Hiển thị các bài đăng có nhãn Lâm Vĩnh Thế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lâm Vĩnh Thế. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2021

Lâm Vĩnh Thế: Những Sắc Thái Riêng Biệt Trong Tín Ngưỡng Dân Gian Miền Nam

 Người Việt Nam nói chung là một dân tộc rất coi trọng tín ngưỡng.  Ngoài việc thờ cúng tổ tiên trong nhà, người Việt Nam còn thờ phượng rất nhiều thần linh trong nhiều cơ sở tôn giáo khác nhau, trong đó Đình là một cơ sở mang đặc tính văn hóa tiêu biểu của người Việt.  Mỗi làng, đơn vị dân cư căn bản của người Việt, đều có một ngôi đình để thờ Thành Hoàng bổn cảnh, vị thần được sắc phong của vua có nhiệm vụ che chở cho dân làng.

Tổ tiên của người Việt vùng Đồng Bằng Đồng Nai - Cửu Long (sau đây sẽ viết tắt là ĐBĐNCL), những lưu dân từ Đàng Trong đã vào khai phá, lập nghiệp ở vùng này trong các thế kỷ 17 và 18, cũng đã tiếp tục truyền thống văn hoá Việt này.  Họ cũng lập làng, dựng đình và thờ Thành Hoàng.  Tuy nhiên, cũng giống như trong các nét văn hoá khác trong vùng ĐBĐNCL, những lưu dân này đã tạo ra những biến đổi trong văn hoá Việt về phương diện tín ngưỡng.[1]

Bài viết này cố gắng ghi lại những sắc thái riêng biệt của văn hoá tín ngưỡng dân gian trong vùng ĐBĐNCL. 

Những Cơ Sở Của Biến Đổi Văn Hóa

Biến Đổi Tâm Thức Của Những Lưu Dân

Theo dòng Nam Tiến của dân tộc, những lưu dân Đàng Trong trong quá trình xuôi Nam này, do hoàn cảnh phải đương đầu với những khó khăn lớn lao về mọi mặt, đã phải tự tạo cho mình một bản lãnh anh hùng độc đáo, dám nghĩ, dám làm, hoàn toàn không quá câu nệ vào tập tục truyền thống.  Cá tính phóng khoáng này, mà người viết xin tạm gọi là vượt qua tâm thức lũy tre xanh, một phần nữa cũng do ảnh hưởng địa lý của vùng đất mới đem lại.  Cái không gian mênh mông, hùng vĩ, như của thời hồng hoang, (mà Châu Đạt Quan, sứ thần nhà Nguyên (thế kỷ 13), đã mô tả trong quyển Chân Lạp Phong Thổ KỶ của ông như sau: “Trên các dải đồng hoang, hàng trăm ngàn trâu rừng tụ họp thành bầy, đàn” [2]) của ĐBĐNCL làm sao không ghi lại những dấu ấn đậm nét trong tâm thức của những lưu dân này.  Cụm từ “địa linh nhân kiệt” mang một ý nghĩa vô cùng thực tiễn trong trường hợp này.


Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2021

Lâm Vĩnh Thế: Dịch Thơ Đường

Bài viết này ghi lại một vài suy nghĩ chủ quan dựa trên kinh nghiệm cá nhân tương đối giới hạn của người viết về việc dịch thơ Ðường sang tiếng Việt, hay nói cho đúng hơn là chuyển dịch thơ Ðường sang thơ Việt.  Người viết không phải là người đầu tiên làm công việc này và cũng chắc chắn sẽ không phải là người cuối cùng.  Và đây chính là lý do hình thành của bài viết này: để chia sẻ hứng thú và kinh nghiệm với những người đồng điệu.

Vài nét về thơ đường

Trong lịch sử văn học Trung Quốc, triều đại nhà Ðường (618-907) là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của thi ca, cả về lượng lẫn về phẩm.  Tại nước ta, trong suốt bao nhiêu thế kỷ, "Ðường thi được coi là kho tàng điển-cố trân-quí, là khuôn-mẫu mệnh ý, dụng ngữ cho các nho sĩ khi làm thơ chữ cũng như thơ nôm." [1]    Ngay cả sau khi Nho học đã suy tàn, thơ Ðường vẫn còn rất được ưa chuộng tại Việt Nam.  Số người thưởng thức và chuyển dịch thơ Ðường sang thơ Việt rất nhiều nhưng nổi tiếng nhất thì phải kể đến Tản Ðà và Ngô Tất Tố trong giới cựu-học và Trần Trọng San trong giới tân-học.  

