Hiển thị các bài đăng có nhãn Lê Quốc Quân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lê Quốc Quân. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

Lê Diễn Đức - Luật sư Lê Quốc Quân và phiên toà phúc thẩm

LS Lê Quốc Quân (Hình: internet)
Ngày 18 tháng 2 năm 2014, phiên tòa phúc thẩm xét xử luật sư Lê Quốc Quân về tội "trốn thuế" diễn ra tại Tòa án Nhân dân Tối cao tại Hà Nội.

Trong phiên sơ thẩm ngày 2 tháng 10 năm 2013, Toà đã xử phạt luật sư Lê Quốc Quân 30 tháng tù giam và số tiền phạt 1,2 tỷ đồng. Luật sư Lê Quốc Quân bị bắt ngày 27 tháng 12 năm 2012.

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Lê Diễn Đức - Vụ án hình sự trong màu sắc chính trị


Lê Diễn Đức

Lê Quốc Quân và Phạm Thị Phương trong phiên toà 2/10 - Ảnh: Tiền Phong

Ngày 2/10/2013, Toà án Nhân dân Hà Nội đã tuyên phạt anh Lê Quốc Quân 30 tháng tù giam, truy thu 649 triệu đồng và phạt 1,2 tỷ đồng về tội danh "trốn thuế" theo quy định tại Khoản 3, Điều 161 Bộ Luật Hình sự.

Bản án đã gây bức xúc trong dư luận và đặt ra một số vấn đề bàn cãi dưới góc độ pháp lý.

Bà Vũ Thị Phương Anh đã viết trên Facebook:

“Tôi phản đối bản án dành cho luật sư Lê Quốc Quân. Cho đến khi nào nhà nước chứng minh được tại sao tội trốn thuế vài trăm triệu của luật sư Quân lại đáng phạt nặng hơn những tội trốn thuế lớn hơn nhiều của các đại gia cũng mang tội trốn thuế? Chúng ta hãy cùng phản đối, vì sự bất bình đẳng và tùy tiện đó có thể rơi vào chính chúng ta!".

Có lẽ sự phản đối này đã dựa trên một trường hợp khác: cùng tội danh trốn thuế, được xét xử tại Toà án Nhân dân tỉnh Bắc Ninh hôm 29/9/13, chỉ ba ngày trước khi có vụ án Lê Quốc Quân.

Trong thời gian từ năm 2007 đến 2010, Nguyễn Thạc Thanh, chủ tịch HĐQT Cty CP Vật liệu Công nghiệp Phú Thái, đã trốn thuế hơn 11 tỷ đồng, trong đó thuế doanh nghiệp hơn 7 tỷ, còn lại là thuế giá trị gia tắng. Thẩm phán Vũ Công Đồng, chủ tọa phiên tòa cho biết, "đây là hành vi vi phạm pháp luật cực kỳ nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đối với đời sống xã hội".

Nguyễn Thạc Thanh bị tuyên án 36 tháng tù treo, 5 năm thử thách. Lê Thị Thúy Huyền kế toán trưởng, đồng phạm giúp Nguyễn Thạc Thanh trốn thuế hơn 10 tỷ đồng – 30 tháng tù treo; Nguyễn Thị Xuân, đồng phạm giúp Nguyễn Thạc Thanh trốn thuế hơn 1 tỷ đồng - 24 tháng tù treo.

Ông Nguyễn Văn Tiến, người tố cáo Nguyễn Thạc Thanh về các hành vi trốn thuế, đã nói:

“Việc Hội đồng Xét xử tuyên Nguyễn Thạc Thanh mức án 36 tháng tù treo với tội danh trốn thuế hàng chục tỷ đồng như vậy là không hợp lý. Nó sẽ tạo tiền lệ xấu cho các doanh nghiệp trốn thuế của nhà nước để lấy vốn làm ăn, sau đó tự khắc phục và lại được… hưởng khoan hồng!”.

Rõ ràng, giữa 11 tỷ đồng và 649 triệu đồng, nếu thực sự công ty Giải pháp Việt Nam của luật sư Lê Quốc Quân "trốn thuế", cùng với mức án treo và 30 tháng tù giam, là một thước đo sòng phẳng nhất về sự công bằng xã hội.

Hành vi được gọi là "trốn thuế" của Công ty TNHH Giải Pháp Việt Nam được cáo buộc dựa trên lời nhận tội của kế toán trưởng Phạm Thị Phương và Nguyễn Thị Thơm, nhân viên.

Tờ VietnamPlus của TTXVN cho hay “Lê Quốc Quân đã chỉ đạo kế toán, thủ quỹ thực hiện các hành vi sai phạm như nhờ một số người thân quen có bằng cấp kế toán, tài chính... để lấy thông tin của họ rồi đưa vào các hợp đồng thuê chuyên gia tư vấn với Công ty trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam, lập khống hợp đồng tư vấn môi giới thương mại, mua hóa đơn giá trị gia tăng khống, sau đó sử dụng để kê khai tại Chi cục thuế quận Cầu Giấy, gồm: Tờ khai thuế giá trị gia tăng; bảng kê hóa đơn; chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào, bán ra; tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính; tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân; báo cáo tài chính... do Lê Quốc Quân ký và đóng dấu nộp tại Chi cục thuế quận Cầu Giấy".

"Bằng thủ đoạn trên, chỉ tính riêng trong hai năm 2010 và 2011, Công ty trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam đã lập và ký hợp đồng với chín chuyên gia tư vấn nhằm tăng chi phí và giảm thu nhập cho Công ty với số tiền là 1,75 tỷ đồng. Số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp Công ty này đã trốn là hơn 649 triệu đồng".

"Cũng trong năm 2010 và 2011, thông qua Phạm Thị Phương và Nguyễn Thị Thơm, Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam đã mua nhiều hóa đơn giá trị gia tăng khống của nhiều Công ty với nhiều mặt hàng, qua đó khai tăng chi phí doanh nghiệp nhằm trốn thuế thu nhập doanh nghiệp".

Tại phiên tòa, Phạm Thị Phương, kế toán trưởng và Nguyễn Thị Thơm cùng một số đối tượng liên quan "đã nhận thức được sai phạm và khai rõ toàn bộ hành vi sai phạm", theo VietnamPlus.  

Như vậy, các lời nhận tội này chỉ là tư liệu để  nghiên cứu, tham khảo, không có cơ sở pháp lý để xác lập tội, bởi vì trước sức ép của áp lực, bị mớm cung, các nhân chứng có thể khai không đúng sự thật. Muốn chứng tỏ những điều khai đúng với sự thật, phải chứng minh đầy đủ với sự có mặt của tất cả các nhân chứng liên đới khác.

Tờ VietnamPlus viết rằng, "những người là chuyên gia tư vấn cho Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam cũng trình bày rõ, họ không tham gia làm gì cho Công ty này, không nhận số tiền hàng trăm triệu đồng như phiếu chi mà chỉ ký hợp đồng, phiếu thu, phiếu chi hợp thức cho Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam", là không có giá trị, nếu như "những người là chuyên gia tư vấn" không có mặt tại phiên toà với tư cách nhân chứng.

Bản thân anh Lê Quốc Quân đã bác bỏ sự cáo buộc này.

Nhóm các tổ chức nhân quyền và luật sư "Media Legal Defence Initiative", đã gửi thỉnh nguyện thư cho Nhóm công tác về việc giam giữ tùy tiện của Liên Hiệp Quốc, nêu trường hợp ông Quân, nhấn mạnh:

“Nếu không có bất cứ chứng cứ rõ ràng giải thích cho những cáo buộc về việc trốn thuế của ông Quân, thì những tuyên bố của chính phủ không đáng tin, cũng chẳng thể làm mất uy tín đôi với sự biện hộ của những tổ chức ký tên cho rằng, những cáo buộc thế này thường được chính phủ Việt Nam sử dụng để bịt miệng những lời chỉ trích”.

Tổ chức Ân xá Quốc tế ở London, ra thông cáo:

“Đây là bản án lố bịch, và lại là một ví dụ rõ rệt cho thấy giới chức Việt Nam quấy rối và bỏ tù những người chỉ trích hòa bình có quan điểm khác. Rất khó để không kết luận rằng Lê Quốc Quân bị nhắm tới vì hoạt động nhân quyền – như nhiều lần trước đây”.

Các tổ chức quốc tế đặt nghi vấn vụ án mang màu sắc chính trị hoàn toàn đúng.

