Hiển thị các bài đăng có nhãn Lê Mạnh Hùng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lê Mạnh Hùng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2023

Hải Di Nguyễn: 50 năm Hiệp định Paris: Việt Nam trên ván cờ chính trị thế giới

 27/1/2023 là tròn 50 năm ngày ký Hiệp định Paris, để Mỹ rút quân khỏi cuộc chiến Việt Nam. 

Nhìn lại Hiệp định Paris sau nửa thế kỷ, tôi phỏng vấn ông Từ Thức, ký giả của miền Nam có mặt theo dõi hội đàm từ đầu đến cuối; sử gia Lê Mạnh Hùng; và kỹ sư Nguyễn Gia Kiểng, người sáng lập và đứng đầu Tập hợp Dân chủ Đa nguyên. 

Hiệp định Paris có những lỗ hổng nào? 

Hiệp định Paris là hiệp định chấm dứt chiến tranh, ký ngày 27/1/1973. Các bên đàm phán chính thức là Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt), Việt Nam Cộng hòa (Nam Việt Nam), và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam). 

Ông Nguyễn Gia Kiểng cho rằng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam “được coi như là một trong hai “bên miền Nam” trong khi ai cũng biết nó không có thực chất nào cả mà chỉ là một danh xưng rỗng nghĩa. Lực lượng cộng sản chiến đấu tại miền Nam hoàn toàn của Hà Nội và do Hà Nội điều khiển.


Thứ Năm, 12 tháng 8, 2021

Lê Mạnh Hùng (Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Berlin): Tiền người Việt ở Đức góp vào 'Quỹ Covid' luôn phải qua Đại sứ quán?

"Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong thời gian ngắn các hội đoàn đã tích cực chung tay, góp sức ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Tính đến ngày 23/7/2021, Đại sứ quán đã nhận được số tiền là 37.260,00 EURO".

Thông báo của Ban công tác cộng đồng, Đại sứ quán (ĐSQ) Việt Nam ở Đức có đoạn như vậy.

Cuộc gặp trao tiền diễn ra tại ĐSQ có mặt ông Đại sứ Nguyễn Minh Vũ. Theo quan sát của tôi, hầu hết đó là đại diện của một số hội nhóm bên Đông Đức cũ có quan hệ mật thiết với ĐSQ. Họ cầm tấm biển in số tiền quyên góp và chụp ảnh kỷ niệm.

Một người trong số đó chia sẻ: "Mình đã xong việc, tiếp theo là gì? chẳng thể biết được". "Có giấy tờ chứng thực gì không?". "Không, để làm gì cơ chứ?"

Vậy là từ khâu kêu gọi quyên góp, thu tiền và xử lý tiền đều do một nơi - đó là chính phủ Việt Nam với các ban ngành dưới quyền thực hiện. Có sự kiểm tra, giám sát độc lập mọi khâu xem có minh bạch không?

Theo tôi chắc là không, nếu có thì cũng lại do chính người của chính quyền đảm nhiệm mà thôi.

Thái độ của bà con về việc đóng góp rất khác nhau.

Hai doanh nhân vừa từ Việt Nam qua bức xúc: "Về nhà thấy người giàu sống xa hoa lãng phí nhiều lắm, họ đã tiêm chủng cả rồi, chi tiền để tiêm mà. Hãy thu tiền cật lực họ để mua vaccinne cứu người nghèo. Dân Việt bên này chỉ có số ít kinh doanh thành công, đa phần làm ăn vất vả, nhiều người sống bằng trợ cấp thất nghiệp, tiền xã hội mà cũng bị hô hào đóng góp."

Thứ Sáu, 14 tháng 5, 2021

Lê Mạnh Hùng: Phép lạ - Mỹ trở thành một nước Dân Chủ Xã Hội?

Trong bài diễn văn trước Lưỡng Viện Quốc Hội tuần trước, Tổng Thống Joe Biden đã đưa ra một chương có thể nói là cách mạng: Biến nước Mỹ thành một nước Dân Chủ Xã Hội, một điều mà hầu hết các quốc gia đồng minh Mỹ tại Châu Âu đã làm từ mấy chục năm nay.

Sự đoàn kết chống đối của những người Cộng Hòa có thể làm cho dự án này của ông Biden không thực hiện được. Nhưng chỉ qua việc đưa ra cái dự án với cái tên vô thưởng vô phạt “American Families Plan” đã đưa ra hai câu hỏi làm ta phải suy nghĩ. Thứ nhất vì sao Mỹ cho đến nay vẫn là một ngoại lệ trong vấn đề này trong tất cả các quốc gia phát triển, và thứ hai, cái gì đã thay đổi để làm cho cái chuyện đó nay trở thành khả dĩ?

Trước hết, cần phải làm sáng tỏ một số từ ngữ. “Dân Chủ Xã Hội” (Social Democracy) không phải là “Xã Hội Chủ Nghĩa Dân Chủ” (Democratic Socialism) tuy rằng có nhiều người Mỹ có thể hiểu lầm.

Xã Hội Chủ Nghĩa Dân Chủ vẫn là xã hội chủ nghĩa, nhà nước sở hữu hay kiểm soát các tài nguyên kinh tế, nhưng với một bộ mặt nhân bản.

