước đo đặc biệt vì chiều thứ năm linh diệu như đôi cánh của loài thần điểu bay vượt vũ trụ hình sắc và thay vì bị giam trong thời khắc, âm nhạc có khả năng huyền diệu sáng tạo ra thời gian, thời gian tâm lý. Nó chuyên chở theo mầm linh tính vốn nằm sâu trong nhân tính, vì thế cổ nhân mới nói thành ư nhạc, là thành đạo đi được vào thái hòa tuyệt đối.
Nhạc không thể tạo hứng khởi nếu trong tế bào thần kinh và trong huyết cầu không có căn âm nhạc để đáp ứng. Tiếng chuyển động tuần hoàn của sóng máu, nhịp bập bồng của bạch, hồng huyết cầu, nếu tịnh tâm có thể nghe thấy như một bản nhạc hồn nhiên trong cõi tâm vô bờ vô bến. Tiếng sóng dội từ biển tâm, lan tới vô tận, dập dìu như trăng kéo thủy triều bập bồng lên xuống… ở nơi kỳ diệu này có kẻ từ bỏ ý thức để lạc vào bào thai Hóa Công hoặc giản dị hơn, có kẻ đóng bè thơ thẩn thả ngày tháng trong hồ mắt giai nhân vốn dĩ là bản sao phác họa Cực Lạc.
Tất cả Nghệ Thuật đều tìm lối vào cõi Chân Thiện Mỹ, cho nên âm thanh tinh ròng hồn nhiên chính là âm thanh của cõi tâm xa dần, mất dần, trút bỏ dần không gian uế tạp, thời gian ô trọc, để lọc ra diệu âm trinh tuyền huyền kỳ.
*
Mỗi thời đại có tiếng động của nó. Cục đất cũng biết nói năng, cỏ cây còn biết than vãn, nữa là… nhạc sĩ có cái tai nhậy cảm nghe ra tiếng động ấy, triển khai thành muôn vàn âm điệu, mỗi cung bậc thành một cái dùi trống đập vào màng nhĩ, khua dậy cơn bão hồng huyết cầu vang lừng… âm thanh lúc này là kết tinh lịch sử, là hô hấp của triệu triệu lá phổi theo cùng một nhịp.
Thuở ban đầu khi kháng chiến còn là phản ứng hồn nhiên của dân tộc, tiếng hét xung phong, tiếng kèn tiến quân… còn là chính âm bật ra từ lồng ngực Lạc Hồng…khí hùng sôi sục của cả dân tộc bị đè nén bật tung… kết vào Văn Cao thành gươm giáo âm thanh, lồng vào cổ họng như lửa nung sông núi. Hùng ca Văn Cao hát lên thấy lỏa tỏa những làn gươm, rờm rợp cờ bay ngựa hí, đôi khi có tiếng nghiến răng ken két, tiếng kèn vang vang sa trường, nhịp trống nện theo nhịp chân lên đường chen chúc, dập dồn như sóng đại dương, loang loáng như lưỡi thép vung lên… không có hào khí lịch sử phổ độ, không có hồn thiêng siêu thức tập thể, không thể hâm những tiếng động đó thành nhạc điệu ngùn ngụt lửa bốc.
Văn Cao là một trường hợp hiếm có: nhạc hùng và nhạc tình của ông đều đạt tới tuyệt đích. Âm thanh tinh ròng như kim cương đã được tẩy sạch quặng đất, tấu lên rất trong và thoát như một kiếm sĩ thượng thừa, gươm ra khỏi vỏ nhẹ nhàng, chém nhát nào đứt phăng nhát ấy… tựa như thơ Cao Bá Quát, mạnh, một hơi, không thừa không thiếu. Thiên Thai là một cõi thời gian sáng tạo, Suối Mơ, Ðàn Chim Việt …là những kiến tạo tô điểm cho chính thiên nhiên tạo tác bởi Hóa Công. Sáng tác nghệ thuật từ sức sáng tạo tiềm tàng trong mỗi nghệ sĩ đều mang tinh lực mãnh liệt sáng thế vũ trụ. Tinh lực ấy như núi lửa bốc lên khoảng mươi năm Trời cho.