Anh Lê Quôc Quân, sau khi kết thúc khoá học ở Mỹ về nước năm 2007 đã bị bắt và cáo buộc tội "chống phá nhà nước" theo điều 79, Bộ Luật Hình sự, nhưng đã được trả tự do sau 100 ngày. Anh còn bị bị bắt vì tham dự phiên toà xét xử Cù Huy Hà Vũ trong năm 2011, từng bị côn đồ hành hung với nghi ngờ có bàn tay của an ninh.

Anh Lê Quốc Quân là một nhà hoạt động xã hội, nhân quyền, bảo vệ dân oan, là một người bất đồng chính kiến có tiếng, có ảnh hưởng và uy tín, đặc biệt với giáo dân. Anh là cái gai trong mắt mà lúc nào nhà cầm quyền cũng muốn nhổ đi.

Từ các động thái khám xét công ty, bắt giam, gây khó cho việc tiếp cận với luật sư và toàn bộ phiên toà bất minh, cho thấy đây là một đòn trả thù của nhà cầm quyền nhắm vào những tiếng nói phản kháng ôn hoà, nhằm mục đích bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận.

Anh Lê Quốc Quân sẽ kháng cáo và vụ án sẽ còn đưa ra toà phúc thẩm.

Trong ngày 2/10, hàng trăm thậm chí có nguồn tin nói tới hàng ngàn người ủng hộ luật sư Quân đã biểu tình phản đối tại Hà Nội. Chưa có một phiên toà nào mà người tham gia nhiều như vậy. Lực lượng cảnh sát chìm nổi dày đặc đã nỗ lực ngăn chặn mọi người tới phiên toà được gọi là công khai.

Hãng AFP viết rằng, “tầm mức cuộc biểu tình thật bất thường ở đất nước cộng sản”.

Số lượng đông đảo giáo dân Hà Nội, từ các địa phương đổ về Hà Nội, cũng như sự có mặt của dân oan, những người quý mến luật sư Lê Quốc Quân, cho thấy tình đoàn kết chia sẻ rộng lớn trước sự thật và công lý.

Bản án ở toà phúc thẩm có thể thay đổi nếu như cuộc tranh đấu của dân chúng, cũng như quốc tế tiếp tục được thực thi mạnh mẽ hơn nữa.

© Lê Diễn Đức - RFA Blog


Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Thanh Quang - Dư luận trước phiên xử LS Lê Quốc Quân


Thanh Quang,
phóng viên RFA



 Luật sư Lê Quốc Quân, ảnh chụp trước đây. - File photo

Theo kế hoạch thì hôm nay, thứ Tư ngày 2 tháng 10, LS Lê Quốc Quân bị giới cầm quyền trong nước đưa ra xét xử về tội gọi là “trốn thuế”. Thanh Quang ghi nhận phản ứng của một số bloggers về vấn đề này.

Cảnh báo không được dự phiên tòa

Theo nhiều giáo dân trong nước thì ngay trước khi phiên tòa xét xử tội gọi là “trốn thuế” của LS Lê Quốc Quân diễn ra tại Tòa án Nhân dân TP Hà Nội, đông đảo bà con giáo dân, dân oan, những người yêu mến Lê Quốc Quân đã quy tụ tại Giáo xứ Thái Hà chờ sáng thứ Tư này cùng nhau đến tìm cách dự phiên tòa. Theo tin của Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam thì nhiều bà con giáo dân xứ Vĩnh Hòa thuộc Giáo Phận Vinh, quê của LS Lê Quốc Quân, “đã đến Hà Nội an toàn; những anh chị em từ Sài Gòn, Vũng Tàu, Hà Nam cũng đã có mặt tại Hà Nội từ vài hôm nay để chuẩn bị mạnh mẽ ủng hộ LS Lê Quốc Quân vốn luôn bênh vực dân nghèo, xúc tiến nhân quyền, dân chủ, tự do tôn giáo cho người dân Việt. Còn lực lượng công an, an ninh chìm nổi – vẫn theo lời giáo dân – chật cứng để giám sát, theo dõi, ngăn chận”.

Từ Hà Nội, một trong những người bị “ban dân vận” cảnh báo không được tới dự phiên tòa, là blogger JB Nguyễn Hữu Vinh, nhận xét:
 “Theo cái nhìn của chúng tôi về vụ án gọi là trốn thuế của LS Lê Quốc Quân, theo diễn biến của vụ án từ lúc đầu tiên cho đến bây giờ thì chúng tôi có thể khẳng định rằng vụ án Lê Quốc Quân là vụ án chính trị được ngụy trang dưới cái cớ là “trốn thuế”. Điều này đối với thể chế Việt Nam và đối với các hoạt động pháp lý của nhà cầm quyền Việt Nam thì chúng tôi không thấy là lạ, bởi vì điều đó đã từng được diễn đi diễn lại rất nhiều lần dưới cái cớ nào đó. Họ đã từng lấy cớ “hai bao cao su đã qua sử dụng” đối với TS Cù Huy Hà Vũ, hoặc là cái cớ “trốn thuế” đối với Điều Cày – là những người yêu nước. Do đó, trong trường hợp LS Lê Quốc Quân, cái tội gọi là “trốn thuế”, một lần nữa, lại được đem ra sử dụng, thì đây cũng không phải là lạ. Và có thể đến giờ phút này, tôi khẳng định rằng, nếu như nói về tội trốn thuế, thì LS Lê Quốc Quân không đáng bị tù tội như trong thời gian qua, và gia đình anh cũng không phải bị khủng bố như vậy.”

Blogger Phương Bích lưu ý rằng hiện chưa có bằng chứng nào chứng tỏ công ty của Lê Quốc Quân “trốn thuế”, mà giới cầm quyền đã vội vã “tống” LS Quân vào tù khi sự việc chưa ngã ngũ:
“Việc LS Lê Quốc Quân bị gán tội trốn thuế này thì trước đó hai năm liền, sở thuế đã làm việc với công ty của anh Lê Quốc Quân nhưng vẫn không tìm ra chứng cớ nào để nói rằng đó là công ty trốn thuế. Nhưng vấn đề tôi cho là do việc anh Quân là một LS bất đồng chính kiến. Nhà cầm quyền không tìm được cách bắt tội này thì họ tìm cách khác. Tức là thế này: giới cầm quyền không chọn phương cách đối thoại trước tiên, mà tống người ta vào tù luôn. Hết một năm nay rồi, thì họ bắt buộc phải đưa LS Quân ra xét xử. Nhưng tôi có nói với công an là hiện nay, nếu nói là trốn thuế, thật sự theo như đài báo đưa tin là các đại gia trốn thuế tới hàng chục tỷ mà không thấy vị nào bị đi tù như LS Lê Quốc Quân cả. Trong khi đó, trường hợp LS Lê Quốc Quân, khi sự việc chưa ngã ngũ, thì họ đã tống anh Quân vào tù rồi.”

Luật sư Lê Quốc Quân. File photo.

Theo giới blogger trong nước thì ngay trước ngày diễn ra phiên xử LS Lê Quốc Quân, tình hình có dấu hiệu căng thẳng khác thường khi phe cầm quyền có vẻ quyết liệt ngăn chận những người ủng hộ, nhất là những nhà bất đồng chính kiến, đừng tới phiên tòa gọi là “công khai” đó. Nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh cho biết ông đã phải đón một đoàn khách không mời mà đến nhà - một đoàn gồm nào là của ban dân vận, của phường, của mặt trận, của đoàn thanh niên, phụ nữ:
“Đại khái là một đám hổ lốn kéo vào nhà tôi với mục đích khuyên tôi không nên đi dự tòa – một điều hết sức nhố nhăng. Tôi bảo với đoàn đó rằng tôi không cần lời khuyên đấy, mà tôi cần một văn bản đúng pháp luật là tôi có được đến dự tòa hay không được dự tòa. Bởi vì tôi đã là một người ngoài 50 tuổi rồi nên biết làm những việc gì của mình. Tôi chỉ làm những việc trong phạm vi pháp luật cho phép. Và những gì mà pháp luật không cấm thì tôi làm việc đó. Và tôi không cần lời khuyên của các ông. Và phái đoàn đó không trả lời được tôi nên họ kéo nhau ra về. Hành động của họ là như vậy – vừa lén lút vừa công khai một cách trắng trợn như vậy. Họ làm một việc rất vô bổ trong khi ngân sách nhà nước ngày càng eo hẹp, nền kinh tế ngày càng đi xuống. Nhưng người ta vẫn chi tiền cho những hành động như vừa qua. Việc đó phản ánh một sự thối nát, bất chính, không minh bạch của hệ thống cầm quyền hiện nay, của nền pháp chế hiện nay.”

