Hiển thị các bài đăng có nhãn Lý Minh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lý Minh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2020

Lý Minh: Từ Nghị định 64 nghĩ về cơ chế bảo hiến

Ca sĩ Thủy Tiên cứu trợ ở miền Trung. Ảnh: Thanh Niên.
Ca sĩ Thủy Tiên cứu trợ ở miền Trung. Ảnh: Thanh Niên.

Trước phản hồi của dư luận về thế lưỡng nan của người dân trong việc cứu trợ đồng bào lũ lụt trái với Nghị định 64/2008/NĐ-CP, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến chỉ đạo, giao Bộ Tài chính khẩn trương xây dựng một nghị định mới để thay thế cho nghị định cũ.

Việc lắng nghe của Thủ tướng Chính phủ dẫn đến việc sửa đổi những điểm vô lý và bất cập của Nghị định 64 là điều rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, với hệ thống pháp luật có rất nhiều bất cập như hiện nay ở Việt Nam, không phải lúc nào các bất cập của pháp luật cũng được phản ánh lên báo chí và được thủ tướng quan tâm để sửa đổi.

Ở Mỹ, Nghị định 64 chắc chắn sẽ bị kiện lên Tòa án Tối cao bằng cách viện dẫn Hiến pháp. Khi đó, Tòa án Tối cao sẽ đưa ra phán quyết rằng Nghị định 64 vi phạm Hiến pháp và buộc chính phủ phải huỷ bỏ nghị định vi hiến đó.

Điều đáng tiếc là ở Việt Nam hiện nay chưa tồn tại một thể chế có thẩm quyền tối hậu trong việc giải thích Hiến pháp như Toà án Tối cao Hoa Kỳ để bảo vệ và giải thích Hiến pháp trước các quy định vi hiến được Quốc hội và chính phủ thông qua trong các bộ luật và nghị định. Do đó, các cá nhân vi phạm quy định của pháp luật, dù làm đúng với đạo đức và lương tâm, hoàn toàn có thể bị xử phạt theo đúng các quy định pháp luật hiện hành mà không có quyền viện dẫn Hiến pháp lên Tòa Tối cao để lật lại bản án, từ đó thay đổi các luật lệ hiện hành.

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2020

Lý Minh: Thiếu không gian tự do tư tưởng, Việt Nam khó lòng có triết gia

Theo Bộ Công an, nước ta có "gần 750.000 dân phòng, công an bán chuyên trách". Cộng với khoảng 300.000 công an chuyên trách nữa (theo tính toán của chuyên gia thống kê Vũ Quang Việt), vị chi là hơn một triệu công an, hơn số giáo viên của cả ba cấp tiểu, trung và đại học cộng lại.

Nói cái nước này là "công an trị" thì lại bảo rằng phản động!

Thế mà nay ở một nước “công an trị” như thế lại nẩy ra một Hội Triết học đàng hoàng kia đấy, nghe có oách không! Nhưng xin hỏi các ngài: cụ Lê Đình Kình đảng viên lão thành, suốt đời tranh đấu cho quyền sử dụng đất đai đúng như luật pháp và Hiến pháp, cụ không hề đòi tư hữu đất đai là điều trái với nguyên lý công hữu của Marx. Cụ là một đảng viên thực hành đường lối duy vật lịch sử đúng nghĩa đấy chứ? Rồi Võ sư TS Phạm Đình Quý, Giảng viên ĐH Tôn Đức Thắng, người có bề dày đáng nể trong việc bảo lưu truyền thống võ thuật của nước nhà; ông chỉ viết lá đơn khởi kiện vị Bí thư tỉnh ủy Đắc Lắc về tội đạo văn luận án Tiến sĩ, nghĩa là ông muốn cho luật pháp nước CHXHCN Việt Nam phải dược tuân thủ một cách công minh. Ông cũng là người thực hành đường lối mácxit đúng nghĩa, có phải không?

Vậy mà các ngài đã đối xử với hai con người Việt Nam cố gắng đi theo đường lối duy vật lịch sử của Marx đó như thế nào?

Một người thì đang đêm bị hàng ngàn cảnh sát cơ động kéo tới bắn ngay tại Đồng Tâm rồi moi gan móc ruột. Một người nữa thì cũng đang đêm bị công an mật kéo tới ngay giữa Sài Gòn bắt cóc đem về Đắc Lắc giam cầm. Đó có phải là cách thực hiện đường lối nghiên cứu triết học ưu việt của “đảng ta” hay không? Trả lời sao cho xác đáng thật không phải dễ. Bởi vậy, nghe tin đảng ta thành lập Hội Triết học, thực lòng chúng tôi hoang mang quá. Không biết trong cái hội danh giá nọ, có bao nhiều nghìn người được tuyển vào để trao đổi triết học theo cái cách trao đổi với cụ Kình và ông Võ sư TS Phạm Đình Quý? Nếu được cho biết tường tận mà không có điều gì úp mở hay giấu giếm như thói quen trước nay chúng tôi vẫn thường thấy và chỉ biết có tắc lưỡi, thì… rất đội ơn các ngài.

Bauxite Việt Nam

Việt Nam vừa mới tổ chức thành lập Hội Triết học Việt Nam.

Trong bài phát biểu tại đại hội thành lập, ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, với tư cách một người học triết, có một mong muốn là Việt Nam có những triết gia tầm cỡ. Đó là một mong muốn hoàn toàn chính đáng của một người học triết ra, những nhà nghiên cứu triết học và những người yêu thích triết học.