Hiển thị các bài đăng có nhãn Lê Diễn Đức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lê Diễn Đức. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015
Lê Diễn Đức - Khu đèn đỏ thành Hồ
Dư luận vừa qua lại dấy lên chủ đề về mại dâm khi ông Lê Minh Quý, phó Chi Cục Phòng Chống Tệ Nạn Xã Hội thành phố Sài Gòn, nói rằng, nên thí điểm gom các cơ sở kinh doanh dịch vụ “nhạy cảm” vào một khu vực để dễ quản lý hơn.
Những cô gái bán dâm đón khách trên vỉa hè Sài Gòn. (Hình: Zingnews)
Việc thí điểm sẽ tổ chức ở một số địa phương trọng điểm như Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng...
“Thành phố sẽ lập khu vực quy hoạch, sau đó có cơ chế khuyến khích như giảm thuế, tạo điều kiện kinh doanh hợp pháp để mời gọi các cơ sở dịch vụ nhạy cảm vào. Tất nhiên, lực lượng chức năng vẫn sẽ giám sát và xử lý mạnh tay nếu xảy ra sai phạm,” ông Quý nói.
Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015
Lê Diễn Đức - Đừng trách người ta đối xử tệ
Chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tạo ra một lực lượng khổng lồ những con người khốn khổ, luôn muốn vươn ra ngoài để thoát cảnh cùng cực, cứu mình và gia đình trước khi “cứu quốc!”
Trong thập niên 90, sau khi chế độ
Cộng Sản sụp đổ, tất cả các nước trong khối Liên Xô cũ gánh chịu một nền kinh
tế suy kiệt, hàng hóa tiêu dùng thiếu thốn nghiêm trọng. Người Việt sang đây đã
xây dựng nên những chợ trời nổi tiếng, cung cấp hàng, đặc biệt là quần áo, giày
dép giá rẻ. Những người có vốn nhập hàng từ Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan... về
bán, một vốn bốn lời. Từ quần áo jeans đến quần lót “bà bô,” đều bán chạy như
tôm tươi và lãi suất cao. Từ khoảng năm 2000, hàng Trung Quốc chiếm ưu thế cạnh
tranh hơn do giá cả thấp.
Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015
Lê Diễn Đức - Nỗi lo Long Thành
![]() |
Thế là dự án xây dựng sân bay quốc tế Long Thành được Quốc Hội Việt Nam thông qua ngày 25 tháng 6, 2015 với 86% số phiếu tán thành. |
Tổng mức đầu tư khái toán cho toàn
bộ dự án là 336.630 tỷ đồng (tương đương 16.03 tỷ USD, áp dụng đơn giá của năm
2014), trong đó giai đoạn 1 là 114.450 tỷ đồng (tương đương 5,45 tỷ USD).
Quốc Hội “thông qua” thực chất chỉ
là một việc mang tính thủ tục hành chính vì tại Hội Nghị Trung Ương 11 vào ngày
7 tháng 5, 2015, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố, “Trung ương tiếp tục
khẳng định sự cần thiết, đúng đắn của chủ trương đầu tư xây dựng cảng hàng
không trung chuyển quốc tế Long Thành...”
Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015
Lê Diễn Đức - Chủ nghĩa khủng bố bẩn thỉu và mọi rợ
Hơn một thế kỷ qua, nhân loại đã trải qua những mất mát, đau khổ làm thay đổi cả khái niệm về con người và nền văn minh được tạo ra bởi con người. Thủ phạm chính của điều này con người đã tạo ra hai hệ thống độc tài toàn trị: chủ nghĩa Phát-Xít và chủ nghĩa Cộng Sản.
Tội ác của chủ nghĩa Phát-Xít và chủ nghĩa Cộng Sản không sao kể xiết. Chiến Tranh Thế Giới II do Phát-Xít Đức-Nhật-Ý gây ra đã cướp đi khoảng 70 triệu mạng sống của con người. Còn chủ nghĩa Cộng Sản, trong vòng hơn nửa thế kỷ tồn tại đã giết chết khoảng 100 triệu người trên thế giới.
Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015
Maciej Michalek/Lê Diễn Đức dịch - Thanh trừng trong quân đội và đảng, cuộc chạy trốn, nguy cơ tan vỡ. “Lãnh đạo sợ mất quyền lực”
Ngày càng có nhiều hơn tiếng nói về sự sụp đổ sắp tới của chế độ Cộng Sản ở Trung Quốc. Hiện đang tập hợp những vấn đề kinh tế nghiêm trọng và cuộc thanh trừng lớn nhất trong Đảng Cộng Sản và quân đội kể từ thời Mao Trạch Đông – theo một số chuyên gia – họ cho rằng, nhà chức trách Trung Quốc đã đánh mất khả năng chỉ đạo nhà nước.
Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015
Lê Diễn Đức - Hệ quả tất yếu của xã hội
Dưới thời cai trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam xã hội Việt Nam các giá trị đạo đức ngày càng bị suy thoái
và hủy hoại không thể nào cứu vãn.
Những sự việc xảy ra thường xuyên lôi
cuốn cả một đám đông lớn tham gia, đặc biệt đa số là giới trẻ, chứng tỏ con người trong xã hội đã bị loạn về tâm lý,
hành động theo bản năng, vô thức.
Những chuyện tranh cướp bia, hôi của, cướp hoa, giành
vé tắm cũng có cùng mẫu số với những cuộc giẫm đạp lên nhau
giành giật một quả cầu phết, lộc thánh.
Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015
Lê Diễn Đức - Bạo lực và văn hóa cướp
Người ta nói nhiều đến bạo lực trong xã hội Việt Nam. Lý do vì sao và đâu là nguyên nhân chính của vấn nạn này?
Ở quốc gia nào cũng có tình trạng bạo lực, nhưng ở Việt Nam hiện tượng bạo lực trở nên phổ biến, nổ ra trong những bối cảnh hết sức bình thường của cuộc sống. Con người trở nên cộc cằn, thô bạo, hành xử với nhau độc ác ngày mỗi gia tăng.
Trước hết, phải nói tình trạng này xuất phát từ tâm lý bị tác động bởi một xã hội mà trong đó bạo lực được xem là chính sách của nhà cầm quyền.
Tiếp theo là xã hội bị nhào nặn trong một nền giáo dục lạc hậu, vong bản, dung dưỡng dối trá và đạo đức giả.
Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014
Lê Diễn Đức - Cách Mạng Dù và con đường dân chủ không dễ dàng
![]() |
Srdja Popovic (Hình: internet) |
Srdja Popovic, một nhà hoạt động xã hội của phong trào “Otpor” tại Serbia vào tháng 11 năm 2011 đã phát biểu trong một cuộc hội thảo của tổ chức TEDxKrakow tại thành phố Crakow, Ba lan, như sau:
“Nếu ta nghiên cứu các cuộc thay đổi xã hội khác nhau suốt trong 35 năm vừa qua, từ độc tài đến dân chủ, ta sẽ thấy rằng trong số 67 trường hợp khác nhau, thì trong 50 trường hợp cuộc đấu tranh, bất bạo động là sức mạnh thay đổi chủ chốt.” [*]
Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014
Lê Diễn Ðức - Biến cố lịch sử không thể nào quên
Khi bài viết của tôi xuất hiện trên mặt báo thì chỉ còn vài ngày nữa là tới ngày 13 tháng 12.
Ðây là ngày mà cách đây 33 năm chế độ Cộng Sản Ba Lan đã ban hành tình trạng thiết quân luật, một sự kiện lịch sử kinh hoàng mà kể từ khi chế độ Cộng Sản sụp đổ vào năm 1989, không năm nào người Ba Lan không tưởng niệm.
Sau chuyến hành hương về thăm tổ quốc Ba Lan của Ðức Giáo Hoàng Joan Paolo II vào tháng 6 năm 1979, tháng 8 năm 1980 phong trào phản kháng Công Ðoàn Ðoàn Kết ra đời.
Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014
Lê Diễn Ðức - Bất bạo động và con đường dân chủ
Biểu tượng “Người Của Năm” 2011 của tạp chí Times là “Những người phản kháng” hay là “Những người biểu tình.”
Quả thật, làn sóng phản kháng bất bạo động chống lại các chế độ độc tài tại các nước Bắc Châu Phi vào năm 2011 đã mang lại cho dân chúng ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, những niềm hy vọng thay đổi, như là hiệu ứng domino trong mùa Thu năm 1989 tại Châu Âu. Tuy nhiên chỉ ít lâu sau, hy vọng ấy đã trở nên mong manh.
Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014
Lê Diễn Đức - Không thể nói thật vì dối trá là bản chất
Lê Diễn Đức -
Ông Lê Doãn Hợp, Chủ tịch Hội truyền thông Việt Nam vào đầu năm mới có bài viết trên "Tuanvietnam.net" hôm mồng 2/01/2014 nói "từ năm 2014 trở đi cần phát động cao trào nói thật, báo cáo đúng. Mọi báo cáo của địa phương, cơ sở, doanh nghiệp đều phải thẩm định, ai báo cáo sai phải xử lý nghiêm túc".
Lê Doãn Hợp
Ông Hợp nói thêm:
"Phải coi bệnh nói dối kéo dài đã đến hồi phải kết. Thà kết thúc bằng một nỗi đau để làm lại từ đầu còn hơn tiếp tục kéo dài nỗi đau mà chưa biết khi nào kết thúc. Nói dối kéo dài, bản chất cũng là lừa đảo. Phải xử tội nói dối như tội danh lừa đảo thì mới nghiêm túc, triệt để".
Ô hay, thế từ mấy chục năm nay người ta toàn nói dối nhau hay sao mà bây giờ mới "phát động cao trào nói thật".
Xin thưa, quả đúng như thế! Suốt mấy chục năm nay người ta vẫn lừa gạt nhau, ru ngủ nhau bằng dối trá. Dối trá là căn bệnh không thể chữa của cả hệ thống chính trị, lan toả, bao trùm xã hội dưới sự cai trị của hệ thống này. Hệ thống này chính xác được xây dựng và tồn tại dựa trên dối trá và bạo lực. Không có phương thức nào có thể phát động cao trào nói thật. Đó là sự thật trần truồng và xót xa.
Nhà nước CHXHCN Việt Nam được xây dựng trên một học thuyết dối trá. Chủ nghĩa Mác-Lenin và nhà nước xã hội chủ nghĩa tốt đẹp (trên lý thuyết) mà họ dùng làm phương tiện để hô hào dân chúng kháng chiến chống thực dân đế quốc đã bị phá sản sau năm 1990 khi hệ thống Xô Viết tại châu Âu bị sụp đổ. Nó là chủ nghĩa siêu thực và đẫm máu. Một học thuyết đã bị chôn vùi trong đống rác lịch sử và ngày hôm nay, sự phản trắc và phản bội lại giai cấp lao động càng chứng minh rõ ràng hơn. Đây là một hệ thống chính trị mafia, quyền lực tập trung vào các nhóm lợi ích và thân hữu theo hình kim tự tháp.
Để định hướng chính trị, bộ máy quyền lực đôi khi không cố gắng làm sai lệch sự thật nhưng làm sai lệch ý nghĩa của chúng, mặc dù vì mục đích tuyên truyền họ có thể bịa đặt ra rồi nhồi nhét thông tin. Một Lê Văn Tám không có thật, hay hình ảnh "không vợ, không con, hy sinh cả cuộc đời cho dân tộc" của Hồ Chí Minh là những ví dụ.