Nền pháp lý lạc hậu

Theo blogger Phương Bích thì vệc xét xử LS Lê Quốc Quân, lẽ ra nhà cầm quyền phải để cho người dân đi xem, vì chuyện “trốn thế” là “xấu xa, cần phải lên án”, thì, blogger Phương Bích nêu lên câu hỏi, “tại sao giới cầm quyền không để người dân chứng kiến điều này mà mà lại ngăn cản họ? “. Blogger Phương Bích lưu ý:
“Nhưng họ không lý giải được gì cả, mà chỉ khuyên chúng tôi là không nên ra đấy “tụ tập đông người”. Tôi mới hỏi lại là tại sao vụ án Nguyễn Hữu Nghĩa giết người, thì không thấy họ nói tới chuyện tụ tập đông người? Tôi không rõ động thái của họ khi diễn ra phiên xử LS Quân là như thế nào. Tôi cảm giác rằng họ ngăn chận, Dù họ không ngăn chận được từng gia đình một, nhưng tôi nghĩ chắc chắn họ tìm mọi cách ngăn chận giáo dân hoặc những người đến ủng hộ LS Quân tại tòa. Có để họ sẽ chận đường đến tòa. Điều này chỉ tố cáo việc làm bất minh của giới cầm quyền.”

Nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh nhấn mạnh rằng việc LS Quân bị gán cho là “trốn thuế” chỉ là cái cớ hết sức “thô thiển, hèn hạ”. Và không thể dùng cái cớ một vụ án kinh tế để khủng bố những người đấu tranh dân chủ, bất đồng chính kiến với nhà nước. Blogger Nguyễn Hữu Vinh lưu ý về “những điều khuất tất”:
“Quan điểm của chúng tôi về vấn đề này, những điều khuất tất nhất là nếu như đây quả thực là vụ án kinh tế, thì họ phải xét trong những quy chiếu của những vụ án kinh tế ở VN hiện nay. Nếu là vụ án chính trị, thì rõ ràng đây là một vụ án chính trị mà nhà cầm quyền tìm cách để trù dập, bắt bớ, trả thù những nhà bất đồng chính kiến. Họ không thể dùng một tội danh rất là vớ vẩn thế này để bắt một tội danh khác. Đó là điều đầu tiên. Thứ hai, chúng tôi yêu cầu LS Lê Quốc Quân cũng phải được đối xử bình đẳng như những người khác, dù là dưới bất cứ tội danh nào. Không thể có những điều như Quốc hội đã thảo luận là có những người sai phạm những 20-30 tỷ đồng hoặc 200-300 tỷ đồng thì vẫn được nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật và những người chỉ sai phạm vài ba triệu đồng thì bị tù tội.”

Theo blogger Phương Bích thì không cứ riêng gì trường hợp Lê Quốc Quân, mà cũng như những vụ xử người yêu nước khác, từ Cù Huy Hà Vũ cho đến Điếu Cày, những vụ án như thế này sẽ tích tụ phản ứng của người dân càng ngày nhiều. Và cho dù hiệu quả này “chưa tức thời”, nhưng blogger Phương Bích tin rằng, cho đến một lúc nào đó, xã hội sẽ tiến lên bằng những “phản ứng tích tụ” của người dân như thế.

Nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh nhận thấy những người yêu nước sẵn sàng chấp nhận nhiều gian nan, thử thách. Từng đến chốn lao tù để chia sẻ với người yêu nước như blogger Điếu Cày, blogger JB Nguyễn Hữu Vinh bày tỏ cảm thông rằng:
“Chúng tôi đã nhìn thấy nỗi khổ sở của họ, những sự đau đớn của gia đình họ trước hoàn cảnh tù tội của người thân, khi giới cầm quyền dùng những lý do vớ vẩn, bề ngoài có vẻ hợp lý, để trả thù những người yêu nước như vậy. Chúng tôi thấy rằng đó là điều hoàn toàn phản ánh một nền pháp lý hết sức lạc hậu, hết sức thô thiển, hết sức cổ lỗ. Và điều đó nói lên rằng Việt Nam phải cần có một nhà nước pháp quyền thật sự, tam quyền phân lập một cách rõ ràng để người dân có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc, và mọi người được bình đẳng trước pháp luật. Điều này hết sức cần thiết đối với tình trạng Việt Nam hiện nay.”

Do đó, nói theo lời blogger Phạm Chí Dũng, “sẽ là tốt hơn nhiều nếu hiện ra chỉ dấu điềm lành trong phiên xử ngày mùng 2 tháng 10 này cho LS Lê Quốc Quân và cho cả chế độ”.


Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

J. B Nguyễn Hữu Vinh - Lê Quốc Quân và cuộc truy đuổi vòng quanh


J. B Nguyễn Hữu Vinh

Lê Quốc Quân lại bị bắt giam

Ngày 27/12/2012, Luật sư Lê Quốc Quân bị bắt. Việc bắt Lê Quốc Quân không phải chuyện lạ. Bởi đây là lần thứ 3 Lê Quốc Quân bị bắt vào nhà giam. Khác với hai lần trước, những lý do bắt bớ Lê Quốc Quân là “tổ chức hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” và “gây rối trật tự công cộng”, lần này, lý do bắt là “tội trốn thuế” - một tội danh nghe qua rất “bình thường” ở Việt Nam. Nhưng đối với Lê Quốc Quân, đây là cả một câu chuyện có quá trình dài.

Ngày 7/3/2007, Lê Quốc Quân bị bắt, tận ngày 19/3/2007 mới bị khởi tố theo điều 79 tội “tổ chức hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”. Sau 3 tháng, anh được trả tự do với bản tin trên báo chí rằng: “Trong quá trình tạm giam để điều tra, Lê Quốc Quân đã thành khẩn, xin được khoan hồng và có đơn trình bày. Vì vậy sáng 16/6, Lê Quốc Quân đã được cơ quan bảo vệ pháp luật thả về đoàn tụ gia đình” mặc dù đến ngày 25/10/2007, mới có quyết định đình chỉ điều tra bị can. Thực ra, ai cũng biết Lê Quốc Quân đã được thả ra không vì sự nhân đạo quá mức của nhà nước, mà chỉ là vì áp lực mạnh mẽ khi Nguyễn Minh Triết, chủ tịch nước muốn sang thăm Hoa Kỳ.

Ngày 4/4/2011 khi đang đi đến xem phiên tòa công khai xử sơ thẩm Cù Huy Hà Vũ Lê Quốc Quân lại bị bắt cùng với bác sĩ Phạm Hồng Sơn vì tội “gây rối trật tự công cộng”. Quá trình bắt giữ vụ này, dưới con mắt chứng kiến của không biết bao nhiêu người dân đi tham dự phiên tòa với video và chứng cứ đầy đủ rằng việc bắt bớ này hoàn toàn tùy tiện và có chủ đích đen tối. Một phong trào ủng hộ những người bị bắt bớ đã dấy lên khắp nơi. Sau 10 ngày giam giữ, Lê Quốc Quân lại được thả ra và kèm theo cái gọi là “Quyết định cảnh cáo”. Ngày 27/11/2011. Lê Quốc Quân lại bị nhận “Quyết định cảnh cáo” vì đã dám đi biểu tình ủng hộ Thủ tướng đề nghị có luật biểu tình.

Và điểm nút là ngày 27/12/2012, Lê Quốc Quân bị bắt vì tội trốn thuế, sau khi người em ruột của Quân cũng đã bị bắt giam mấy tháng trước đó để “điều tra”.

Như vậy, tội danh “trốn thuế” xem ra hữu hiệu hơn lý do “hai bao cao su đã qua sử dụng” trong vụ Cù Huy Hà Vũ. Và con đường đến trại giam của Lê Quốc Quân khá lòng vòng.

Nhưng cuối cùng, thì Lê Quốc Quân, một người ưa các hoạt động xã hội, quan tâm đến tình hình đất nước, biên giới, hải đảo và là người có nhiều đóng góp công sức cho cộng đồng công giáo cũng đi đến đích được soạn sẵn… nhà tù cộng sản.

“Trốn thuế” hay “hai bao cao su”?

