Hiển thị các bài đăng có nhãn Lê Lô. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lê Lô. Hiển thị tất cả bài đăng
Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2017
Lê Lô: Quốc gia Ba Đình, và Hà Nội
Tôi từng
ra Hà Nội sống và làm việc một năm đầu thế kỷ 21. Tôi quen sống ở Sài Gòn,
thích cái không khí tưng tưng ngang dọc (và ngang ngạnh) của trời Nam, nay phải
đến một nơi mà đối với tôi không khác gì mấy một nước ngoài, nên không khỏi có
phần hồi hộp. Thật ra, những người từng đi nhiều thì đến một nước khác họ cũng
không hồi hộp. Ở Paris qua New York làm việc, hay ngược lại, bất quá chỉ cần
làm quen với phố xá dăm bữa nửa tháng là đâu vào đó. Lối sống ở các nước phương
Tây không khác nhau mấy, quan trọng nhất là lối hành xử và suy nghĩ của họ cũng
na ná, không nếu không na ná thì người ta cũng tôn trọng sự khác nhau. Làm việc
ở Hà Nội có khác. Đó là nơi mà có lần, nhà văn Tưởng Năng Tiến viết như thế
này: “Tôi chưa bao giờ đến Hà Nội, và cũng chưa bao giờ cảm thấy có chút xíu
nào hào hứng khi nghĩ đến thành phố này. Đường thì xa, vé tầu thì đắt, thủ tục
thì lôi thôi rườm rà, và lỡ mà kẹt luôn thì... chết mẹ.”
Quả thật,
Hà Nội đại để cũng cho một thằng dân miền nam cái cảm giác đó. Không phải tôi
tưởng tượng mà có kinh nghiệm đàng hoàng với nó ít nhất là hai lần. Lần đầu,
năm 1993, mới chân ướt chân ráo đến Hà Nội thì đúng 11 giờ đêm, hai công an
chìm đến gõ cửa phòng khách sạn, nói là đến “hỏi thăm và bảo vệ khách.” Sáng
hôm sau tôi đổi vé máy bay và dông tuốt về Sài Gòn. Lần thứ hai theo một công
ty nước ngoài về làm việc hai ngày. Trong hai ngày đó tiếp xúc với mấy đảng
viên cỡ trung trung đang phụ trách công tác tư tưởng của cả nước, sau hai ngày
thì tôi bịnh đúng một tuần vì căng thẳng. Tóm lại, trong cuộc đời bá láp này,
tôi đã học rất nhiều tốt đẹp từ sách vở về thủ đô Thăng Long, nhưng học ở thực
tế Hà Nội thì toàn là chuyện chó má. Hai kỷ niệm ‘sâu sắc’ về Hà Nội ấy khiến
tôi đã lẩm bẩm thề với cụ rùa nơi Bờ Hồ, buổi chiều trước khi ra phi trường Nội
Bài, “vĩnh biệt cha nội, một đi không trở lại.”
Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011
Quảng Trị, Khe Sanh & Những Người Chiến Sĩ Vô Danh
Lê Lô
Tháng 4, tôi đến cổ thành Quảng Trị.
Đại lộ kinh hoàng 1972.
Từ hướng nam, tôi đi trên con đường tráng nhựa mà hơn ba mươi ba năm trước, các nhà báo gọi nó là Đại lộ Kinh hoàng. Nơi đây cách thị xã Quảng Trị 10 cây số. Bên trái con đường là bãi cát trắng lẫn với màu đất đen. Những cụm nhà mái tôn rải rác bên đường dưới ánh nắng gần trưa. Không một bóng người. Bên phải con đường là bãi cát vàng khô khốc, thỉnh thoảng gió thổi thốc từng cơn, những cụm cát tung lên xòa ra trong nắng. Một căn nhà xập xệ chắp lại bằng những miếng tôn cũ trên đó có dòng chữ bằng sơn trắng “Sửa xe, vá ép”, nơi cửa, một ông già ở trần ngồi trên bậc thềm, tay cầm quạt lá, tay kia chống cằm nhìn bâng quơ ra con đường nhựa vắng người.
Thứ Tư, 20 tháng 10, 2010
Quốc gia Ba Ðình, và Hà Nội
LTS. Đây là một bài viết về Hà Nội cách đây đã sáu năm. Với một Hà Nội vừa kỷ niệm 1000 năm, mời quý độc giả so sánh xem có khác biệt gì đáng kể giữa những điều mô tả trong bài vào năm 2004 và con người, đời sống thủ đô ngày nay? DĐTK
Tôi từng ra Hà Nội sống và làm việc một năm đầu thế kỷ 21. Tôi quen sống ở Sài Gòn, thích cái không khí tưng tưng ngang dọc (và ngang ngạnh) của trời Nam, nay phải đến một nơi mà đối với tôi không khác gì mấy một nước ngoài, nên không khỏi có phần hồi hộp. Thật ra, những người từng đi nhiều thì đến một nước khác họ cũng không hồi hộp. Ở Paris qua New York làm việc, hay ngược lại, bất quá chỉ cần làm quen với phố xá dăm bữa nửa tháng là đâu vào đó. Lối sống ở các nước phương Tây không khác nhau mấy, quan trọng nhất là lối hành xử và suy nghĩ của họ cũng na ná, không nếu không na ná thì người ta cũng tôn trọng sự khác nhau. Làm việc ở Hà Nội có khác. Ðó là nơi mà có lần, nhà văn Tưởng Năng Tiến viết như thế này: “Tôi chưa bao giờ đến Hà Nội, và cũng chưa bao giờ cảm thấy có chút xíu nào hào hứng khi nghĩ đến thành phố này. Ðường thì xa, vé tầu thì đắt, thủ tục thì lôi thôi rườm rà, và lỡ mà kẹt luôn thì... chết mẹ.”
Lê Lô
Tôi từng ra Hà Nội sống và làm việc một năm đầu thế kỷ 21. Tôi quen sống ở Sài Gòn, thích cái không khí tưng tưng ngang dọc (và ngang ngạnh) của trời Nam, nay phải đến một nơi mà đối với tôi không khác gì mấy một nước ngoài, nên không khỏi có phần hồi hộp. Thật ra, những người từng đi nhiều thì đến một nước khác họ cũng không hồi hộp. Ở Paris qua New York làm việc, hay ngược lại, bất quá chỉ cần làm quen với phố xá dăm bữa nửa tháng là đâu vào đó. Lối sống ở các nước phương Tây không khác nhau mấy, quan trọng nhất là lối hành xử và suy nghĩ của họ cũng na ná, không nếu không na ná thì người ta cũng tôn trọng sự khác nhau. Làm việc ở Hà Nội có khác. Ðó là nơi mà có lần, nhà văn Tưởng Năng Tiến viết như thế này: “Tôi chưa bao giờ đến Hà Nội, và cũng chưa bao giờ cảm thấy có chút xíu nào hào hứng khi nghĩ đến thành phố này. Ðường thì xa, vé tầu thì đắt, thủ tục thì lôi thôi rườm rà, và lỡ mà kẹt luôn thì... chết mẹ.”
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)