Chỉ có một giá trị nhân quyền thống nhất, phổ quát cho toàn nhân loại mà Việt Nam đã ký và cam kết thực hiện, nhưng họ đưa ra khái niệm nhân quyền phương Tây, phương Đông để nguỵ biện cho những vi phạm nhân quyền. Chỉ có một gia trị dân chủ duy nhất, họ đưa ra khái niệm dân chủ tập trung để biện minh cho sự độc tài toàn trị.
Trong bài “Lạm bàn về căn bệnh dối trá ở Việt Nam”, giáo sư Trần Kinh Nghị lưu ý rằng ở Việt Nam bệnh dối trá có những đặc thù riêng. “Nó bắt nguồn từ thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc, trải qua nhiều biến cố lịch sử với những phong trào thi đua và những đợt cải cách ruộng đất, cải tạo công thương, nhân văn giai phẩm v.v… khiến xã hội bị xáo trộn, lòng người đảo điên. Những thời kỳ kinh tế khắc khổ cũng khiến con người ta trở nên bon chen và thủ đoạn. Tất cả tạo nên lối sống và tư duy phức tạp, thường mang tính hai mặt, nói và làm không đi đôi với nhau”.
Ông nói thói “làm thì láo, báo cáo thì hay” cùng thói “chạy theo thành tích” vốn phát xuất từ thời xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đã góp phần làm trầm trọng thêm căn bệnh dối trá ở Việt Nam hiện nay, và đã trở thành “căn bệnh trầm kha bám sâu rễ trong toàn xã hội đến độ ai không biết nói dối, không biết làm ẩu và không biết ‘ăn theo nói leo’ thì không thể tồn tại”. Rồi ông kết luận “ở Việt Nam mọi thứ đều giả, chỉ có dối trá là có thật!”.
Nhà văn Nguyên Ngọc trong bài “Cần một cuộc tự vấn” viết:
“Tôi cho rằng căn bệnh nặng nhất, chí tử nhất, toàn diện nhất của xã hội ta hiện nay là bệnh giả dối. Chính cái giả dối tràn lan khiến người ta không còn thật sự tin vào bất cứ điều gì nữa. Câu hỏi thường trực bây giờ: Tốt để làm gì? Sạch để làm gì? Quên mình để làm gì? Xả thân chống lại cái xấu, cái giả để làm gì? Liệu rồi có ai, có cơ chế nào bảo vệ những nỗ lực đạo đức đó không? Hay thậm chí bị cả cơ chế quật đánh lại như vẫn thấy không hề ít?”.
Đứa trẻ con Việt Nam sinh ra đã bị cơn bão táp dối trá của một nền giáo dục suy sụp về phẩm chất quất vào tâm hồn trong trắng. Một nền giáo dục tử tế khó có thể tồn tại khi khắp nơi dấy lên cao trào chạy bằng cấp giả để kiếm đường leo thang quan chức. Theo giáo sư Phạm Minh Hạc của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo, "đến năm 2005, sau 4 năm, đã phát hiện được 10 ngàn bằng giả. Số bằng giả này chủ yếu tập trung ở công chức nhà nước trong đó có cả cán bộ cấp cơ quan trung ương". Rất nhiều tỉnh uỷ viên, chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh sử dụng bằng giả. Ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chánh của chính phủ mua bằng tại La Salle Louisiana nhưng không đi học một ngày nào. Chưa có quốc gia nào trên thế giới mà khi các chính trị gia xuất hiện thì chức danh, học hàm được kèm theo nhan nhản như trên báo Việt Nam. Các từ "giáo sư", "tiến sĩ" trở nên phản cảm và gây dị ứng.
Chạy bằng chạy cấp, người ta còn chạy cả khen thưởng, huy chương, huân chương, dẫn đến những hậu quả tệ hại, lộng giả thành chân. Hồ Xuân Mãn, cựu Bí thư Thành uỷ Huế khai man lý lịch để được phong Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Những nhà ngoại cảm rởm vì tiền đã chẳng chút rung động gì khi dùng xương trâu bò thay cho hài cốt liệt sĩ, lừa bịp những người cả tin, nhẹ dạ.
Trong lĩnh vực kinh doanh, tờ Thời báo Sài Gòn ngày 20 tháng 6, 2013 viết:
"Việc che giấu hoặc không muốn minh bạch thông tin về hoạt động kinh doanh trở thành lợi ích cấu kết thường trực của cả cơ quan chủ quản và bộ máy quản lý doanh nghiệp nhà nước để tránh những rắc rối từ công luận, tức từ ông chủ đích thực của mình”.
"Đâu đâu cũng thấy tình trạng thông tin mập mờ, không đầy đủ hoặc bị bóp méo sai lệch bởi chính bộ máy hành chính công rất đông mà không mạnh. Mỗi khi cần giải quyết một việc gì người dân phải chạy vòng vo để tìm kiếm mà cũng không có gì để đảm bảo. Xã hội đầy rẫy những “ma hồn trận” do sự dối trá gây ra. Nó tạo ra môi trường tranh tối tranh sáng rất thuận lợi cho các loại tội phạm, kể cả mafia dân sự và mafia chính trị".
"Nói cách khác, người dân đã bị lừa dối quá nhiều bởi những thực tế phũ phàng, trong đó có rất nhiều những công trình xây dựng kém chất lượng do bị các nhóm lợi ích đục khoét tham nhũng trong quá trình thi công. Tuy mới chỉ là bề nổi của tảng băng chìm nhưng những vụ tham nhũng như PU 18, Lã Thị Kim Oanh, ODA Hành lang Đông-Tây, những vụ nhượng bán rừng và hầm mỏ cùng với những vụ thất thoát bạc nghìn tỷ của Vinashin, Vinalines, Dung Quất và của hàng loạt “anh cả đỏ” đang trên bờ vực phá sản khiến dư luận xã hội hết sức bất bình và bất tín. Sự kiện rò nước tại con đập Sông Tranh 2 hiện nay là một ví dụ điển hình của loại "tội phạm kép"- tham nhũng và dối trá", giáo sư Trần Kinh Nghị viết.
Cũng vì thế mà tăng trưởng GDP 2013 của các tỉnh thành đều ở mức trên 10% nhưng cả nước chỉ trên 5%. Bạch hoá thông tin là đồng nghĩa với tự sát trong một cơ chế xin-cho và trục lợi từ nguồn đầu tư công bằng ngân sách nhà nước hay vốn vay nước ngoài. Các số liệu chính thức về kinh tế, an ninh, quốc phòng của Việt Nam hầu hết chỉ mang tính tham khảo, rất ít khi sát với thực tế. Nhiều chuyên gia nghiên cứu về tình hình Việt Nam, để có thể đánh giá chuẩn xác thường phải lấy thêm các tư liệu của nước ngoài.
Ông Trần Doãn Hợp có nhắc lời cựu Tổng Bí thư Đảng cộng sản Bulgaria Todor Zhivkov:
"Điều quý giá nhất của thế giới và hành tinh chúng ta là niềm tin cậy và sự thật. Sự thật sẽ sáng tạo thế giới, và mọi sự giả dối đều phá hoại thế giới".
Nhưng, nghịch lý thay, chính sự dối trá phát sinh, nảy nở và củng cố thể chế độc tài, đặc quyền cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Dối trá là bản chất của chế độ. Đảng dối trá, Nhà nước dối trá, người người dối trá, cả xã hội chìm ngập trong dối trá và nghi kị, cảnh giác lẫn nhau.
Dù sao thì Albert Camus cũng nói đúng:
"Dối trá có nhiều khía cạnh: dựng chuyện, nói nửa sự thật, vu khống... Nhưng luôn luôn là vũ khí bảo vệ của kẻ hèn nhát".
© Lê Diễn Đức
Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013
Lê Diễn Đức - Một nghị định phản nhân quyền
Lê Diễn Đức -
Cùng với sự thông qua Hiến pháp sửa đổi vào ngày 28/11, tức Hiến pháp 2013, bản hiến pháp thể chế hoá cương lĩnh hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), một nghị định khác của Chính phủ được áp dụng từ ngày 15/01/2014.
Việt Nam có lẽ là quốc gia sản xuất các loại nghị định vô tội vạ nhất, cho dù rất thiếu thực tế và bất khả thi.
Điều 7, hành vi vi phạm trật tự công cộng, trong đó điểm "đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự", rất chung chung, mơ hồ. Khi triển hai thực hiện thì "tụ tập hơn 5 người tại nơi công cộng để đưa kiến nghị đều phải xin phép" là một trong những ví dụ hết sức bất hợp lý của Nghị định 38/2005 và Nghị định 73/2010/NĐ-CP của Chính phủ về việc tập hợp đông người.
Mặc dù cũng có cái gọi là quốc hội, cơ quan lập pháp, nhưng nghị định là thứ văn kiện dưới luật được chính phủ ban hành, mâu thuẫn và xung đột ngay với bộ luật khung Hiến pháp do chính họ tạo ra.
Điều 25 của Hiến pháp (HP) 2013 nêu rõ:
"Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định".
Với các quyền biểu tình, tiếp cận thông tin, lập hội, ... quốc hội đã gian dối trì hoãn, không luật hoá chúng để đưa vào đời sống, trong khi đó lại cho ra các nghị định giới hạn và cấm đoán. Bộ luật khung, trở nên vô nghĩa!
Nghị định 174/2013/NĐ-CP áp dụng từ ngày 15/01/2014 là sự tiếp diễn của quy trình sản xuất này. Theo đó, các hành vi hành vi tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam và truyền bá tư tưởng phản động, nói xấu nhà nước trên mạng xã hội bị phạt từ 70 đến 100 triệu đồng.
Báo chí nước ngoài, ít đăng về Việt Nam như báo chí Ba Lan cũng đưa tin này với những cái tít như "Nhà cầm quyền Việt Nam dị ứng với việc nói xấu", "Phạt gần 5.000 USD cho việc phê phán chính phủ", v.v...
Trước đó, vào ngày 15/07/2013 ông Nguyễn Tấn Dũng cũng đã ký Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, công bố ngày 31/07 và có hiệu lực từ ngày 1/09/2013, trong đó quy định "những tài khoản được lập thông qua các mạng xã hội như Facebook sẽ chỉ được đăng thông tin của riêng cá nhân đó (...) Các trang cá nhân thì được phép đưa thông tin về những thứ của chính mình, không được dẫn thông tin tổng hợp, tức là không được trích dẫn thông tin từ các cơ quan báo chí hay các trang web của cơ quan nhà nước".
Trong bài "Nghị định bịt miệng xã hội" tôi đã viết:
"Nghị định 72/2013/NĐ-CP là một thứ văn bản ngớ ngẩn, nếu không phải là một hình thức bịt miệng toàn xã hội, tước đoạt những tiếng nói có thể cuối cùng".
Thế nhưng hàng loạt nghị định phản nhân quyền, tước đoạt thô bạo các quyền dân sự tối thiểu của công dân, cái nọ chồng lên cái kia, có vẻ vẫn chưa đủ cho bộ máy cai trị của nhà cầm quyền. Càng ngày càng thấy nhà cầm quyền lúng túng, hoảng loạn trong việc xiết chặt hơn đời sống chính trị của người dân trong hệ thống kiểm duyệt.