Ở nước ngoài, trốn thuế là một tội danh nặng nề. Còn ở Việt Nam, doanh nghiệp trốn thuế là “chuyện thường ngày ở… khắp nơi”. Đến mức độ báo chí nhà nước phải kêu lên là quá nhiều doanh nghiệp trốn thuế. Ngày 3/6/2013 Báo Dân Trí có bản tin: “TP.HCM: Gần 1.300 doanh nghiệp bỏ trốn, “xù” luôn tiền thuế”.  “Nhiều doanh nghiệp dùng thủ thuật để trốn thuế”. Trong năm 2012, Cục Thuế TP.HCM đã thanh tra, kiểm tra gần 12.500 hồ sơ về thuế, phạt và truy thu hơn 6.000 tỉ đồng…

Do vậy, khi bị bắt về tội “Trốn thuế” người dân thường dễ tin hơn là tội “tổ chức lật đổ chính quyền nhân dân”. Bởi vì, ở VN đã hình thành một tâm lý từ rất xưa, nghiễm nhiên thành một quy luật xã hội rằng đã doanh nghiệp, hẳn nhiên trốn thuế.

Thế nhưng, việc tận dụng tội danh này trong một số vụ án nhằm lấy cớ bắt người đã lộ liễu đến mức người dân nghe qua là cảnh giác, nhất là đối với các đối tượng, những người yêu dân chủ, muốn có những đổi thay về chính trị. Điển hình là vụ án Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải, một người đi đầu trong các cuộc xuống đường chống Trung Quốc xâm lược và là một Blogger – Câu lạc bộ nhà báo tự do.

Ngày 20/4/2008, Công an quận 3 Sài Gòn bắt Nguyễn Văn Hải tại Đà Lạt. Ông bị đưa ra tòa tuyên 30 tháng tù vì tội trốn thuế. Bản án đã gây một làn sóng dư luận nghi ngờ tính trung thực của hành vi khởi tố và xét xử. Nhưng, phía nhà nước vẫn nghênh nghênh rằng: Ông Hải bị tù vì tội trốn thuế mà thôi.

Nhưng, cha ông đã dạy “Nói dối hay cùng”. Sau đó, chính báo chí nhà nước đăng tin như sau: “Ngày 20/4/2008, Nguyễn Văn Hải bị bắt vì tội tuyên truyền chống phá nhà nước CHXHCNVN” (Báo Petrotimes). Đến đây, tội danh “trốn thuế” đã được chứng minh chỉ là cái cớ. Thế rồi mãn hạn tù, chừng như chưa yên tâm thả ra, ông Hải tiếp tục bị nhốt để ra tòa tiếp vì tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” thêm 12 năm tù.

Người ta thừa biết rằng, nếu không có tội danh “trốn thuế” cho Điếu Cày, thì sẽ có “hai bao cao su đã qua sử dụng” như với Cù Huy Hà Vũ. Những sự thật sẽ dần dần lộ sáng cho biết giá trị của nền pháp quyền XHCN là gì.

Với Ls Lê Quốc Quân, có vẻ như tội danh trốn thuế cũng đã được lặp lại làm cái cớ bắt giữ. Màn kịch cũ lại được đưa ra diễn lại ở Hà Nội, nhân vật chính đã thay đổi nhưng nội dung vở kịch vẫn như cũ. Lê Quốc Quân đã bị bắt vì trốn thuế như thế nào?

Trước khi Lê Quốc Quân bị bắt, em trai Quân là doanh nhân Lê Quốc Quản đã bị bắt giữ, khám xét đồ đạc cùng với các nhân viên một công ty khác. Sau một thời gian, nhiều người trong công ty cùng bị bắt với Lê Quốc Quân ở công ty của mình.

Việc bắt giữ khẩn cấp một giám đốc vì trốn thuế với số tiền được nêu ra là 437,5 triệu đồng có ý nghĩa gì khi ngay cũng thời gian đó, một vụ án khác đã được đưa ra xét xử với tội danh trốn thuế hàng chục tỷ đồng được xử án treo? Thậm chí với kẻ chủ mưu vụ án cũng không bị bắt giữ mà chỉ “cấm đi khỏi nơi cư trú”. Vụ án này được chính báo An ninh Thủ đô đăng tải. Lẽ nào cơ quan điều tra Thành phố Hà Nội không đọc bản tin này để thấy rằng giữa con số hàng chục tỷ đồng có thật và 437,5 triệu đồng đang điều tra lại cần có sự xử lý khác biệt và khắc nghiệt đến vậy?

Đây không chỉ là câu hỏi, mà là câu trả lời cho những ai còn nghi ngờ về lý do “trốn thuế” trong vụ án này.

Điều tra? Án tại Hồ sơ?

Bản Cáo trạng của Viện KSND Thành phố Hà Nội đưa ra trong vụ án Lê Quốc Quân trốn thuế, cho người ta thấy cách điều tra của các cơ quan công an Hà Nội “công phu và tỉ mỉ” đến hài hước nhường nào trong vụ án này. Không rõ với phương thức điều tra này, số tiền 437,5 triệu trốn thuế kia (nếu có), có đủ cho phục vụ một phần nhỏ công việc điều tra đó?

Điều đáng nói là dù một người ít hiểu biết về pháp luật, nhưng đọc bản cáo trạng này, thì có thể khẳng định rằng không thể có ai thoát tội trốn thuế ở Việt Nam khi cơ quan công an cần bắt.

Này nhé, bạn ăn ba bát phở, mỗi bát 50 ngàn đồng, bạn trả tiền 150 ngàn và lấy hóa đơn hẳn hoi. Nhưng khi cơ quan điều tra đến, họ sẽ điều tra ra rằng mỗi bát phở chỉ đáng giá 20 ngàn, như vậy ba bát phở chỉ 60 ngàn và dù bạn có hóa đơn, giấy tờ chứng minh đầy đủ là đã trả tiền, thì bạn vẫn bi kết tội kê khống 90 ngàn để… trốn thuế. Vì sao ư? Lời khai của những người được công an triệu tập sẽ phù hợp với việc chứng minh rằng mỗi bát chỉ đáng giá 20 ngàn đồng và đó mới là cái cần đề kết tội! Còn việc anh đã trả 150 ngàn là chuyện không cần biết?

Tương tự ở đây, Công ty Giải pháp Việt Nam thuê các chuyên gia, có hợp đồng đầy đủ, giấy tờ chi tiền, nhận tiền với chữ ký từng cá nhân… phù hợp pháp luật. Thế nhưng, công an “triệu tập làm việc” và kết quả lời khai rằng họ đã không nhận đủ số tiền đó. Vậy là công ty bị kết tội ghi khống để trốn thuế mà không cần biết phía chi tiền có đồng ý đối chất hoặc thừa nhận việc đó là có hay không. Như vậy, những hợp đồng, những chữ ký của ngay chính những người đã nhận tiền có giá trị hơn, hay những lời khai trước cơ quan điều tra của từng người khi một mình họ đối diện với cán bộ điều tra tại cơ quan công an có giá trị hơn?

Theo cách nghĩ đơn giản nhất của người dân, khi  ký chữ ký của mình, người ký phải chịu trách nhiệm pháp lý về chữ ký đó. Việc anh ký nhận 10 triệu đồng, nhưng anh chỉ nhận một triệu, đó là lỗi và là trách nhiệm của anh mà cơ quan pháp luật không thể vì thế mà truy tội người chi tiền.

Cũng theo cáo trạng nói trên, một số giao dịch, mua bán hàng hóa được thể hiện rõ ràng bằng hóa đơn, hợp đồng… thế nhưng khi công an điều tra và nhận được lời khai rằng không có các giao dịch. Thế là tội đổ lên đầu người mua bất kể ý kiến của người mua ra sao.

Vậy về pháp lý, những hóa đơn đó nói lên điều gì? Việc xuất hàng, nhận tiền được xác nhận đầy đủ bằng chữ ký và con dấu có giá trị gì trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp và xã hội, hay chỉ phụ thuộc vào ý muốn của cơ quan điều tra coi đó có là chứng cứ hay không?

Trong khi đó, Bộ luật Tố tụng hình sự ghi rõ:
Điều 72. Lời khai của bị can, bị cáo
1. Bị can, bị cáo trình bày về những tình tiết của vụ án. 
2. Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ, nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án.

Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội.

