Hiển thị các bài đăng có nhãn Lý Đợi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lý Đợi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 19 tháng 9, 2023

Lý Đợi: Nỗi lòng Vua Hàm Nghi


Vào lúc 14h ngày 22/9 tại Phòng 5, HÔTEL DROUOT – 9, rue Drouot – 75009 Paris, sẽ diễn ra phiên đấu “Indochine – Chapitre 16” (Đông Dương – Chương 16) của nhà Lynda Trouvé, giới thiệu 255 lô, với gần 300 tác phẩm, vật phẩm.

Thứ Sáu, 8 tháng 9, 2023

Lý Đợi: Gái Huế mới của Huy Lacquer

Dù rằm tháng Bảy với Lễ Vu Lan, Lễ Xá tội vong nhân mới qua được 7-8 ngày, nhưng cuối tuần này Sài Gòn vẫn có nhiều triển lãm cá nhân, đó cũng là một nét khác biệt của đô thành này vậy.

Trong các triển lãm này, vẽ gái cool, đáng yêu, có lẽ là “Vườn thiên nhiên” của Huy Lacquer (Nguyễn Đức Huy, Quảng Bình sống tại Huế) và “Những cô gái đỏng đảnh” của Uyên Mai (Mai Thị Kim Uyên, Quảng Nam sống tại Pleiku). 


Thứ Ba, 22 tháng 8, 2023

Lý Đợi: Nhóm Ba Cái Bông “Rong chơi miền nhớ”

Từ trái sang phải: Họa sĩ Ðặng Thị Dương, họa sĩ Nguyễn Anh Đào, họa sĩ Liêu Nguyễn Hướng Dương

“Rong chơi miền nhớ” là tên gọi cuộc triển lãm diễn ra tại Hội Mỹ thuật TP.HCM, 218A Pasteur, quận 3, TP.HCM từ ngày 23/8 đến ngày 29/8/2023 của nhóm họa sĩ Ba Cái Bông, gồm: Đặng Thị Dương, Liêu Nguyễn Hướng Dương, Nguyễn Anh Đào. Cuộc triển lãm trưng bày hơn 60 tác phẩm, Đặng Thị Dương chủ yếu là sơn dầu, Liêu Nguyễn Hướng Dương là acrylic, Nguyễn Anh Đào là sơn mài.


Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2023

Lý Đợi, Trần Tiến Dũng: Tạm biệt thầy Cù An Hưng

Thầy Cù An Hưng.
Ảnh: Facebook Trần Tiến Dũng.

Lý Đợi: Tạm biệt thầy Cù An Hưng

Cù An Hưng (1940, Nam Định - 3/8/2023, TP.HCM) là thầy dạy toán nổi tiếng, với nhiều thế hệ học trò định danh được với toán học.

Với nhiều người dân cư xá Lữ Gia, thầy là người giỏi chơi cờ tướng, đánh trận rất sảng khoái.

Với giới làm thơ, thầy là tín đồ của thơ, say sưa dịch thơ. Và dịch rất hay.

Thầy có thể dịch thơ từ tiếng Pháp, tiếng Anh và cả chữ Hán, có thể tra cứu được chữ Nôm.

Tôi và Bùi Chát, Khúc Duy, Nguyễn Quán chưa học thầy giờ nào, nhưng lúc nào cũng xưng thầy trò.

Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2023

Hoàng Nhật Quang: 11 tuổi và “Những linh hồn ẩn giấu"

Triển lãm tranh của họa sĩ nhí Hoàng Nhật Quang, nhà thơ-nhà phê bình hội họa Lý Đợi giới thiệu.

Triển lãm “Những linh hồn ẩn giấu” tại Huyen Art House, SG, từ ngày 8-18/6/2023.

Hoàng Nhật Quang sinh năm 2012, người Tày, đang học tiểu học tại Lạng Sơn, thích vẽ từ năm 4 tuổi, những bức tranh acrylic khổ lớn hình thành từ năm 9 tuổi.

Trong 2 năm qua, Quang đã vẽ hơn 40 tranh khổ lớn như vậy.

Triển lãm “Những linh hồn ẩn giấu” được ấp ủ cách đây chừng 1 năm, mà mục đích chủ yếu là chia sẻ góc nhìn của Quang với người xem ở Sài Gòn. Cũng là dịp nghỉ hè, để cả nhà đi Sài Gòn chơi 1-2 bữa cho vui vẻ.

Thứ Ba, 4 tháng 4, 2023

Lý Đợi: La Famille dans le Jardin” của Lê Phổ tái xuất

Bức “La Famille dans le jardin”
của họa sĩ Lê Phổ.
Hình do Sotheby’s cung cấp cho tác giả.

