Thứ Ba, 5 tháng 9, 2023
Khu rừng tự nhiên hơn 600 ha sắp chuyển thành hồ thủy lợi
Khải Đơn: Cánh rừng 600ha và những gì sẽ biến mất
Phối cảnh hồ chứa nước Ka Pét nhìn từ trên cao. Ảnh: Cổng TTĐT Bình Thuận |
Hầu hết chúng ta không biết đến dự án hồ chứa nước Ka Pét nếu Vnexpress không làm một bộ ảnh thình lình cho thấy khu rừng 600ha khổng lồ đó không đơn giản chỉ là một khu rừng.
Nó nằm trong một phần Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Núi Ông, và do Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Móng – Ka Pét quản lý và cộng đồng người Raglai sống ở đây hàng trăm năm qua.
Qua ảnh, ta có thể thấy rừng ở Mỹ Thạnh là các loại cây gỗ quý như lim, cẩm, hương, trắc, căm xe, mun, bằng lăng.
Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2023
Lê Nguyễn: Chuyến Bắc hành của học giả Trương Vĩnh Ký và cái chết của Tổng Trú Sứ Paul Bert
![]() |
Học giả Trương Vĩnh Ký (6/12/1837–1/9/1898). Nguồn Hippolyte Arnoux và Emile Gselltrong Voyage de l'Égypte à l’Indochine – Paris 1870’s |
Hầu hết người Việt Nam và nhất là giới nghiên cứu sử học đã quá quen thuộc với Pétrus Trương Vĩnh Ký, một học giả xuất chúng am hiểu nhiều ngoại ngữ và có công lớn trong việc vận dụng chữ quốc ngữ trong giai đoạn sơ khai vào đời sống cộng đồng. Hàng trăm tác phẩm do ông để lại - đã xuất bản cũng như chưa xuất bản - có giá trị rất lớn trong điều kiện một xã hội Việt còn lạc hậu và đang bị ngoại bang chi phối. Tuy nhiên, có một mảng không nhỏ trong cuộc đời ông ít được đề cập đến, hoặc đề cập không đầy đủ, rõ ràng, khiến cho việc tìm hiểu và nhận định về nhân vật đặc biệt này dễ rơi vào trạng thái khiếm khuyết, phiến diện. Đó là mối quan hệ của Trương Vĩnh Ký với triều đình Huế, và với viên Tổng Trú sứ Paul Bert vào nửa sau thế kỷ 19.
***
Nói đến khả năng về ngoại ngữ của Trương Vĩnh Ký, có thể viện dẫn sau đây mấy dòng hồi ký của một du khách người Anh là J. Thomson, trong tác phẩm nhan đề “10 năm du hành ở Trung Quốc và Đông Dương”: “ Ông Petrousky (Petrus Ký-LN), một giáo dân Nam kỳ và là giáo sư dạy tiếng mẹ đẻ của ông tại Trường Thông ngôn Sài Gòn, là một ngoại lệ đáng lưu ý trong số những người bản xứ mà tôi vừa giới thiệu cùng bạn đọc. Ông từng theo học tại trường dòng Penang và tôi không bao giờ quên nỗi kinh ngạc khi được giới thiệu với ông. Ông nói chuyện với tôi bằng một thứ tiếng Anh rất vững, với một cách nhấn nhẹ nhàng của người Pháp, còn với tiếng Pháp, ông diễn tả không kém phần trong sáng và lịch sự. Tiếng Y Pha Nho, Bồ Đào Nha, Ý, ông cũng quen thuộc như những ngôn ngữ phương Đông; chính nhờ sự hiểu biết đặc biệt này mà ông đang nắm giữ một địa vị cao. Một ngày nọ đến thăm ông, tôi nhìn thấy ông đang thực hiện quyển Phân tích, đối chiếu các thứ tiếng chủ yếu trên thế giới, tác phẩm mà ông phải bỏ ra 10 năm lao động miệt mài. (Jean Bouchot – Un savant et un patriote cochinchinois – Petrus J.B. Trương-Vĩnh-Ký (1837-1898)- trang 43).
Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2023
Lê Nguyễn: Cách dạy và học Sử cần được thay đổi sâu sắc trên tinh thần phi chính trị hóa.
![]() |
Nhà nghiên cứu lịch sử Lê Nguyễn. |
DĐTK: Thưa anh, trưởng thành ở Miền Nam trước năm 1975, với những kinh nghiệm bản thân về nền giáo dục VNCH, anh có thể nêu lên những nhận xét, đánh giá khái quát của anh về cách dạy và học môn Sử hồi đó ở bậc tiểu học, trung học, đại học. Và xin anh so sánh với bây giờ, từ chương trình học và thi cử, thái độ tiếp thu của học sinh, yếu tố chính trị trong chương trình…?
Nhà nghiên cứu lịch sử Lê Nguyễn:
Với tư cách một người được rèn luyện trong nền giáo dục miền Nam trước năm 1975, đồng thời là người quan sát thường xuyên nền giáo dục xã hội chủ nghĩa (XHCN) từ gần 50 năm qua, tôi xin trả lời về tình trạng dạy và học môn Sử tại miền Nam trước 1975 và tại Việt Nam hiện nay.
Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2023
Lê Nguyễn: Tôn Thọ Tường, danh sĩ đất Gia Định thế kỷ XIX
![]() |
Tôn Thọ Tường (1825-1877), những năm cuối đời. Nguồn: Voyage de l'Egypte ... |
Hầu như trong suốt thế kỷ XX, mới chỉ có một tác giả duy nhất viết tác phẩm riêng về cuộc đời của Tôn Thọ Tường. Đó là ông Khuông Việt, tác giả quyển Tôn Thọ Tường do nhà Cảo Thơm xuất bản năm 1942. Dù bỏ ra nhiều công tìm hiểu, nghiên cứu, tác giả Khuông Việt cũng chỉ hoàn thành được một tập sách khổ nhỏ dày 150 trang, viết về cuộc đời và tác phẩm của Tôn Thọ Tường.
Thứ Ba, 11 tháng 7, 2023
Tiếng Việt đang bị làm hỏng đi như thế nào?
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với ông Hoàng Hưng, cựu giáo viên trung học môn Văn, nhà thơ, dịch giả từ miền Bắc, và ông Lê Nguyễn, nhà nghiên cứu lịch sử độc lập, cựu Phụ tá Tỉnh trưởng đặc trách Phát triển Kinh tế dưới chế độ VNCH, từ miền Nam.
![]() |
Nhà thơ, dịch giả Hoàng Hưng |
![]() |
Nhà nghiên cứu lịch sử độc lập Lê Nguyễn |
DĐTK: Thưa nhà thơ Hoàng Hưng, thưa nhà nghiên cứu Lê Nguyễn, bây giờ phải nói là hiện tượng sai chính tả hay “nói ngọng” từ những biểu ngữ, bảng hiệu ngoài đường, trong sách giáo khoa dạy vỡ lòng, cấp 1, cấp 2 cho tới báo chí truyền thông chính thức… không phải ít; tệ hơn nữa, ngay một số từ điển chính tả mà cũng bị sai chính tả-đã từng có những trường hợp cuốn sách bị thu hồi vì bị dư luận lên tiếng. Có những người bào chữa cho rằng “cũng chưa có quy định nào về chuẩn chính tả do Nhà nước ban hành”. |
Thứ Ba, 20 tháng 6, 2023
Lê Nguyễn: Nhân bi kịch ở Dak Lak, nhắc lại đôi điều “ôn cố tri tân”
Lịch sử ghi chép rằng cho đến thời các chúa Nguyễn, nơi sinh sống của các tộc người trên Tây Nguyên ngày nay vẫn được gọi là “nước”. Năm 1751, đời chúa Võ vương Nguyễn Phúc Khoát, (trích) “Thủy xá, Hỏa xá vào cống. Hai nước ở phía trên nước Nam Bàn (khi Lê Thánh Tông đánh được Chiêm Thành, dòng dõi nước ấy làm vua nước Nam Bàn, cắt cho đất từ núi Thạch Bi về phía Tây), thôn lạc có hơn năm chục, giữa có núi Bà Nam rất cao, vua Thủy xá ở phía Đông núi, vua Hỏa xá ở phía Tây núi. Buổi quốc sơ, vì cớ họ giáp giới với Phú Yên, cứ 5 năm một lần sai người đến các nước ấy cho quà (áo gấm, mũ, nồi đồng, chảo sắt và chén đĩa bằng sứ). Vua hai nước ấy nhận được vật cho, tức thì sắm sửa phẩm vật địa phương (kỳ nam, sáp ong, nhung hươu, mật gấu, voi đực) để hiến. Tới đây, sai sứ sang cống. Chúa hậu tứ rồi cho về” (hết trích) (Đại Nam thực lục – Tập một – NXB Giáo Dục 2002, trang 157).
Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2023
Lê Nguyễn: Về nhân vật Lưu Vĩnh Phúc trong lịch sử thời kỳ đầu kháng Pháp (Phần 2)
4) KHI LƯU VĨNH PHÚC VÀ QUÂN CỜ ĐEN BỊ LOẠI KHỎI VÒNG CHIẾN
Phải khách quan thừa nhận rằng trong hai trận đánh ở Ô Cầu giấy năm 1873 và năm 1883, có công lao rất lớn của quân Cờ Đen. Tổ chức này đã chuyển mình từ những thổ phỉ trong thời gian đầu mới trốn sang Việt Nam thành một đội quân tinh nhuệ dưới quyền điều động của quan binh Việt Nam và đã làm quân Pháp lắm phen mất ăn mất ngủ.
Thứ Ba, 30 tháng 5, 2023
Lê Nguyễn: Về nhân vật Lưu Vĩnh Phúc trong lịch sử thời kỳ đầu kháng Pháp (Phần 1)
Cho đến nay, người ta vẫn tìm thấy bàng bạc đây đó những chuyện kể, những bài viết nhắc đến nhân vật này như một tên thảo khấu chuyên gieo rắc tai ương cho dân lành và đáng bị lên án nặng nề. Điều này không khó hiểu, khi ta biết rằng nhiều tư liệu mà các nhà nghiên cứu sử thường xuyên tham khảo được biên soạn bởi những cây bút thực dân. Họ đã gọi nhiều lãnh tụ kháng chiến Việt Nam như Hoàng Hoa Thám, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật là những “pirates” (kẻ cướp) hay “rebelles” (kẻ phản loạn) … Với họ, Lưu Vĩnh Phúc còn hơn thế nữa, khi quân lính của ông từng sát hại hai sĩ quan ưu tú đã góp phần rất lớn vào việc hoàn thiện cuộc chinh phục toàn cõi Việt Nam của họ.
Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2023
Lê Nguyễn: Câu chuyện Tháng Tư. Cứ mỗi Tháng Tư lại nhớ đến “Nửa hồn Xuân Lộc”
![]() |
Tác phẩm Tiếc thương của Nhiếp ảnh gia, Trung Tá quân đội VNCH Nguyễn Ngọc Hạnh (1927-2017) |
Ta về như lá rơi về cội,
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay,
Chút rượu hồng đây xin rưới xuống,
Giải oan cho cuộc biển dâu này.
để rồi ngẫm lại cuộc đời hiện tại của mình:
Ta về như đứa con phung phá,
Khánh kiệt đời trong cuộc biển dâu,
Mười năm, con đã già trông thấy,
Huống mẹ cha đèn sắp cạn dầu…
Với Ta Về của Tô Thùy Yên, ta để lòng lắng lại sau bao nhiêu can qua đã ập xuống đời mình. Nhưng với Nửa Hồn Xuân Lộc của Nguyễn Phúc Sông Hương, ta lại có dịp sống với những hồi ức khắc khoải, bi thương nhất. Đó là hồi ức về một quãng đời của tưng bừng máu lửa, của ruột thịt phân ly, của những hoài vọng tắt ngấm và sự tàn lụi của xuân thì!
