Hiển thị các bài đăng có nhãn Lê Phú Khải. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lê Phú Khải. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 21 tháng 3, 2023
Lê Phú Khải: Chiến tranh ở Đông Âu nhìn từ góc độ văn hóa
Chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga hiện nay có cội nguồn từ chiều sâu văn hóa. Đó là sự đụng độ giữa văn hóa pháp quyền phương Tây và văn hóa cường quyền phương Đông.
Aristotle (384 – 322 trước công nguyên) từng tuyên bố: Plato là thầy tôi, nhưng chân lý còn quý hơn thầy! Cái văn hóa “chân lý quý hơn thầy” đó đã làm nên nền văn minh cổ đại Hy – La (Hy Lạp – La Mã) rực rỡ. Vượt qua đêm dài Trung cổ, văn hóa Hy – La được phục hưng ở Thế kỉ Ánh sáng (Siècle des Lumières) với những tên tuổi lẫy lừng: Diderot, Montesquieu, Rousseau, Voltaire…
Nhân loại còn ghi nhớ những câu nói bất hủ của Voltaire: Dù tôi không tán thành điều anh nói; nhưng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ quyền được nói của anh (Je ne suis pas d’accord avec ce que vous dites, mais je me battrai jusqu’à la mort pour que vous ayez le droit de le dire).
Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2022
Lê Phú Khải: Tuỳ bút về Putin
Người Pháp có câu ngạn ngữ thâm thuý: “Les peuples heureux n’ont pas d’histoire” (Những dân tộc may mắn không có lịch sử). Không có thiên tai, không có chiến tranh, không có anh hùng… Các sử gia không có gì để viết cả! Nước Na Uy vừa được bình chọn là nước hạnh phúc bậc nhất thế giới nhiều năm liền đó thôi. Bởi lẽ, mấy trăm năm nay lịch sử nước này chẳng có gì để viết cả.
Khi Putin mới lên ngôi, một người bạn vong niên của tôi là nữ nhà báo Hồng Thuỷ ở Đài Tiếng nói Việt Nam biết tôi ham đọc sách, nên đã đem đến tặng cuốn sách mới in viết về Tổng thống Putin. Bìa sách có in hình Putin đang múa võ Judo. Trong sách có nhiều hình ảnh Putin đang cởi trần cưỡi ngựa, đang ở trần câu cá…
Đọc hết cuốn sách tôi thấy rất buồn và rất lo cho dân Nga. Bi kịch của các nước lớn như Nga, Trung Quốc là không “may mắn” có quá nhiều “lịch sử”. Người dân của các nước này lại nhiễm phải cái bệnh nan y là thích làm Đại Nga, Đại Hán. Những người lãnh đạo của họ lại mắc chứng vĩ cuồng! Vĩ cuồng đến từng chi tiết ở trần cưỡi ngựa, ở trần câu cá. Người như thế là người dễ hoang tưởng, không phải là người tỉnh táo!
Trước kia, Tổng thống Pháp là ông Mitterrand, trước khi lên làm tổng thống, ông là một dịch giả có tiếng. Nhưng chẳng có nhà xuất bản nào ở Pháp chịu in các tác phẩm của ông. Khi ông trúng cử tổng thống rồi, các nhà xuất bản bu lấy xin in các tác phẩm dịch của ông. Tổng thống đã từ chối. Ông đã không mắc bệnh vĩ cuồng hoang tưởng. Thiệt là may mắn cho nhân dân Pháp.
Nhưng điều lo lắng của tôi khi đọc xong cuốn sách về Putin, và điều không may mắn cho nhân dân Nga đã đến vào ngày 24.2.2022, khi Putin hoang tưởng mình sẽ trở thành Pierre đại đế, ra lệnh xâm lược Ukraine bằng sức mạnh tổng lực của một siêu cường quân sự hàng đầu!
Ban đầu, ai cũng nghĩ rằng, kể cả phương Tây cũng cho là Ukraine sẽ bị đè bẹp trong chốc lát. Có lẽ vì quá mụ mẫm mà ngay cả những cái đầu thông minh nhất của các chính sách gạo cội đã quên mất những nguyên lý cơ bản của chiến tranh. Họ đã sa vào thuyết vũ khí luận.
Thứ Tư, 8 tháng 9, 2021
Lê Phú Khải: Nên chăng thay đổi tư duy chống dịch
(Tặng Trần Bang)
Khi nghe những khẩu hiệu như: “chống dịch như chống giặc”, “mỗi khu phố là một pháo đài…”, “mỗi người dân là một chiến sĩ”… tôi đã thấy lo, vì, chúng ta đã lấy tư duy thời đánh giặc xâm lược làm tư duy chống dịch. Cảm hứng của tư duy chiến tranh, đánh giặc… là căm thù, càng giết được nhiều giặc càng tốt. Vì thế, quốc ca của chúng ta ban đầu có câu: “thề phanh thây uống máu quân thù” (sau có sửa đoạn này). Bài quốc ca của Pháp La Marseillaire cũng có câu: Hãy để máu quân thù tưới đẫm luống cày của chúng ta! Con covid không phải là địch, cứu chữa bệnh nhân Covid phải là tư duy trị bệnh cứu người, yêu thương người bệnh, thầy thuốc phải như mẹ hiền! Vẻ mặt hung dữ của các vị dân phòng mà tôi quan sát được tại các chốt gác ở Sài Gòn, Cần Thơ… là tư duy đánh giặc, là tư duy của chuyên chính vô sản, đánh kẻ thù. Người bị F0, F1 có thể là bệnh nhân, phải thiết lập một nền chuyên chính lương tâm với bệnh nhân, với đồng bào của mình. Phải thay đổi tư duy chống dịch thì mới thắng được dịch.