Từng xuất hiện tại nhà đấu giá Christie's Singapore ngày 28/3/1999, nay “La famille dans le jardin” (Gia đình ở ngoài vườn, mực và bột mực [gouache] trên lụa, 91,3cm x 61,5cm, 1938) của Lê Phổ lại tái xuất hiện.


Dù phần giá ước định để chế độ “theo yêu cầu” (Estimate: Upon Request), nhưng có thể dự đoán bức này khi lên sàn sẽ sớm vượt ngưỡng 1 triệu USD. Bất chấp kinh tế đang suy vi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các lĩnh vực xa xỉ phẩm như đấu giá.


TẠI SAO VẬY?


THỨ NHẤT, đây là bức tranh lụa được sáng tác trong giai đoạn thứ hai của Lê Phổ - giai đoạn quan trọng nhất của đời ông. Năm 1937, ông trở lại Pháp, rồi định cư cho đến khi qua đời năm 2001 tại Paris, mà chưa một lần quay trở về quê hương. 


Thứ Ba, 20 tháng 12, 2022

Lý Đợi: Triển lãm nhớ Bửu Chỉ

Chân dung Bửu Chỉ
Triển lãm Tay níu thời gian tưởng nhớ Bửu Chỉ (8/10/1948 14/12/2002) đang diễn ra tại REI Artspace (371/4 Hai Bà Trưng, Q.3, TP.HCM), kéo dài đến hết ngày 4/1/2023. Triển lãm được bảo trợ truyền thông bởi Mê Tranh một cộng đồng các bạn trẻ có sở thích và niềm đam mê tìm hiểu về hội họa Việt Nam.

 

1.

Đây là triển lãm có tính cách hồi cố, tưởng nhớ 20 năm ngày mất của họa sĩ Bửu Chỉ (14/12/2002 – 14/12/2022). Triển lãm do REI Artspace chủ trương thực hiện, giới thiệu bộ sưu tập riêng và một số tác phẩm được mượn lại từ các nhà sưu tập khác, ví dụ gia đình nhà sưu tập mỹ thuật Nguyễn Chí Sơn (1957–2020). Nhiều tác phẩm lần đầu bước ra từ các bộ sưu tập này, hoặc chưa được Bửu Chỉ đặt tên, nên REI Artspace chủ động đặt tên để tạm nhận diện.



Thứ Ba, 13 tháng 12, 2022

Xem “Cậu Bé Giúp Lễ” Của Nguyễn Văn Tùng

Về tác giả: Họa sĩ Nguyễn Văn Tùng sinh năm 1989, tại Quảng Bình, Việt Nam. Tốt nghiệp Trường Đại học Mỹ Thuật Huế. Hiện tại sống và làm việc ở Quảng Bình. Từ 2008 đến nay anh đã có nhiều cuộc triển lãm chung và riêng tại Huế, Sài Gòn, Hà Nội, được một số giải thưởng về tranh, nhiếp ảnh tại Huế, Quảng Bình. Năm 2008 nhận “ Qũy Học bổng và Văn hóa Việt Nam Kumho Asiana”.

Nhân dịp anh mở cuộc triển lãm mới có chủ đề “Cậu bé giúp lễ” bày 45 tác phẩm được sáng tác trong vòng 2 năm, từ ngày 10–18.12.2022 tại Mây Artspace (36/70 Nguyễn Gia Trí, quận Bình Thạnh, Sài Gòn, DĐTK xin đăng một số trong loạt tranh mới này của anh, với lời giới thiệu của nhà thơ Lý Đợi.

***

Xem triển lãm này của Nguyễn Văn Tùng, có thể gợi nhớ đến tiểu thuyết “Chúa trời của những chuyện vụn vặt” (The God of Small Things, 1997) của Arundhati Roy.

Nếu Arundhati Roy mang đến cho người đọc xác tín rằng: hãy nhẫn nại vượt qua những đau khổ và mâu thuẫn sẽ tìm thấy thiên đường. Thì với Nguyễn Văn Tùng: sự nhẫn nại, tin yêu từ những công việc nhỏ nhặt, thường nhật sẽ là thiên đường.



Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2019

Lý Đợi: Phỏng Vấn Nhà Văn Cung Tích Biền (Kỳ cuối)

“Đành lòng sống trong Phòng đợi của lịch sử”
Kỳ II


Lý Đợi: Thưa nhà văn, chừng như ông chung thân bất mãn. Hai chế độ từng sống không chế độ nào là lý tưởng đối với ông. Ông bằng lòng đi dưới hai làn đạn?

Cung Tích Biền: Quả đúng như thế. Đây là một bất hạnh. Nhưng không riêng tôi chịu loại bất hạnh này. 