Thứ Ba, 18 tháng 4, 2023
Lê Nguyễn: Một tác phẩm về Nhân quyền của người xưa
![]() |
Bìa sách “Nhân quyền của người Việt -Từ bộ luật Hồng Đức đến bộ luật Gia Long” |
Nhà xuất bản Tổng Hợp TPHCM vừa phát hành rộng rãi tác phẩm “Nhân quyền của người Việt -Từ bộ luật Hồng Đức đến bộ luật Gia Long” của hai đồng tác giả Phan Đăng Thanh – Trương Thị Hòa.
Đây không phải là tác phẩm đầu tiên của hai luật sư yêu lịch sử này. Trước đây, anh chị đã cho ra đời hàng chục tác phẩm, trong đó, bộ “Lịch sử các chế độ báo chí ở Việt Nam” được tặng Giải thưởng sách Quốc gia năm 2020.
Năm nay, trong tinh thần “ôn cố tri tân”, tác phẩm mới nhất của Phan Đăng Thanh và Trương Thị Hòa đưa người đọc về những thời kỳ mà pháp luật của chế độ quân chủ đạt được những tiến bộ đáng ghi nhận nhất. Đó là thời kỳ của bộ luật Hồng Đức, triều vua Lê Thánh tông (1460-1497), tên chính thức là Quốc triều hình luật, và bộ luật Gia Long dưới triều vua Gia Long (1802-1820), tên chính thức là Hoàng Việt luật lệ.
Lê Nguyễn: Những câu chuyện tháng Tư. Chiến dịch Babylift
Một hồi ức không bao giờ cũ: các em ngày ấy…bây giờ.
![]() |
Trẻ em tị nạn Việt Nam trên chuyến bay Babylift đến sân bay quốc tế San Francisco. Hình Wikimedia |
Từ đó, hàng năm, cứ đến tháng tư, những ký ức của gần nửa thế kỷ trước lại ùa về.
***
Những ngày cuối tháng 3.1975, cuộc chiến diễn ra ác liệt làm gia tăng nỗi sợ hãi của cư dân những thành phố lớn ở miền Nam. Tại Sài Gòn, nhiều cô nhi viện, cơ sở từ thiện nuôi dưỡng trẻ em tàn tật, không chỗ nương thân, với sự tham gia của nhiều cá nhân, tổ chức thiện nguyện quốc tế, bắt đầu lo lắng về ảnh hưởng của chiến cuộc đối với đời sống của những trẻ em do họ chăm sóc. Họ liên tiếp bày tỏ sự lo ngại với các cơ quan trong và ngoài chính phủ Hoa Kỳ và điều này đã khiến Tổng thống Ford quyết định phát động chiến dịch Babylift nhằm mục đích đưa các em dưới 10 tuổi đang sống trong các trại mồ côi và các cơ sở từ thiện sang Mỹ sống dưới sự bảo trợ của những gia đình có nguyện vọng lập con nuôi.
Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2023
Lê Nguyễn: Cuộc sống lưu đày của các vì vua yêu nước (Phần 3)
![]() |
Cựu hoàng Duy Tân. Hình Wikipedia |
3) NHỮNG NĂM THÁNG LƯU ĐÀY VÀ CÁI CHẾT CỦA CỰU HOÀNG DUY TÂN (tt)
Cựu Hoàng Duy Tân viết gì trong Bản Tuyên bố Chính trị
Ở trên, chúng ta biết rằng vào ngày 29.8.1945, cựu hoàng Duy Tân đã phổ biến một tuyên bố chính trị quan trọng đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến mối quan hệ Việt-Pháp trong tình hình mới, khi cuộc thế chiến đã kết thúc. Gần đây, người viết bài này tình cờ tìm thấy tờ báo Pháp Combat (Chiến đấu) số ra ngày 16.7.1947 có một bài viết dài đề cập đến bản tuyên bố của cựu hoàng, thiển nghĩ đây là một tư liệu quý cần thiết cho người đọc yêu lịch sử và các nhà nghiên cứu.