Không có một quốc gia bình thường nào áp đặt bộ máy cai trị lên đầu dân chúng rồi sau đó cứ mặc sức hoành hành, người dân chỉ biết cúi đầu cam chịu thân phận nô lệ, không có bất kỳ phản ứng nào.
Luật khung (HP 2013) Điều 4 chỉ rõ "Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình".
"Chịu sự giám sát" kiểu gì mà phê phán, chỉ trích và vạch ra những tệ hại, xấu xa trong quản lý, điều hành đất nước trên mạng xã hội thì bị phạt? Thế thì cái gọi là Hiến pháp dùng để làm gì? Tạo ra một bộ luật để cai trị dân mà lại đẻ ra cái nghị định phủ nhận nó? Có xã hội nào mà người dân không được nói tới cái xấu của nhà nước, không được chỉ trích các chính sách của chinh phủ và đảng cầm quyền? Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói “người lãnh đạo là đầy tớ trung thành của nhân dân”, “Đảng phải chịu trách nhiệm... từ những cái như tương, cà, mắm, muối, cái kim, sợi chỉ. Một người dân đói là Đảng phải chịu trách nhiệm”, đó sao? Vật giá gia tăng, đời sống khó khăn, y tế, giáo dục sa sút, thất nghiệp, phá sản, cướp giật thường xuyên diễn ra, dân không được kêu à?
Hơn thế, ngồi vào ghế thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, cho ra Nghị định này, ông Nguyễn Tấn Dũng không biết xấu hổ là gì ư?
Nói cho cùng, ra nghị định chỉ nhẳm mục đích đe doạ mà thôi, khó có khả năng thực hiện. Trên mạng xã hội, mà phổ biến nhất là facebook với khoảng 20 triệu người sử dụng, người ta vẫn chia sẻ thông tin, vẫn trích nguồn từ báo chí chính thống, vẫn vạch trần những trò mị dân, dối trá của nhà cầm quyền và bộ máy quan liêu, tham nhũng thối nát. Làm gì nhau? Chả lẽ đi soi mói và phạt tiền hàng triệu người? Nghị định 72/2013/NĐ-CP vì vậy đã không mang lại hiệu quả nào!
Sự phẫn nộ của người dân trước bất công và bất bình đẳng xã hội, trước các hiện tượng tham nhũng, rút ruột công trình của quan tham, khó có thể bịt kín và giấu giếm trong lòng. Nếu không có khả năng khác thì ít nhất dân chúng còn được quyền nói, được kêu, thậm chí chửi rủa. Trong đời sống hàng ngày, việc tự xử của người dân bất chấp luật pháp là thể hiện phản ứng trước một nhà nước mà pháp luật bị chà đạp.
Nghị định 174/2013/NĐ-CP, trong xu hướng này, cũng sẽ thế thôi, sẽ chẳng có tác dụng gì. Dân nói, dân bàn, dân kiểm tra là việc không thể cấm đoán, đe doạ, dù là nhà cầm quyền của bất cứ thể chế chính trị nào. Tự do ngôn luận là quyền tối quan trọng của con người.
© Lê Diễn Đức – RFA
Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013
Lê Diễn Đức - Tham nhũng và nợ
Lê Diễn Đức -
Ảnh minh họa tham nhũng - Photo courtesy of Ria novosti
Trong lĩnh vực kinh tế trên báo chí trong nước, có lẽ một trong những từ Việt được nhắc đến nhiều nhất là "tham nhũng".
Nó thường xuyên được phổ cập rộng rãi chẳng khác gì các từ được cập nhật hàng ngày như "cướp", "hiếp", "giết", v.v...
Nền báo chí lá vông (xin lỗi vì ông Bộ trưởng Nguyễn Bắc Sơn khẳng định không có báo lá cải) tận dụng tối đa các tin giật gân rẻ tiền để câu khách, không loại trừ cả những tờ của Bộ Thông Tin và Tuyên Truyền hay của Việt Nam Thông Tấn Xã như Vietnamnet, Vietnam Plus...
Khi tham nhũng đã thành văn hoá, thành nếp sống, thói quen trong sinh hoạt, giao dịch và gắn với tất cả những gì có liên hệ tới bộ máy công quyền thì điều đó chẳng có gì lạ. Ngay cả nơi cần đến tình thương yêu, bác ái nhất là bệnh viện, từ "tham nhũng" được thay bằng văn hoá phong bì, thì mới thấy mức độ khủng khiếp về băng hoại đạo đức của xã hội. Thì ra người ta phải có tiền mới có thể tồn tại và có cuộc sống bình thường. Đồng tiền tạo ra mọi giá trị và định lượng các giá trị, là thước đo chuẩn mực cho mọi thứ.
Nhưng, có một từ khác từ vài năm nay được nhắc nhiều không kém bên cạnh từ "tham nhũng", đó là từ "nợ".
Cái này là hậu quả của cái kia, là tất yếu của một nền kinh tế định hướng sai, tạo ra cơ hội rút ruột công trình, ăn chia trục lợi. Ngôi nhà rệu rã nhưng chỉ loay hoay vá víu, chẳng biết xử lý tận gốc từ khâu móng và rường cột, hoặc biết đấy nhưng cố ý cứ bám víu để moi móc, hoặc để xây dựng một thứ xã hội chủ nghĩa gì đó mà đến hết thế kỷ này, tức 87 năm nữa, chẳng biết có hay không. Cả dân tộc bị nắm cổ kéo dài trên con đường bất định đã mấy chục năm, nay vẫn tiếp tục đi hoài tới một mục tiêu vô tưởng. Với gánh nợ chồng chất.
Cá nhân, doanh nghiệp tư nhân nợ nần không thể trả thì phá sản, bị xiết nợ, thậm chí bị côn đồ hành hung, khống chế. Vụ công ty cà phê Trường Ngân bị đồng loạt các ngân hàng Techcombank, MB, MSB, Vietinbank, VIB, OCB, Agribank tới niêm kho, uy hiếp, là một trong nhiều ví dụ. Với tư nhân, chủ nợ thường tự xử, bất chấp pháp luật. Những cá nhân, đơn vị này chỉ còn biết kêu trời và nợ nần được giải theo luật giang hồ. Nếu không biết chung chi, có người đỡ lưng, không còn tài sản thế chấp, thì tan gia sẽ bại sản, có thể mất mạng. Nhưng âu đấy cũng luật đời, có vay có trả.
Nhưng nếu nói đến "nợ", chỉ cần vào Google tra cứu vớ từ khoá "nợ", sẽ thấy món nợ của các doanh nghiệp nhà nước thực sự hãi hùng.
Đáng lưu ý là lợi nhuận chỉ tập trung vào một số ít đơn vị, nhiều doanh nghiệp còn lại rơi vào tình trạng nợ cao, kết quả sản xuất kinh doanh thấp, thậm chí mất vốn, theo tờ Lao Động ngày 24/11/2013.
Trong ngày 16/01/2013, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã có cuộc gặp với lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước để trao đổi về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 cũng như các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp nhà nước.
Báo cáo tài chính hợp nhất, 10 tập đoàn, tổng công ty có tổng số nợ phải trả là 1.334.903 tỷ đồng, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân là 1,82 lần (năm 2011 là 1,77 lần), tổng tài sản/tổng nợ phải trả là 1,6 lần.
Doanh nghiệp nhà nước còn lại (không kể Vinashin) 27% phần nợ đã được các tổ chức tín dụng cho cơ cấu lại (ước khoảng 28.300 tỷ đồng) thì tổng số nợ xấu và nợ cơ cấu lại của khu vực doanh nghiệp nhà nước sẽ vào khoảng 73.050 tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 10, Công ty Mua Bán Nợ VAMC đã mua hơn 11.000 tỷ đồng nợ xấu của 14 ngân hàng, trong đó, khoảng 70% khoản nợ đã mua thuộc lĩnh vực bất động sản.
Vào ngày 22/11/2013, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) và Cơ quan Hợp tác phát triển Đức GIZ đã tổ chức diễn đàn về phục hồi tăng trưởng, tái cơ cấu - cơ hội và thách thức. Theo đó, dựa trên số liệu của các cơ quan chức năng, nợ công của VN liên tục tăng, năm 2012 đã lên tới trên 1,6 triệu tỉ đồng (gần 80 tỷ USD). Theo tính toán dựa trên số liệu 6 tháng đầu năm 2013 với số nợ trên, mỗi quý VN phải trả nợ gốc và lãi tới 25.000-26.000 tỉ đồng (trên 1 tỉ USD), tương đương 16% thu ngân sách.
Vấn đề của nền kinh tế là không còn là nợ công có ở ngưỡng an toàn hay không, chính thức 55,4% GDP, thực chất, nếu tính cả nợ nước ngoài của khu vực doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước) và nợ bằng trái phiếu trong nước khác của doanh nghiệp nhà nước không được chính phủ bảo lãnh, thì nợ công của Việt Nam vượt con số báo cáo 55,9% có thể lên đến khoảng 95% GDP.
Với một bộ máy hành chính kép (chính phủ và đảng) quan liêu, gồm gần 1,7 triệu viên chức, năm (2001 - 2012) chi cho hoạt động của bộ máy này chiếm 55,37% tổng chi ngân sách nhà nước. Trong vòng vài năm nữa, tới năm 2016, nguồn xuất khẩu dầu khí của Việt Nam trên 10 tỷ USD, góp 20-25% ngân sách, sẽ cạn kiệt, áp lực trả nợ ngày càng cao.
Bài toán kinh tế sẽ bị sức ép mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến đầu tư, xây dựng công cộng. Không biết những dự án lớn chủ yếu từ ODA, như cảng Lạch Huyện hay sân bay Long Thành, sẽ còn kéo gánh nợ tới đâu.
Quy mô bội chi ngân sách ngày mỗi cao, năm 2012 vẫn ở mức 4,8% (so với 4,7% năm 2011) và đã được quốc hội phê duyệt nâng lên mức 5,3% cho năm 2013 tại kỳ họp Quốc hội thứ 6 (11/2013).
Ngoài ra, tiếp tục vay khoản mới trả nợ cũ và phát hành trái phiếu chính phủ cũng là các biện pháp lúng túng chạy vòng quanh. Trái phiếu chính phủ và tín phiếu chính phủ phát hành trong năm là khoảng 200.000 tỉ đồng (tương đương gần 10 tỉ USD), đặc biệt là trái phiếu chính phủ phát hành lên đến 115.000 tỉ đồng (tăng gần 85% so với năm 2011). Người mua trái phiếu không ai khác là các ngân hàng và tổ chức tín dụng, mà tiền chủ yếu từ huy động nguồn vốn của dân.
Từ khi ông Nguyễn Tấn Dũng nhận chức Thủ tướng vào năm 2006, đến năm 2010, đã đẩy số nợ của Việt Nam từ 27,86 tỷ USD lên 32,5 tỷ USD. Số liệu thông kê hằng quý từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho thấy, nợ nước ngoài của Việt Nam ở mức trung bình khoảng 19-20% GDP trong những năm 2000-2002, đã lên trên 30% trong vài năm gần đây (41,5% GDP năm 2011).