Dân Chủ Xã Hội là tư bản chủ nghĩa, cho phép thị trường hoạt động tự do nhưng nhà nước dùng thuế và ngân sách để chi cho những công ích xã hội mà trong kế hoạch American Families Plan ông Biden hứa hẹn: Giáo dục miễn phí phổ cập, chăm sóc trẻ em, nghỉ bệnh và nghỉ chăm sóc gia đình có lương và chăm sóc y tế phổ cập cho toàn xã hội (không có trong dự án của ông Biden nhưng có thể qua một dự án khác).

Vì sao cho đến nay Mỹ vẫn không chấp nhận Dân Chủ Xã Hội? Các nhà cấp tiến Mỹ từ thời những năm 1930 vẫn biện luận rằng tại nước Mỹ giới giàu có vẫn nắm quyền kiểm soát chính trị để bảo vệ cho những đặc quyền của họ và ngăn chặn mọi cố gắng cải tổ.

Trong cuốn sách gần đây về phong trào dân túy “The People, No” kinh tế gia Thomas Frank khẳng định rằng chính tầng lớp doanh nhân vốn đè bẹp phong trào nổi dậy dân túy của cuối thế kỷ 19 cũng làm giới hạn những cải tổ của chương trình New Deal của ông Franklin Delano Roosevelt, và lái đảng Dân Chủ của ông Bill Clinton hồi cuối thế kỷ thứ 20 vào con đường bế tắc của thị trường độc tôn và nhà nước giới hạn.

Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2021

Lê Mạnh Hùng (Gửi tới BBC từ Berlin): Covid - Anh Spahn, bác Đam và chuyện vụng về như voi ở tiệm đồ sứ

Sống ở Đức, tôi phải nói rằng ngắm các chính trị gia Đức những ngày này thấy thương cho họ. PTT Vũ Đức Đam ở Việt Nam, Thủ tướng Boris Johnson ở Anh và nhiều chính trị gia các nước khác cũng không khá hơn. Họ như voi bị kiến trong tai.

Đầu tiên là chuyện vaccine. “Đức phải có một kế hoạch tiêm chủng rõ ràng!”.

Làm sao đây nếu các hãng sản xuất không chắc chắn đảm bảo cung ứng đủ vaccine, chất lượng hiệu quả của vaccine chưa đủ sức thuyết phục mạnh, không ít người ngần ngại đi tiêm.

Các vaccine tiếng tăm được ca ngợi ban đầu như BioNTech/Pfizer, Moderna, Oxford AstraZeneca nay dù có ý kiến chê bai cũng chẳng có đủ để mà mua. Như thể cuống quýt phải “vơ bèo, vạt tép“, vaccine Sputnik V của Nga, vaccine hãng Sinopharm của Trung Quốc cũng đang được Đức dự kiến cấp phép sử dụng.

Hôm trước, bà thủ tướng Angela Merkel lại lên TV nằn nì kêu gọi dân Đức kiên nhẫn và đi tiêm chủng. "Tiêm chủng chỉ là tự nguyện nhé” - nhiều người phản đối.

Bà Merkel: “Vâng, nhưng nếu ai không tiêm chủng sẽ không được phép tham gia một số thứ“. Những quốc gia giàu có, sẵn tiền, nhanh nhẹn đặt mua vaccine từ sớm, vậy mà giờ cũng phải tranh giành nhau.

Việt Nam nay mới quyết định đặt mua (chỉ khoảng 30 triệu liều), liệu đến bao giờ mới có?

EU đặt xong cả trăm triệu liều từ công ty Anh -Thụy Điển mà vừa rồi phải cay đắng dừng tiêm một số điểm ở Pháp vì thiếu vaccine AstraZeneca.

Những nhà lãnh đạo thời điểm kém may mắn


Thị trưởng Berlin Michael Müller vừa nói: “Chớ để xảy ra việc tiêm xong lần thứ nhất rồi xoa tay bảo dân, rất tiếc không có lần hai bởi hết thuốc“.

Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2020

Lê Mạnh Hùng: Những người bảo thủ Mỹ đừng chờ đợi quá nhiều ở Tối Cao Pháp Viện

Trụ sở Tối Cao Pháp Viện Mỹ ở Washington, DC, hôm 29 Tháng Chín, 2020, khi Chánh Án Liên Bang Amy Coney Barrett, người được Tổng Thống Donald Trump đề cử vào Tối Cao Pháp Viện, tới và được Phó Tổng Thống Mike Pence đón. (Hình: Tasos Katopodis/Getty Images)


Việc bổ nhiệm một thẩm phán Tối Cao Pháp Viện mới tại Mỹ chắc chắn sẽ làm trầm trọng thêm cuộc chiến văn hóa tại Mỹ. Nhưng đó là một điều quá bi quan.

Bất cứ một ai thay thế cố Thẩm Phán Ruth Bader Ginsburg sẽ phải lấy quyết định vào nhiều vấn đề hơn là chỉ ba vấn đề gọi là 3G (God, Gun và Gay). Bà Amy Coney Barrett (do Tổng Thống Donald Trump chỉ định) cũng sẽ phải lấy quyết định về quyền hạn của Washington trong việc quản chế các doanh nghiệp cũng như cung cấp các dịch vụ công cộng.