Cũng may, các vị lãnh đạo cao của chính quyền như Thủ tướng Phạm Minh Chính, ông Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã kịp có những uyển chuyển về tư duy chống dịch trong những phát biểu gần đây. Tôi thấy rất mừng. Nhưng vô cùng sửng sốt khi thấy ông Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh lại mới ra lệnh giãn cách một cách cứng rắn nhất để chống dịch Covid cho dân thủ đô. Vì thế, một tờ báo ở Bỉ (nước Bỉ dùng tiếng Pháp) đã rút cái tít lớn như sau: Hanoi transformée en prison à ciel ouvert pour lutter contre le coronavirus! (Tạm dịch: Hà Nội đã biến thành một nhà tù lộ thiên để chống coronavirus!). Bài báo này ăn khách đến mức nhiều tờ báo ở Châu Âu đã đăng lại nó. Ông Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh chẳng học gì được từ những kinh nghiệm của TP.HCM nên đã làm trò cười cho cả Châu Âu, cả thế giới!
Dịch giã rồi sẽ qua đi. Nhưng chúng ta sẽ phải rút ra những bài học sâu sắc sau đại dịch này. Chẳng hạn, trong tình hình nguy cấp, nếu Hiến pháp của ta không có những tu chính án về tình hình khẩn cấp của đất nước thì Quốc hội phải họp để ra những luật khẩn cấp trong một thời gian ngắn để dễ dàng cho ngành hành pháp ra những chỉ thị không vi hiến.
Để kết thúc bài này, tôi xin chép lại hai câu thơ rất hay mà ít người biết của thi sĩ Xuân Diệu:
Phải can đảm mới bền gan yếu đuối
Phải khôn ngoan mới đủ trí dại khờ!...
Vì thế, trong vụ án Đồng Nọc Nạn ở Nam bộ năm 1928, một luật sư người Pháp đã khuyên Chính phủ Pháp nên vứt bỏ nền chuyên chế bằng sức mạnh của khẩu súng, thay bằng nền chuyên chế của trái tim (dictature du cœur) thì mới mong cai trị được lâu dài ở xứ Việt Nam.
Cần Thơ, 7.9.2021
L.P.K.
Nguồn : BVN
Khi nghe những khẩu hiệu như: “chống dịch như chống giặc”, “mỗi khu phố là một pháo đài…”, “mỗi người dân là một chiến sĩ”… tôi đã thấy lo, vì, chúng ta đã lấy tư duy thời đánh giặc xâm lược làm tư duy chống dịch. Cảm hứng của tư duy chiến tranh, đánh giặc… là căm thù, càng giết được nhiều giặc càng tốt. Vì thế, quốc ca của chúng ta ban đầu có câu: “thề phanh thây uống máu quân thù” (sau có sửa đoạn này). Bài quốc ca của Pháp La Marseillaire cũng có câu: Hãy để máu quân thù tưới đẫm luống cày của chúng ta! Con covid không phải là địch, cứu chữa bệnh nhân Covid phải là tư duy trị bệnh cứu người, yêu thương người bệnh, thầy thuốc phải như mẹ hiền! Vẻ mặt hung dữ của các vị dân phòng mà tôi quan sát được tại các chốt gác ở Sài Gòn, Cần Thơ… là tư duy đánh giặc, là tư duy của chuyên chính vô sản, đánh kẻ thù. Người bị F0, F1 có thể là bệnh nhân, phải thiết lập một nền chuyên chính lương tâm với bệnh nhân, với đồng bào của mình. Phải thay đổi tư duy chống dịch thì mới thắng được dịch.
Cũng may, các vị lãnh đạo cao của chính quyền như Thủ tướng Phạm Minh Chính, ông Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã kịp có những uyển chuyển về tư duy chống dịch trong những phát biểu gần đây. Tôi thấy rất mừng. Nhưng vô cùng sửng sốt khi thấy ông Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh lại mới ra lệnh giãn cách một cách cứng rắn nhất để chống dịch Covid cho dân thủ đô. Vì thế, một tờ báo ở Bỉ (nước Bỉ dùng tiếng Pháp) đã rút cái tít lớn như sau: Hanoi transformée en prison à ciel ouvert pour lutter contre le coronavirus! (Tạm dịch: Hà Nội đã biến thành một nhà tù lộ thiên để chống coronavirus!). Bài báo này ăn khách đến mức nhiều tờ báo ở Châu Âu đã đăng lại nó. Ông Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh chẳng học gì được từ những kinh nghiệm của TP.HCM nên đã làm trò cười cho cả Châu Âu, cả thế giới!
Dịch giã rồi sẽ qua đi. Nhưng chúng ta sẽ phải rút ra những bài học sâu sắc sau đại dịch này. Chẳng hạn, trong tình hình nguy cấp, nếu Hiến pháp của ta không có những tu chính án về tình hình khẩn cấp của đất nước thì Quốc hội phải họp để ra những luật khẩn cấp trong một thời gian ngắn để dễ dàng cho ngành hành pháp ra những chỉ thị không vi hiến.
Để kết thúc bài này, tôi xin chép lại hai câu thơ rất hay mà ít người biết của thi sĩ Xuân Diệu:
Phải can đảm mới bền gan yếu đuối
Phải khôn ngoan mới đủ trí dại khờ!...