Nói vậy thôi chứ nền kinh tế Việt Nam cũng chưa đến mức sẽ sụp đổ vì nợ. Đầu tư nước ngoài FDI vẫn đổ vào nhờ giá lao động rẻ. Khoản kiều hối hơn 10 tỷ USD mỗi năm đã là một món khổng lồ, tiền tươi, thóc thật!
Nhiệm kỳ của ông Nguyễn Tấn Dũng còn hơn hai năm nữa. Thời gian không còn nhiều, tranh thủ cùng hội cùng thuyền vay mượn cho các dự án, vơ vét thêm một đống và ra đi yên vị. Đống vỏ ốc mà ông ta cùng các chiến hữu để lại cho 90 triệu dân mang đi đổ quá lớn.
Và như tiến sĩ Alan Phan viết:
"Con rồng kinh tế Việt Nam sẽ không cất cánh được, ngay cả khi gia nhập TPP (dự trù vào cuối 2014); vì trọng lực nặng nề của 3 yếu tố: doanh nghiệp nhà nước, nợ xấu ngân hàng và ngân sách chính phủ. Ngày nào mà toàn dân còn phải khiêng đỡ các hành lý này, thì ngày đó kinh tế Việt Nam chỉ nên bàn về mô hình “sống sót” (survival)".
Lê Diễn Đức, 27-11-2013
Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013
Lê Diễn Đức - Tiếng kêu từ đại hồng thuỷ miền Trung
Lê Diễn Đức -
Vị thế địa lý đã mang lại cho miền Trung Việt Nam nhiều bất hạnh. Như cơ thể oằn lưng hứng mọi cơn bão từ biển Đông tràn vào, năm này qua năm khác.
Miền Trung lại là xứ nghèo, thiên nhiên chẳng ưu đãi gì nhiều về vật chất. Kiếp nghèo lại nghèo thêm vì thiên tai. Nhưng "nhân tai" từ mấy năm nay cũng tạo ra nhiều bi kịch.
"Sự phát triển ồ ạt của các nhà máy thủy điện tại miền Trung đã bắt đầu có những tác động tiêu cực đến môi trường, dân sinh... Suốt dọc các tỉnh miền Trung, ở đâu cũng thấy những “túi nước” khổng lồ có thể “dội” vào đầu hàng triệu người dân bất kỳ lúc nào, nhất là mùa mưa, lũ. Ðiển hình là 4 tỉnh gồm Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế, Kontum và Ðắc Nông có gần 150 dự án thủy điện lớn nhỏ đã, đang và sẽ triển khai, tờ Tin Mới Online ngày 9/9/2011 viết.
Báo Mới nói ông Lê La Sơn, chi cục trưởng Chi Cục Thủy Lợi Quảng Trị phát biểu rằng, “Tôi thấy, cứ ở đâu có nhà máy thủy điện là người dân đều khổ. Ðó là người dân mất đất, nhà nước mất rừng. Ðời sống nơi tái định cư thiếu thốn đủ thứ, kể cả điện chiếu sáng. Trong khi đó, cứ đến mùa mưa lũ thì chính họ cũng là người hứng chịu những ‘túi nước’ do chính các nhà máy thủy điện xả xuống”.
Năm ngoái đã có vài đập chắn thủy điện bị vỡ cuốn trôi hàng chục tấn hoa màu, thiệt hại khoảng hàng chục tỷ đồng.
Trong lúc bão lụt ở Philippines hàng ngàn người chết, hàng triệu người bơ vơ không nhà cửa, không còn điều kiện sinh sống, các chiến dịch cứu trợ được phát động trên thế giới, thì ở miền Trung Việt Nam cũng ngập tràn trong cơn đại hồng thuỷ.
Tính đến hết ngày 16/11, tại 6 tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã phải gánh chịu cơn áp suất thấp nhiệt đới, hậu bão số 15, tạo nên trận lũ lịch sử từ trước đến nay, làm 41 người chết, 5 người mất tích, hàng trăm ngàn ngôi nhà bị nhấn chìm, giao thông chia cắt...
Bài "Ai chịu trách nhiệm về việc xả lũ vào dân?" trên tờ Đất Việt Online ngày 18/11/2013, mô tả cảnh màn trời, chiếu nước của dân chúng miền Trung: "thương thay miền Trung, vừa thoát bão thì nay lại lũ ập xuống đầu...".
Tờ báo cũng cho hay, nguyên do mà trong đó "phần chính là nước từ 15 hồ thủy điện đồng loạt xả tràn" và đặt câu hỏi "Chết người, mất tài sản, ai phải chịu trách nhiệm?".
Ông Phạm Thế Dũng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Gia Lai đã khẳng định "các hồ chứa nước thủy điện xả lũ mà báo trước quá gấp nên dân trở tay không kịp, nhiều gia đình chỉ kịp chạy tháo thân mà không kịp mang theo gì, tất cả tài sản bị nhấn chìm dưới nước".
Trong cuộc chất vấn tại Quốc hội ngày 19/11, đại biểu Nguyễn Văn Phúc nhắc lại thực tế, khi kỳ họp khai mạc, người dân miền Trung đang phải đối phó với bão lũ và giờ phút này "bà con ở Nam Trung Bộ đang khốn khổ vì ngập lụt".
"Không thể chấp nhận được việc xả lũ mà chính quyền địa phương và người dân không biết. Phải điều tra, xử lý hình sự, không thể để hàng chục người chết như thế, bao nhiêu tài sản bị thiệt hại mà không ai bị xử lý", ông Phúc nói, và thẳng thắn và đề nghị cần điều tra, xử lý nghiêm các vụ phá rừng và làm nhà tránh lũ cho người dân.
Còn ông Đỗ Văn Đương xót xa, khi Quốc hội ngồi họp thì đồng bào miền Trung ngập tràn trong lũ, được cho là do thủy điện gây ra, mong chờ câu trả lời từ Bộ trưởng Công thương. Thế nhưng, lỗi được Bộ Công thương đá qua cho Bộ Nông nghiệp. Cấp Bộ đổ lỗi cho cấp địa phương phê duyệt quy hoạch, nhưng cấp địa phương lại phản pháo cho rằng không lãnh đạo địa phương nào dám đặt bút ký quy hoạch thủy điện của địa phương mình nếu không có sự đồng thuận của Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Cả hệ thống chính trị vô cảm và hững hờ trước cảnh nước lũ mênh mông nhấn chìm nhà cửa, dân chúng bồng bế nhau di tản, "rối ren như kiến chạy mưa".
Không thấy một cán bộ cao cấp nào tới hiện trường quan sát vào lúc lũ tràn. Không trực thăng, tàu thuyền, xe lội nước cứu trợ, những thứ mà trong cuộc diễn tập chống "tụ tập đông người" chống nhân dân đã có đầy đủ. Dân chúng chỉ còn biết tự thân chịu đựng, nỗ lực chống lại cái chết, đói và cầu nguyện may mắn.
Tôi vẫn nhớ trận lụt năm 2010 tại Ba Lan, vào tháng 8, khi các đại biểu quốc hội Ba Lan trong mùa nghỉ phép đã đi nghỉ ở khắp nơi trên thế giới. Những nhân viên các câu lạc bộ của quốc hội đã gọi điện thoại gọi từng người một, thậm chí cả từ những nơi xa tận Á Châu như Thái Lan, đề nghị họ trở về Ba Lan để họp thông qua một đạo luật đặc biệt nhằm khắc phục hậu quả lụt và giúp đỡ người bị thiệt hại vì lụt.
Nghĩ đến đồng bào đang gặp khó khăn, cùng với tinh thần trách nhiệm của một người đại biểu khi dân cần đến, các đại biểu đã quy tụ về thủ đô đủ cơ số để bỏ phiếu.
Ấy là vì Ba Lan là nước dân chủ, quốc hội do dân lựa chọn trực tiếp qua bầu cử tự do. Bất kỳ sự sao nhãng, tắc trách nào cũng đồng nghĩa với việc mất đi lá phiếu của người dân trong kỳ bầu cử tiếp theo. Quyền lực do dân tạo dựng và vì quyền lợi của dân, cơ quan đại diện là quốc hội phải gánh vác kịp thời vào những lúc cần thiết.
Ở Việt Nam hiện nay, quốc hội được xem là cơ quan quyền lực cao nhất, đều do đảng cử, dân bầu (lấy lệ), chỉ làm một việc duy nhất là hợp thức hoá, hành chính hoá các quyết định của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN).
Toàn bộ thực quyền nằm trong tay một nhóm lãnh đạo của ĐCSVN, họ vung tay phê duyệt các quy hoạch ở cấp Bộ, nơi mà lẽ ra phải có những người trách nhiệm kiểm tra chấn chỉnh hoạt động của thủy điện tại các địa phương. Thế nhưng, cùng trong băng nhóm lợi ích, trung ương và địa phương đã ngoắc nhau trục lợi. Chẳng cần phải tính đền tầm dài hạn của một dự án, những hệ lụy nghiêm trọng của nó với môi trường và cuộc sống an lành của dân chúng.
Văn hoá từ chức là sự xa xỉ, thậm chí chưa bao giờ có, của hệ thống chính trị hiện hành. Ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã từng tự khen mình chưa kỷ luật ai, còn ông Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói kỷ luật hết thì lấy ai làm việc. Vả lại, nếu hiếm hoi xảy ra với một vài Bộ trưởng, thì cũng chỉ là hình thức, bởi vì những người đứng đầu nhà nước, quốc hội, chính phủ vẫn nguyên vẹn. Vị trí của họ do ĐCSVN ấn định, có cần dân bầu bán gì đâu. Cái ghế của họ chẳng hề suy chuyển và có khi còn tiếp tục cao hơn nữa. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự bế tắc trong điều hành quản lý. Vô trách nhiệm trở thành chuyện thường ngày, chẳng gây ra ảnh hưởng gì đáng kể. Mấy chục người đã chết và bao nhiêu người mất tích, sẽ chẳng có ai kết luận vì sao họ chết và trách nhiệm tại ai?
Tờ báo Đất Việt bức xúc:
"Thật sợ hãi biết bao khi trước những tai họa mà người dân đang hàng ngày gánh chịu, những người chịu trách nhiệm là đại-biểu-của-dân, để bảo vệ quyền lợi của dân lại im lặng, thờ ơ, vô cảm thế này.
Sự thờ ơ, nín câm, vô cảm này đang gây ra “nhân tai” cho chính chúng ta, và cái thứ “nhân tai” này mới đáng sợ làm sao, ghê rợn hơn nhiều “thiên tai” khi nó đến từ sự dốt nát và lạnh lùng của chính con người".
Sự bức xúc của tờ Đất Việt chỉ đúng một phần. Xả lũ không thèm báo trước, gây nên cái chết cho hàng chục người là một tội ác tàn nhẫn, là tội phạm hình sự. Không mấy khó khăn để xác định ai là người ra lệnh, ai là người thực hiện mệnh lệnh. Phải đưa họ ra trước toà án và phải bồi thường thiệt hại về người và của cho dân chúng, nếu như còn có một cái gì đó được gọi là luật pháp.