“God, guns and gays” không bao giờ là toàn bộ chính trị của Mỹ, các vấn đề kinh tế và quyền lực chính trị vốn là những quan tâm của các chính thể dân chủ khác cũng là những quan tâm chính của chính trị Mỹ.

Thành ra phân ly sắp tới không phải chỉ có văn hóa đạo đức mà cả kinh tế nữa. Hậu quả nó vượt qua các vấn đề xã hội cởi mở hay bảo thủ, mà còn dính líu đến cả số phận của nhà nước phúc lợi mà các chính quyền Mỹ xây dựng từ lâu nay.

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2020

Lê Mạnh Hùng: Lật đổ tượng nhưng vẫn thèm muốn tôn sùng người hùng


Công nhân làm sạch bức tượng cựu Tổng Thống Mỹ Abraham Lincoln ở London, Anh, hôm 8 Tháng Sáu, 2020, sau khi bị người biểu tình phun sơn trong các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc. (Hình minh họa: Dan Kitwood/Getty Images)

Thành phố Luân Đôn mà tôi ở là một trong những thành phố có nhiều tượng nhất. Không chỉ riêng những nhân vật lịch sử của Anh hay thần thoại mà cả những nhân vật ngoài nước Anh như Abraham Lincoln hay Mahatma Gandhi cũng có tượng đài kỷ niệm tại Luân Đôn.

Nhưng Luân Đôn không phải là thành phố độc nhất, hầu như tất cả mọi thành phố trên thế giới đều có không ít thì nhiều những tượng đài kỷ niệm. Những tượng đài này là biểu tượng của một sự tôn sùng những người được coi như là anh hùng đã làm nên lịch sử.

Một trong những đặc trưng của phong trào phản đối chống kỳ thị chủng tộc vốn bắt đầu tại Mỹ và sau đó lan truyền ra khắp thế giới là việc lật đổ những pho tượng đài mà những người phản đối cho là biểu hiện cho một quá khứ bóc lột và kỳ thị.

Trên phương diện này, cả hai phe, dựng tượng và phá tượng, đều đồng ý với nhau, cả hai đều tin tưởng rằng lịch sử được những người “anh hùng” tạo ra. Vấn đề là những người “anh hùng” nào đáng được tôn sùng.

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2020

Lê Mạnh Hùng: Đã đến lúc Mỹ học lại về dân chủ từ các nước khác

Hôm Thứ Hai, 1 Tháng Sáu, 2020, Cảnh Sát Công Viên Liên Bang bắn lựu đạn cay và chất hóa học “pepper balls” vào những người biểu tình trên đường H NW, thuộc địa bàn của cảnh sát D.C., dọn đường cho Tổng Thống Donald Trump đi bộ từ Tòa Bạch Ốc sang nhà thờ St. John để chụp hình. Thời điểm này người dân tụ tập biểu tình để phản đối cái chết của ông George Floyd, 46 tuổi, người da đen bị cảnh sát viên da trắng dùng đầu gối chèn cổ đến chết. (Hình: Brendan Smialowski/AFP via Getty Images)

Năm 1946, Tướng Douglas McArthur tập họp một nhóm sĩ quan trẻ tại một tiệm nhảy tại Đông Kinh, lúc đó đang bị Mỹ chiếm đóng với nhiệm vụ soạn thảo một Hiến Pháp mới cho Nhật. Beate Sirota, lúc đó mới 22 tuổi, người phụ nữ độc nhất trong nhóm được trao trách nhiệm viết về quyền hạn của phụ nữ. Chỉ trong một tuần, một bản thảo Hiến Pháp mới ra đời hoàn toàn là một cuộc cách mạng xã hội đối với nước Nhật.

Điều 14 viết “Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” và cấm mọi hình thức phân biệt đối xử. Điều 24 đòi hỏi hôn nhân phải có sự đồng thuận giữa hai bên hôn phối và vợ chồng bình quyền trước pháp luật. Trong khi đó chàng trung úy hải quân trẻ tuổi (mới có 26) Richard Poole thì định lại vai trò của thiên hoàng từ một vị thần linh xuống còn một biểu tượng. Năm 2000 khi được mời ra điều trần trước Quốc Hội Nhật Bản, Sirota và Poole khẳng định rằng Hiến Pháp Nhật còn tốt hơn là Hiến Pháp Mỹ.

Lịch sử có những khúc rẽ giống như một dòng sông mà nếu ta biết nắm lấy và lèo lái thì có thể làm thay đổi hẳn bộ mặt của một xã hội. Đó là trường hợp nước Nhật sau chiến tranh. Sử gia John Dower đã viết như sau về sự thay đổi của nước Nhật: “Có những thời điểm trong lịch sử – những cơ hội ngàn năm một thuở – khi người ta có thể ngồi xuống và đặt câu hỏi, ‘Thế nào là một xã hội tốt? Làm sao chúng ta có thể tạo ra nó?’”

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2020

Lê Mạnh Hùng: Nước Mỹ bị chia đôi

Quyền sống, quyền tự do và quyền không đeo khẩu trang: một con siêu vi giữa lòng nước Mỹ bị chia đôi.

