Hiển thị các bài đăng có nhãn Lê Công Ðịnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lê Công Ðịnh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

Lê Công Định: Công hữu tư dụng đất đai

Một cảnh sát cúi đầu cám ơn người dân Đồng Tâm 
sau khi được thả ra ngày 22 tháng Tư, 2017. (Hình: REUTERS/Kham)


Chế độ sở hữu và cách thức quản lý đất đai luôn là mối bận tâm của mọi chính thể trên thế giới từ xưa đến nay. Luật lệ điền thổ ở Việt Nam thời phong kiến có thể nói khá hoàn chỉnh và đặc sắc, nhất là giai đoạn hậu Lê và Nguyễn. Nhìn chung, cho đến năm 1954 đất đai tại Việt Nam vừa thuộc tư hữu, vừa thuộc công hữu. Sở hữu tư nhân đối với đất đai là điều bình thường trong hệ thống pháp lý trên thế giới, Việt Nam cũng không là ngoại lệ.

Sơ lược lịch sử

Nhiều quy tắc luật pháp đời nhà Lê (thường được gọi chung là Luật Hồng Đức) về điền thổ đã để lại dấu ấn sâu đậm trong pháp chế sử Việt Nam đến mức dù năm tháng qua đi, các triều đại lần lượt thay đổi, sự áp dụng không còn mang tính ràng buộc trên phương diện pháp lý nữa, song chúng vẫn tiếp tục lưu truyền dưới dạng tập quán xã hội, được người dân viện dẫn một cách mặc nhiên trong các thỏa thuận hoặc giao dịch liên quan đến đất đai.

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2016

Lê Công Định - VÌ SAO BỘ LUẬT HÌNH SỰ MỚI BỊ HOÃN THI HÀNH?


Hôm qua lúc nghiên cứu vấn đề hoãn thi hành Bộ Luật Hình Sự gần đây, tôi đã phát hiện ra nguyên cớ chính của hành động vội vã triệu tập các Đại biểu Quốc hội, theo một trình tự vi hiến (về điều này tôi sẽ sớm đưa ra phân tích), nhằm biểu quyết dừng áp dụng bộ luật này ngay lập tức.
Như chúng ta đều biết, ngày hôm nay 1/7/2016 là thời điểm lẽ ra Bộ Luật Hình Sự ban hành năm 2015 bắt đầu có hiệu lực thi hành. Gần 100 lỗi trong bộ luật này thật ra mà nói đã được giới chuyên môn phát hiện và công bố từ lâu, nhưng không được nhà cầm quyền quan tâm và nhất là chưa thấy cần thiết phải hoãn thi hành để sửa đổi.

Vậy vì sao còn vài ngày trước 1/7/2016 bỗng dưng nhà cầm quyền cuống cuồng quyết định hoãn cấp tốc việc áp dụng Bộ Luật Hình Sự mới? Câu trả lời nằm ở sự kiện Formosa buộc phải thừa nhận lỗi gây ô nhiễm môi trường vào ngày được lựa chọn cẩn thận là 30/6/2016.

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

Lê Công Định - Chất vấn Bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà

Bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà
Khi được hỏi về số tiền bồi thường của Formosa, Bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà nói:
"Các nhà khoa học trong và ngoài nước đã làm việc hết mình bất kể ngày đêm. Đây là sự phối hợp chặt chẽ, bài bản, đúng luật pháp và thông lệ quốc tế. Formosa Hà Tĩnh đã nhận trách nhiệm, cam kết bồi thường 500 triệu USD, hỗ trợ cho người dân chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường việc xử lý ô nhiễm biển, phục hồi hệ sinh thái, cam kết khắc phục tất cả những tồn tại của hệ thống xử lý chất thải cũng như nâng cấp công nghệ để đảm bảo không xảy ra sự cố tương tự."