Ở đây cần nhấn mạnh rằng, không phải là "sự dốt nát và lạnh lùng" của những con người cụ thể, như tờ báo viết, mà là hậu quả đau lòng tất yếu từ hệ thống chính trị. Một hệ thống mà trong đó, quyền và tiền đã làm mờ ảo, bất chấp mọi giá trị nhân văn. Còn hệ thống chính trị này, dân nghèo còn khổ và không bao giờ hết được cảnh "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" và còn chịu đựng cả thiên tai và "nhân tai".
Mất mùa bởi tại thiên tai
Chết người cũng bởi... "thiên tài" đảng ta!
Nhưng đáng buồn hơn là không hề thấy sự phản kháng nào của người dân. Có vẻ như mọi thứ chỉ dừng lại ở sự ca thán, bực dọc, phẫn nộ. Tinh thần phản kháng đã tắt lịm trong nỗi thống khổ bị đè nén hàng chục năm và sự cam chịu của thân phận nô lệ. Dường như người nông dân lao động không hiểu thế nào là hạnh phúc và công bằng xã hội. Tiếng kêu của họ từ cơn hồng thuỷ chỉ vọng vào đêm tối của lợi ích quyền-tiền, nơi mà lũ ma quỷ mang mặt người thi nhau nhảy múa.
© Lê Diễn Đức – RFA
Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013
Lê Diễn Đức - Cho Tàu thuê đất, một mối hiểm nguy
Lê Diễn Đức -
Tôi đã từng phân tích về cuộc xâm lược mềm của Trung Quốc đối với Việt Nam trong bài "Ba mũi tiến công của Trung Quốc", trên đất liền, trên biển và trên mặt trận văn hoá.
Trên đất liền, với thời hạn thuê 50 năm, gần 300 ngàn héc ta rừng đầu nguồn lọt vào tay Trung Quốc, êm nhẹ qua những cuộc trà dư tửu hậu và đống tiền to tướng được nằm tài khoản.
90% tổng thầu EPC, tức là thầu trọn gói các dự án kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam, từ cung cấp thiết bị, công nghệ, lắp đặt, bảo trì. Trong mớ EPC này bao gồm cả việc khai thác bauxite trên mái nhà Đông Dương, tức cao nguyên chiến lược Tây Nguyên. Dự án vẫn được tiến hành chậm chạp, bê bối, không có hiệu quả kinh tế, phá huỷ môi trường, bất chấp mọi ngăn cản chí tình, chí lý của hàng ngàn trí thức trong, ngoài nước, của một số đại biểu quốc hội và cách mạng lão thành, trong đó có tướng Võ Nguyên Giáp.
Đường lưỡi bò chín đoạn bị Trung Nam Hải ngang nhiên áp đặt trên biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa xâm chiếm năm 1974 và một phần Trường Sa xâm chiếm từ 1988.
Bắc Kinh cũng xâm nhập mặt trận văn hoá để phổ biến văn hoá Đại Hán, làm lu mờ các giá trị truyền thống Việt qua sách, phim ảnh. Viện Khổng Tử, trong chuyến công du Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc vừa qua, đã được thoả thuận thiết lập tại Hà Nội, là một trong những ý đồ táo bạo nhất cho mục đích truyền bá tư tưởng Đại Hán.
Nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc Trung Quốc nghiêm trọng và khả năng chi phối kinh tế của Trung Quốc rất lớn. Từ chi phối kinh tế, đương nhiên sẽ có sức ép mạnh mẽ về chính trị.
Cuộc xâm lược mềm rõ ràng nằm trong mưu đồ thôn tính dần dần Việt Nam của Bắc Kinh. Tất cả mọi thứ được sự tiếp tay, hỗ trợ "đầy tình nghĩa anh em" của tập đoàn lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN).
Mối lo ngại này dân thường ít biết. Trên các phương tiện truyền thông đại chúng thường không được nói đến, chỉ khi việc đã rồi mới hay thì đã muộn màng. Ngay như việc cho thuê rừng đầu nguồn, chỉ khi quốc hội biết đến từ phản ứng dữ dội của dư luận, thì mới thấy. Nhưng mà suy cho cùng, quốc hội cũng chỉ là một cơ quan mang tính trình diễn do ĐCSVN lãnh đạo, thì có gây được ảnh hưởng gì đâu. Nói rồi cũng để đấy, mọi thứ lại chìm vào im lặng. Cá đã cắn câu, tiền đã trao, cháo đã múc, chẳng thể nào thay đổi được nữa.
Trong Hiến pháp 1992 sửa đổi, tại Điều 53 (sửa đổi, bổ sung Điều 17, Điều 18) quy định "Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý".
Trên cơ sở này, thực chất toàn bộ tài nguyên đất được trao vào tay "Nhà nước", tức là trao cho một nhóm lãnh đạo của ĐCSVN và bị nhóm người quyền lực này tuỳ nghi sử dụng, cấu kết với các băng nhóm lợi ích và quan hệ thân hữu, để trục lợi. Dân chúng hoàn toàn không có cơ hội can thiệp hay phản đối.
Điều 35 Luật Đất đai (sửa đổi) qui định: Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc một lần cho cả thời gian thuê cho trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê; hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê.
Điểm 3 điều 67 Luật Đất đai (sửa đổi) qui định: Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; tổ chức kinh tế để thực hiện các dự án đầu tư; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá 50 năm; đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất là không quá 70 năm.
Được biết, theo tờ Sống Mới Online, Bí thư Thành ủy Quảng Ninh Phạm Minh Chính đã đề xuất "Trung ương", tức là lên người nắm quyền tối thượng về đất đai là Thủ tướng chính phủ, cho các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ có thể thuê quyền sử dụng đất tới 120 năm khi trả tiền một lần. Trong một số dự án kinh doanh đô thị hiện đại, thời gian sử dụng đất có thể lên đến 99 năm, ngoài ra, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê quyền sử dụng đất trong 70 năm được phép thế chấp để vay vốn đầu tư. Một số đối tượng người nước ngoài còn được đề xuất có quyền mua và sở hữu nhà ở dưới nhiều hình thức khác nhau.
Ông Chính còn cho biết, trước hết tỉnh Quảng Ninh sẽ đề nghị được áp dụng những chính sách này thí điểm ở Vân Đồn. Đi kèm với chính sách ưu đãi về đất đai ở Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh còn đề xuất các chính sách hỗ trợ đặc biệt về thuế như miễn 15 năm thuế nhập doanh nghiệp với dự án công nghệ cao; 20 năm với dự án dịch vụ; giảm 70% thuế thu nhập cá nhân trong 15 năm cho bất kể ai làm việc ở đây; miễn 100% thuế đối với các khoản thưởng hằng năm với lao động có trình độ cao…
Tờ báo cho biết thêm, "các đề xuất của Quảng Ninh đang nhận được sự đồng thuận từ các Bộ, ngành".
Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh cũng chỉ là một địa danh như những địa danh khác, không có gì quá đặc biệt, không thể vì bất cứ lợi ích nào mà xé luật hiện hành, mặc dù "luật" cũng chỉ thứ "lệ" mà ĐCSVN tạo ra cho bộ máy cầm quyền. Thế nhưng, không thế tự mình lại phỉ nhổ vào mặt mình như thế.
Tờ Sống Mới cũng tỏ ra bức xúc:
"Những đề xuất về hai đặc khu kinh tế của Quảng Ninh ở Móng Cái và Vân Đồn cộng với hàng loạt các chính sách ưu đãi tối đa về đất đai và thuế được đưa ra song song với chuyến thăm và làm việc tại Quảng Đông, Trung Quốc của bà Phó Bí thư Thường trực Đỗ Thị Hoàng với mục đích giới thiệu môi trường đầu tư và kinh doanh của tỉnh cho thấy, Quảng Ninh đang hướng về các nhà đầu tư Trung Quốc. Điều này khiến nhiều người lo ngại, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang thể hiện một thái độ thiếu thiện chí trên Biển Đông nhằm chiếm đoạt các vùng lãnh hải hợp pháp của Việt nam. Không chỉ có vậy, thương lái Trung Quốc luôn để lại tai tiếng qua các hoạt động thương mại mang tính phá hoại đối với hàng nông lâm hải sản ở khắp các tỉnh thành của nước ta. Còn các nhà thầu xây dựng Trung Quốc cũng quá “nổi tiếng” với kiểu làm ăn bát nháo, bỏ của chạy lấy người. Liệu có thể tin tưởng được những nhà đầu tư kiểu như vậy khi vào Móng Cái hoặc Vân Đồn sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế, xã hội của Việt Nam?
Với vị trí giáp ranh với Trung Quốc của Vân Đồn và Móng Cái, đề xuất mở toang cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài – mà cận kề nhất là người Trung Quốc tới làm ăn của Quảng Ninh khiến nhiều người lo lắng. Với những nơi tiền tiêu trọng yếu này, việc rước người nước ngoài vào “trấn giữ” 120 năm quả thật quá mạo hiểm và chưa từng có trong lịch sử bảo vệ biên giới, lãnh thổ của nước ta".
Cho thuê 120 năm, trả tiền một lần, cộng với phí "bôi trơn" khủng, thế là êm đẹp tuyệt vời cho nhiệm kỳ của Bí thư Tỉnh uỷ.
Liệu nén bạc có đâm toạc tờ giấy? Liệu nén bạc có thể đâm rách cả luật đất đai? 90 triệu dân Việt Nam, đất hẹp người đông, liệu có còn miếng đất cắm dùi không? Nhưng vấn đề chính nằm ở chỗ, cho một kẻ luôn có mộng bành trướng, bá quyền, chiếm đoạt đất đai như Trung Quốc, với một thời hạn khủng khiếp như thế, đồng tiền có thể đánh đổi an ninh chủ quyền chăng?
© Lê Diễn Đức – RFA
Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013
Lê Diễn Đức - Phiên toà Đinh Nhật Uy: Tuổi trẻ là hy vọng
Lê Diễn Đức -
Đón Uy trước cổng trại giam Long An ngày 29/10 - Ảnh: Facebook
Đinh Nhật Uy lãnh án 15 tháng tù treo trong ngày 29/10 và được trở về nhà với gia đình.
Bản án dành cho Uy rất khiên cưỡng, bất công và hài hước. Bởi vì đúng với bản chất của sự việc Uy không hề có tội. Những sinh hoạt của anh trên Facebook là những việc làm hết sức bình thường, giống như hàng triệu người khác có tài khoản trên Facebook. Họ cũng phê phán, chế diễu các chính sách của nhà nước hay những tiêu cực xã hội, thậm chí với mức độ còn nặng nề hơn.
Đinh Nhật Uy lập ra trang cá nhân trên Facebook, với mục đich chính là kêu gọi sự hỗ trợ, đòi tự do cho em trai mình, người bị cầm tù vì tội "tuyên truyền chống phá nhà nước" và đang bị quy chụp tội danh "khủng bố" khác.
Lợi ích nhà nước bị xâm phạm đến mức nào từ những việc làm của Đình Nhật Uy không biết, nhưng 4 tháng 10 ngày Uy bị giam cầm mới chính là sự xâm phạm lợi ích công dân của nhà cầm quyền.
Đã bắt là phải có tội, dường như là nguyên lý của nhà nước CHXHCN Việt Nam. Luật lệ, quyền lực nằm trong nằm trong tay, họ muốn làm gì mà chẳng được, cho dù bất công đến đâu. Cũng may mà họ không thể tách rời khỏi cộng đồng quốc tế, nên đôi lúc cũng phải xem xét.