Phần lớn các tài liệu về văn học Trung quốc đều phân chia văn học thời Ðường làm 4 giai đoạn: Sơ Ðường (618-713), Thịnh Ðường (713-766), Trung Ðường (766-835) và Vãn Ðường (836-905).  Mỗi giai đoạn đều có nhiều thi sĩ nổi danh nhưng hai ngườI nổi tiếng nhất là Lý Bạch (701-762), được gọi là Thi Tiên, và Ðỗ Phủ (712-770), được gọi là Thi Thánh; cả hai đều thuộc thời Thịnh Ðường và đều để lại một sự nghiệp rất vĩ đại.  

Một trong những đóng góp quan trọng của thời Thịnh Ðường là việc hoàn thiện thể thơ mới để thay thế cho thể thơ cổ phong, gọi là thơ cận thể hay kim thể, với luật lệ rất nghiêm ngặt, chặt chẽ.  Do đó về sau người ta gọi là luật thi: ngũ ngôn luật thi hay thất ngôn luật thi.

Trong bài viết này, người viết chỉ đề cập đến việc chuyển dịch một số bài thuộc thể thất ngôn tứ tuyệt, 4 câu 7 chữ. 


Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2021

Lâm Vĩnh Thế: Phát Triển Ngành Thư Viện Tại Việt Nam (Tháng 5/1973 – 30/4/1975)

Lời Tòa Soạn

Bài này, nói về việc phát triển ngành Thư Viện tại Việt Nam Cộng Hòa từ 1973 đến 1975, được trích từ Chương Hai cuốn hồi ký Tròn Nhiệm Vụ của tác giả Lâm Vĩnh Thế vừa được Nhân Ảnh xuất bản tháng 1, 2021.

DĐTK rất cám ơn tác giả Lâm Vĩnh Thế đã gửi tặng sách và đã cho phép chúng tôi được lần lượt đăng lại hai chương Hai và Ba của cuốn hồi ký này. Cần mua sách, xin liên lạc với nhà xuất bản Nhân Ảnh,

Email : han.le3359@gmail.com – Điện thoại (408) 722-5626
*

Cuối tháng 5-1973 tôi về đến Sài Gòn và đối diện với một thực tế có hơi phũ phàng: Trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn (ÐHSPSG) không chịu thi hành hợp đồng đã ký kết với USAID là thành lập Ban Thư Viện Học. Tôi nghĩ quyết định này của Trường ĐHSPSG là do sự kiện Cơ quan USAID đã rút ra khỏi Việt Nam sau khi Hiệp Định Paris đã được ký kết vào ngày 27-1-1973. Tuy nhiên, cũng chính trong thời gian của hai năm này, từ tháng 5-1973 cho đến cuối tháng 4-1975, tôi đã có cơ hội đóng góp rất nhiều vào việc phát triển ngành thư viện tại VNCH.

PHÁT TRIỂN HỘI THƯ VIỆN VIỆT NAM


Trong thời gian nửa năm sau của 1973, tôi đã tham gia giảng dạy trong một số khóa huấn luyện sơ cấp dành cho các quản thủ thư viện học đường. Như đã trình bày trong Chương Một, các khóa huấn luyện sơ cấp này trước đây do Cơ Quan Phát Triển Thư Viện (CQPTTV) của USAID phụ trách. Trước khi rút khỏi Việt Nam, cơ quan này đã chuyển giao công tác huấn luyện đó lại cho Nha Trung Học của Bộ Văn Hóa Giáo Dục. Ông Giám Đốc Nha Trung Học, Phạm Tấn Kiệt, một người bạn của tôi trong thời gian học trung học ở Trường Petrus Ký cũng như lúc học đại học ở Trường ĐHSPSG, đã mời tôi tham gia vào việc giảng dạy cho hai khóa huấn luyện sơ cấp này, một khóa tại Trường Nữ Trung Học Gia Long ở Sài Gòn, và một khóa tại Trường Trung Học Tống Phước Hiệp ở Vĩnh Long. Trong thời gian tôi còn đang học ở Hoa Kỳ, ông Hafenrichter đã thuyết phục được Trường ĐHSPSG mở Khóa I Huấn Luyện Trung Cấp Giáo Sư Quản Thủ Thư Viện đầu tiên trong niên khóa 1972-1973. Học viên được tuyển chọn từ các giáo sư trung học đệ nhị cấp đã có ít nhứt 2 năm thâm niên công vụ, đã tốt nghiệp một khóa huấn luyện sơ cấp về thư viện của CQPTTV, và đang phụ trách thư viện tại một trường trung học. Sau khi tốt nghiệp các khóa huấn luyện sơ cấp này, gần như tất cả các anh chị em giáo chức, phần lớn là các giáo sư trung học đệ nhị cấp đã tốt nghiệp ĐHSPSG, đều trở thành hội viên của Hội Thư Viện Việt Nam (HTVVN).

Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2021

Lâm Vĩnh Thế: Giáo Dục Và Huấn Luyện

Lời Tòa soạn.- Dưới đây là chương “Giáo Dục và Huấn Luyện”, chương đầu tiên trích từ cuốn hồi ký mới xuất bản có nhan đề Tròn Nhiệm Vụ của tác giả Lâm Vĩnh Thế, một “quản thủ thư viện gốc Việt” tại Canada. Diễn Đàn Thế Kỷ xin cám ơn tác giả Lâm Vĩnh Thế đã cho phép chúng tôi đăng lại. Mời bạn đọc thưởng thức.

NGUỒN GỐC GIA ĐÌNH

Ông Nội làm việc tại tòa soan nhựt
báo 
Lục Tỉnh Tân Văn (1923-1944)

Hoàn toàn không có một điều gì báo trước là tôi sẽ trở thành một quản thủ thư viện. Ông nội tôi, cụ Lâm Văn Ngọ (1882-1960), là một hậu duệ đời thứ ba của một gia đình người Minh Hương [1] giàu có lớn ở Chợ Lớn (khu người Hoa của thành phố Sài Gòn), đã làm việc trong nhiều năm với tư cách là Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút cho tờ nhựt báo tiếng Việt Lục Tỉnh Tân Văn (LTTV) cho đến khi tờ báo đình bản vào năm 1944. Ba tôi, ông Lâm Đình Thâm (1901-1948), làm Phụ tá cho Ông Nội tôi tại tòa soạn của tờ báo này.

Ông Ngoại tôi, cụ Nguyễn Ngọc Bích (?-?), là Cai Tổng của Tổng An Điền bao gồm 9 xã, trong đó có xã Linh Đông là quận lỵ của Quận Thủ Đức, thuộc tỉnh Gia Định, ngay bên cạnh thành phố Sài Gòn. Trước khi trở thành Cai Tổng, Ông Ngoại tôi là một thương gia giàu có, chủ một vựa cá lớn phục vụ cho vùng Thủ Đức – Dĩ An. Mẹ tôi, bà Nguyễn Thị Ất (1904-1979), được Ông Ngoại tôi cho đi học đến hết lớp Ba bậc Tiểu học. Do đó, Mẹ tôi biết đọc, biết viết, biết làm 4 phép toán, và cũng biết được một ít tiếng Pháp. Và nhờ vậy, Mẹ tôi đã có thể giúp cho Bà Ngoại tôi lo việc sổ sách cho vựa cá của gia đình cho đến khi Mẹ tôi lập gia đình với Ba tôi.
Ông Ngoại trong vườn sau nhà

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2020

Lâm Vĩnh-Thế (Nguyên Giáo-sư và Quản-Thủ Thư-Viện Trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức): Trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức - Một Đường Lối và Phương Pháp Giáo Dục Tân Tiến của Việt Nam Cộng Hòa (Tiếp theo và hết)

Thành Quả của THKMTĐ


Thành Công Kiểm Nghiệm Chương Trình Trung Học Tổng Hợp


Hè 1971, THKMTĐ hoàn tất việc kiểm nghiệm Chương trình Trung học Tổng hợp với việc tổ chức thành công hai kỳ thi:
  • Chứng chỉ Hoàn Tất Mỹ Mãn Lớp 11, được Bộ Giáo Dục công nhận tương đương với Bằng Tú Tài I 
  • Chứng Chỉ Thành Chung Trung Học Tổng Hợp, được Bộ Giáo Dục công nhận tương đương với Bằng Tú Tài II (về sau đổi lại gọi là Bằng Tú Tài Tổng Hợp) 
Khóa đầu tiên của Trường, tức Lớp 12, niên khóa 1970-1971, có 125 học sinh dự thi, đã có tất cả 105 học sinh đậu Chứng chỉ Thành Chung Trung Học Tổng Hợp, tỷ lệ là 84% với: [21, 22]
  • 2 học sinh đạt Hạng Rất Giỏi (Ưu)
  • 25 học sinh đạt Hạng Giỏi (Bình)
  • 10 học sinh đạt Hạng Khá (Bình Thứ)
  • 68 học sinh đạt Hạng Thường (Thứ) 
Với thành quả tốt đẹp này, THKMTĐ được đánh giá là đã thành công hoàn toàn trong việc kiểm nghiệm Chương trình Trung học Tổng hợp, đưa đến kết quả là Bộ Giáo Dục đã “ra nghị định số 2346-GD/TTHBDGD/HV/NĐ ngày 10-12-1971 ban hành chương-trình trung-học tổng-hợp đệ nhất cấp; và nghị định số 5770 GD/TTH/HV/NĐ ngày 22-6-72 ban hành chương trình trung học tổng hợp bậc đệ nhị cấp.” [23] Hai chương trình giáo khoa cho các trường trung học tổng hợp trên toàn quốc đã bao gồm rất nhiều nội dung chương trình phổ thông của THKMTĐ và hầu như toàn bộ chương trình các môn hướng nghiệp và cả môn Hướng Dẫn Đức Dục.