Nếu một quốc gia dẫn đầu thế giới về khoa học kỹ thuật không thuyết phục nổi công dân của mình đeo khẩu trang trong một trận đại dịch thì đúng là quốc gia đó có vấn đề.

Và đó là sự thật mà nước Mỹ phải đối mặt vào lúc mà một loài siêu vi siêu truyền nhiễm hoành hành vào đúng lúc mà dân Mỹ kỷ niệm ngày Lễ Độc Lập, ngày lễ mà thông thường người ta tụ họp nhau để ăn mừng.

Với số người nhiễm bệnh mới càng ngày càng nhiều, các chuyên gia về y tế công cộng e ngại rằng không có đủ số người Mỹ thấy rõ nguy cơ – hoặc tệ hơn nhìn cuộc khủng hoảng này qua lăng kính ý thức hệ chính trị trong một năm bầu cử.

“Thật là một tình trạng quái đản mà chúng ta rơi vào khi mà đeo khẩu trang trở thành môt tuyên ngôn chính trị. Chúng ta cần phải thức tỉnh mà nhận rằng bệnh dịch này không có tự nó biến mất đâu.”

Đó là lời than thở của ông Cameron Wolfe, giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại trường đại học y khoa, Viện Đại Học Duke.

Một quốc gia mà có nhiều người được giải thưởng Nobel nhất thế giới, phát triển thuốc chủng đầu tiên chống bệnh tê liệt, đưa con người đầu tiên lên mặt trăng, nay trở thành nước chống siêu vi virus Corona tệ hại nhất. Mỹ có con số bị nhiễm bệnh cao nhất – trên 2.8 triệu người và còn đang tăng nhanh thêm – cũng như số người chết vì bệnh cao nhất – trên 130,000 người.

Phản ứng trống đánh xuôi kèn thổi ngược tại Mỹ đã tạo ra một làn sóng chỉ trích chống lại chính quyền Donald Trump. Thế nhưng dịch bệnh này cũng rọi một tia sáng vào căn bệnh chính của xã hội Mỹ: chính trị hóa khoa học, tán loạn thông tin và bất bình đẳng kinh tế xã hội. Những căn bệnh này đã ngấm ngầm lan tràn bên trong nước Mỹ từ nhiều chục năm nay và nay làm cho nước Mỹ trở thành đặc biệt nhạy cảm với dịch bệnh như COVID-19.

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2020

Lê Mạnh Hùng: Sách của ông Bolton không làm người ủng hộ TT Trump thay đổi


Cuốn sách của ông John Bolton không tạo ra một chấn động nào... (Hình: Justin Sullivan/Getty Images)

Tuần này tôi nhận được hai cái email từ nhóm thân hữu những người bạn đồng trường. Một anh hỏi anh kia về cuốn sách của ông John Bolton và được anh kia trả lời rằng anh không thèm đọc, cùng xỉ vả thêm ông John Bolton là đồ “ăn cháo đái bát.”

Điều này làm tôi suy nghĩ. Trong một trường hợp bình thường, việc xuất bản một cuốn sách như của ông John Bolton có thể nói là sẽ tạo ra một chấn động. Trong cuốn sách “The Room Where It Happened,” hết trang này đến trang khác ông Bolton mô tả một vị tổng thống có một sự dốt nát đáng ngạc nhiên, thiếu khả năng và cả đến công nhiên hủ hóa trong việc điều hành chính sách ngoại giao của mình.

Ông Bolton, một người Cộng Hòa và bảo thủ chân chính còn đến cả biện luận rằng những người Dân Chủ đã quá dè dặt trong việc đàn hạch ông Trump. Đó là bởi vì ông Trump theo ông Bolton thường xuyên đặt quyền lợi chính trị của mình lên trên quyền lợi của quốc gia trong việc thực hiện chính sách ngoại giao.

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2020

Lê Mạnh Hùng: Trung Quốc, nguy cơ lớn nhất đối với Châu Âu

Ý chính thức gia nhập chương trình “Một Vòng Đai, Một Con Đường” của Trung Quốc vào Tháng Hai, 2019, là quốc gia lớn độc nhất tại Châu Âu tham dự vào chương trình này. Trong hình, một góc quảng trường St. Mark, nhà thờ St. Mark (phía sau), tháp chuông Bell Tower (trái) và cung điện Doge (phải) hôm 27 Tháng Năm, 2020, tại Venice, khi Ý nới lỏng trong đại dịch COVID-19. (Hình minh họa: Miguel Medina/AFP via Getty Images)

Brexit rồi đến dịch bệnh COVID-19 vốn vẫn bị coi là những nguyên nhân lớn nhất có nguy cơ làm cho Liên Hiệp Châu Âu tan rã. Nhưng nay Trung Quốc mới xuất hiện như là một nguy cơ lớn hơn. Và thử thách tối hậu cho sự thành công hay thất bại của Liên Hiệp Châu Âu là liệu Châu Âu có thể đưa ra một lập trường chung đối với Trung Quốc.