Đọc bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân Hà Nội trong vụ án này, dù không có chuyên môn về luật pháp, người ta cũng không khỏi có những nghi ngờ cần thiết cho sự minh bạch và công lý ở quá trình điều tra, kết tội ở đây. Hầu hết, những kết tội của cơ quan điều tra là căn cứ vào lời khai, bỏ qua tất cả những giấy tờ, hợp đồng, hóa đơn có giá trị pháp lý hẳn hoi nhằm kết tội Lê Quốc Quân là giám đốc Công ty? Trong khi đó, chính nạn nhân là Lê Quốc Quân đã không hề được có ý kiến gì nêu ra tại đây?

Vậy đây là pháp luật hay đòn thù khi mà Bộ luật Tố tụng hình sự đã ghi rõ: “Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội”.

Vở hài kịch sẽ đi đến đâu?

Sơ qua vài chi tiết trong vụ án này, để thấy rõ hơn cái lý do bị bắt về tội “trốn thuế” của Lê Quốc Quân. Ở đó, là cả một quá trình công phu, tỉ mỉ và là con đường vòng vo đưa Lê Quốc Quân đi đến nhà tù sau khi hàng loạt lượt bắt bớ, giam giữ đã không thành công.

Vở hài kịch này sẽ dẫn đến đâu?

Chúng ta hãy chờ xem nền pháp lý Xã hội Chủ nghĩa biểu diễn như thế nào để thể hiện tính ưu việt “không cần tam quyền phân lập” như TBT Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố.

Hà Nội, ngày Báo chí Việt Nam, 21/6/2013
J.B Nguyễn Hữu Vinh


Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Lê Quốc Quân - ĐẢNG LÀ BÀ CỦA LUẬT PHÁP


Lê Quốc Quân

Chúng ta thường xuyên nghe cụm từ “Đảng và Nhà nước”. Tại sao phải đưa từ Đảng vào cụm từ đó và đứng trên Nhà nước, làm nhà nước mất thiêng, vừa tốn kém giấy mực vừa gây nhầm lẫn cho quốc tế ? (vì đảng tiếng anh còn có nghĩa là bữa tiệc )


Phải dùng cụm từ đó là vì nhân dân Việt Nam đang “một cổ hai tròng”, có 2 bộ máy song trùng đè đầu cưỡi cổ. Cứ bên Chính phủ có một “Bộ” là bên Đảng có một “Ban”. “Ban” chỉ đạo còn “Bộ” thực hiện. Dân phải kiếm tiền nuôi hai người tự nhận là lãnh đạo cỡi trên lưng, thỉnh thoảng lại có một cái bóng nằm giữa cũng tự xưng là lãnh đạo.

Công khai lấy tiền của dân

Điều 46 điều lệ của Đảng cộng sản, có quy định là: “tài chính đảng gồm các nguồn thu từ: Đảng phí, hoạt động kinh tế của Đảng và ngân sách Nhà nước”. Đảng phí thì ít, hoạt động kinh tế thì lỗ, thậm chí phải bù thêm. Phần nhiều nhất, quan trọng nhất cho hoạt động của đảng là là đến từ ngân sách Nhà nước.

Khi cần tiền thì đảng sang Bộ tài chính lấy và hầu hết chi bằng tiền mặt. Hoạt động của Đảng có ghi ra thành mục, tương ứng với các dòng vốn chi cho các hoạt động đó nhưng một số cơ quan của trong ngành an ninh, nội chính còn lấy lý do bảo mật thậm chí không ghi hạng mục và hạn mức, tự “vẽ” dự án, chuyên án cho riêng mình để chi tiêu.

Cho đến nay dân chưa bao giờ được nhìn thấy báo cáo kiểm toán công khai xem cơ quan Đảng đã sử dụng bao nhiêu tiền của dân và chi tiêu về vấn đề gì ?. Người dân không ai biết được ngoại trừ bộ phận kinh tài của đảng, và các đơn vị đi thanh tra, kiểm tra với nhau. Kiểm toán Nhà nước thì cũng đưa thông tin nhỏ giọt và có mục đích riêng.  

Tại sao nhân dân lại phải đóng thuế nuôi đảng ? Có người đã hỏi điều này ở đại hội thì ông Đỗ Mười khi đó là tổng bí thư trả lời là: “Đảng lãnh đạo dân thì nhận lương của dân là hợp lý”. Nhưng dân có cần đảng lãnh đạo không khi họ đã có Nhà nước ?. Nghiêm trọng hơn là sau này nếu có một đảng nào đó lên lãnh đạo rồi học theo cách đảng Cộng sản cũng đòi tiền ngân sách thì sao ?

Tóm lại ta có thể hình dung Mẹ Việt Nam hằng ngày, bán mặt cho đất bán lưng cho trời, nhưng lại phải cõng trên lưng 2 người rất béo, rất khỏe và ông nào cũng đòi lãnh đạo. Một ông thì lãnh đạo bằng Nghị quyết còn ông kia thì bằng Luật pháp, mẹ giống như con trâu đã bị xâu mũi kéo cày, hai bên 2 dây thừng, thỉnh thoảng ông lãnh đạo này lại giật sang bên trái, lúc thì ông khác ghì về bên phải.

Đảng là “bà” của luật

Một điều tréo cẳng ngỗng nữa là Quốc hội làm ra luật và Điều 4 Hiến pháp cũng quy định là đảng hoạt động “trong khuôn khổ Hiến Pháp và pháp luật”.Nhưng quốc hội lại phải dựa vào Nghị quyết để làm luật. Đảng nằm trong luật, luật nằm trong Nghị quyết nhưng Đảng lại “đẻ” ra Nghị quyết. Điều đó nghĩa là Đảng là “bà”, luật là “cháu” nhưng bà lại nằm trong bụng cháu.

Điều này dẫn đến sự thất bại thảm hại về thực tiễn. Lý do là thực tiễn rất sinh động và đời sống xã hội phải thay đổi luôn luôn. Như Tố Hữu đã nói cái “hòn máu đỏ” vô tổ quốc, vô gia đình (không quê hương sương gió tơi bời) đó cũng phải lớn lên, thay đổi, chạy theo để “rượt đuổi” thực tiễn phát triển xã hội và ban hành ra “Nghị Quyết” mới, từ Nghị quyết đó lại đi xây dựng Luật mới. Như vậy là bắt đầu lại khởi tạo một vòng tròn lập quy ngẫu hứng và nhiều khi mang tính phản động cao.

Đất nước đã có luật thì cứ theo luật mà làm, sao lại còn phải có Nghị Quyết. Chính việc ban hành các Nghị quyết đã thể hiện rõ tính chất lâm thời của đảng. Cứ tưởng có cả Nghị Quyết và cả Luật thì chắc ăn nhưng thực ra chính là nơi tạo ra khe hở. Sau đây là ví dụ thoát hiểm.

Đồng chí X thắng hai kiện tướng

Đồng chí X vừa là uỷ viên BCT vừa là Thủ tướng, ngài tồn tại với 2 tư cách và chuyên môn khác nhau, thậm chí đôi khi trái ngược nhau. Với tư cách là ủy viên BCT, đồng chí X cùng 13 người khác ra một Nghị quyết. Sau đó đồng chí X dựa vào Nghị quyết để thực hiện với tư cách là Thủ tướng. Khi hậu quả xảy ra, lẽ ra đồng chí X, với tư cách là ủy viên BCT thì phải “chịu trách nhiệm chính trị theo nghị quyết” và với tư cách là Thủ tướng ông phải“chịu trách nhiệm pháp lý theo luật”

Thế nhưng ông đã thắng cả 2 cửa. Trong Đảng Đồng chí X bảo tôi làm theo “quy định của pháp luật” và chịu trách nhiệm pháp lý vì Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp Luật. Ông cũng không quên giải trình về sự liên quan của 13 vị khác trong một trách nhiệm pháp lý chung theo luật định. Nhưng khi ở diễn đàn quốc hội, nơi dân chúng quan tâm và bàn về Luật và trách nhiệm pháp lý thì Đồng chí X lại khẳng định là mình theo đảng, làm theo Nghị quyết của Đảng và “chịu trách nhiệm chính trị với đảng”.

Điều này làm cho chúng ta nhớ lại một câu chuyện là cậu bé đánh thắng cả 2 nhà quán quân. Một kiện tướng cờ và một kiện tướng bài Poker. Chính cậu bé thách đấu cả 2 và khi cậu bé chạy đi chạy lại giữa 2 toa tàu là lúc cậu dùng kiến thức của kiện tướng này để đánh với người kia và ngược lại.