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

Lâm Vĩnh Thế: Những Suy Nghĩ Của Một Người “Bên Thua Cuộc”

Hàng năm cứ đến ngày 30-4, người Cộng sản lại tổ chức lễ mừng chiến thắng vinh quang của năm 1975, và người Việt hải ngoại lại tổ chức tưởng niệm Ngày Quốc Hận khiến họ phải bỏ nước ra đi. Cùng một sự kiện nhưng rõ ràng có hai cách nhìn trái hẳn nhau. Ở trong nước, trong rất nhiều gia đình, hai cách nhìn này đều có hết, và người ta cứ phải sống chịu đựng nhau như vậy chứ không có cách nào giải quyết được mâu thuẫn này. Và như thế trong 45 năm rồi. Chả trách ông Võ Văn Kiệt, nguyên Thủ Tướng của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, đã phải nói ra câu nói bất hủ sau đây về ngày 30-4: “Đây là ngày có triệu người vui nhưng cũng có triệu người buồn.”

Năm 2012, tác giả Huy Đức cho xuất bản tập sách “Bên Thắng Cuộc.” Với tựa đề như vậy, tác giả đã dứt khoát xác định “ai thắng ai thua” rất rõ ràng. Bên Cộng sản, tức là Miền Bắc, là bên thắng cuộc, và bên Quốc gia, tức là Miền Nam, là bên thua cuộc. Thế nhưng, ngay trong phần mở đầu, đề tựa là “Mấy lời của tác già,” tác giả lại viết như sau: “Cuốn sách của tôi bắt đầu từ ngày 30-4-1975 – ngày nhiều người tin là miền Bắc đã giải phóng miền Nam. Nhiều người thận trọng nhìn lại suốt hơn ba mươi năm, giật mình với cảm giác bên được giải phóng hóa ra lại là miền Bắc.” Là một người miền Nam, tôi chấp nhận là mình thuộc về “bên thua cuộc.” Tôi không hãnh diện gì với nhận xét trên đây của tác giả Huy Đức, vì, suy cho cùng, chuyện “ai giải phóng ai,” nếu có đúng như Huy Đức ghi nhận, thì cũng là chuyện “xảy ra sau khi chúng ta, những người Quốc gia ở Miền Nam, đã thua cuộc rồi.” Nhớ lại chuyện mấy trăm năm trước ở bên Trung Hoa: người Hán dù cho có hãnh diện vì họ đã Hán hóa được người Mãn đi nữa thì họ cũng bị người Mãn thống trị gần 300 năm. Người Quốc gia ở Miền Nam chắc không nên tự hào đã “giải phóng” được người Cộng sản ở Miền Bắc và chấp nhận bị Cộng sản thống trị thêm 255 năm nữa. 

Những suy nghĩ mà tôi ghi ra sau đây là của một người thuộc về phía “bên thua cuộc” trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, 1954-1975. Tôi xin nói ngay là, không giống như những gì tôi đã từng viết ra trước đây luôn luôn được ghi chú rất rõ ràng vì đó là những công trình thuộc loại nghiên cứu, những suy nghĩ lần này, tuy cũng xuất phát từ kiến thức thu thập được từ những công trình biên khảo đúng đắn, được ghi ra một cách tự nhiên theo dòng suy nghĩ, hoàn toàn không bận tâm về việc ghi chú xuất xứ theo lối kinh viện. 

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2019

Lâm Vĩnh Thế: “Chiến Tranh Việt Nam Là Một Cuộc Chiến Không Thể Thắng Được” - Nhận Định Nầy Đúng Hay Sai ? (Tiếp theo và hết)

Luận Cứ Về Chiến Lược Quân Sự Của Hoa Kỳ Tại Việt Nam 


Luận cứ này gồm hai điểm chính sau đây: 

· Hoa Kỳ đã sử dụng hết sức mạnh quân sự của mình rồi mà vẫn không làm cho Bắc Việt từ bỏ ý định thôn tính Miền Nam 

· Nếu leo thang nữa thì sẽ không tránh được một cuộc đụng độ hạt nhân 

Chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng điểm của luận cứ này 

Hoa Kỳ Đã Sử Dụng Hết Sức Mạnh Quân Sự Của Mình 


Luận điểm này vừa nói lên phương tiện vừa cho thấy mục tiêu của việc Mỹ tham chiến tại Việt Nam: phương tiện là dùng hết sức mạnh quân sự của Mỹ, mục tiêu là làm cho Bắc Việt thấy rõ lợi hại mà từ bỏ ý định thôn tính Miền Nam. 