Bài báo có nhan đề: “Bản tuyên bố chính trị của cựu hoàng Việt Nam Duy Tân, Thiếu tá thuộc lực lượng nước Pháp tự do”, đã trích dẫn nguyên văn nhiều nội dung quan trọng của bản tuyên bố ngày 29.8.1945.
Thứ Ba, 4 tháng 4, 2023
Lê Nguyễn: Cuộc sống lưu đày của các vì vua yêu nước (Phần 3)
![]() |
Vua Duy Tân trong lễ tấn phong (1907) Nguồn: Wikipedia |
3) NHỮNG NĂM THÁNG LƯU ĐÀY VÀ CÁI CHẾT CỦA CỰU HOÀNG DUY TÂN
Cựu hoàng Duy Tân là một trong hai ông vua yêu nước ở giai đoạn cuối cùng của triều Nguyễn (người kia là vua cha Thành Thái). Mới hơn 10 tuổi, ông đã cảm nhận cái nhục mất nước và năm 16 tuổi đã bắt đầu cuộc sống lưu đày, sau khi mưu định lật đổ chế độ thực dân Pháp bất thành. Từ nhiều thập niên qua, những năm tháng lưu đày của ông ít được nói đến, nhất là về cái chết còn nhiều uẩn khúc của ông. Gần đây, con trai ông là Claude Vĩnh San đã công bố một số tài liệu liên quan đến cựu hoàng, có trích dẫn một số chi tiết quan trọng về những năm tháng ông sống lưu đày ở đảo Réunion (thuộc Pháp) cùng một số hình ảnh tư liệu quí chưa từng công bố.
***
*Trước phút lưu đày
Hoàng tử Nguyễn Phước Vĩnh San sinh ngày 3.8.1900 (có tài liệu ghi ông sinh năm 1899), được thực dân Pháp và triều thần Huế đưa lên ngôi ngày 3.9.1907 với niên hiệu Duy Tân. Làm vua trong thời loạn ly, ông sớm ý thức nỗi nhục mất nước, nhưng giữa đám triều thần lơ láo, đành phải nuốt nhục làm thinh.
Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2023
Lê Nguyễn: Cuộc sống lưu đày của các vì vua yêu nước (Phần 2)
![]() |
Ảnh vua Thành Thái (1879-1954) trên một bưu thiếp năm 1903 |
Thành Thái và Duy Tân là hai ông vua yêu nước, không cam tâm làm bù nhìn cho thực dân Pháp, mỗi người phản ứng một cách khác nhau nhưng đều phải trải qua một chuyến lưu đày không thời hạn. Đời sống của hai cựu hoàng trong thời gian lưu đày ra sao, không thấy có tài liệu nói đến một cách rõ ràng.
Bài viết dưới đây dựa phần lớn vào lời kể của ông Nguyễn Phúc Vĩnh Cầu - con trai út của cựu hoàng Thành Thái, sinh năm 1924 trên đảo Réunion, người đã sống cạnh cựu hoàng trong gần suốt thời gian lưu đày của cha. Ông Vĩnh Cầu có ghi lại và cung cấp cho người viết nội dung những gì đã kể, và cũng nhất trí với chúng tôi là chuyện kể theo ký ức của một người có tuổi khó tránh khỏi sai sót, những mong các bậc thức giả và những người trong thân tộc đính chính và bổ sung giúp.