Vì thế, trong vụ án Đồng Nọc Nạn ở Nam bộ năm 1928, một luật sư người Pháp đã khuyên Chính phủ Pháp nên vứt bỏ nền chuyên chế bằng sức mạnh của khẩu súng, thay bằng nền chuyên chế của trái tim (dictature du cœur) thì mới mong cai trị được lâu dài ở xứ Việt Nam.
Cần Thơ, 7.9.2021
L.P.K.
Nguồn : BVN
Thứ Năm, 22 tháng 7, 2021
Lê Phú Khải: Thực dân Pháp xưa kia đã chia tỉnh ở nước ta như thế nào?
Trên toàn cõi Việt Nam, khi người Pháp chiếm đóng, họ đã chia các tỉnh mà thủ phủ của mỗi tỉnh cách nhau khoảng 60 km. Như thế, để khi dân chúng đi xin giấy tờ gì, cho dù đang ở vùng giáp ranh giữa hai tỉnh, người dân chỉ phải đi 30 km là đến cơ quan đầu não của tỉnh. Sáng đi, chiều có thể về đến nhà bằng xe thổ mộ, tức xe ngựa.
Nhìn trên toàn bản đồ Việt Nam, chỉ có hai tỉnh Mỹ Tho và Bến Tre, hai thủ phủ của tỉnh chỉ cách nhau chừng hơn 10 km, vì, cách nhau con sông Tiền rộng lớn.
Đùng một cái, sau ngày thống nhất đất nước, có vị lãnh đạo tối cao hứng chí ra lệnh sát nhập 2-3 tỉnh với nhau! Tỉnh Lạng Sơn nhập với Cao Bằng được gọi là tỉnh Cao Lạng. Nhưng Uỷ ban tỉnh Cao Lạng lại đóng ở Cao Bằng. Đồng bào phía Lạng Sơn muốn xin giấy tờ cấp tỉnh phải đi đường số 4 men theo biên giới Việt - Trung, một bên là vách đá cheo leo, một bên là vực sâu thăm thẳm! Đường xa, phải ngủ lại, vô cùng vất vả!
Người viết bài này lúc đó là phóng viên Đài Truyền hình Trung ương (nay là Đài Truyền hình Việt Nam), đi quay một bộ phim về cây hồi Lạng Sơn, khi muốn quay cảnh phỏng vấn ông chủ tịch tỉnh Cao Lạng phải cất công sang tận Cao Bằng. Chuyện thật nực cười!
Buổi sớm, tôi bảo anh lái xe của Đoàn 12 mà chúng tôi thuê xe đi dài ngày, rằng: Đường xa, đi sớm cho được việc! Anh ta chỉ nói nhát gừng: Để chiều tối sẽ đi. Tôi bực mình quá, than: Đường núi cheo leo, ban ngày ban mặt không đi, lại chờ đến chiều tối mới đi là thế nào?! Năn nỉ mãi, anh ta lại nói: Các anh nhà báo thì biết gì (!). Đến sẩm tối, đoàn làm phim ba người chúng tôi mới được cậu lái xe Đoàn 12 phất tay ra hiệu lên đường. Đi được chừng ba cây số thì một chiếc xe tải chở đầy gỗ phóng phăm phăm ngược chiều lao thẳng vào chiếc com-măng-ca của chúng tôi. Cậu lái xe phải nép sát vào vách đá để tránh. Chiếc xe tải đi rồi, cậu ta mới giải thích: Ở trên miền núi này, lái xe miền xuôi không ai chịu lên làm việc, nên lâm trường quốc doanh phải thuê cánh tài xế người dân tộc. Họ uống rượu say rồi nhảy lên cabin phóng ào ào! Xe lâm trường hất xe người khác xuống vực là chuyện “thường ngày ở huyện”! Vì thế, chúng tôi phải đợi đến tối, hết xe lâm trường mới đi cho chắc ăn. Thỉnh thoảng, đi qua một vách đá có hang ở bên trong, cậu lái xe lại đập tay bóp còi, tiếng động vang vào vách đá, dội lại như tiếng bom nổ! Cậu ta cười bảo: Làm thế để các nhà báo khỏi buồn ngủ.
Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2020
Lê Phú Khải: Đó là Sơn Nam ! (Trích Hồi ký )
![]() |
Sơn Nam |
Sơn Nam kể với tôi: Hồi tao mới lên Sài Gòn kiếm sống, một lần bà già tao từ quê lên hỏi: Mày lên đây làm gì để sống? – Viết văn. Bà già hỏi lại: Viết văn là làm gì? Tao thưa: Viết văn là có nói thành không, không nói thành có (!). Bả nổi giận mắng: Mày là thằng đốn mạt. Tao không cãi, chỉ làm thinh! Sau chừng như thương con quá, bà lại hỏi: Thế viết văn có sống được không? Tao bảo: Viết một giờ bằng người ta đạp xích lô cả ngày! Bả thấy vậy không hỏi gì nữa rồi lặng lẽ ra về.
Sơn Nam đã viết văn từ đó đến nay, 50 năm có lẻ. Tập truyện nổi tiếng nhất của ông là Hương rừng Cà Mau đã tái bản nhiều lần. Ông được độc giả tấn phong là nhà “Nam bộ học” với hàng loạt tác phẩm khảo cứu: Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Đồng bằng sông Cửu Long, Văn minh miệt vườn, Cá tính miền Nam, Bến Nghé xưa … Ông rành về phong tục, lễ nghi, ẩm thực của dân Nam bộ. Mỗi buổi sáng, ông thường uống cà phê ở quán sân Nhà truyền thống quận Gò Vấp đường Nguyễn Văn Nghi. Ai có việc gì cần hỏi về đất nước con người Nam bộ thường ghé tìm ông ở đó. Kể cả mời ông đi tế lễ ở đình chùa! Có người làm ăn khá giả tìm ông để biếu ít tiền uống cà phê (!)