Trước hết hảy xét về mục tiêu. Luận điểm này cho thấy rõ cái giới hạn của việc Mỹ tham chiến: chỉ muốn Bắc Việt ngừng lại việc tấn công Miền Nam, nghĩa là trở lại tình trạng hai nước Việt Nam chia cắt tại vĩ tuyến 17 (giống như ở Đức và Triều Tiên). Chính vì thế rất nhiều người đã chỉ trích rất đúng là Mỹ đánh giặc mà chỉ muốn hòa, chớ không muốn thắng, trong khi địch thì nhất định phải thắng bằng mọi giá, thế nên Mỹ thua là chuyện đương nhiên. Cũng chính vì mục tiêu giới hạn này mà chính phủ Mỹ, tức là phe dân sự, đã đặt ra không biết bao nhiêu hạn chế, gọi là “rules of engagement,” đối với giới quân sự. Trong việc oanh tạc Miền Bắc, tức là Chiến Dịch Sấm Rền (Rolling Thuncder), các mục tiêu rất hạn chế và hoàn toàn do phe dân sự chọn lựa và chỉ định, với kết quả vô cùng tai hại, như nhận định sau đây của Tướng Bruce Palmer, Jr., Tư Lệnh Quân Đoàn II của Hoa Kỳ tại Việt Nam (II Field Force, Vietnam) trong thời gian 1967-1968: 

“In the end, these limited strikes had little effect on the enemy buildup culminating in the massive Easter Offensive across the DMZ in late March 1972. This buildup, incidentally, should have warned the allies of the strong probability of an attack launched directly from the DMZ.” [32] (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Sau cùng, những cuộc oanh kích giới hạn đó đã không ngăn chận được việc tăng cường lực lương của địch mà đỉnh cao là cuộc tổng tấn công Mùa Phục Sinh tiến hành vượt ngang qua Khu Phi Quân Sự vào cuối Tháng 3 năm 1972. Tiện đây phải nói là việc tăng cường lực lượng đó đã có thể báo động cho quân đồng minh về khả năng lớn của một cuộc tấn công của địch từ Khu Phi Quân Sư.”) 

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2019

Lâm Vĩnh Thế: “Chiến Tranh Việt Nam Là Một Cuộc Chiến Không Thể Thắng Được” - Nhận Định Nầy Đúng Hay Sai?

Có thể nói không sợ sai lầm là chính người Mỹ, chớ không phải người Việt Nam, kể cả người Việt trong nước và người Việt ở hải ngoại, đã viết nhiều nhứt về Chiến Tranh Việt Nam (CTVN). Số lượng tài liệu về CTVN của người Mỹ viết bằng tiếng Anh là một con số khổng lồ. Sự đóng góp của các tác giả Việt chỉ rất là khiêm tốn. Hiện nay, các tác giả Mỹ đã được phân chia thành hai phe rất rõ rệt: 1) phe đa số được xem là phe “chính thống = orthodox,” và, 2) phe thiểu số được gọi là phe “xét lại = revisionist.” Nói một cách tổng quát, lập trường của hai phe hoàn toàn trái ngược nhau như sau: phe chính thống cho rằng Chiến Tranh Việt Nam là “một cuộc chiến không thể thắng được” (an unwinnable war), trong khi phe xét lại cho rằng Hoa Kỳ đã có thể thắng, và có thể với một chi phí thấp hơn rất nhiều, nếu đã áp dụng một chiến lược đúng hơn. 

Bài viết này cố gắng tìm hiểu, phân tích, và đánh giá nhận định của phe chính thống là “CTVN là một cuộc chiến không thể thắng được.” 