Trung Quốc đã tỏ ra một khéo léo hiếm có trong việc lợi dụng đẩy quốc gia Châu Âu này chống lại quốc gia kia, tỷ như trong việc Châu Âu tìm cách xây dựng hệ thống điện thoại di động 5G. Nhưng đây chỉ là bước đầu tiên. Qua những hành động khác Trung Quốc đang trên đà trở nên thế lực bên ngoài có ảnh hưởng mạnh nhất đối với Châu Âu.

Sáng kiến “Một Vòng Đai, Một Con Đường” một dự án lâu dài đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở xuyên qua đại lục Âu Á là trọng tâm của chiến lược dài hạn tham vọng toàn cầu của Trung Quốc. Các nước Châu Âu đều biết rõ tham vọng này. Đề nghị chung Pháp-Đức thành lập một quỹ phục hồi kinh tế hậu siêu vi 500 tỷ Euro viết rõ trong đó một điều khoản phải có một chính sách công nghiệp bảo vệ Châu Âu chống lại những đầu tư của một “thế lực thứ ba” vào những lãnh vực chiến lược của Châu Âu. Thế nhưng một điều khoản như vậy hiện đang bị Ý chống. Ý đang là nước có triển vọng trở thành cây cầu chính cho đầu tư xâm lược của Trung Quốc vào Châu Âu.

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2020

Lê Mạnh Hùng: Dickens hay Orwell – hai lựa chọn cho chế độ tư bản

Cuốn tiểu thuyết “1984” viết năm 1948 của nhà văn George Orwell trên kệ một nhà sách tại Los Angeles, California. (Hình: Justin Sullivan/Getty Images)
Tôi vốn không thích cả George Orwell lẫn Charles Dickens. Orwell là vì ông ta quá bi quan, còn Dickens thì vì lúc bé bị phải đọc quyển “David Copperfield” của Dickens đã để lại cho tôi một ấn tượng rất không thích về ông.

Nhưng cuộc khủng hoảng dịch bệnh COVID-19 này có một cái lợi là bắt người ta phải ở nhà. Và với năm nay là năm kỷ niệm 70 năm ngày chết của Orwell và 150 năm ngày chết của Dickens đã làm cho tôi cảm thấy phải ngồi xuống và đọc lại hai người.

Và sự đọc lại này dẫn đến một khám phá thích thú về những gì Orwell viết về Dickens cũng như là quan điểm của hai người về chế độ tư bản mà có rất nhiều liên hệ tới những gì xảy ra vào lúc này.

Trước hết chúng ta có thể nhận thấy rằng cuộc khủng hoảng dịch bệnh này đã khiến các đại công ty phải trải qua một cuộc sát hạch về lương tâm xã hội của họ. Những xí nghiệp nào biến cơ sở của mình sang làm các món hàng cần thiết như thuốc rửa tay (LVMH) hay tặng không những kiến thức của họ (IBM) thì được khen, những xí nghiệp nào hành động như là những kẻ ích kỷ thì bị chê trách. Điều này khiến các công ty phải cân nhắc làm sao đóng góp vào công cuộc chống dịch bệnh đến mức nào mà không ảnh hưởng đến sứ mệnh của mình là tồn tại và kiếm lời cho cổ động.

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2020

Lê Mạnh Hùng: Đại dịch toàn cầu đặt lại vấn đề đạo đức xã hội cho thế giới

Xa lộ của thành phố San Francisco, California vắng tanh trong ngày 1 Tháng Tư vì lệnh “hạn chế ra đường.” (Hình: Josh Edelson/AFP/Getty Images)
Đại dịch toàn cầu COVID-19 là một thử thách cho thế giới. Nó không những chỉ là một thử thách về khả năng y tế mà còn là một thử thách về chính trị, xã hội cũng như là về đạo đức xã hội, nó thách thức những ý tuởng mà con người dựa vào để giúp mình tạo ra những phán đoán về đạo đức và hướng dẫn các hành động cá nhân và xã hội.

Đại dịch bắt tất cả chúng ta mỗi người phải đối mặt với những vấn đề sâu đậm của sự hiện hữu, những vấn đề mà những triết gia vĩ đại nhất của thế giới cũng đã phải vật lộn.

Thế nào là đúng và thế nào là sai? Cá nhân có thể chờ đợi được những gì từ xã hội và xã hội chờ đợi gì ở cá nhân? Chúng ta có thể bắt những người khác hy sinh cho chúng ta và ngược lại, chúng ta có thể bị phải hy sinh cho người khác hay không? Đặt một giới hạn thiệt hại kinh tế cho việc chống lại một bệnh dịch chết người có chính đáng hay không?

Ông phó thống đốc tiểu bang Texas nghĩ rằng những người trên 70 tuổi không nên “bắt đất nước phải hy sinh” bằng cách ngưng các họat động kinh tế mà, thay vào đó, phải sẵn sàng hy sinh mạng sống mình cho đất nước.

Một sinh viên 22 tuổi trong dịp nghỉ Xuân, tụ tập vui đùa tại Florida đã trở thành một hiện tượng trên các môi trường truyền thông xã hội với một quan niệm khác về “tạo khoảng cách xã hội” khi tuyên bố “Nếu tôi bị corona, thì tôi bị corona.”

Có ý thức hay không, hai người này đã đặt mình trên hai quan điểm đạo đức khác nhau.