Dạo nhà xuất bản Trẻ thành phố Hồ Chí Minh tổ chức kỷ niệm 20 năm thành lập, có mời ông với tư cách là cộng tác viên ruột lên phát biểu trong buổi lễ long trọng đó. Ông nói ngắn gọn: “Tôi sức yếu quá, nếu khỏe như Huỳnh Đức thì đã đi đá banh rồi. Lại xấu trai nữa, nếu không đã đi đóng phim như Chánh Tín từ lúc còn trẻ. Vừa ốm yếu lại vừa xấu trai nên đành đi viết văn vậy. Bây giờ Nhà xuất bản Trẻ làm ăn khấm khá, các anh chị có cơm ăn, tôi cũng có chút cháo!” Mọi người cười rộ.
…Dạo Sài Gòn kỷ niệm 300 năm, Sơn Nam có theo một đoàn phim ra Quảng Bình dự lễ tưởng niệm Tướng quân Nguyễn Hữu Cảnh người Quảng Bình có công khai phá đất Nam bộ. Khi làm lễ, Sơn Nam giở gói đồ khăn đóng áo dài của mình đem từ Sài Gòn ra, mặc vô và tế lễ rất đúng bài bản. Các cụ Quảng Bình khen nức nở: Trong Nam người ta có lễ hơn cả mình ngoài này! Sơn Nam nói: Trong Nam cũng có nhiều thằng lưu manh lắm, nhưng cử người đi xa, phải cử thằng có lễ chớ! Các cụ Quảng Bình ngẩn người!
Thứ Ba, 12 tháng 5, 2020
Lê Phú Khải: Nền tư pháp hoang dại ở Việt Nam còn tồn tại đến bao giờ?
Ở những nền tư pháp tử tế, khi một nghi phạm bị bắt thì người đi bắt phải nói với nghi phạm: Ông/Bà được phép mời luật sư. Từ đó trở đi, mỗi lần công an hỏi cung nghi phạm thì luật sư ngồi bên cạnh, luật sư có quyền không cho người hỏi cung hỏi câu này hoặc câu khác, vì “câu hỏi đó không đúng luật”! Vì luật sư là người nắm luật pháp hơn cả. Mỗi biên bản hỏi cung như thế phải có chữ ký chứng thực của luật sư thì lúc ra toà lời khai mới có giá trị.
Ở Việt Nam thì các vụ án luật sư không được tiếp cận hồ sơ từ đầu, chứ đừng nói gì đến ngồi cạnh nghi phạm khi bị hỏi cung. Ở vụ án Hồ Duy Hải, luật sư không được gặp Hải bao giờ cả. Bị đánh đến thừa sống thiếu chết thì nghi phạm thà nhận là mình “giết người” để không bị tra tấn đau đớn! Những lời khai trong bóng tối như thế ở một nền tư pháp dân chủ đều không có giá trị pháp lý. Vì thế mới có nguyên tắc tối thượng là trọng chứng, không trọng cung. Tất cả các nguyên tắc đó của nền tư pháp văn minh của nhân loại, với chế độ độc đảng, đảng lãnh đạo toàn diện triệt để mọi lĩnh vực đời sống xã hội thì các nguyên tắc đó đều bị đem vứt vào sọt rác.
Không ai nhìn thấy Hồ Duy Hải lúc xảy ra án mạng cả.
Không có dấu vân tay của Hồ Duy Hải ở hiện trường.
Tang vật để giết người của Hồ Duy Hải là cái thớt và con dao được mua từ ngoài chợ đem về.
Thế mà toà vẫn xử Hồ Duy Hải tử hình!
Còn có gì trắng trợn, coi thường đạo lý và đểu cáng dã man hơn hả ông Nguyễn Hoà Bình chánh án?
Lúc ông từ miền quê nghèo Quảng Ngãi ra đi, ông có hình dung ra mình sẽ quyền thế và giàu có như thế này không, nhờ nền tư pháp mà đại biểu Quốc hội Ngô Bá Thành năm xưa tổng kết trong một câu bất hủ: “Chúng ta có cả một rừng luật, nhưng khi xử thì xử theo luật rừng!”?
Thứ Năm, 19 tháng 3, 2020
Lê Phú Khải: Thư ngỏ gửi Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam: Các vị phải hành động trách nhiệm để cấp cứu đồng bằng sông Cửu Long!
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang bị Trung cộng ích kỷ và đểu cáng bức tử, vì chúng đã xây dựng một chuỗi 8 con đập thuỷ điện với tổng công suất 15.400 MW ngay trên dòng chính thượng nguồn sông Mekong!
Trung cộng còn giúp đỡ các nước Thái Lan, Lào… xây các đập thuỷ điện trên dòng Mekong.
ĐBSCL đang bị bức tử. Hàng trăm ngàn hecta lúa chưa ngậm đòng đã chết lụi! Hàng trăm ngàn hộ dân ĐBSCL đang chết khát nước ngọt!
Vì lẽ đó, tôi rất đau đớn và phẫn nộ khi thấy những người đang cầm quyền – dù không được dân bầu – vẫn thờ ơ vô trách nhiệm, chỉ lo sắp đặt, cơ cấu cho phe cánh của mình ở đại hội 13 sắp tới.
Mỗi năm, dòng sông vĩ đại và thiêng liêng này chảy đi 500 tỷ mét khối nước, với lưu lượng 13.200 m3/giây, chuyên chở 1000 triệu tấn phù sa màu mỡ… Đó là sự “hẹn hò của lịch sử” chờ đón người Việt đi khai hoang mở đất về phương Nam.