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

Lê Công Định - Formosa và trách nhiệm công vụ của Chính phủ


Gần 3 tháng kể từ khi thảm hoạ môi trường xảy ra, nhưng Chính phủ cứ trì hoãn công bố kết quả điều tra nguyên nhân. Cuối cùng gần đây, sau nhiều chỉ trích và áp lực từ công luận, Chính phủ quyết định công bố vào hôm nay 30/6/2016, trễ một ngày sau tuyên bố của Bộ Công an.
Trước ngày công bố, xuất hiện trên mạng xã hội và các báo lề phải online những thông tin về sự thừa nhận lỗi gây ra thảm hoạ môi trường của Công ty Formosa Việt Nam.
Vấn đề cần đặt ra là tại sao có sự trùng hợp về thời điểm như vậy trong hành động của Chính phủ và Formosa? Điều tra nguyên nhân thảm hoạ môi trường là vấn đề kỹ thuật và pháp lý, lẽ ra kết quả phải công bố trước khi Formosa thừa nhận lỗi về mình. Vậy tại sao phải trì hoãn công bố?

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

Mặc Lâm/RFA - Trần Huỳnh Duy Thức dưới cái nhìn của luật sư Lê Công Định

Tôi hiểu rằng khi anh ấy nói như vậy thì anh sẽ làm chứ không phải là anh chỉ nói để đưa tin ra ngoài mà không thực hiện. Điều đó khiến cho tôi cảm thấy rất lo lắng và làm cho tôi mang thông tin này đến mọi người.LS Lê Công Định
Từ trái sang: Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, 
Lê Thăng Long và LS Lê Công Định tại TAND TPHCM hôm 20/1/2010. 

Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức đã thông báo cho gia đình anh một quyết định quan trọng đó là sẽ tuyệt thực tới chết để yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam thay đổi thể chế, lắng nghe nguyện vọng của người dân cũng như trả tự do cho anh vì anh không vi phạm pháp luật của nhà nước Việt Nam. Mặc Lâm phỏng vấn LS Lê Công Định, một người bạn đồng hành và cùng chung vụ án với anh để biết thêm chi tiết về quyết định một mất một còn của người tù nhân lương tâm này.

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

Lê Công Định - Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực trong tù


Thưa quý anh chị em, 
Vào ngày 5/5/2016 tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức đã bị cưỡng bức chuyển từ nhà tù Xuyên Mộc đến nhà tù số 6 tỉnh Nghệ An. Theo như anh Thức tường thuật với gia đình, khi khởi hành cuộc di chuyển dài đó, anh đã bị còng tay và bịt miệng, vì biểu lộ sự phản đối của mình đối với quyết định ngang ngược như thế của nhà cầm quyền.
Tại nhà tù Nghệ An, anh Thức bị ép buộc đi định cư tại Hoa Kỳ. Anh đã khôn ngoan dùng lý do này để yêu cầu được gặp toàn thể gia đình anh gồm 14 người vào ngày thứ bảy 14/5/2016 vừa qua.
Trong buổi gặp ngắn ngủi bị canh gác ngặt nghèo bởi hàng chục nhân viên cảnh sát và an ninh, anh Thức đã tường thuật, qua vách kính thuỷ tinh dày ngăn cách, với gia đình về sự ngược đãi mà anh đã gánh chịu trong thời gian ở nhà tù Xuyên Mộc và hiện tại ở nhà tù Nghệ An.

Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

Lê Công Ðịnh - Bàn về tự do cá nhân


“Tự do cá nhân” là khái niệm chỉ tất cả các quyền tự do của con người, bao gồm tự do cư trú, tự do đi lại, tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do lập nghiệp đoàn, tự do kinh doanh,...

Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

BBC: Lê Công Định: "Việt Nam cần cộng đồng dân sự"

LS Lê Công Định (Hình: Facebook Lê Công Ðịnh)
Mặc dù 'Xã hội dân sự' đang là cụm từ thời thượng tại Việt Nam, khái niệm này thường không được hiểu chính xác.