Đồng chí X đã dùng kiến thức kinh tế, pháp lý của mình để nói rất đúng trong  nội bộ đảng về Luật, sau đó lại chạy sang Quốc hội để đáp lại quốc hội tại diễn đàn chung theo Nghị quyết.

Phải độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

Hiến pháp và Pháp luật phải đại diện cho công lý, là nền tảng vững chắc cho đất nước và con người phát triển. Nó không phải là một ông kễnh với bộ não của một cậu bé vừa muốn nhận mình là khiêm tốn lại thích phán ra những điều kinh thiên động địa cho mai sau.

Và để không còn một cổ hai tròng, để đảng không còn lấy tiền dân chi tiêu cho riêng mình, không còn ai làm sai và thoát hiểm nữa thì Quốc hội phải độc lập làm ra luật, chính phủ thực thi luật và tòa án đứng ra canh giữ luật đó. Các cơ quan phải độc lập và đối trọng lẫn nhau thì mẹ Việt Nam mới đỡ bị một lúc 2 kẻ xâu mũi dắt đi lung tung theo chủ trương đầy ngẫu hứng như kẻ say rượu.


Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012

Mặc Lâm - Bị đấu tố vì tham gia biểu tình chống Trung Quốc


Mặc Lâm, biên tập viên RFA

Luật sư Lê Quốc Quân, người được biết nhiều qua các hoạt động cổ vũ dân chủ - nhân quyền và thường tham gia vào các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.

 Luật sư Lê Quốc Quân. Photo courtesy of vietlandnews

Mới đây ông đã bị Phường Yên Hòa (Quận Cầu Giấy, Hà Nội) tổ chức đấu tố về những điều mà chính quyền gọi là kích động chống đối chế độ, đòi lật đổ chính quyền. Mặc Lâm phỏng vấn LS Quân để biết thêm chi tiết sau đây.

Ép đi làm việc


Mặc Lâm: Thưa Luật sư, theo tin chúng tôi nhận được thì vào sáng thứ Bảy 14 tháng 7 vừa rồi Luật sư đã bị một nhóm nhân viên an ninh cũng như đại diện chính quyền đã tới văn phòng của Luật sư để hỏi han về việc gì đấy. Xin ông cho biết diễn tiến câu chuyện như thế nào ạ?

LS Lê Quốc Quân: Như thường lệ, buổi sáng thứ Bảy, tôi đến văn phòng làm việc. Khi Quân đến làm việc bình thường như thế thì họ ào đến một toán người rất đông, có cả đồng phục là đại diện cho chính quyền địa phương, rồi cơ quan của cái ông đại diện nơi văn phòng trụ sở phường và một số người mặc thường phục khác. Họ đưa ra một cái giấy triệu tập, mà giấy triệu tập thì mới chỉ ghi lần thứ nhất thôi, nên Quân bảo triệu tập phải có thời gian nhưng họ nói họ nhận chỉ đạo là “đề nghị anh đi làm việc luôn và đây có đại diện của địa phương đây rồi, cho nên là yêu cầu đi làm việc”.

Và họ ép Quân đi nhưng Quân chống cự lại. Quân bảo “Không đi được!”. Sau đó họ ngồi xuống, rồi có anh em bạn bè của Quân đến sau khi được vợ Quân liên lạc. Anh em cũng có trình bày và sau đó Quân giải thích theo luật rõ ràng, tức là muốn triệu tập người ta thì phải có thời gian. Hai nữa là có thể triệu tập đến 3 lần, và nếu đến lần thứ 3 mà không đi thì mới bị áp giải, còn ở đây các anh mới triệu tập lần đầu.

Mặc Lâm: Vậy thì mục đích chính họ đến văn phòng của ông là gì, thưa ông?

LS Lê Quốc Quân: Nội dung bản chất thì chắc là họ muốn làm rõ chuyện liên quan đến cuộc biểu tình tuần vừa rồi, hôm 8 tháng 7, và cũng có thể nếu tôi đi thì họ giữ luôn và ngăn cản chuyện ngày mai vì họ sợ biểu tình. Những chuyện về biểu tình vào ngày 8 tháng 7 thì trước đây công an quận Hoàn Kiếm có mời đến 2 giấy, tức là lần 1 và lần 2, nhưng bây giờ công an quận Hoàn Kiếm không có lần 3, mà đùng một cái, công an của thành phố Hà Nội mới bắt đầu cho nên chỉ ghi là “lần 1”. Vì là lần thứ nhất nên Quân không đi. Cuối cùng sau đó thì họ không lập biên bản, hơn nữa vì mọi người đến đông nên công an phải rút về và họ hẹn ngày khác. Ngay bây giờ công an vừa mới liên lạc với tôi, họ bảo là sẽ tống 2 cái giấy nữa, nhưng tôi không rõ là giấy gì.

Giáo dục tại phường


Luật sư Lê Quốc Quân (áo trắng, giữa) trong một lần biểu tình chống TQ. Photo courtesy of anhhaisg

Mặc Lâm: Vào đầu năm nay phường Yên Hòa là nơi Luật sư cư ngụ đã nhận trách nhiệm quản lý giáo dục tại phường đối với ông trong vòng 6 tháng. Xin Luật sư cho biết tại sao việc quản lý này lại xảy ra và nguyên do vì đâu ạ?

LS Lê Quốc Quân: Cái quyết định giáo dục tại phường xã không phải là do công an quận Hoàn Kiếm, mà do phường của tôi, nơi tôi cư trú là phường Yên Hòa, thuộc quận Cầu Giấy, đã ra quyết định. Cái quyết định giáo dục tại phường xã này ra từ ngày 13-1-2012 lại căn cứ vào hai cái quyết định xử phạt hành chính trước đó của công an quận Hoàn Kiếm, đó là một lần do tôi đi tham dự phiên tòa xử Cù Huy Hà Vũ và bị giữ, lần thứ hai tôi đi biểu tình chống Trung Quốc cũng bị giữ.

Công an quận Hoàn Kiếm ra 2 quyết định cảnh cáo tôi, nhưng mà hai cái quyết định đấy thì tôi không thừa nhận vì họ tự ra và họ tự ký với nhau chứ tôi không hề biết. Họ chuyển hai cái quyết định đó lên cho quận Cầu Giấy, rồi quận Cầu Giấy đưa xuống phường Yên Hòa là nơi tôi cư trú, và phường này ra quyết định giáo dục. Cá nhân tôi không công nhận hai cái quyết định đó cho nên việc họp hành hay là nhận xét phê bình về việc thực hiện quyết định đó tôi không tham dự.
.
Chưa bao giờ tôi tham dự vào chuyện đấy vì hai cái quyết định ấy là trái pháp luật và tôi đang khởi kiện về căn cứ để ra cái quyết định giáo dục tại phường xã đó, cho nên tôi không đi. Thực tế hôm qua họ vẫn tiến hành họp, tiến hành thu hình, có cả an ninh. Theo tôi được biết có cả báo An Ninh, có cả truyền hình đến để thu hình lấy ý kiến của dân phố ở đấy. Nói chung thì đấy là kiểu lên án tôi. Ngày hôm qua tôi thực sự có các việc khác quan trọng hơn, đó là tôi chở vợ con đi dự sinh nhật một người bạn của tôi, và có một buổi tối vui vẻ với gia đình thay vì đến nghe họ đấu tố mình.

Bị đấu tố? 


Luật sư Lê Quốc Quân từng nộp đơn tự ứng cử ĐBQH. Photo courtesy of nuvuongcongly

Mặc Lâm: Mới đây phường Yên Hòa đã tổ chức một cuốc đấu tố đúng theo nghĩa đen của từ này đối với cá nhân của Luật sư. Cuộc đấu tố này lên án ông rất nặng nề và cho rằng ông có hành vi coi thường pháp luật. Ông nghĩ sao về sự việc này, thưa Luật sư?

LS Lê Quốc Quân: Tôi không bao giờ có hành vi coi thường pháp luật. Tôi là người tuân thủ pháp luật đến mức hết sức tỉ mỉ, thậm chí nhiều người bảo là cứng nhắc. Tôi chỉ làm những điều mà pháp luật không cấm đối với công dân. Hai nữa là đối với bài báo mà anh đề cập tới đó thì tôi cho là nó không phản ánh đúng ý chí của người dân.