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2020

Lê Mạnh Hùng: Tinh thần đảng phái thỏa mãn nhu cầu cộng đồng của người Mỹ

Các cử tri Mỹ ủng hộ Tổng Thống Trump 2002. (Hình: Getty Images)

Chính trị tại Mỹ đã được so sánh nhiều với thể thao trong sự trung thành của các “fan.” Thế nhưng so sánh như vậy thì oan cho thể thao. 

Một “fan” thật sự có một cái nhìn rất “thẳng thắn” về đội banh mình ủng hộ. Hăng say ủng hộ một cách mù quáng là đặc trưng của một “tay mơ.” Chỉ có một đảng chính trị mới có thể tạo ra trong những ủng hộ viên của mình một sự trung thành mù quáng vuợt xa khả năng một đội banh như Manchester United hay New England Patriot có thể tạo ra trong các “fan” của mình. 

Chúng ta có thể thấy rõ chuyện này trong việc đàn hạch Tổng Thống Donald Trump. Khi Hạ Viện bỏ phiếu đàn hạch thì số phiếu bỏ hầu như theo đúng như đường phân chia giữa hai đảng. 

Còn về phần quần chúng, mà các nhà lập pháp tùy thuộc vào, thì các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy hầu hết những người Dân Chủ ủng hộ việc đàn hạch và hầu hết người Cộng Hòa chống. Thành ra có thể nói khuynh hướng chính trị của một cử tri cho thấy rõ nhất thái độ của họ với vấn đề này. 

Các bằng chứng cũng như là ngay cả lời hầu như thú nhận của ông tổng thống trước ống kính truyền hình khi vụ bê bối Ukraine nổ ra không đóng vai trò gì trong việc quyết định ủng hộ hay chống của họ. 

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2019

Lê Mạnh Hùng: Nước Mỹ mất gì khi bức tường Berlin sụp đổ?

Tổng Thống George H. W. Bush và Thủ Tướng Đức Angela Merkel trong chuyến thăm Berlin hồi Tháng Bảy, 2008. (Hình: Getty Images)

Khi bức tường Berlin sụp đổ vào ngày 10 Tháng Mười Một cách đây ba muơi năm, Tổng Thống Mỹ George H.W Bush không tỏ ra xúc động và vui mừng bao nhiêu. Và khi được các phóng viên báo chí vặn hỏi, ông Bush trả lời “Tôi không phải là loại người đa cảm” (I’m just not an emotional kind of guy). 

Một phần lý do là bản tính tự kiềm chế bẩm sinh của một con người điển hình thượng lưu của miền New England. Một phần khác là ông không muốn làm gì để động lòng Moscow vốn trong tình trạng dao động vì việc mất cả đế quốc tại Đông Âu. Nhưng nay sau ba mươi năm nhìn lại có thể rằng ông Bush đã linh cảm rằng việc sụp đổ của bức tường Berlin đã làm cho nuớc Mỹ mất nhiều hơn là được. 

Người ta đã nói nhiều điều, những hậu quả không ngờ của sự sụp đổ của đế quốc Xô Viết đối với trật tự thế giới. Chúng ta đã biết đến việc nó thả ra khỏi cái chai các ông thần của tinh thần tôn giáo và dân tộc nguyên thủy. Người ta cũng nói đến sự xuất hiện của một nước Nga hận thù. Nhưng điều mà rất ít người nói đến là điều mà Mỹ bị mất trong sự sụp đổ này. Với sự sụp đổ của đế quốc Cộng Sản, nước Mỹ mất một kẻ thù có thể làm cho toàn dân đoàn kết. Ngày nào mà đất nước còn bị đe dọa bởi một kẻ ngoại thù, thì tự nhiên có một giới hạn cho những tranh chấp bên trong. Đẩy mâu thuẫn nội bộ lên đến quá mức là không ái quốc. 

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

Lê Mạnh Hùng: Thông điệp từ một vùng biển chết

Khung cảnh trong một ngôi làng ở huyện Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, nơi có nhiều người tìm cách sang Anh Quốc để mưu sinh. (Hình: Nhac Nguyen/AFP/Getty Images)

Việc khám phá ra thi thể 39 người chết vì ngạt và rét bên trong một chiếc xe container ở phía sau một xe tải tại miền Nam nước Anh là một điều nhắc nhở mạnh mẽ cho người ta thấy những nguy hiểm mà con người có thể chấp nhận để đi tìm một cuộc sống tốt hơn.

Cảnh sát đầu tiên nghĩ rằng tất cả những nạn nhân đều là người Trung Quốc, nhưng nay người ta biết rằng hầu hết là người Việt và một số tin còn nói có thể tất cả đều là người Việt. Điều lạ là hầu hết những nạn nhân này đều đến từ một vùng của Việt Nam, hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Nghệ An và Hà Tĩnh vốn vẫn là hai trong những tình nghèo nhất tại Việt Nam từ xưa tới nay và dân chúng vẫn có truyền thống đi kiếm ăn phương xa nếu không nói là di cư sang sống tại nơi khác. Nhưng có lẽ chưa thời nào họ lại mạo hiểm đi xa và đi trong nguy hiểm như thế này.