Nguồn Gốc Của Cụm Từ “An Unwinnable War” 


Về cụm từ “an unwinnable war,” mà sau này một số tác già thuộc phe chính thống đã sử dụng ngay trong nhan đề của các tác phẩm của họ (thí dụ như cuốn Autopsy of an unwinnable war: Vietnam của 2 tác giả William C. Haponski và Jerry J. Burcham, do nhà xuất bản Casemate xuất bản năm 2019 và cuốn Vietnam: the history of an unwinnable war, 1945-1975 của tác giả John Prados do nhà xuất bản của Viện Đại Học Kansas xuất bản năm 2009), có lẽ đã được sử dụng lần đầu tiên bởi ông George Ball (1909-1994), Thứ Trưởng Ngoại Giao trong chính phủ của Tổng Thống Lyndon B. Johnson. Ông Ball là người duy nhứt, trong số các cố vấn cao cấp của Tổng Thống Johnson, đã khuyên ông Johnson nên tìm cách giải quyết CTVN bằng thương thuyết vì ông không tin rằng Hoa Kỳ có thể thắng được trong cuộc chiến đó. Trong văn thư đề ngày 1-7-1965, gởi cho Tổng Thống Johnson, ông trình bày rất rõ ràng và đầy đủ những suy nghĩ của ông về CTVN, với mục đích là khuyên can Tổng Thống đừng leo thang chiến tranh tại Việt Nam. Ngay trong phần mở đầu của văn thư này, dưới tiêu đề “A Losing War” (tạm dịch: “Một Cuộc Chiến Mà Ta Đang Thua”), ông đã viết rõ như sau: 

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2019

Lâm Vĩnh Thế: Hoa Kỳ Bỏ Rơi Đồng Minh Việt Nam Cộng Hòa - Trách Nhiệm Thuộc Về Ai?

Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã bị khai tử vào trưa ngày 30-4-1975. Điều này người Việt Nam ai cũng biết rõ. Và người Việt Nam ai cũng biết rõ là VNCH đã thua trận vì đã bị Hoa Kỳ bỏ rơi. Nhiều năm qua, không ít người Việt Nam đã oán hận Tổng Thống Hoa Kỳ Richard M. Nixon và Cố Vấn An Ninh Quốc Gia (sau là Bộ Trưởng Ngoại Giao) Henry A. Kissinger vì cho rằng hai vị này đã bán đứng và đâm sau lưng VNCH qua Hiệp Định Paris ký kết ngày 27-1-1973. Bài viết này cố gắng tìm hiểu cho thật đúng việc Hoa Kỳ bỏ rơi VNCH để có thể quy rõ trách nhiệm thuộc về ai. 

Cuộc Chiến Giữa Hành Pháp và Lập Pháp Hoa Kỳ 1973-1975 


Sau cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội ngày 7-11-1972, vào đầu năm 1973, sau khi Tổng Thống Richard M. Nixon tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2 vào ngày 20-1-1973, tình hình chính trị của Hoa Kỳ ở vào thế cực kỳ mâu thuẫn: 

· Hành pháp: Tổng Thống Nixon thuộc Đảng Cộng Hòa đã thắng rất lớn (a big landslide), đánh bại đối thủ thuộc Đảng Dân Chủ là Thượng Nghị Sĩ George McGovern của tiểu bang South Dakota như sau: 

o Về phiếu bầu của dân chúng (Popular vote): Nixon chiếm 47, 1 triệu (60.7%); McGovern chỉ được 29,1 triệu phiếu (37.5%) 

o Về phiếu cử tri đoàn (Electoral vote): Nixon được 520 phiếu (Nixon thắng tại 49 tiểu bang, kể cả tiểu bang quê nhà của McGovern là South Dakota); McGovern chỉ được có 17 phiếu cử tri đoàn (McGovern chỉ thắng được một tiểu bang duy nhứt là Massachusetts và thủ đô Washington, D.C. mà thôi [1] 

· Lập pháp: trái ngược lại, Quốc Hội Hoa Kỳ (Khóa 93, nhiệm kỳ từ ngày 3-1-1973 cho đến ngày 3-1-1975) hoàn toàn nằm trong tay Đảng Dân Chủ với chi tiết như sau: 

o Tại Hạ Viện: Đảng Dân Chủ chiếm đa số với 241 ghế trong khi Đảng Cộng Hòa là thiểu số với 192 ghế 