Hôm qua tôi không tham dự cuộc họp đấy nhưng tôi cũng photo bản lên tiếng về quan điểm của tôi, sau đó tôi để ngay tại phòng thường trực của tổ dân phố để cho mọi người đọc. Khi tôi về thì mọi người đã nhận hết, đọc hết, thậm chí họ còn kêu ông thường trực bảo là còn nữa thì đưa thêm cho họ. Tôi còn có 2 bản cũng đưa luôn. Mọi người cơ bản là đồng ý và giữ một thái độ không tôn trọng thì cũng hết sức là bình thường với tôi. Khu phố của tôi là Tổ 64 nhưng cái nhà ngày hôm qua họ tổ chức đấu tố lại ở Tổ 50 và hầu hết là những người ở đâu đến phát biểu ý kiến chứ không phải là những người ở trong tổ của tôi.

Tôi tin rằng nếu có người trong tổ tôi phát biểu thì họ cũng nói theo tôi, không đến mức nặng nề đối với tôi vì khi sống ở đó tôi tuân thủ pháp luật, ôn hòa với mọi người và thực sự tôi cũng làm việc chung với mọi người trong khu phố và mọi người đều biết cả. Nhưng ở đây thì họ tổ chức tại một nơi khác rồi sau đó lên tiếng qua lăng kính của các nhà báo theo ý của họ nữa.

Cá nhân tôi có thể tóm lược lại là tôi tuân thủ pháp luật và sống ôn hòa với mọi người xung quanh, không có sự gì nặng nề cả. Còn ý đồ của chính quyền thì họ muốn làm như thế nào thì đó là việc của người ta. Theo tôi, họ mới là những người hành động trái pháp luật.

Mặc Lâm: Ngay sau đó thì báo Hà Nội Mới khi đăng lại bản tin về cuộc đấu tố thì đã có ghi thêm ý kiến của phóng viên cáo buộc rằng ông đã kích động và lợi dụng người đi biểu tình chống Trung Quốc để gây bất ổn đến an ninh chính trị. Luật sư nghĩ sao về những cáo buộc này ạ?

LS Lê Quốc Quân: Theo tôi, đã gọi là biểu tình yêu nước thì không thể có khái niệm là kích động hay lôi kéo những người biểu tình khác. Cá nhân tôi cũng không có hành vi nào như họ nói, nhưng tôi có bày tỏ quan điểm của tôi về việc tôi cho rằng hành động của Trung Quốc gây hấn, xâm lấn một cách ngang ngược ngày càng gia tăng ở Biển Đông như thế là hết sức nghiêm trọng. Tôi cho đó là một nguy cơ nhãn tiền đối với dân tộc, đối với đất nước của chúng ta, cho nên những người con yêu nước, ngay cả bây giờ tôi trả lời anh thì tôi cũng nói là những người nào yêu nước mà trăn trở trước vận mệnh của dân tộc thì có quyền bày tỏ chính kiến, bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề đó. Việt Nam chưa có luật biểu tình để ngăn cấm hay là cho phép chuyện đấy, nhưng trong quá trình đi biểu tình lúc nào tôi cũng giữ thái độ ôn hòa.

Tôi có một ý ra ngoài câu hỏi của anh, tôi thấy người ta muốn làm cao hơn việc này, có nghĩa là họ đòi giáo dục tôi 6 tháng trong phường xã của tôi mà không đạt kết quả như họ mong muốn thì họ có thể sử dụng những biện pháp mạnh hơn, có nghĩa rằng theo như quy định thì có thể đưa tôi đi giáo dục tập trung ở cơ sở giáo dục như là chị Bùi Thị Minh Hằng. Nhưng tôi nghĩ rằng như thế là hoàn toàn vô lý và tôi thực sự chưa biết sẽ như thế nào, nhưng mà như thế thì chẳng còn gì để nói nữa.

Mặc Lâm: Một lần nữa xin cám ơn LS Lê Quốc Quân về cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.

LS Lê Quốc Quân: Xin cảm ơn anh. Chào anh.

M.L. – L.Q.Q.
Nguồn: rfa.org


Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

Đất nước ăn trộm chó

Blog Lê Quốc Quân


Tôi suy nghĩ nhiều lắm khi đặt cái tít bài này. Vì dán nhãn một đất nước ăn trộm chó thì mình cũng khác nào thằng bắt chó. Nhưng đó là câu nói của thằng em họ tối qua khi nó mất đến con chó thứ 4. Những kẻ lưu manh lạ lùng trong xã hội này ngang nhiên cướp chó ngay giữa thanh thiên bạch nhật.


Bọn cướp dùng dây phanh làm một cái thòng lọng và tung vào cổ chó. Kẻ đằng trước rú ga, con chó chống cự lại đến mức tất cả chân của nó trượt trên đường, bật máu, sau đó nó quỳ xuống, đầu gối lết trên mặt đường đá khô khốc, máu bật ra và nước mắt chảy. Khi lịm đi thì bọn cướp giật lên, ôm ngang người và bỏ chó vào bao tải.


Chó bị gom vào các lò mổ


Cậu em nhìn thấy liền lấy xe máy phóng lao theo, rượt theo lên đoạn cánh đồng làng trên, bọn trộm chó dừng xe, rút kiếm ra và vẫy cậu em lại. Thương chó lắm, nhưng nó đành lau nước mắt và quay xe. Nó bảo thương con chó vô cùng, đau buồn đến nỗi nghĩ đến chuyện uống thuốc tự tử hoặc tự mình làm một quả bom nổ tung xác.


Gọi nhờ tư vấn, nó bảo: “Anh Quân ơi, tồn tại làm chi giữa đất nước ăn trộm chó này nữa”. Tôi bảo bình tĩnh vì nếu không mấy thằng phản động sẽ cười vào mũi nó, nói: “làm cách mạng gì cái ngữ mày, mất có con chó quèn mà cũng dọa ôm bom lên ủy ban”. Thực tâm, thằng em chỉ muốn có chế độ mới không có kẻ trộm chó. Nó bảo ngày xưa Lão Hạc, Chị Dậu đói khổ đến mấy, nuôi được con chó vẫn có thể bán kiếm tiền. Còn bây giờ ông Nam trong làng nghèo, neo đơn, chỉ có con chó làm bạn mà cũng vưà bị câu mất cách đây 3 tuần.

Theo nó, bắt trộm chó giờ đã trở thành phổ biến, trải dài từ thành thị đến nông thôn, từ vùng đồng bằng đến miền núi. Đêm đêm kẻ trộm chà đi xát lại những vùng quê miền trung nghèo đói, xác xơ để tìm cách bắt chó. Nó bắt của người khá giả lẫn cả những người mà tài sản chỉ có một con chó. Chúng đi xe máy, rồ ga, vòng đi vòng lại, kích thích chó trong nhà lao ra sủa, khi đó nó sẽ tung dây thòng lọng ra xiết cổ lôi đi. Nếu chó khỏe, tỳ chân chống cự lại thì vung gậy sắt quật ngang mõm, chó bất tỉnh ngay lập tức và chúng bắt bỏ vào bao tải. Chú Kiên có con chó 40 cân, sợ không kéo đi được nên bọn chúng dùng thuốc để đánh bả. Thuốc độc mua từ Trung Quốc, 250 ngàn một viên rất nhỏ dùng đánh được cả mấy tạ chó. Chó chết người Việt cũng ăn tất !

Không chỉ ăn trộm ở trong nước, kẻ trộm chó còn sang tận Lào bắt hết chó Lào, chó ở Lào ít đi, bọn trộm chó lại tràn sang bắt cả chó ở Thái Lan. Là đất nước theo đạo Phật, người Thái quý trọng và không bao giờ ăn thịt chó. Vì vậy, Chính quyền Thái đã bắt bỏ tù một số kẻ chuyên đi bắt trộm chó xuyên quốc gia. Nhưng những kẻ trộm chó người Việt vẫn chui lủi đi đập chó và vớt chó chết ở khắp vùng Đông Bắc Thái Lan.

Năm 1996, tôi gặp 1 khách du lịch Mexico anh ấy bảo: “Người Việt Nam vui vẻ nhưng sao họ cứ bắt chó nhốt trong lồng vậy. Những con chó đó đi đâu? ” 15 năm trôi qua, hôm nay qua mạng facebook cô bạn người Anh kiên quyết nói không bao giờ đi du lịch Việt Nam nữa: “Vì những ánh mắt khẩn nài của các con chó sắp chết bị chở đi trên đường phố cứ ám ảnh mãi”.