Thưa quý vị, với tư cách là phóng viên thường trú của cơ quan ngôn luận cấp trung ương tại ĐBSCL hơn 10 năm, và đặc trách theo dõi đồng bằng 10 năm sau đó, tôi đã viết hằng ngàn tin, bài cho đài báo, và đã xuất bản 6 đầu sách về vùng đất ĐBSCL mà tôi yêu quý gắn bó. Ba trong sáu cuốn sách đó đã được tái bản, có cuốn được tái bản đến lần thứ hai như cuốn Đồng Tháp Mười hôm nay. Cuốn cuối cùng là Đồng bằng sông Cửu Long – 40 năm nhìn lại được in năm 2015 có độ dày 360 trang.
Trong những cuốn sách được viết bằng mồ hôi và trí tuệ đó của tôi, tôi đã phản ánh, dự báo tất cả những hiểm hoạ đe doạ ĐBSCL là thiếu ngọt và xâm nhập mặn. Sách được bán hết và còn tái bản, nhưng chỉ có các cháu sinh viên, các nhà trí thức, nhà nghiên cứu mua! Tức là những người không có quyền lực gì đọc (!). Tôi có “điều tra” phỏng vấn một vài vị bộ trưởng, trong đó có bộ trưởng nông nghiệp và cán bộ lãnh đạo ở ĐBSCL, không ai đọc sách của tôi cả! Thậm chí, có Tổng bí thư, tôi gửi tặng sách, cũng không hề có hồi âm! Với tư duy nhiệm kỳ, người ta còn lo giữ ghế và vơ vét!
ĐBSCL tươi đẹp và đau khổ với 13% diện tích của cả nước, 18% dân số cả nước, có 47% diện tích đất lúa cả nước, có sản lượng 56% sản lượng lúa cả nước, chiếm 90% lượng gạo xuất khẩu hằng năm. ĐBSCL có 40% sản lượng thuỷ sản của cả nước và 60% sản lượng xuất khẩu thuỷ sản hằng năm. Riêng con cá tra (trong sổ tay phóng viên thường trú của tôi), năm 2008 sản lượng đạt 1,2 triệu tấn, xuất khẩu 640.829 tấn, trị giá xuất khẩu đạt 1,453 tỷ USD, chiếm 32,2% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản cả nước.
Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2020
Lê Phú Khải: Con virus Corona làm 1,3 tỷ dân Trung Quốc bừng tỉnh
Cách đây 4 năm, tôi đổi một căn hộ ở Hoàng Hoa Thám, Tân Bình để được một căn hộ trong chung cư ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng quận 7, nơi có môi trường tự nhiên tốt hơn.
Một buổi sáng tôi ra điểm tâm tại một quán ăn sang trọng gần đó, trong khu chung cư của tôi đang ở. Đang ăn, một chiếc xe du lịch sang trọng đỗ xịch, một vị đàn ông trung niên dáng vẻ một đại gia bước xuống, đến ngồi trước mặt tôi.
Trong câu chuyện với vị đàn ông trạc 50 tuổi này, ông “động viên” tôi: Bác đã về hưu, lại được sống trong khu đô thị Phú Mỹ Hưng cao cấp với nhiều công viên cây xanh thế này thì quá tốt, sẽ thọ…
Tôi bảo: Chú nhầm rồi, chỉ là tương đối tốt mà thôi! Không ai có thể khôn ngoan tìm một chỗ “dễ thở” cho riêng bản thân mình! Chỉ cần cái bãi rác Đa Phước ở Bình Chánh không được xử lý, tiếp tục bốc mùi hôi thối, theo gió tràn về đây thì cả khu phố Phú Mỹ Hưng sang trọng này hoàn toàn xoá sổ! Các biệt thự quanh đây mà chú trông thấy dù có bán vài trăm đồng cũng không ai thèm mua! Vấn đề là phải có một thể chế chính trị dân chủ, minh bạch, có tự do ngôn luận thì… mới có “dễ thở” cho cả xã hội! Chú nên nhớ không khí là quan trọng nhất, cái biệt thự trước mặt chúng ta nhìn thấy kia không có giá trị gì nếu không khí trong nhà hôi thối!
Ông bạn trung niên chăm chú nghe tôi, rồi nói: Cháu hiểu ra rồi, xin phép bác để cháu thanh toán bữa sáng nay làm kỷ niệm.
Tôi kể lại câu chuyện này để nói về con virus Corona hôm nay. Nếu có tự do ngôn luận, lời nói trung thực không bị bịt miệng, đàn áp… thì dịch Corona không thành thảm hoạ cho nước Tàu và thế giới hôm nay!
Thứ Năm, 27 tháng 6, 2019
Lê Phú Khải (Thành viên CLB Lê Hiếu Đằng): Phạm Toàn - Con Người Viết Hoa
Tất cả những từ ngữ tốt đẹp nhất, dù có được huy động hết lên trang giấy cũng đều không đủ để viết về con người Phạm Toàn.
Ông là nhà báo, nhà văn có tài với bút danh Châu Diên nổi tiếng, là nhà ngôn ngữ học, là dịch giả của hàng nghìn trang sách khó dịch nhất, là nhà hoạt động chính trị đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam với trang diễn đàn Bauxite Việt Nam, và trên hết, ông là nhà giáo tự tập hợp học trò và bạn bè để soạn sách giáo khoa Cánh Buồm suốt 9 năm ròng khi trong túi không có một đồng xu nhỏ! Sách giáo khoa Cánh Buồm ra đời như một thách thức của một cánh buồm nhỏ trên đại dương trước cơn sóng bạc đầu sách giáo khoa nhà nước chi hàng trăm nghìn tỷ để “soạn” ra nó! Có trường tiểu học ở Hà Nội đã dạy theo sách Cánh Buồm nhiều năm nay, và học trò nhỏ chăm chỉ đi học hàng ngày, vì đến trường… vui quá!