Phạm Duy không cầm gươm lên ngựa xông thẳng vào sa trường như Văn Cao. Ông cầm đàn đi quanh lắng nghe tiếng than của bà mẹ già, nỗi lòng người thương binh, tiếng vỗ cánh của đàn chim trên bến sông Lô… giọt mưa rơi tí tách trong ngõ buồn… tiếng mùa thu chết, lời đưa tiễn một phi công… Ông đi rất nhiều nên nghe được mọi tiếng động của muôn vàn trái tim, trái tim trong trận chiến, ngoài trận chiến, sau trận chiến… ông phổ lời dân vào bài ca bàng bạc âm hưởng của làng xóm đồng ruộng, xôn xao cung bậc của ánh sáng thị thành. Nhạc ông có chiều dài chiều rộng của con người, có chiều sâu của trái tim nhân tình thế thái, âm thanh của ông là là trên mặt đất, chơi đùa với thế nhân… già trẻ lớn bé, lúc nào, cảnh huống nào, cũng có thể tìm thấy trong cung bậc gần gũi thân mật của Phạm Duy. Thế nên nếu Văn Cao tiêu biểu cho hùng âm thì Phạm Duy tiêu biểu cho nhân âm mặc dù cả hai xuất hiện đồng thời đồng lứa.
Phạm Duy cũng có hùng ca, những bài Xuất Quân, Nhạc Tuổi Xanh…của ông tuy vậy chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong dòng nhạc nhân tâm. Phải có một chút dã tính mới có thể làm nhạc hùng tới mức. Phạm Duy là một nghệ sĩ nhiều nhân tính tất nhiên sở trường của ông phải là tình ca. Ông không thể phanh thây uống máu quân thù nên nhạc hùng của ông thiếu cái sát khí đằng đằng của khúc quân hành.
Âm thanh Văn Cao như lưỡi sắc của thanh gươm kỳ diệu, âm thanh Phạm Duy là tiếng ru hiền hòa của rặng phi lao bên bờ biển Ðông… Thập niên 40 là của Văn Cao, thập niên 50 – 60 là của Phạm Duy, cuối 60 đầu 70 lại có ma âm Trịnh Công Sơn hiện ra.
Có chút gì huyền bí trong lịch sử. Có chút gì thiêng liêng trong âm thanh. Chẳng thế mà phải có một vị Phật chuyên ngồi nghe âm ba của thế gian, Quán Thế Âm tất chú ý tới tiếng bom đạn của loài người sân hận hơn là tiếng tụng kinh gõ mõ. Cuộc chiến tương tàn Nam Bắc nhạt nhẽo đến độ không bên nào có nổi một bài ca. Miền Bắc nhai lại những bài ca kháng chiến, nhưng lần này thật lạ, tiếng kèn diết dóng như kèn ma và tiếng mandolin nẩy lên như dao găm lựu đạn. Âm thanh trần thế bể khổ hãi hùng lúc này phải là tiếng than khóc, tiếng nắp quan tài bật tung để người chết phải chết hai lần… Thân xác và thân phận con người nhược tiểu da vàng quá nhỏ bé yếu ớt trước hỏa lực ghê gớm của kỹ thuật chiến tranh mới… có những người điên trong thành phố, người phu quét đường dừng chổi nghe tiếng đại bác xa xa… Trịnh Công Sơn đã bắt được những ma âm đó, nhạc họ Trịnh có tiếng rên la của dân tộc từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh vọng về, mỗi cung đàn là một mảnh lựu đạn, mỗi ngôn từ đều làm bằng chất liệu chiến tranh: tình yêu như trái phá, con tim mù lòa… trong vẻ đẹp của nắng thủy tinh vẫn có nét bi Nam ai của một người nằm xuống, sau cuộc vui chơi phù du lại chúc nhau an nghỉ để nhìn thấy bóng, dù chỉ là bóng Thiên đường mà thôi.
Ma âm ấy quả là có ma lực, nó len lỏi vào thớ thịt, vuốt mềm sức tàn phá, gậm nhấm bãi sa trường, kẻ sắp bóp cò súng có thể uể oải ngần ngừ tự hỏi ta bắn người hay ta bắn tim ta!
Trái tim con người vốn có hai luồng máu đỏ và máu đen, lịch sử nhân loại cả thiện lẫn ác, ma âm thuộc về dòng máu đen của bản chất con người. Nhạc Trịnh Công Sơn mang dấu tích thời đại, thời đại máu đổ thịt rơi tất phải phát ma âm. Có thế mới chứng nghiệm phần huyền bí của lịch sử, song song với tấn tuồng trần thế, còn có trận thư hùng trên siêu trường giữa Thánh Thần và Ma Quỷ.
