Hiển thị các bài đăng có nhãn Lãng Nhân Phùng Tất Đắc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lãng Nhân Phùng Tất Đắc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2023

Lãng Nhân: Vốn dòng thi lễ (viết về nữ sĩ Hồ Xuân Hương)

Hình minh họa: Học giả Lãng Nhân Phùng Tấc Đắc qua nét vẽ của họa sĩ Tạ Tỵ và thủ bút của ông. 
Phùng Tất Đắc (1907 - 2008), bút hiệu Lãng Nhân, Cố Nhi Tân và Tị Tân; là một nhà báo, nhà thơnhà văn Việt Nam. Sự nghiệp làm báo, làm sách, sáng tác của ông trải dài suốt mấy chục năm từ Bắc vào Nam, khi thì ông đóng góp bài vở cho các tờ báo khác, khi thì ông trực tiếp đứng ra xuất bản tờ báo, phụ trách nhà in, xuất bản sách…Với kiến thức sâu rộng và tài năng của mình, học giả Lãng Nhân Phùng Tất Đắc từng được ví như một cây đại thụ trong văn học giới Việt Nam.

Năm 1975, ông sang tỵ nạn tại Cambridge, Anh và mất ngày 29 tháng 2 năm 2008. Từ năm 1985, ông cộng tác với tờ Làng Văn, Canada.

Tác phẩm:

  • Trước đèn - 1939

  • Chuyện vô lý - 1942

  • Chơi chữ - 1960

  • Cáo tồn - 1963

  • Giai thoại làng nho - 1963

  • Hán văn tinh túy - 1965

  • Thơ Pháp tuyển dịch - 1968

  • Chuyện cà kê - 1968

  • Khổng Tử - 1968

  • Tư Mã Quang, Vương An Thạch - 1968

  • Nguyễn Thái Học - 1969

  • Tôn Thất Thuyết - 1969

  • Nghiêm Phục - 1970

  • Hương sắc quê mình (Làng Văn, Canada)

  • Nhớ nơi kỳ ngộ


Tưởng niệm 15 năm ngày mất của học giả Lãng Nhân Phùng Tất Đắc (29/2/2008 - 29/2/2023), DĐTK xin đăng lại tác phẩm “Vốn dòng thi lễ” viết về nữ sĩ Hồ Xuân Hương, nằm trong cuốn “Hương Sắc quê mình” của ông.

Diễn Đàn Thế Kỷ


Nguyễn Hữu Nghĩa: Một chút kỷ niệm với người già nhất Làng Văn

Học giả Lãng Nhân Phùng Tất Đắc.
Học giả Lãng Nhân Phùng Tất Đắc, chết ở Anh quốc, ngày 29 tháng 2, thọ 100 tuổi.

Hai chữ “Làng Văn” trên tựa bài là báo Làng Văn, nhưng hiểu là làng văn, làng báo cũng được, vì hiểu cách nào thì hiểu, nếu còn sống, năm nay cụ đã 116 tuổi, già nhất ban biên tập. Tên cụ là Phùng Tất Đắc, bút hiệu Lãng Nhân.

Cụ sinh năm 1907, mất năm 2008, thọ 101 tuổi, lớn hơn bà ngoại tôi, lớn hơn cha tôi, và là người lớn tuổi nhất trong văn giới mà tôi biết, đã ra lệnh cho tôi gọi bằng “anh”, xưng “em”. Tôi vốn là đứa không sợ trời sợ đất (chỉ sợ vợ, vợ nào cũng sợ) nhưng ai bảo gọi sao thì cứ gọi vậy. Thế mà trong đời đôi khi cũng dở khóc dở cười vì sự ngoan ngoãn tuân lệnh đó.

Năm đó, tôi được Linh mục Sảng Đình giới thiệu vào phụ việc văn phòng ở Kim Lai Ấn quán và nhà xuất bản Nam Chi Tùng Thư. Việc tôi làm là cuối tuần và buổi tối tới đọc bản vỗ, sửa lỗi rồi đặt lên bàn để cụ Phùng phê duyệt. Việc nhẹ nhàng, hợp tạng, làm việc ngoài giờ, lương khá nên tôi thích lắm.