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2019

Lâm Vĩnh Thế: Chuyến Đi Hà Nội Lần Đầu Tiên Vào Năm 1980

Cuối tháng 4-1975, do hoàn cảnh gia đình, tôi đã không di tản. Ở lại Việt Nam, cũng như bao nhiêu người khác, tôi phải tiếp tục làm việc để sống sót trong chế độ mới. Tôi tiếp tục đảm nhận chức vụ Thư Viện Trưởng của Trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn (nay đã bị đổi tên). Trong thời gian này, hai Trường Đại Học Sư Phạm (ĐHSP) của Hà Nội và Sài Gòn là hai trường kết nghĩa. Thư viện của hai trường thường xuyên trao đổi các tài liệu quý cho nhau. Thư Viện Trưởng của ĐHSP Hà Nội (cơ sở 1, ở Ô Cầu Giấy) lúc đó là anh Đ.Đ.H. Mỗi lần anh H. vào Sài Gòn nhận sách hoặc biếu sách, tôi đều làm việc trực tiếp với anh, và mời anh về nhà tôi ăn cơm với vợ chồng tôi, và đưa anh đi chơi, mua sắm trong thành phố. Trong những lần đi chơi với nhau như vậy, tôi và anh H. đã nói chuyện, tâm tình với nhau rất nhiều về mọi vấn đề và chuyện không tránh được đã xảy ra: chúng tôi trở thành một đôi bạn thân. Tình bạn này đã tiếp tục cho mãi đến ngày hôm nay (2019). Năm 1979, Anh Tư của tôi từ Canada đã gởi giấy bảo lãnh về cho gia đình tôi và tôi đã nộp hồ sơ xin xuất cảnh đi Canada với Phòng Công Tác Người Nước Ngoài (văn phòng ở đường Nguyễn Du, ngay tai ngôi nhà đã từng là Tòa Đại Sứ của Canada trước năm 1975). Mọi việc còn đang trong tình trạng chờ cứu xét thì xảy ra một chuyện bất ngờ: tôi được Ban Giám Hiệu cử đi công tác tại Hà Nội, tham dự một hội nghị dành cho các Trưởng Phòng Thư Viện của các Trường ĐHSP trên toàn quốc vào đầu tháng 1-1980. Bài viết này sẽ hoàn toàn không đề cập đến nội dung của hội nghị mà đặt trọng tâm vào những chuyện mắt thấy tai nghe về khung cảnh và nếp sống của người dân Hà Nội tại thời điểm đó.

Chuẩn Bị Cho Chuyến Đi Hà Nội


Đây sẽ là lần đầu tiên trong đời tôi ra Hà Nội. Ngoài sự háo hức của một người dân Miền Nam bình thường lần đầu tiên được đi thăm Hà Nội, tôi còn có thêm cái kỳ vọng của một người được đào tạo trong ngành Sử lần đầu tiên được đi thăm kinh đô cũ trong hàng ngàn năm của đất nước. Ngoài ra, đây cũng là một dịp được gặp lại anh H., một người bạn tuy mới quen nhưng đã trở nên rất thân tình. 

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2019

Lâm Vĩnh Thế: Báo Cáo Mueller Cho Biết Những Chuyện Gì?

Được Thứ Trưởng Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ, Rod Rosenstein, bổ nhiệm làm Cố Vấn Đặc Biệt cho Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ (Special Counsel for the United States Department of Justice; sau đây sẽ viết tắt là CVĐB) vào ngày 17-5-2017, với nhiệm vụ điều tra việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ năm 2016, ông Robert S. Mueller, III, đã chính thức nộp báo cáo [1] cho Bộ Trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ William Barr vào ngày 22-3-2019. Bài viết này cố gắng tìm hiểu và tóm tắt lại một số điều quan trọng mà CVĐB Mueller và những cộng sự viên của ông đã tìm thấy, phân tích, đánh giá và đi đến kết luận truy tố hay không truy tố trong cuộc điều tra và trình bày lại rất chi tiết trong báo cáo dày hơn 400 trang này. 

Sơ Lược Tiểu Sử Robert S. Mueller, III 


Ông Robert S. Mueller, III, sinh ngày 7-8-1944 tại Quận Manhattan, thành phố New York, trong một gia đình giàu có và danh tiếng. Ông tốt nghiệp Đại Học Princeton với bằng Bachelor of Arts (B.A.) về Chính Trị Học năm 1966 và Đại Học New York (New York University) với bằng Master of Arts (M.A.) về Bang Giao Quốc Tế năm 1967. Ngay sau khi tốt nghiệp Đại Học New York, ông tình nguyện gia nhập Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ (U.S. Marines Corps) và phục vụ tại Việt Nam từ tháng 7-1968, với tư cách một Trung Đội Trưởng, thuộc Đại Hội H, Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 4, Sư Đoàn 3 TQLC. Với thành tích chỉ huy và chiến đấu dũng cảm trong thời gian này, ông đã được tưởng thưởng khá nhiều huy chương của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi giải ngũ với cấp bậc Đại Úy vào tháng 8-1970, ông theo học Đại Học Luật Khoa của Viện Đại Học Virginia (University of Virginia School of Law) và tốt nghiệp với bằng Juris Doctor năm 1973. Sau nhiều năm làm việc trong ngành tư pháp (luật sư, biện lý -District Attorney hay D.A.), ông được Tồng Thống George W. Bush bổ nhiệm, và sau đó được Tổng Thống Barrack Obama tái nhiệm, làm Giám Đốc Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (Federal Bureau of Investigation, hay FBI) trong khoảng thời gian dài 12 năm, từ ngày 4-9-2001 cho đến ngày 4-9-2013. Mặc dù là một đảng viên Đảng Cộng Hòa, ông đã được toàn thể Thượng Nghị Viện Hoa Kỳ đồng thanh phê chuần với số phiếu tuyệt đối là 98-0.[2] Điều này cho thấy rõ là ông được sự ngưỡng mộ từ cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ. 