Từ khi được gọi là thành niên tới ngày hôm nay, tôi đã sống 21 năm trong nước Việt Nam Cộng hoà, 31 năm trong Xã hội chủ nghĩa. Cộng lại hơn nửa thế kỷ. Tôi chưa từng dùng ngòi bút ca ngợi bất cứ một chế độ đương quyền nào. 

Theo tôi, một chế độ chân chính lương thiện, thì đây là việc bình thường trong vai trò trị nước. Không có chi phải ca ngợi. Mà lãnh tụ loại xịn này không cần ai bồi bút. 

Một chế độ cưỡng chế tư tưởng, rào chắn dân chủ, xem nhẹ nhân quyền, tham ô, mãi lộ, thì dân chúng có quyền lên tiếng góp ý, phản đối, đối lập, thậm chí nổi dậy, cũng là sự thường. Sự phản kháng trong trường hợp này là biểu tỏ của lương tri, là tôn trọng danh dự giống nòi.

Nếu chúng ta xem cái “Sống của một đời người” là chỉ cuộc ký gởi vào một Cõi Tạm, thì Miền Nam Cộng Hòa mà tôi sống là miền đất đã cho tôi tạm (tôi nhấn mạnh là tạm) đầy đủ ý nghĩa con người. 

Ở đây, từ 1955, tôi được đến trường học sau chín năm ở trong vùng Kháng chiến chống Pháp thiếu sách vở, thiếu thầy, thiếu trường, không được học hành gì cho ra cái học. Tôi không nói cái Ăn, mà tôi trọng cái Học, cái Đọc. Trong một xã hội thiếu tự do tư tưởng - trong đó có tự do in ấn, phổ biển, lưu hành tác phẩm ở nhiều lĩnh vực - là Thiếu Tất Cả. 

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2019

Lý Đợi: Phỏng Vấn Nhà Văn Cung Tích Biền (Kỳ 1)

Nhà văn Cung Tích Biền - 2005

Vài lời giới thiệu


Nhà văn Cung Tích Biền thuộc dòng Văn học Việt Nam Cộng Hòa, đã thành danh từ lâu trước 1975.

Sau 1975 ông gác bút 12 năm, và "tái xuất giang hồ" vào năm 1987, với một bút lực sung mãn, phong văn hoàn toàn khác trước. Theo rất nhiều các tiểu luận, nhận định của nhiều nhà phê bình văn học, về sáng tác của ông đều có chung một nhận định, là súc tích, tài hoa, nhân bản và minh triết.

Hiện nay hầu hết các sáng tác trước 1975 và phần lớn những tác phẩm sau này của Nhà văn Cung Tích Biền đang bị cấm in ấn, lưu hành trong nước, nhưng ông đang là một trong những nhà văn được đông đảo độc giả tìm đọc, rất ái mộ.

Ngoài ra, theo hành trình văn chương trên nửa thế kỷ, Cung Tích Biền cũng đã được phỏng vấn rất nhiều, qua báo chí, đài phát thanh, các trang mạng… Chúng tôi mong rằng, qua các cuộc đối thoại này, sẽ mang đến cho quý độc giả một cái nhìn không chỉ riêng từ nhà văn, không riêng của văn chương, mà phần nào là Cái Nhìn tổng quan về chiến tranh, thời sự, văn hóa, tình trạng xã hội, thân phận con người trong suốt thời gian dài lịch sử chúng ta đã trải qua.

(Lược trích Lời Giới Thiệu của nhà xb Giấy Vụn khi xuất bản chui các bài phỏng vấn Cung Tích Biền vào năm 2015 tại Việt Nam).

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

Nhà xuất bản Giấy Vụn - Giới thiệu "ĐÀNH LÒNG SỐNG TRONG PHÒNG ĐỢI CỦA LỊCH SỬ"

Nhà văn Cung Tích Biền
LỜI GIỚI THIỆU CỦA NXB GIẤY VỤN: Nhà văn Cung Tích Biền, trước tiên là thuộc dòng Văn học Việt Nam Cộng Hòa. Ông là một Nhà văn Độc lập, đã thành danh từ lâu trước 1975.

Sau biến cố tháng 4-1975 ông ở lại trong nước cho tới ngày hôm nay, 2015. Sống với chế độ mới, ông gác bút 12 năm, và “tái xuất giang hồ” vào năm 1987, với một bút lực sung mãn, phong văn nhiều phần khác trước. Theo rất nhiều các tiểu luận, nhận định của nhiều nhà phê bình văn học, về sáng tác của Cung Tích Biền đều có chung một nhận định, là súc tích, tài hoa, nhân bản và minh triết.