Theo như tường thuật của phóng viên đài Al-Jazeera trong môt chương trình đặc biệt về việc buôn bán nô lệ hiện đại năm 2016, trong đó một phóng viên của đài giả làm người muốn xuất ngoại bất hợp pháp thì chuyến đi đầy nguy hiểm. Trên nguyên tắc, đám buôn người này sẽ đưa những người muốn đi lậu bằng máy bay sang Nga. Từ Nga họ sẽ được chở bằng xe sang Tây Âu rồi từ đó sang Anh. Những người đi đều được trấn an rằng cả tiến trình này không có gì nguy hiểm và chỉ mất chừng vài tuần.

Nhưng thực tế khác hẳn. Con đường đi của họ đầy những hiểm nguy, bạo lực, và đối với phụ nữ còn có thêm vấn đề sách nhiễu tình dục. Điều tra của Al-Jazeera cho thấy một số phụ nữ Việt sang Anh may mắn kiếm được việc tại các tiệm nail và có thể gửi tiền về giúp đỡ gia đình, cũng có nhiều người bị buộc phải làm nô lệ không công hoặc là được trả lương rất ít và còn phải đi làm mại dâm vào buổi tối.

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019

Lê Mạnh Hùng: Sửa soạn đón một cuộc chiến 100 năm mới

Quan thuế Hoa Kỳ kiểm tra lô hàng giày giả nhập cảng từ Trung Quốc tại cảng Long Beach, California. (Hình: Getty Images)

Bình luận gia Martin Wolf của nhật báo Financial Times vừa qua có một bài viết đến cuộc chiến 100 năm sắp tới giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Âu Châu đã từng chứng kiến một cuộc chiến 100 năm. 

Nhưng cố nhiên ngày nay sẽ không phải là một cuộc chiến tranh nóng như kiểu cuộc chiến 100 năm cũ cho đến Thế Chiến Thứ Hai mà là một cuộc chiến tranh lạnh như kiểu giữa Mỹ và Liên Xô. 

Lý luận của ông Wolf tế nhị hơn là bình thường nhiều. Theo ông Wolf, sự sụp đổ của Liên Xô để lại một lỗ hổng lớn trong chính trị đối ngoại Hoa Kỳ. 

Cuộc “chiến chống khủng bố” không đủ để thay thế. Nhưng Trung Quốc thì hội đủ tất cả các điều kiện. 

Đối với Hoa Kỳ, Trung Quốc chính là đối thủ ý thức hệ, quân sự và kinh tế mà nước Mỹ cần có. Thành ra đối đầu với Trung Quốc trên tất cả mọi phương diện trở thành nguyên tắc tổ chức cho các chính sách kinh tế, đối ngoại và an ninh của Mỹ. 

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2019

Lê Mạnh Hùng: Phải chăng cả thế giới đang mắc bệnh tâm thần?

Thủ tướng Anh, bà Theresa May, đến thăm một trường trung học ở London, nơi bà gặp gỡ các giáo viên và học sinh để thảo luận về ngăn ngừa, phát hiện, cũng như chăm sóc sức khỏe tâm thần. (Hình: Getty Images)

Tuần qua chúng tôi sang Paris chơi. Tình cờ trong một câu chuyện với mấy anh bạn cũ về đám “áo gi-lê vàng” (gilets jaunes), một anh bạn bỗng nhận xét, có vẻ rằng người ta đã phát điên lên hết cả rồi. 

Câu chuyện đến đó là chấm dứt, nhưng tình cờ đọc một báo cáo về số người mắc bệnh tâm thần tại Mỹ, tôi bỗng có cảm giác nhận xét của anh bạn là đúng. 

Có quá nhiều thống kê cho thấy đời sống tại Hoa Kỳ đang càng ngày càng tốt hơn. Thất nghiệp xuống đến mức thấp nhất kể từ năm 1969. Các tội ác có bạo hành đã giảm hẳn so với những năm 1990, các thành phố như New York chẳng hạn, đã trở nên an toàn hơn bao giờ hết. Và tuổi thọ trung bình của người Mỹ đã dài thêm 9 năm vào năm 2017 so với năm 1960. Thành ra đời sống tinh thần của dân Mỹ phải tốt đẹp hơn so với trước mới phải. 

Thế nhưng sự thực không phải vậy. Trong năm 2017, tại Hoa Kỳ có 47,000 người chết vì tự sát. Theo cơ quan Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Dịch Bệnh (U.S. Centers for Disease Control and Prevention – CDC) trong báo cáo công bố vào ngày 20 Tháng Sáu thì tỷ lệ tự tử tại Hoa Kỳ đã lên đến mức cao nhất kể từ Thế Chiến Thứ Hai. Và nó càng ngày càng trở nên tệ hơn. Tỷ lệ tự tử tại Mỹ đã gia tăng với tốc độ trung bình là 1% từ 2000 đến 2006 và 2% từ 2006 đến 2016. 