Các tổ chức nhân quyền quốc tế, báo chí quốc tế lên án mạnh mẽ việc bắt giữ Uy và đòi trả tự do cho anh. Cái ghế uỷ viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc mà nhà nước cộng sản Việt Nam đang nhắm tời, có lẽ là lý do thúc đẩy một bản án nhẹ hơn.
Tuy nhiên, sau phiên toà, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc Human Rights Watch phát biểu:
“Việc Hà Nội phạt tù một người dân dùng Facebook đòi công lý về tội ‘lợi dụng quyền dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’ phơi bày cho thế giới thấy các chính sách nhân quyền của Việt Nam đã phá sản. Tôi kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam rút lui ý định tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc vì họ không thích hợp và không xứng đáng”.
Dù sao đi nữa thì Đinh Nhật Uy cũng không còn bị đoạ đày trong ngôi nhà tù nhỏ. Uy trở về với mẹ, với chị và bè bạn thương quý mình. Còn em trai Đinh Nguyên Kha trong tù, con đường tranh đấu vì sự bất công vẫn tiếp tục. Và như Uy nói với VOA, đài Tiếng nói Hoa Kỳ:
“Những việc tôi làm như là lên tiếng bảo vệ lãnh thổ của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân hay là đấu tranh chống tiêu cực, hay những việc tôi đưa lên Facebook của bản thân tôi nó không vi phạm pháp luật. Tôi vẫn tiếp tục tôi làm chứ tôi không có gì phải ngần ngại cả. Những việc như bảo vệ em tôi khỏi vụ án chụp lên đầu em tôi là vụ án khủng bố thì tôi phải đứng ra tôi bảo vệ thôi. Và không chỉ riêng về bản thân của em tôi nữa. Những việc nào mà tôi thấy là bất công thì tôi sẽ tiếp tục lên tiếng. Những việc đó làm là có ích cho mọi người chứ không phải là làm xấu cho mọi người. Những gì mà pháp luật không cấm thì bản thân tôi sẽ tiếp tục làm”.
Nhưng điều mà tôi xúc động nhất trong vụ án này là sự có mặt của những người tới tham dự phiên toà. Trừ vài người như chị Kim Liên, mẹ của Uy, Nguyễn Thị Nhung (mẹ Phương Uyên) hay Trần Thị Nga, là những người tương đối lớn tuổi, còn lại hầu hết là thanh niên trai gái trẻ trung.
Mặc dù phiên toà được tuyên bố xét xử công khai, nhưng tôi vẫn không thể cắt nghĩa nổi, vì sao công an, an ninh, dân phòng, lại có thái độ bắt giữ thô bạo như thế. Sự trấn áp này cho thấy nhà cầm quyền không chấp nhận bất kỳ sự ủng hộ nào của dân chúng với người mà họ cho là tội phạm? Đồng thời, bất luận tiến trình xét xử và kết quả ra sao, họ vẫn cứ ra tay ngăn chặn, không tạo tiền lệ? Họ lo sợ kịch bản tiếp theo nếu tỏ ra nhân nhượng.
Mặc dù ở Sài Gòn và những địa phương khác nhau, những người thanh niên đã tề tựu tại Long An để hỗ trợ cho Đinh Nhật Uy. Châu Văn Thi (Yêu Nước Việt) và em gái của Nguyễn Hoàng Vy bị tai nạn giao thông dọc đường đã phải vào bệnh viện cấp cứu.
Những người khác, trong chiếc ao thun trắng có biểu tượng 258 gạch chéo và hình của Đinh Nhật Uy với dòng chữ "Tự do cho Đinh Nhật Uy", đã đứng đến trước cổng Toà. Không thân quen ngoài đời, họ thường chỉ biết nhau qua mạng xã hội, nhưng họ bên nhau, đoàn kết, thân ái và hêt long che chở nhau khi hoạn nạn. Họ gặp nhau ở lòng yêu nước, ở tinh thần tranh đấu vì dân chủ và tự do và vì bảo vệ lẽ phải, công bằng xã hội. Không tổ chức nào. Không ai lãnh đạo. Tự nguyện. Một thứ tự nguyện thiêng liêng và cao cả.
Đó là, Đào Trang Loan (Hư Vô), Nguyễn Nữ Phương Dung (Miu Mạnh Mẽ), Nguyễn Cao Cường (từ Vinh, Nghệ An), Trương Thị Quang, Phạm Nhật Thúy Vượng, Hoàng Dũng, Nguyễn Phương Uyên, Lê Doãn Cường, Trương Trường Bình, Đỗ Văn Xinh, Nguyễn Hồng Kỳ, Nguyễn Hoàng Vi (An Đỗ Nguyễn), Bùi Thị Nhung (Bé Mập Lai), Vũ Sỹ Hoàng (Hành Nhân), Lê Hồng Phong (Lê Thiện Nhân), Nguyễn Thị Yến Trang (Mí Rưỡi), Nguyễn Thị Kim Thủy, Peter Lâm Bùi, Nguyễn Thị Nhan Hương, Lưu Trọng Kiệt, Trần Đình Kế (Tâm Kế), và nhiều người khác mà tôi không thể kể hết.
Khi mọi người đồng thanh hát bài "Việt Nam - Quê hương ngạo nghễ" ở phía ngoài cổng trại giam Long An để chờ đón Đinh Nhật Uy, với những khuôn mặt vui tươi, rạng rỡ, đâu có biết rằng, mới vài giờ trước đó, tất cả họ đều bị xua đuổi, bị hốt lên xe về đồn công an và một số người bị đánh đập dã man.
Niềm vui của họ khi công kênh Đinh Nhật Uy lên vai, những cái ôm thật chặt, những giọt nước mắt... mọi thứ đã làm nên một bức tranh sống động tình người, ngay bên cạnh cái nhà tù hoành tráng, khổng lồ, đầy công an mặc sắc phục. Không có sự sợ hãi nào. Cái đau thể xác từ cuộc xô xát với công an biến mất. Trước công lý con người chiến thắng bỗng hồn nhiên, mạnh bạo.
Rồi họ tới liên hoan tại một nhà hàng, đi vòng quanh bàn tiệc cùng nhau hát vang bài ca "Dậy mà đi".
Tôi chợt nghĩ đến bối cảnh của xã hội Việt Nam hôm nay. Một cái nhìn bi quan về sự vô cảm, chạy theo vật chất, lười biếng nhưng tham lam của giới trẻ Việt Nam. Mà có vẻ là số đông.
Họ sẵn sàng, chen chúc hỗn loạn tranh giành những áo mưa miễn phí được Đại sứ quán Hà Lan phát tặng trước cửa Ủy Ban Nhân Dân quận Ba Đình (Hà Nội). Thậm chí nhiều người chạy hẳn lên sân khấu, giật áo mưa từ tay vị đại diện người Hà Lan và các tình nguyện viên. Một việc làm đẹp của toà đại sứ Hà Lan bỗng biến thành quang cảnh lộn xộn, thô thiển, mất văn hoá.
Cũng một cảnh khác. Hàng nghìn người chủ yếu là thanh niên đã chen lấn tại một cửa hàng sushi mới khai trương trên phố Đoàn Trần Nghiệp (Hà Nội) để ăn buffet miễn phí, hôm 25/10.
Họ chẳng phải là người đói ăn, đói mặc, tôi nghĩ thế, nhưng vấn đề chính là tâm lý của những kẻ ham chơi, lười biếng nhưng thích hưởng thụ của chùa. Vì miếng ăn, họ bất chấp tất cả. Lòng tự trọng, danh dự đều trở nên vô nghĩa.
Đất nước sẽ trôi dạt về đâu với một thế hệ thanh niên như thế? Đạo đức xã hội đã xuống cấp thê thảm, chẳng còn cách nào cứu vãn trong mọi lĩnh vực đời sống. Ý thức hành xử văn minh nơi công cộng đã bị triệt tiêu ngay trong đầu giới trẻ. Điều này thật nguy hiểm.
May mắn thay, trong sa mạc mênh mông bạt ngàn cái ác, vẫn có một dòng sông nhỏ. Dòng sông đang chảy và mang lại sức sống. Dòng sông xanh nhỏ ấy chính là những người thanh niên nam nữ trong phiên toà Đinh Nhật Uy.
"Mọi cuộc cách mạng đều bắt đầu từ một nhúm người", nhà dân chủ Ba Lan Adam Michnik đã nói như thế. Trong bóng tối của cuộc tranh đấu còn lắm khó khăn, gian nan, những thanh niên trai gái ấy đang thắp lên những ngọn nến soi đường. Ngọn nến của chính nghĩa và hy vọng! Tương lai của đất nước đặt ở các bạn một niềm tin mãnh liệt và tuyệt đối.
Như Peter Lâm Bùi viết:
"Hãy lên tiếng, và hãy cứ lên tiếng, vì chúng ta là con người... Chúng ta không phải là những con cừu. Chúng ta không kêu gọi lật đổ hay tranh giành, chúng ta chỉ muốn họ thay đổi, hãy xóa bỏ những điều luật không đúng, sai trái, hãy tôn trọng quyền con người của mỗi người công dân... Hãy thay đổi cả chúng ta và cả họ... Hãy thay đổi... Thay đổi vì Việt Nam, cho Việt Nam".
Vâng, các bạn sẽ là người làm nên những thay đổi, người cầm tay người, thế hệ tiếp thế hệ, trước những rào cản của chế độ độc tài toàn trị tưởng chừng như vĩnh cửu.
© Lê Diễn Đức - RFA Blog
Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013
Lê Diễn Đức - Y đức thời nay
Lê Diễn Đức
Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường bị bắt - Ảnh: TPO
Sự việc Nguyễn Mạnh Tường, bác sĩ bệnh viện công Bạch Mai, giám đốc Viện thẩm Mỹ tư Cát Tường, giải phẩu làm chết bệnh nhân rồi mang xác vứt xuống sông Hồng, đã làm xôn xao dư luận.
Tối 22/10, bà Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã ký văn bản thay mặt ngành y tế xin lỗi toàn thể nhân dân.
Câu chuyện tràn vào cả hành lang quốc hội khoá 13 đang họp. Sáng 24/10 bà Bộ trưởng Nguyễn Kim Tiến, tham gia buổi thảo luận tổ của đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM đã nói: "Vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong thời gian qua phải nói là một sự báo động rất lớn. Chúng tôi cũng hết sức đau đớn, xót xa trong chuyện này thời gian vừa rồi. Với trách nhiệm trong ngành, tôi cảm thấy rất nặng nề".
Ngành Y tế Hà Nội, sau khi mất bò mới lo làm chuồng, mở chiến dịch kiểm tra toàn bộ các thẩm mỹ viện trên địa bàn thủ đô.
Tại Hà Nội có 33 cơ sở thẩm mỹ viện được cấp phép hoạt động, trong đó, có 3 bệnh viện tư nhân, còn rất nhiều cơ sở làm chui không thể kiểm soát hết (!?). Lỗi được đá đi như quả bóng.