![]() |
Một thành viên trẻ của nhóm Cánh Buồm, tác giả và Phạm Toàn. |
Nghe tin bạn bè đến chơi báo tin ông Phạm Toàn ốm nặng, tôi chỉ cười. Vợ tôi mắng: Năm nào ông cũng ra Hà Nội cả tháng để soạn sách giáo khoa với ông Phạm Toàn, mà nghe tin ông ấy ốm nặng lại chỉ cười! Tôi mắng lại: Người như Phạm Toàn thì không thể chết được! Ông ấy là lực sĩ.
Sở dĩ tôi quả quyết Phạm Toàn không thể chết được, vì cách đây 2-3 tháng, ông mới gọi điện cho tôi và ra chỉ thị: Mày chọn cho tao độ 10 người trong đó, có tâm huyết với giáo dục để tao gửi email cho các vị ấy, nhờ đọc và nhận xét về cuốn sách giáo khoa nhóm Cánh Buồm mới soạn xong chưa in… Đang làm việc say sưa như thế thì làm sao mà chết được!
Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2019
Lê Phú Khải: Đổi mới chính trị?
Sau đại hội 6 (1986) bác sỹ Nguyễn Khắc Viện vô Sài Gòn “trú đông” và xuống Mỹ Tho chơi với tôi cả tuần lễ. Ông nói: Đại hội 6 chỉ mới được 50%! Tôi hỏi vì sao? Ông giải thích: Chỉ đổi mới về kinh tế mà không đổi mới về chính trị thì nền kinh tế đất nước sẽ do bọn mafia điều hành.
Bây giờ thì đã nhãn tiền: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì nền kinh tế ấy trong tay bọn mafia – được gọi bằng cái tên mỹ miều: Nhóm lợi ích!
Các nhóm lợi ích tranh giành, xâu xé nền kinh tế của đất nước. Tham nhũng “nhìn đâu cũng thấy, sờ đâu cũng có” như chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thừa nhận. Vì thế, tại Hội nghị Trung ương 10 vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nêu câu hỏi hắc búa cho các Uỷ viên Trung ương ngồi dưới hội trường: Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không?
Câu hỏi “động trời”, quá nhạy cảm, quá nghiêm trọng với một đảng toàn trị… nên sau đó, ông Tổng Bí thư lại “hạ nhiệt”, và kết luận: Đổi mới chính trị là đổi mới hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy, nhân sự phương thức, lề lối làm việc.
Đã đề cập đến “đổi mới chính trị” thì trước hết phải xét nội hàm của từ ngữ “chính trị” là gì, để từ đó biết cần phải làm gì và không lấn cấn, do dự trong nhận thức và sau đó là hành động quyết tâm đổi mới, đổi mới triệt để, đem lại phát triển và bền vững cho đất nước, hạnh phúc cho dân tộc, trong đó có hạnh phúc của người cộng sản…
Sách Từ điển Tiếng Việt trang 180 (NXB Khoa học xã hội, 1988) định nghĩa chính trị như sau: Những hoạt động của một giai cấp, một chính đảng, một tập đoàn xã hội nhằm giành và duy trì quyền điều khiển bộ máy nhà nước.
Sách Từ điển Petit Larousse của Pháp ở trang 797 định nghĩa politique (chính trị) như sau: Relatif au gouvernement d’un Etat: institution politique. Tạm dịch: Thuộc về quyền lực của một nhà nước là thể chế chính trị.
Thứ Ba, 5 tháng 3, 2019
Lê Phú Khải: Ông Lê Duẩn đã định làm bom nguyên tử như thế nào?
Cũng may cho nhân dân ta có những bậc trí thức lớn, đủ trí, đủ dũng như Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Khắc Viện, Tạ Quang Bửu... đã can ngăn các lãnh tụ sau cơn say chiến thắng... không bán cả nước đi để trở thành một siêu cường hạt nhân! Chúng ta hãy tưởng nhớ các vị đó.
![]() |
Bút tích của bác sỹ Nguyễn Khắc Viện |
Một buổi chiều vào cuối năm 1988, tôi đang ngồi làm việc tại nhà riêng ở thành phố Mỹ Tho êm ả bên bờ sông Tiền, lúc ngửng lên, bỗng thấy một ông già đội nón lá, tay xách cái bị đứng trước cửa! Nhìn kỹ hóa ra Bác sỹ Nguyễn Khắc Viện (!). Bác Viện nói: Tôi xuống xe đò, quên mất đường đến nhà cậu, một bà lão hỏi: Có phải bác là sỹ quan mới cải tạo không? Tôi nói phải, thế là bà ấy chỉ đường cho tôi đến đây.
Từ sau ngày đất nước đổi mới (1986), bác Viện hễ vào Sài Gòn là hay xuống Mỹ Tho chơi với tôi. Bác muốn qua tôi để tìm hiểu về công việc làm ăn của nông dân đồng bằng sông Cửu Long mà tôi là nhà báo của trung ương duy nhất đang thường trú tại đó. Ở chơi nhà tôi, đôi lúc bác kể những chuyện “thâm cung bí sử” của triều đình cộng sản mà một trí thức như bác, thường được can dự hoặc chứng kiến...
Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2018
Lê Phú Khải: Nguyễn Duy, người “nâng cấp” ca dao
Ca dao là những viên ngọc lung linh, trong suốt, lấp lánh trên bầu trời văn hóa của dân tộc. Tưởng chừng không ai có thể làm cho nó đẹp hơn, hay hơn được nữa. Thử nghĩ, ai có thể gọt dũa thêm, trau chuốt hơn những câu ca dao như thế này:
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi
Vậy mà thật bất ngờ cho tất cả những người Việt trong nước và trên toàn thế giới phải sững sờ, phải lặng người đau đớn khi đọc bài thơ “Cướp” của Nguyễn Duy:
Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan ( ca dao)
Cướp xưa băng nhóm làng nhàng
Cướp nay có đảng có đoàn hẳn hoi
Có con dấu đóng đỏ tươi
Có còng có súng dùi cui nhà tù
…
Ai qua thành phố Bác Hồ
Mà coi cướp đất bên bờ Thủ Thiêm
Bây giờ mẹ phải dặn thêm
Quan tham là cướp cả đêm lẫn ngày
Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2018
Lê Phú Khải: “Thế lực thù địch” – mi là ai?
Những năm gần đây, trên các phương tiện thông tin quốc doanh, luôn xuất hiện những từ “những thế lực thù địch” đang chống phá nhà nước Việt Nam. Đặc biệt Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng càng hay nhắc đến cụm từ này! Vậy, những thế lực thù địch nó từ đâu ra, sao càng ngày càng nhiều và gây lo sợ cho nhà cầm quyền đến thế?!
Không khó để tìm ra, ai đã sinh ra các thế lực thù địch!
1/ Những người nông dân đang sống yên lành trên thổ cư và ruộng đồng của họ, bỗng một hôm có kẻ vác một bao tiền đến “làm việc” với chính quyền xã, huyện... lên một “dự án”. Dự án được “duyệt”, rồi báo cáo lên tỉnh, được thông qua... Thế là công an được điều đến để giải tỏa mặt bằng. Mất nhà, mất ruộng rồi họ đi đâu, làm gì để sống, không cần ai biết! Dân không chịu, kéo nhau đi kiện từ Nam chí Bắc. Thế là thành “tụ tập đông người”, thành thế lực thù địch!
2/ Công nhân trong các nhà máy do nước ngoài đầu tư, nhưng công đoàn lại do chủ đầu tư trả lương. Công nhân đình công đòi tăng lương, đòi cải thiện đời sống, công đoàn cuội bênh vực chủ. Lại đình công, lại thành “tụ tập đông người”, thành thế lực thù địch!!!
3/ Tín đồ các giáo phái tự do tín ngưỡng, không thừa nhận các chùa chiền quốc doanh, các sư sãi quốc doanh... thế là thành “thế lực thù địch”!
4/ Các nhà trí thức thấy hơn 40 năm đất nước thống nhất mà biển mất đằng biển, đảo mất đằng đảo, họ “nhìn vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa / Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi”! (thơ Bùi Minh Quốc) nên họ viết phản biện ôn hòa lên các trang mạng tự do... Thế là thành “thế lực thù địch”!
5/ Ngày tưởng niệm các chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh ở trận Gạc Ma, ở Hoàng Sa, ở chiến tranh biên giới phía Bắc 1979... dân kéo nhau đi thắp hương tưởng niệm dưới tượng đài Lý Thái Tổ, tượng đài Trần Hưng Đạo... thế là thành “thế lực thù địch”.
Nếu thống kê hết những nguyên nhân, nguồn gốc nào sinh ra “thế lực thù địch” thì còn nhiều lắm... Các nhà xã hội học có thể làm luận văn tiến sĩ về đề tài này…
Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016
Lê Phú Khải - Trao đổi với giáo sư Võ Tòng Xuân về xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long
![]() |
GS Võ Tòng Xuân |
Mặn được đánh giá là tài nguyên,
nhưng mặn chỉ phù hợp với dải rừng đất ướt ven biển, với những nơi hội tụ đủ điều
kiện nuôi trồng thuỷ sản đem lại lợi nhuận cao, nhanh và nghề làm muối. Trái lại,
mặn huỷ diệt cây trồng nông nghiệp và kìm hãm việc phát triển dân cư, gây trở
ngại cho cuộc sống con người. Vì thế mà các nước giàu có như Mỹ, Nhật chỉ tiêu
thụ tôm mà không nuôi tôm.
Ở những vùng nhiễm mặn ở đồng bằng
sông Cửu Long, từ lâu, mặn được coi là “kẻ thù” của nông dân. Vì thế từ chỗ
hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời mùa mưa, ở vùng mặn người nông dân đã biết
“luồn lách” để sống. Họ tìm cách be bờ giữ ngọt, quai đê lấn biển, đào kênh dẫn
ngọt, trữ ngọt mùa mưa, tiết kiệm mùa khô. Ở vùng mặn chỉ làm một vụ lúa trông
vào nước trời, năng suất thấp. Khát khao đổi đời của người nông dân vùng mặn đồng
bằng sông Cửu Long kéo dài theo năm tháng. Nhưng ngọt hoá cả một vùng rộng lớn
thì sức của người nông dân cá thể không làm nổi.
Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016
Lê Phú Khải - Tập dân chủ
Tiến sĩ Nguyễn Quang A vừa phát động, kêu gọi mọi người Việt Nam ra ứng cử Quốc hội đúng pháp luật hiện hành nếu thấy mình đủ tài đủ đức gánh vác việc nước việc dân. Nhiều vị trí thức trẻ đã hưởng ứng và tuyên bố ra ứng cử Quốc hội.