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

Trà Mi-VOA - Công an TPHCM đề nghị LS Lê Công Định rút lại đơn xin đi Mỹ tị nạn chính trị

Trà Mi-VOA Công an TPHCM đề nghị gia đình khuyên luật sư Lê Công Định rút lại đơn xin đi Mỹ tị nạn chính trị, nhưng ông Định đã từ chối



Sở Công an TPHCM đề nghị thân nhân của luật sư bất đồng chính kiến Lê Công Định khuyên ông nên rút lại đơn xin đi Mỹ tị nạn chính trị, theo tin từ gia đình của luật sư Định

Bà Ánh, chị dâu của ông Định cho VOA Việt ngữ biết:

Trước khi Định nộp đơn, Bộ Nội vụ có vô trại giam làm việc và hỏi ý kiến Định về việc họ tính cho Định đi tị nạn chính trị. Định mới nộp đơn đồng ý đi Mỹ ngày 23/11. Đến ngày 12/2, hai cán bộ Sở Công an thành phố tới nhà làm việc với mẹ của Định, đề nghị khuyên Định rút đơn xin đi Mỹ lại vì không có lợi. Mẹ Định vào thăm nói với Định, Định bảo đã quyết định rồi, không rút đơn lại. Từ ngày Định nộp đơn, nói chung cũng có nhiều áp lực. Người nhà tôi chỉ trông giải quyết cho Định được tự do. Nghe nói Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ đã làm việc xong rồi, không hiểu sao thành phố chưa chuyển đơn của Định lên trên. Tôi hỏi thăm Tòa đại sứ Mỹ, họ bảo chưa nhận được đơn đó. Tòa đại sứ cho biết Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ đồng ý cho Định đi tị nạn chính trị với điều kiện Định phải chịu định cư ở Mỹ. Định đã nộp đơn hợp lệ rồi, không hiểu lý do vì sao họ cứ đợi chờ. Bây giờ mỗi tháng gia đình được thăm gặp 1 lần, gần đây nhất là hôm 3/2.”

Trường hợp của luật sư Lê Công Định được chú ý trước chuyến thăm của phái đoàn thượng nghị sĩ Hoa Kỳ và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á, Kurt Campbell, tới Việt Nam đầu tháng giêng và đầu tháng hai, mà qua đó, Hà Nội gửi thông điệp muốn được Mỹ cung cấp võ khí. Đáp lại, ông Campbell nói Việt Nam nên cải thiện thành tích nhân quyền để đạt tiến bộ trong quan hệ với Mỹ.

Đầu năm 2010, luật sư nhân quyền được nhiều người biết đến Lê Công Định bị tuyên án 5 năm tù với tội danh ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ vì tham gia các hoạt động kêu gọi dân chủ và đa đảng tại Việt Nam.


Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

Hồ sơ wikileaks: (35): Video LS Lê Công Ðịnh 'nhận tội' bị cắt xén

Ðỗ Dzũng/Người Việt

Ðoạn video dài 20 phút về Luật Sư Lê Công Ðịnh “nhận tội” đã bị chính quyền cắt xén rất nhiều, và được chiếu trên đài truyền hình nhà nước Việt Nam VTV vào lúc 7 giờ tối ngày 19 Tháng Tám, 2009, theo công điện ngoại giao do Ðại Sứ Hoa Kỳ Michael Mikhalak gởi từ Hà Nội về Washington D.C.


Luật Sư Lê Công Ðịnh tại một buổi họp ở Sài Gòn hồi Tháng Năm, 2009,
trước khi bị bắt. (Hình: AFP/AFP/Getty Images)
Ðây là một trong bốn đoạn video về bốn người bất đồng chính kiến bị an ninh Việt Nam bắt trước đó hơn hai tháng và bị tố cáo tội “âm mưu lật đổ chính quyền” hoặc “tuyên truyền chống nhà nước.”