Đại biểu quốc hội Lê Như Tiến, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng, nói rằng: “Hành vi của bác sỹ ném xác nhằm phi tang khi gây chết người là không thể tha thứ, nhưng tại sao lại để cho cơ sở này mọc lên mà buông lỏng khâu thanh tra, kiểm soát. Để xảy ra việc này trách nhiệm thuộc về Sở Y tế Hà Nội, cụ thể là Thanh tra Sở Y tế Hà Nội”.
Trong khi đó, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội nói:
"Nguyễn Mạnh Tường là bác sĩ, đang công tác tại bệnh viện Bạch Mai dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Y tế. Chính vì vậy, Bộ trưởng mới phải trực tiếp đứng ra nhận lỗi".
Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường đã được Bộ Y tế cấp Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa Ngoại-Phẫu thuật tạo hình số 00372/BYT-CCHN ngày 21/06/2012. Nhưng về kinh nghiệm, Nguyễn Mạnh Tường chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực ngoại khoa mà cụ thể là chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật cột sống, nội soi khớp gối, thay khớp gối. Trung tâm thẩm mỹ Cát Tường hoạt động hoàn toàn chui, không được cấp phép theo quy định của Luật khám chữa bệnh.
Thế nhưng trên các báo mạng, thẩm mỹ viện Cát Tường quảng cáo rất ầm ĩ về hoạt động nâng ngực, hút mỡ bụng,
Thông tin tại trang web của Trung tâm thẩm mỹ viện Cát Tường giới thiệu ông Tường là bác sỹ giỏi của Bệnh viện Bạch Mai, là thành viên Hiệp hội phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ châu Á - Thái Bình Dương, thành viên Hiệp hội thẩm mỹ Hà Nội, thành viên Hiệp hội thẩm mỹ TP.HCM…, nhiều năm công tác tại Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện 108, Bệnh viện Bình Dân TP.HCM...
Thẩm mỹ viện Cát Tường nằm đối diện Bệnh viện Bạch Mai chứ chẳng phải ở nơi nào xa xăm, hẻo lánh gì và vẫn kinh doanh tưng bừng từ hơn nửa năm nay, cho đến lúc xảy ra sự cố chết người.
Điều này chứng minh cho sự thả nổi của ngành y tế, việc kiểm tra, phát hiện thực chất chỉ làm cho có, và chắc chắn tình trạng "bôi trơn", "hối lộ" đã giúp họ nhắm mắt làm ngơ.
Tuy nhiên đáng nói nhất vẫn là sự suy đồi đạo đức trong ngành y tế Việt Nam. Chạy theo đồng tiền, bất chấp tất cả, dường như là mục tiêu của họ. Ở Trung Quốc đã có thuật ngữ "mammonism", nhắm vào thứ chủ nghĩa này. Ở Việt Nam cũng không khác. Xã hội băng hoại đạo đức, dối trá, lừa gạt nhau, vô cảm với thời cuộc và người xung quanh, có lẽ đã trở thành bản chất. Bởi vì sự bất lương đã len lỏi vào tới bệnh viện, nơi mà con người cần một tấm lòng nhân ái, cao thượng và sự dấn thân của nhân viên y tế. Các hiện tượng xấu xa, tệ hại đã thành hiện tượng thường xuyên, phổ biến.
Hàng loạt trẻ tử vong sau khi được tiêm vác-xin, vụ ăn gian nhân bản xét nghiệm bệnh viện Hoài Đức, vụ tráo phim X-quang tại Bệnh viện chấn thương chỉnh hình, TPHCM, vụ đánh tráo thủy tinh thể tại Viện Mắt Hà Nội, vụ tham nhũng tại Bệnh viện Răng hàm mặt TPHCM... là những sự kiện làm náo động xã hội vừa qua.
Thái độ tắc trách, nghiệp vụ kém, làm chết người gây phẫn nộ cho dân chúng đã quen thuộc như cơm bữa.
Mới đây thôi, ngày 18/10, hàng chục người dân đã kéo đến Bệnh viện đa khoa huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) để yêu cầu bệnh viện làm rõ nguyên nhân gây ra cái chết của sản phụ Nguyễn Thị Xuân (40 tuổi) và khiêng quan tài đi qua các đường phố biểu tình. Ngày 25/10, dân chúng bao vây Bệnh viện khu vực Thị xã Thái Hoà (Nghệ An) đòi hỏi lãnh đạo phải trả lời vì sao sản phụ sau khi sinh xong thì bị chết?
Tại Hưng Yên, anh Nguyễn Văn Thụy bị điện giật, nhiều lần gia đình đưa đi cấp cứu nhưng bị các bác sĩ từ chối, khuyên đưa về nhà chờ chết. Tuy nhiên, đến nay anh Thụy đã dần khỏe lại và nói rất đau lòng “sao bác sĩ lại muốn em chết?”.
Ngày 1/10, nhân viên bệnh viện đa khoa Bình Phước quát “Mày mập như heo mà không biết rặn hả?” với chị Đặng Thị Xuân Lộc (sinh năm 1988) và đứa con của chị Lộc đã tử vong do không được hỗ trợ kịp thời, chỉ vì không có "phong bì"!
Ông Lê Văn Cuông, đại biểu quốc hội, đã nói:
"Những vụ người nhà bệnh nhân vây bệnh viện, hành hung bác sĩ xảy ra trong thời gian qua đang khiến cho dư luận rất quan tâm và tạo ra sự bức xúc trong nhân dân. Về nguyên nhân dẫn đến những vụ việc này thì có nhiều nhưng, theo tôi, nguyên nhân chính, sâu xa là do y đức của một bộ phận y, bác sỹ ở các bệnh viện hiện nay giảm sút nghiêm trọng so với trước".
"Họ đặt mục tiêu lợi nhuận, thu nhập lên trên, bất chấp tất cả... Ở đâu có tiền, đối xử tốt thì họ quan tâm còn ở đâu ít tiền hoặc không được chu đáo thì họ xao nhãng, thậm chí là vô cảm trước nỗi đau của bệnh nhân, sự lo lắng của người nhà bệnh nhân".
"Một nguyên nhân nữa là do vấn đề thiếu nhân lực và trình độ của một bộ phận cán bộ ở các cơ sở y tế hiện nay còn yếu. Không ít người giỏi, có trình độ nhưng do không có tiền phải đi ra ngoài làm hoặc làm trái ngành nghề còn một số tuy trình độ thấp nhưng có tiền, có quan hệ lại được vào bệnh viện".
"Vì mất tiền để được vào bệnh viện nên khi vào người ta tìm cách thu lại khoản tiền đó bằng cách móc túi bệnh nhân chứ không lo trau dồi kiến thức, lấy y đức phục vụ bệnh nhân. Tình cảm, trách nhiệm lúc này vì đồng tiền mà bị tha hoá đi. Cho nên trình độ đã yếu lại cộng thêm phẩm chất đạo đức lại kém, trách nhiệm kém nữa khiến cho lòng tin của bệnh nhân đối với bệnh viện giảm sút".
Ông Lê Văn Cuông cũng nhấn mạnh "nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì hiện tượng xã hội này sẽ gây ra sự mất ổn định xã hội, niềm tin của người dân" và "Bộ Y tế cần vào cuộc".
"Vào cuộc" sao nổi khi văn hoá phong bì là phổ cập trong bệnh viện, nhưng Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Kim Tiến lấp lửng chấp nhận “việc đưa quà biếu sau điều trị đó là tấm lòng của người bệnh”. Còn người trong ngành, ông Nguyến Tiến Quyết, giám đốc Bệnh viện Việt Đức, cho rằng “việc cảm ơn bác sĩ là văn hóa của người Việt”. Thật không còn điều gì để nói nữa!
Định nghĩa về bác sĩ, trong wikipedia viết, "Bác sĩ là người có trình độ chuyên môn thích hợp, được xác nhận bằng các giấy tờ cần thiết, cung cấp các xác nhận y tế, đặc biệt là: nghiên cứu tình trạng sức khoẻ, chẩn đoán bệnh và phòng tránh, điều trị và phục hồi chức năng của bệnh nhân, cung cấp các tư vấn y tế, cũng như đưa ra các ý kiến và quyết định y tế trong chuyên ngành của mình".
Từ xa xưa, Leonardo da Vinci đã nói "Bác sĩ, người chăm sóc bệnh nhân, nhất thiết phải hiểu con người là gì, cuộc sống là gì và sức khỏe là gì, và làm thế nào để giữ cân bằng và hài hòa của các yếu tố này".
Nhưng giờ đây, ý nghĩa "bác sĩ" trong lương tri và y đức Việt Nam đã không còn như ngày nào nữa. Bác sĩ đã bị một xã hội vật chất lưu manh hoá. Với họ trước hết là lợi nhuận, là tiền, dù đồng tiền ấy móc ra từ sự khổ đau vì bệnh tật, sức khỏe của bệnh nhân.
Lần đầu tiên trong làng báo chính thống Việt Nam, tờ PetroTimes với bài "Ai phải chịu trách nhiệm đây?", kêu gọi bà Bộ trưởng Y tế Nguyễn Kim Tiến từ chức. Tác giả Như Thổ, nhân vụ bác sĩ thẩm mỹ viện Cát Tường làm chết người rồi ném xác nạn nhân xuống sông, viết: “Lãnh đạo Bộ Y tế đã “trút” tội này cho Sở Y tế Hà Nội, rồi sở lại đổ cho quận... Và rồi, có lẽ sẽ chẳng ai phải chịu trách nhiệm về việc này cả” và cho rằng: “Nếu như bà Bộ trưởng Bộ Y tế có tự trọng hơn nữa thì nên từ chức”.
Nếu trong một xã hội dân chủ bình thường, thì không cần tới báo chí kêu gọi, bà Nguyễn Kim Tiến đã tự động từ chức, ít nhất từ trách nhiệm đạo đức.
Nhưng trong hệ thống chính trị độc quyền, thối nát vì tham nhũng, các tiêu chuẩn đạo đức bị lệch loạn, không có văn hoá từ chức. Và nếu có từ chức cũng sẽ chẳng giải quyết được điều gì. Thay bà Tiến sẽ là một bộ trưởng khác, có khi còn tệ hơn.
Hệ thống này đã hết khả năng chữa trị. Nó là nguyên nhân sâu xa của mọi vấn đề trong đó có việc làm suy tàn đạo đức xã hội, đặt giá trị tiền lên cung bậc cao nhất, cao hơn cả mạng sống con người.
© Lê Diễn Đức – RFA
Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013
Lê Diễn Đức - Ba mũi tiến công của cuộc Bắc thuộc
Lê Diễn Đức -
Lý Khắc Cường, Thủ tướng Trung Quốc,
thăm Việt Nam từ 13-15/10 - Ảnh: AFP
Dường như cuộc Bắc thuộc hoá ngày càng nhích dần vào đúng quỹ đạo mà Bắc Kinh mong muốn.
Chúng ta thử điểm qua một số nét chính trong cuộc xâm lược mềm không tiếng súng của Trung Quốc, với sự nhân nhượng, thụ động tiếp tay để trục lợi của tập đoàn lãnh đạo Ba Đình.
Trên đất liền
Trước hết, gần 300 ngàn héc ta rừng đầu nguồn, trong đó có 264 ngàn ha thuộc 10 tỉnh biên giới xung yếu đã được giao cho người Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan thuê với thời hạn 50 năm!