Trước sự kiện
này, tôi bỗng nhớ đến nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện. Bình sinh có lần ông đã viết,
đại ý: Nước ta, dân tộc ta có truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm, có truyền
thống đoàn kết, có truyền thống cần cù lao động… nhưng không có truyền thống
dân chủ… Đó là lần đầu tiên có một người dám viết như thế: Nước ta không có
truyền thống dân chủ. Thế là gây tranh cãi. Có người còn dẫn câu ngạn ngữ “Phép
vua thua lệ làng” và cho đó là dân chủ để bác bỏ ý kiến của Nguyễn Khắc Viện.
Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015
Lê Phú Khải - Đồng bằng sông Cửu Long - 40 năm nhìn lại (Kỳ 1: Ngăn sông cấm chợ)
Cùng với việc tập thể hóa nông nghiệp, chính sách quản lý thị trường, ngăn sông cấm chợ đầu những năm 80 thế kỷ trước, những lộng hành của hệ thống các trạm trại quản lý thị trường, thâu thuế, đăng kiểm tàu bè ở cái xứ sông rạch chằng chịt này đã gây nên bao bất bình, căm phẫn cho người nông dân vốn rất hiền lành ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Đầu những năm 80, người viết cuốn
sách nhỏ này có mặt ở Đồng bằng sông Cửu Long với tư cách là phóng viên thường
trú của Đài Tiếng nói Việt Nam tại đồng bằng, có dịp rong ruổi trên sông nước
Cửu Long đã chứng kiến tận mắt những cảnh rất đau lòng do bộ máy quan liêu,
hống hách, tiêu cực gây ra với đồng bào.
Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015
Lê Phú Khải - Có bao nhiêu thế hệ ước mơ tháp truyển hình cao nhất thế giới?
Ngày 10 tháng 3 năm 2015 vừa qua, tại khách sạn Hilton Hà Nội đã diễn ra lễ ký thỏa thuận dự án “Đầu tư xây dựng tháp truyền hình Việt Nam” với sự tham gia của đại diện VTV, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Công ty cổ phần tập đoàn BRG.
Tại lễ ký thỏa thuận đó, ông Trần Bình Minh, Tổng Giám đốc VTV đã cho hay, tháp truyền hình của dự án sẽ cao 636 mét, cao nhất thế giới. Ông còn tuyên bố: “Đó là ước mơ không biết bao nhiêu thế hệ những người làm việc tại Truyền hình Việt Nam”.
Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015
Lê Phú Khải - Người Pháp và “quyền được châm biếm”
Nhiều người nêu câu hỏi: Châm biếm làm gì để bị trả thù, bị giết hại?
Thật khó trả lời câu hỏi này với người Pháp nếu không tìm hiểu
tính cách Pháp.
Châm biếm và khôi hài nằm trong chiều sâu văn hóa Pháp. Người Pháp
nổi tiếng là thích khôi hài, châm biếm, thích bông phèng… Họ có món đặc sản
truyền thống là “Tiếng cười Gaulois” không ở đâu có cả.
Thứ Hai, 5 tháng 1, 2015
Lê Phú Khải - Ngoái nhìn 2014
Chịu khó quan sát một chút, người ta sẽ thấy một điều thật quái
gở, thật buồn cho loài người tiến bộ là vẫn có những kẻ muốn làm hoàng đế, muốn
làm đại đế ở thế kỷ @!
Đó là “hoàng đế” Tập Cận Bình và “đại đế” Putin.
Trước hết nói về “hoàng đế” họ Tập ở sát nách nước Việt ta.
Từ khi lên cầm quyền ở nước Tàu mới đây, ông bỏ ngay chế độ lãnh
đạo tập thể truyền thống đang có và thâu tóm mọi quyền hành về tay mình. Công
cuộc chống tham nhũng mà ông đang thực hiện thực chất là tiêu diệt các đối thủ
chính trị. Cả nước Tàu rung chuyển trong chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”, nhiều
người sợ quá đã phải tự tử. Cùng với trò mỵ dân này, ông kích động tư tưởng Đại
Hán bằng thuyết “Giấc mộng Trung Hoa”. Đàn áp, mỵ dân và ngu dân là những bảo
bối của bất cứ chế độ độc tài nào, đang được ông khai thác tối đa. Và để chính
thức lên ngôi hoàng đế ở thế kỷ tin học 21, ông ra lệnh cấm nghiên cứu và
giảng dạy 7 đề tài tại các đại học: đó là các giá trị phổ quát, xã hội dân
sự, các quyền của công dân, tự do báo chí, các sai phạm của Đảng Cộng sản, các
đặc quyền của chủ nghĩa tư bản, và tính độc lập của ngành tư pháp (xin xem
Elizabeth C. Economy 2014, Chủ
tịch hoàng đế Trung Hoa: Tập Cận Bình thắt chặt quyền kiểm soát).
Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014
Lê Phú Khải - NHỮNG DỰ ÁN HUỶ DIỆT ĐẤT NƯỚC
Dư luận cả nước đang xôn xao về dự án sân bay Long Thành với chi phí xây dựng gần hai chục tỷ đô la Mỹ với một nền kinh tế quốc dân đang chới với công nợ, của một đất nước đang nghèo xác xơ như nước ta. Truyền hình quốc gia vừa đưa hình ảnh đồng bào miền núi phải qua suối rộng bằng cáp treo để vận chuyển hàng hoá và đã có chết người vì phương tiện giao thông hoang dã tự chế này.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)