***
2) NHỮNG NĂM THÁNG LƯU ĐÀY CỦA CỰU HOÀNG THÀNH THÁI
Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023
Lê Nguyễn: Cuộc sống lưu đày của các vì vua yêu nước
![]() |
Hình chụp vua Hàm Nghi tại Algiers năm 1900. Nguồn: Wikipedia |
I) NHỮNG NĂM THÁNG LƯU ĐÀY CỦA VUA HÀM NGHI
Lúc rời kinh thành Huế sau khi quân triều đình thất bại trong cuộc tấn công bất thần vào tòa Trú sứ Pháp, vua Hàm Nghi mới 14 tuổi (1871-1885). Từ đó, ông dấn thân vào một cuộc sống lang bạt, ẩn lánh hết chỗ này đến nơi khác. Theo một bài viết dài gần 100 trang của cây bút A. Delvaux nhan đề Quelques précisions sur une période troublée de l’histoire d’Annam (Mấy điểm minh xác về một thời kỳ biến động trong lịch sử Việt Nam) in trong Tập san Đô thành Hiếu cổ (Bulletin des Amis du Vieux Hue: BAVH) số 3 năm 1941, sau một trận đánh lớn diễn ra tại Trai-Na (tiếng Pháp không bỏ dấu) gây cho quân triều đình những thiệt hại nặng nề, Tôn Thất Thuyết cùng một số người tìm đường sang Trung Quốc vào tháng 2.1886, giao việc hộ vệ nhà vua cho hai con trai là Tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp. Lúc ấy, Tôn Thất Đạm độ 22 tuổi, được vua Hàm Nghi cử làm Khâm sai, giữ nhiệm vụ liên lạc với các lực lượng nghĩa quân và đến vùng biên giới Quảng Bình để huy động lương thực. Tôn Thất Thiệp cùng tuổi với vua Hàm Nghi, ở sát cạnh nhà vua, ngày cũng như đêm.
Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2023
Lê Nguyễn: Tấm gương sáng của Đức Từ Dụ Hoàng Thái Hậu
![]() |
Chân dung Hoàng Thái Hậu Từ Dụ. Nguồn Wikipedia |
Năm 1558, nhiều gia đình sĩ phu đất Bắc đã đi theo Đoan Quận công Nguyễn Hoàng vào lập nghiệp ở vùng đất mới. Trong số những người này có Phạm Đăng Khoa, rất giỏi chữ nghĩa, nhưng không muốn cộng tác cùng họ Trịnh. Ông đưa gia đình đến ở huyện Võ Xương (Quảng Trị), sau dời về huyện Hương Trà (Thừa Thiên). Từ đó, dòng họ Phạm Đăng thực hiện dần cuộc “Nam tiến”. Con Đăng Khoa là Phạm Đăng Tiên làm huấn đạo huyện Tư Nghĩa, rồi dời nhà vào huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi). Đến đời thứ ba là Phạm Đăng Xương lại dời về huyện Tân Hoà (Gò Công, Gia Định).
Thứ Ba, 14 tháng 2, 2023
Lê Nguyễn: Nghĩ lan man về sự phân biệt vùng miền
Đó là bóng ma của sự phân biệt vùng miền.
Còn nhớ cách đây không lâu, có ông tiến sĩ làm cái việc gọi là ”cải cách ngôn ngữ”, lấy sự phát âm của người miền Bắc làm chuẩn mực cho ngôn ngữ thống nhất cả nước, “con trâu” thì phải viết là “con châu”, và nhiều cách thức cải cách đại loại như thế. Ngày nay, chỉ cần chú ý một chút đến sinh hoạt xã hội, ta dễ dàng nhìn thấy sự trái khoáy bàng bạc khắp các ngõ ngách của đời sống. Trong lãnh vực nghệ thuật, giải trí chẳng hạn. Cứ mỗi dịp xét trao danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân là người ta lại công khai hay ngấm ngầm trao đổi với nhau về cái gọi là sự phân biệt vùng miền. Danh sách ứng viên đầy ắp tên tuổi nghệ sĩ sinh trưởng và hoạt động ở miền Bắc, còn với nghệ sĩ miền Nam thì ôi thôi, lơ thơ tơ liễu buông mành....
Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2023
Lê Nguyễn: Cuộc hội ngộ của hai kẻ cựu thù tại Paris năm 1895
![]() |
Chân dung vua Hàm Nghi do một người Pháp vẽ ngay sau khi ông bị bắt. Bức chân dung này được in trong báo Le Monde Illustré số 1665 ngày 23.2.1889 |
Trong lịch sử gần 100 năm thuộc Pháp, vua Hàm Nghi là vị hoàng đế duy nhất đã rời bỏ kinh thành để mưu cuộc kháng chiến, với sự phò tá của những quan lại giàu lòng yêu nước như Tôn Thất Thuyết và hai con (Tôn Thất Đạm, Tôn Thất Thiệp), như Lê Trực, Nguyễn Phạm Tuân…, những con người luôn coi sự tồn vong của đất nước quan trọng hơn sự an nguy của gia đình mình.
Kể từ cái ngày được sử gọi là “thất thủ kinh thành” 5.7.1885 đến ngày cựu hoàng Hàm Nghi rơi vào tay giặc (2.11.1888), một thời khoảng hơn 3 năm đã trôi qua, lời hịch Cần vương đã khơi dậy những phong trào chống Pháp sôi nổi: Phan Đình Phùng ở Hà Tĩnh, Đinh Công Tráng ở Thanh Hóa, Cai Kinh, Hoàng Hoa Thám ở Lạng Giang và Yên Thế, Nguyễn Thiện Thuật ở Hưng Yên…
Thứ Ba, 7 tháng 2, 2023
Lê Nguyễn: Cuộc trò chuyện thẳng thắn giữa hai người yêu Sử
Lời tác giả: Cuộc nói chuyện đã diễn ra cách đây mấy năm, song nhiều vấn đề vẫn còn giữ nguyên tính thời sự, nhất là trong việc dạy và học sử tại Việt Nam hiện nay. Facebooker AT nay không còn giữ nickname này, mặt khác do không còn liên lạc được với chị, nên tác giả xin dùng chữ tắt cho nick cũ của chị
AT.-
Rất vui khi biết ông là người “sống được” nhờ nghề viết báo, càng vui hơn khi biết rằng những bài viết của ông hầu như liên quan đến lịch sử. Gắn nghiệp với Sử học đã đem đến cho ông những niềm vui gì, và có điều gì chưa thoả, thưa ông?
LÊ NGUYỄN -
Như bạn thấy đó, lịch sử Việt Nam, nhất là lịch sử thời Nguyễn, rất phong phú, vì có được nguồn tư liệu khổng lồ là các hồi ký, du ký, biên khảo do nhiều thương nhân, giáo sĩ, du khách phương Tây soạn thảo mà đến nay chúng ta chưa khai thác được bao nhiêu. Chúng có một hấp lực rất lớn đối với những người thích tìm tòi, học hỏi những cái mới lạ trong lịch sử. Tôi tìm đến sử học theo cách ấy.
Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2023
Trang thơ Xuân
![]() |
Tranh Đinh Trường Chinh |
Năm Mới Đang Về
Trần Mộng Tú
Tôi do dự không muốn rời năm cũ
ngẩn ngơ nhìn không nỡ để trôi qua
giọt nước mưa còn đọng trên cuống lá
ai nỡ rung cho rớt những cánh hoa
Năm vừa qua đôi lần tay tôi đặt
bông hoa cuối cùng trên ngực của ai
vẫn nhớ hương xưa còn trên tóc ấy
vẫn nhớ khi tay được nắm bàn tay
Năm Mới đang rủ nhau về thành phố
gõ lên cánh cửa khép chặt đòi vào
cửa ơi đừng mở tôi còn rất ít
cả bốn mùa chỉ một vốc trăng sao