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019

Lê Mạnh Hùng: Nguồn kích động tên khủng bố tại New Zealand là Pháp

Hôm 14 Tháng Năm, 2019, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres tưởng niệm các nạn nhân bị sát hại gần đền thờ Hồi Giáo Linwood ở thành phố Christchurch, New Zealand. Cuộc thảm sát của một tay súng đã cướp đi sinh mạng của 50 người và hàng chục người khác bị thương vào Thứ Sáu, 15 Tháng Ba, 2019. (Hình: Kai Schwoerer/AFP/Getty Images)

Khi những tên da trắng độc tôn Mỹ tụ họp tại Charlottesville, Virginia, vào Tháng Tám, 2017, hò reo “chúng sẽ không thay thế chúng ta” hoặc là “đám Do Thái sẽ không thay thế chúng ta” thì không có bao nhiêu người trong bọn họ biết những khẩu hiệu này đến từ đâu. 

Ngược lại, Brenton Tarrant, tên khủng bố người Úc bị tố cáo là đã bắn chết 50 người và làm bị thương hàng chục người khác tại một đền thờ Hồi Giáo tại Christchurch, New Zealand, thì đã nói rõ những ý tưởng cực đoan của y đến từ đâu. 

Trong một bản tuyên ngôn dài 74 trang, y đã ca tụng tên giết người hàng loạt người Na Uy Anders Breivik cũng như tỏ lòng thán phục tên lãnh tụ đảng phát xít Anh trong Thế Chiến Thứ Hai, Oswald Mosley. Nhưng những tư tưởng của một người Pháp mới đóng vai trò chính trong đầu óc của hắn. 

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2019

Lê Mạnh Hùng: Nguồn kích động tên khủng bố tại New Zealand là Pháp

Người dân mang hoa đến tưởng niệm những nạn nhân bị sát hại gần đền thờ Hồi Giáo Al Noor ở thành phố Christchurch, New Zealand. Cuộc thảm sát của một tay súng đã cướp đi sinh mạng của 50 người và hàng chục người khác bị thương vào Thứ Sáu, 15 Tháng Ba. (Hình: AP Photo/Vincent Thian)

Khi những tên da trắng độc tôn Mỹ tụ họp tại Charlottesville, Virginia, vào Tháng Tám, 2017, hò reo “chúng sẽ không thay thế chúng ta” hoặc là “đám Do Thái sẽ không thay thế chúng ta” thì không có bao nhiêu người trong bọn họ biết những khẩu hiệu này đến từ đâu. Ngược lại, Brenton Tarrant, tên khủng bố người Úc bị tố cáo là đã bắn chết 50 người và làm bị thương hàng chục người khác tại một đền thờ Hồi Giáo tại Christchurch, New Zealand, thì đã nói rõ những ý tưởng cực đoan của y đến từ đâu. 

Trong một bản tuyên ngôn dài 74 trang, y đã ca tụng tên giết người hàng loạt người Na Uy Anders Breivik cũng như tỏ lòng thán phục tên lãnh tụ đảng phát xít Anh trong Thế Chiến Thứ Hai, Oswald Mosley. 

Nhưng những tư tưởng của một người Pháp mới đóng vai trò chính trong đầu óc của hắn. 

Bản tuyên ngôn của hắn có vẻ đã lấy từ cuốn sách của một tác giả chống di dân người Pháp có tên là Renaud Camus, và đi đến mức đã đạo luôn cả cái tên cuốn sách của Camus “Le Grand Remplacement” (Cuộc Thay Thế Lớn) làm chủ đề của mình. Chủ đề “thay thế” đã trở thành thông dụng trong các chính trị gia cực hữu của Châu Âu và thường được đưa ra trong các cuộc tranh luận về di dân. 

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2019

Lê Mạnh Hùng: Tàu cười, Mỹ khóc, Tây lo

Thủ Tướng Đức Angela Merkel chỉ ra rằng Châu Âu mới là nơi phải gánh chịu những hậu quả của các cuộc phiêu lưu của Mỹ. Trong hình, bà Angela Merkel (phải) và Phó Tổng Thống Mỹ Mike Pence tại Hội Nghị An Ninh Munich lần thứ 55 ở Munich, miền Nam nước Đức, vào ngày 16 Tháng Hai, 2019. (Hình: Christof Stache/AFP/Getty Images)

Phiên họp thường niên về an ninh xuyên Đại Tây Dương thường được tổ chức tại Munich vốn vẫn chỉ là một cơ hội cho hai bên mặc áo thụng vái lẫn nhau mà thôi. Nhưng năm nay thì khác. 

Vào lúc kết thúc hội nghị, hôm Chủ Nhật, 17 Tháng Hai, người đứng ra tổ chức, ông Wolfgang Ischinger, cựu đại sứ Đức tại Washington, đưa ra một kết luận bi quan: “Chúng ta có một vấn đề hầu như không sao giải quyết được.” 

Bản chất của vấn đề có thể thấy rõ trong suốt ba ngày hội nghị. Mỹ không những đụng đầu với các đối thủ Nga và Trung Cộng mà còn với cả các đồng minh tại Châu Âu và những bộ phận của hệ thống trật tự thế giới mà chính Washington bỏ công nhiều năm để xây dựng. 

Quan trọng hơn nữa là sự lo sợ mà người ta có thể cảm thấy được là cái keo dán nối liền các nước phương Tây của các giá trị dân chủ đang từ từ tan rã.