Đến mức Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã công bố lá thư về việc 10 tỉnh trong nước "đã cho 10 doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích 305.3534 héc ta, trong đó Hong Kong, Đài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264.000 héc ta ; 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới".
Hai vị tướng đã vạch rõ rằng, "đây là một hiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia" và "mất của cải còn làm lại được, còn mất đất là mất hẳn".
Các doanh nghiệp Trung Quốc đã khoanh vùng, cấm người Việt bén mảng, tha hồ tự tung tự tác. Thử hỏi ai biết họ làm gì trong những khu rừng mênh mông ấy?
Ngoài nguy cơ về an ninh quốc phòng, về môi trường cũng đã được thực tế chứng minh qua mấy mùa mưa lũ gần đây. Tình trạng phá rừng đầu nguồn và khai thác khoáng sản bừa bãi bằng hình thức khai thác man rợ, được nhà chức trách địa phương dung túng hoặc thậm chí ăn chia, là hai nguyên nhân chính dẫn đến thảm họa lũ bùn đất.
Điểm thứ hai cực kỳ nghiêm trọng là, bằng chiêu bài giá rẻ để đấu thầu, Trung Quốc đã chiếm tới 90% tổng thầu các dự án kinh tế quốc gia quan trọng nhất.
Ðầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam trong 20 năm qua chỉ tương đương 1,5% tổng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài FDI, nhưng tới hơn 90% các công trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất... của Việt Nam, đều do Trung Quốc đảm nhiệm theo hình thức tổng thầu EPC (thiết kế, cung cấp máy móc và xây dựng).
Theo con số của Bộ Công thương tháng Bảy năm 2009, có 30 doanh nghiệp Trung Quốc tham gia làm tổng thầu EPC hoặc đối tác đầu tư trong 41 dự án ở Việt Nam. “41 dự án này đều là dự án kinh tế trọng điểm, hoặc dự án thượng nguồn, liên quan mật thiết tới tài nguyên quốc gia hoặc an ninh năng lượng”, trong số này có 12 dự án về điện lực, 4 dự án dầu khí, 5 dự án khai khoáng, 5 dự án luyện kim, 5 dự án hóa chất, 3 dự án cơ khí và 7 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp nhẹ và dịch vụ.
Thắng thầu, các công ty Trung Quốc mang vào Việt Nam trang thiết bị, máy móc, nguyên liệu dẫn đến tình trạng gia tăng nhập siêu. Tám tháng đầu năm 2013 Việt Nam đã nhập siêu của Trung Quốc gần 15 tỷ đô la, trong khi vào năm 2002 chỉ 1,5 tỷ đô la và xu hướng không hề giảm. Sự phụ thuộc phụ tùng thay thế và bảo trì kỹ thuật còn tiếp diễn trong nhiều thập niên nữa.
“Mặt khác, những dự án sử dụng nhà thầu EPC Trung Quốc không tránh khỏi thực trạng hàng nghìn lao động thủ công Trung Quốc tới làm việc tại công trường gây ảnh hưởng và mất đi cơ hội việc làm, nâng cao tay nghề của công nhân Việt Nam”, tờ Dân Trí 24/06/2009 viết.
Ðiều đáng chú ý hơn là Việt Nam trở thành bãi rác để Trung Quốc đổ công nghệ lạc hậu, lỗi thời, nhiều thứ đã đã bị loại bỏ tại nước họ.
Ngoài đường chính ngạch, hàng hoá có hoá chất độc hại cũng tràn ngập thị trường Việt Nam theo đường tiểu ngạch, gây tác hại lâu dài về sức khoẻ và duy trì nòi giống. Do việc sử dụng chất độc hại trong thực phẩm, người Việt đang có tỷ lệ ung thư cao nhất thế giới, với 75 ngàn người chết mỗi năm, theo số liệu của Viện Phòng Chống Ung Thư Việt Nam hồi tháng 1/2013.
Một điểm nữa là, tình trạng người Trung Quốc đổ qua Việt Nam làm việc, sinh sống bất hợp trở thành phổ biến.
Họ xuất hiện khắp ba miền, ở Hải Phòng, Thanh Hoá, Hà Tĩnh,... và tất cả những nơi nào có các dự án của các doanh nghiệp Trung Quốc. Đội quân hàng chục ngàn người này hầu như không chịu sử quản lý của nhà chức trách, họ kết bè nhóm, gây lộn, quấy rối người dân xung quanh. Có thể nói không gì khác hơn là nuôi ong tay áo.
Dưới biển
Năm 1974, lợi dụng tình thế khó xử của nhà nước cộng sản Việt Nam, Trung Quốc đã cho quân tấn công chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa, lúc bây giờ chịu sự cai quản của Việt Nam Cộng Hoà. Năm 1988, Trung Quốc lại nổ súng xấm chiếm một phần quần đảo Trường Sa (đảo Gạc Ma).
Từ đó đến nay, Trung Quốc đã biến đổi Hoàng-Trường Sa thành khu vực hành chính Tam Sa, xây dựng đường bay quân sự, đưa người tới cư ngụ, du lịch... Ngư dân Việt Nam đánh cá trên khu vực biển quanh Hoàng Sa - Trường Sa luôn luôn bị khiêu khích, bắt giữ, đánh đập và cướp bóc tài sản. Tàu nghiên cứu khoa học của Việt Nam bị cắt cáp. Chính sách xem biển Đông là của mình bằng lưỡi bò chín đoạn được Trung Quốc ngang nhiên áp đặt. Không chỉ với Việt Nam mà con cả với những nước khác như Philippines.
Sự quả quyết trở lại châu Á- Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, phản ứng của Philippines bằng việc kiện Trung Quốc ra Toà án quốc tế và cái nhìn chẳng mấy thiện cảm của cộng đồng thế giới nói chung, đã khiến Bắc Kinh thay đổi ứng xử.
Chính vì thế mà có chuyến thăm Việt Nam từ ngày 13 đến 15/10 của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Công du Việt Nam, Lý Khắc Cường kết thúc chuyến đi con thoi này sau khi dự hội nghị Đông Á ở Brunei và thăm chính thức Thái Lan.
Tại Việt Nam , ông Lý đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và cũng gặp gỡ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Hai nước đã ra tuyên bố chung 10 điểm về Hợp tác chiến lược toàn diện Việt Trung, trong đó những điểm hợp tác về kinh tế, đặc biệt trên những vùng biển chồng lấn sẽ cùng hợp tác khai thác.
Với sự thoả thuận của tập đoàn lãnh đạo Việt Nam, việc khai thác chung trên biển (đánh cá, dầu khí...) sẽ là cách hợp thức hoá dễ dàng nhất sự hiện diện của Trung Quốc trên những vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Chưa kể, với trình độ kỹ thuật cao hơn của phía Trung Quốc, sự chung chạ này chỉ mang lại lợi ích cho Trung Quốc mà thôi. Từ vị trí hung hăng gây hấn, lấy của người làm của mình, bây giờ được chuyển qua tư thế cùng được chia chác hưởng lộc, thật chẳng còn gì bằng nữa!
Mặt trận văn hoá
Từ nhiều năm nay, những trong ngôn ngữ Việt Nam, những ngôn từ bất lợi cho Trung Quốc đều bị các phương tiện báo chí truyền thông nhà nước né tránh. Thay "Trung Quốc" bằng từ "lạ", "nước ngoài", thậm chí kẻ thù của hai Bà Trưng cũng không được nêu tên đích danh trong sách giáo khoa dành cho trẻ em.
Ở Nghĩa trang Liệt sĩ Trung-Việt Thủy Khẩu, Long Châu một phái đoàn Việt Nam đã đặt vòng hoa tưởng nhớ lính Trung Quốc chết trận năm 1979.
Báo “Hà Nội Mới” ngày 19/09/2008 đăng bài dịch ca ngợi tướng Hứa Thế Hữu, tổng chỉ huy quân đội Trung Quốc trong cuộc tấn công Việt Nam hồi 1979, người đã từng chặt đầu thường dân ở thôn Tổng Chúc, cho quân tàn phá thị xã Cao Bằng, Lạng Sơn.
Cuốn sách “Ma Chiến Hữu” của Mạc Ngôn ca ngợi "người lính anh hùng đã hy sinh vì tổ quốc Trung Hoa vĩ đại trong chiến tranh phía Nam Trung Hoa tháng Hai năm 1979” được Nhà Xuất Bản Văn Học phát hành với những quảng bá ồn ào. Blogger "Người buôn gió" gọi đây là "một sự khốn nạn trong nền văn hóa Việt Nam hiện nay", đồng thời nguyền rủa ông Trần Trung Hỷ, người dịch "Ma chiến hữu" từ nguyên tác "Chiến hữu trùng phùng".
Các sách viết về nhà cải cách Đặng Tiểu Bình, kẻ đã "dạy cho Việt Nam một bài học" năm 1979, cũng được bầy bán công khai tại Việt Nam.
Trong năm 2011, tỉnh Lào Cai đã đổi ngày tái lập tỉnh từ 10/10 sang ngày 1/10 trùng với quốc khánh Trung Quốc và căng đèn lồng sặc sỡ đón chào.
Cũng tương tự, trước đó, đại lễ Nghìn năm Thăng Long cũng được chuyển đổi từ ngày 10/10/2010 qua ngày 1/10. Trong dịp này người ta còn có ý định ra mắt bộ phim 19 tập "Lý Công Uẩn: Đường tới thành Thăng Long" do Cận Đức Mậu, người Trung Quốc làm Tổng đạo diễn, dường như được quay hoàn toàn (70%) trên đất Trung Quốc. Nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam Nguyễn Đắc Xuân cho đây là một sự lệ thuộc văn hóa Trung Quốc và ông nói “Cần cho bộ phim vào trong kho, để đánh dấu rằng trong điện ảnh Việt Nam đã từng có một sự kiện ngu dốt đến như vậy".
Tuyên bố chung Việt-Trung trong chuyến công du của Lý Khắc Cường đề cập tới việc xây dựng Viện Khổng Tử tại Hà Nội. Với cái đà tiếp tay của nhà cầm quyền phổ cập văn hoá Trung Hoa như đã nói ở trên, Viện Khổng Tử có mặt ở Hà Nội là một thách thức rất đáng quan tâm. Nó là mũi công kích có công lực nặng nhất trong việc xâm nhập văn hoá Trung Hoa vào đời sống xã hội Việt Nam vốn chịu nhiều ảnh hưởng từ một ngàn năm Bắc thuộc. Cuộc xâm lược mềm này sẽ gây tác hại to lớn, bởi vì khắc phục các hậu quả văn hoá phải mất nhiều thế hệ.
Kết luận
Chi phối và khuynh loát kinh tế trên đất liền, xâm chiếm Hoàng Sa, một phần Trường Sa như một việc đã rồi, lấn chiếm dần các vùng lãnh hải, nắm thế thượng phong trong hợp tác khai thác tài nguyên biển, và xâm nhập văn hoá, là chiến lược nắm trọn Việt Nam không cần tiếng súng.
Cuộc Bắc thuộc hoá lần thứ Tư đang êm thắm diễn ra bởi những mưu mô gian ngoan, xảo quyệt nhất của Bắc Kinh, trong sự "cõng rắn cắn gà nhà" của tập đoàn lãnh đạo Hà Nội!
© Lê Diễn Đức - RFA Blog
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)