Đã bao giờ bạn nuôi chó hoặc nhìn sâu vào ánh mắt của một con chó quý chưa? Nếu rồi, chắc bạn sẽ  thấy sự khốn nạn của những tay trộm chó. Nhưng khốn nạn hơn là cơ chế nào để tạo ra những con người lương thiện Việt Nam năm nào đã trở thành những kẻ ăn trộm chó lạnh lùng, thản nhiên. Có tên trộm bị dân đập chết, đốt xác, coi mạng người như mạng chó nhưng vẫn tiếp tục có nhiều người ăn cướp chó.

Ít đứa suy nghĩ sâu như thằng em họ. Nó bảo rõ ràng Chính quyền xã nó bảo kê cho bọn trộm chó. Nó bảo vì có những quan chức ăn cắp hàng tỷ đồng mà vẫn lên TV giảng đạo đức “oách” cho nên bọn trộm chó nó nghĩ mình tội trộm chó chỉ bằng trộm cái lông chân của dân nên cũng nhơn nhơn, thách thức. Nó bảo công an xã bảo kê vì có những chủ vựa chó trộm xây được nhà lầu, đào hầm ngầm để nhốt chó trộm ngay trong xã cứ 2 ngày xuất đi Hà Nội một chuyến hàng trăm con, dân biết hết mà Chính quyền vẫn làm ngơ. Sau đó nó trầm tư: “làm sao mà có được cái thòng lọng để trặc cổ chính quyền xã như trặc chó”.

Tôi can, bình tĩnh, bình tĩnh !

——————————————
Xin giới thiệu bài hùng biện hay nhất trong vòng 100 năm qua dành cho một con chó do luật sư Georges Graham viết. Xin trích lại nguyên văn cả Vietnamese & English.

BÀI BÀO CHỮA CHO CON CHÓ

Thưa quý ngài hội thẩm,

Người bạn tốt nhất mà con người có được trên thế giới này có thể một ngày nào đó hoá ra kẻ thù quay lại chống lại ta. Con cái mà ta nuôi dưỡng với tình yêu thương hết mực rồi có thể là một lũ vô ơn.

Những người gần gũi thân thiết ta nhất, những người ta gửi gắm hạnh phúc và danh dự có thể trở thành kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy và sự trung thành. Tiền bạc mà con người có được, rồi sẽ mất đi. Nó mất đi đúng vào lúc ta cần đến nó nhất. Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi một hành động một giờ.

Những kẻ phủ phục tôn vinh ta khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta sa cơ lỡ vận. Duy có một người bạn hoàn toàn không vụ lợi mà con người có được trong thế giới ích kỷ này, người bạn không bao giờ bỏ ta đi, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay tráo trở, đó là con chó của ta.

Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như trong lúc bần hàn, khi khoẻ mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết lấp vùi, miễn sao được cận kề bên chủ là được. Nó hôn bàn tay ta dù khi ta không còn thức ăn gì cho nó. Nó liếm vết thương của ta và những trầy xước mà ta hứng chịu khi ta va chạm với cuộc đời tàn bạo này. Nó canh giấc ngủ của ta như thể ta là một ông hoàng dù ta có là một gã ăn mày.
Dù khi ta đã tán gia bại sản, thân bại danh liệt thì vẫn còn con chó trung thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời. Nếu chẳng may số phận đá ta ra rìa xã hội, không bạn bè, vô gia cư thì con chó trung thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, cho nó làm kẻ bảo vệ ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lại kẻ thù.

Và một khi trò đời hạ màn, thần chết rước linh hồn ta đi để lại thân xác ta trong lòng đất lạnh, thì khi ấy khi tất cả thân bằng quyến thuộc đã phủi tay sau nắm đất cuối cùng và quay đi để sống tiếp cuộc đời của họ. Thì khi ấy còn bên nấm mồ ta con chó cao thượng của ta nằm gục mõm giữa hai chân trước, đôi mắt ướt buồn vẫn mở ra cảnh giác, trung thành và chân thực ngay cả khi ta đã mất rồi.

Georges Graham Vest (1830-1904)

Nguyên bản tiếng Anh:
A TRIBUTE TO THE DOG
By George Graham Vest

Gentlemen of the jury:
The best friend a man has in the world may turn against him and become his enemy. His son or daughter that he has reared with loving care may prove ungrateful. Those who are nearest and dearest to us, those whom we trust with our happiness and our good name may become traitors to their faith. The money that a man has, he may lose. It flies away from him, perhaps when he needs it most. A man’s reputation may be sacrificed in a moment of ill-considered action. The people who are prone to fall on their knees to do us honor when success is with us, may be the first to throw the stone of malice when failure settles its cloud upon our heads.

The one absolutely unselfish friend that man can have in this selfish world, the one that never deserts him, the one that never proves ungrateful or treacherous is his dog. A man’s dog stands by him in prosperity and in poverty, in health and in sickness. He will sleep on the cold ground, where the wintry winds blow and the snow drives fiercely, if only be may be near his master’s side. He will kiss the hand that has no food to offer; he will lick the wounds and sores that come in encounter with the roughness of the world. He guards the sleep of his pauper master as if he were a prince. When all other friends desert, he remains. When riches take wings, and reputation falls to pieces, he is as constant in his love as the sun in its journey through the heavens.

If fortune drives the master forth an outcast in the world, friendless and homeless, the faithful dog asks no higher privilege than that of accompanying him, to guard him against danger, to fight against his enemies. And when the last scene of all comes, and death takes his master in its embrace and his body is laid away in the cold ground, no matter if all other friends pursue their way, there by the graveside will the noble dog be found, his head between his paws, his eyes sad, but open in alert watchfulness, faithful and true even in death.

[1] Đầu đề là sử dụng lại câu nói của một người bị mất trộm chó.



Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD)

Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Quân

Sức Mạnh Hoa Kỳ

Kỳ 7

Một nền Chính trị không làm gì cả

Hoa kỳ có một lịch sử của sự lo lắng là mình sẽ bị mất đi sự sắc bén của mình. Lần này tối thiểu đã là một cơn sóng lo lắng lần thứ tư kể từ năm 1945. Đợt lo lắng đầu tiên là vào cuối những năm 1950, hậu quả sau khi Xô Viết phóng vệ tinh Sputnik. Lần thứ hai là vào những năm 1970, khi giá dầu cao và sự tăng trưởng chậm đã thuyết phục người Mỹ tin rằng Tây Âu và Saudi Arabia là các sức mạnh của tương lai, và Tổng thống Nixon đã điềm báo về sự giáng sinh của một thế giới đa cực. Lần gần đây nhất đã đến vào giữa những năm 1980, khi hầu hết các chuyên gia đều tin rằng Nhật bản sẽ là siêu quyền lực thống trị về kinh tế và công nghệ của tương lai. Những lo lắng trong các trường hợp như thế này có sự thể hiện thông minh và rất rõ rệt. Nhưng không một tình huống nào đã trở thành sự thật. Nguyên nhân là vì cơ chế Hoa Kỳ đã được chứng tỏ là một cơ chế mềm dẻo, có khả năng xoay sở, đàn hồi và có thể sửa chữa những khuyết điểm đồng thời có thể chuyển hướng các chú ý của mình. Một sự tập chú vào sự suy yếu của kinh tế Mỹ sẽ đưa đến kết quả là ngăn chặn được sự suy yếu đó. Vấn nạn của ngày nay là cơ chế chính trị Hoa Kỳ có lẽ có nhiều khả năng tạo nên các liên minh rộng rãi để giải quyết được các vấn đề phức tạp.

Thứ Năm, 13 tháng 1, 2011

ĐỪNG NHÌN VÀO DỰ THẢO ĐẠI HỘI ĐẢNG XI

Blog Lê Quốc Quân

Màn diễn Đại hội XI sẽ đến lúc khép lại và chắc đường lối sẽ không khác nhiều so với dự thảo. Trước mắt có vẻ bi quan nhưng về dài hạn chính sách càng lạc hậu thì càng mâu thuẫn với thực tiễn. Bức xúc xã hội càng dâng cao và sẽ thúc đẩy thay đổi mạnh mẽ.

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2010

Ghé thăm các Blog [23/09/2010]

BLOG BS HỒ HẢI

NÊN LO HAY NÊN MỪNG?

Với những ngôi trường trung học có không gian rộng với nhiều họat động ngọai khóa rèn luyện kỹ năng sống và để học sinh có những buổi họat động với thiên nhiên thì làm sao trẻ có thời gian để đối xử nhau bằng nắm đấm?