Chiến tranh hết thì ma nhập cũng hết dần. Làn mưa lãng mạn trữ tình Diễm Xưa lại loáng thoáng trở lại với Trịnh Công Sơn, nhưng đã là kết tinh một thời của ma âm, loại nhạc khác có làm cũng không còn ma lực để tạo nên giông tố như xưa.
*
Có người nói mỗi thời đại xuất ra một nhân vật được Thánh ốp hay Ma nhập mới sáng tạo được sự nghiệp vĩ đại hoặc xây dựng đời đời, hoặc phá hoại đời đời, theo chiều Thánh thì thế này, theo chiều Ma thì thế kia. Nhưng đấy là chuyện lịch sử trần thế. Người nghệ sĩ sáng tạo chân chính nào cũng cao như đám mây bay trên thời đại. Âm thanh tinh ròng là cái tinh của vật chất, vượt được không gian và thời gian thế tục để đi vào cõi tâm bao la vô biên.
Cõi tâm huyền diệu tự nó là âm nhạc tiết tấu của đại vũ trụ. Mỗi vì sao là một nốt nhạc trong bản đại hòa âm siêu linh. Những tia tử ngoại nhảy múa theo nhịp điệu của hành tinh, sóng tinh cầu ngân nga dội bờ sông Ngân… một âm một dương, nhịp thở nhịp tim của bào thai nếu khuếch đại lên sẽ nghe rất giống tiếng xột xoạt của loài sao bay lên bay xuống.
Trong cuộc sống hiện đại inh tai nhức óc này con người đang bị ô nhiễm thính giác bởi các loại thú âm loạn động từ quái trống da đen, từ cổ họng điên la hét, từ máy móc động cơ… nhân loại đang cần tìm một nhạc thánh tấu lên bản Diệu Âm huy hoàng, thức tỉnh được thiện âm lặn sâu trong cõi tâm hùng hồn, dùng chiếc đũa thần tiết tấu lùa quỹ đạo địa cầu vào thần âm vụ trụ hợp hòa… hay ít ra kỷ nguyên mới cũng phải nảy sinh một kỹ sư âm thanh kỳ tài, có thể phổ tiếng gió vào ống phản lực máy bay thành loại nhạc bay ngân nga trên trời, hoặc lọc tiếng máy nổ xe hơi thành loại xa nhạc có âm điệu êm đềm dưới đất.
Nếu tất cả hoàn vũ đều được nhạc hóa thì lý tưởng thành ư nhạc sẽ được viên mãn. Nhưng nhạc ở mức tối cao lại là nhạc tĩnh, ở đây tất cả đều tịnh lặng, chỉ có Diệu Âm bay bổng như ngón tay tiên bồng bế từng trái tim bé bỏng đi vào Thiên Thai.
1994
Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013
Lưu Văn Vịnh - XUÂN NÁN GÓT
Lưu Văn Vịnh
Ngươi còn đây ? đất trời căng vầng trán
Hỏi vỉa hè, ký ức bước mông lung
Hỏi gốc cây, cất đâu lều chõng cũ ?
Hồn trượng phu, treo ngọn tháp Vương cung !
*
Dăm mạng còn nhau, anh em Âu Lạc
Đồng tử say, bầu rượu nắng Đồng nai
Cơn mơ sủi bọt, gió Nam lồng lộng
Vòm cây xanh, nửa thế kỷ chưa phai.
*
Vài hạt mưa, ước núi sông thơm mát
Sáng se se, phe phảy lá xuân về
Tạo hoá giáng sinh, uy linh đầu cỏ
Lồng ngực bay thả én lượn tìm quê !
*
Hàng cây vươn vai, mái nhà hô hấp
Gà tụng kinh, gáy âm điệu Thiên cung
Bốn mùa cứ đi, cầu Xuân nán lại
Ươm lòng ta, nảy hạt mộng vẫy vùng.
*
Hỡi mỹ nhân, góc trần ai đang khép,
Chuốc tặng nhau, nòi Việt cuối, men tình
Mặt bàn tròng chành, trùng dương dậy sóng
Đáy mắt em dấu chìa khoá Thiên đình...
*
Nằm ngửa nhìn, bớ trời cao đất thấp!
Chiếu giường xô hổn hển kiếp nhân sinh!
12-2012
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)