Thầm Quyền Điều Tra của CVĐB Mueller 


Trong Sắc Lệnh mang số 3915-2017 bổ nhiệm ông Robert S. Mueller làm CVĐB, đứng đầu cuộc điều tra, Thứ Trưởng Rosenstein đã ghi rõ nhiệm vụ của cuộc điều tra là ông Mueller được phép tiến hành cuộc điều tra đã được nguyên Giám Đốc FBI, James Comey, xác nhận tại cuộc điều trần trước Ủy Ban Tình Báo của Hạ Viện vào ngày 20-3-2017, kể cả:[3] 

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2019

Lâm Vĩnh Thế: Nhớ Lại Chuyện Coi Xi Nê ở Sài Gòn Trước 1975

Rạp Casino Đakao - Nguồn: Internet

Từ lúc còn học tiểu học tôi đã khoái coi xi nê rồi. Lên Trung Học, Đại Học tôi còn mê hơn nữa, gần như tuần nào cũng có đi coi xi nê. Sau này, khi đã ra đi làm, lập gia đình rồi, đi xem xi nê với bà xã tôi vẫn tiếp tục là một trong những phần giải trí quan trọng hàng tuần của tôi. Trong khoảng thời gian một phần tư thế kỷ, 1950-1975, tôi đã được coi rất nhiều phim xi-nê đủ thể loại. Bài viết này là một cố gắng ghi lại những gì tôi còn nhớ được về các rạp xi-nê ở Sài Gòn và một số phim thật hay mà tôi đã xem và thích trong khoảng thời gian đó. 

Nhớ Về Các Rạp Xi Nê 


Trước năm 1975, Sài Gòn có rất nhiều rạp xi nê, lớn nhỏ đủ cả.1 Đi xem xi nê là một trong những thú giải trí quan trọng nhứt của người Sài Gòn, từ người bình dân lao động ít học cho đến giới trí thức, từ người trẻ học sinh sinh viên còn đi học cho đến người lớn tuổi đã ra đi làm. Chính vì vậy, Sài Gòn có đủ các loại rạp xi nê thich hợp với túi tiền của các loại khán giả và các rạp này trình chiếu đủ tất cả các loại phim thích hợp với ý thích thưởng ngoạn của mọi người.Chúng ta hảy cùng nhau đi một vòng Sài Gòn, để nhớ lại các rạp xi nê của ngày xưa, của những năm trước 1975. 

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

Lâm Vĩnh Thế*: Nhận Ðịnh và Ðánh Giá Bộ Phim The Vietnam War Của Hai Ðạo Diễn Ken Burns và Lynn Novick

* Librarian Emeritus
University of Saskatchewan
CANADA


Người viết bài này đã xem xong hai lần toàn bộ 10 DVD của bộ phim The Vietnam War của 2 đạo điễn Mỹ Ken Burns va Lynn Novick.  Lần xem thứ nhì được ghi chú cẩn thận và dựa trên các ghi chú đó, người viết xin trình bày trong bài viết sau đâynhững nhận định và đánh giá về bộ phim quan trọng này.
Nhận định tổng quát về bộ phim
Nhận xét về hai đạo diễn
Về phương diện chuyên môn, cả 2 người đều đã được đào tạo chính quy, tốt nghiệp đại học, và có đầy đủ kinh nghiệm và thành tích trong lãnh vực điện ảnh.
Về phương diện cá nhân, cả 2 người, Ken Burns sinh năm 1953 và Lynn Novick sinh năm 1962, đều còn quá nhỏ (Novick) hoặc chỉ đang học trung học (Burns) trong thời gian Chiến Tranh Việt Nam; họ không có tham gia chiến tranh tại VN, và cũng không thuộc phe bồ câu (dove) hay diều hâu (hawk), nên chúng ta có thể nghĩ và tin tưởng rằng họ sẽ cóthể có được "phần nào"sự trung thực và khách quan khi làm phim này.  Tuy nhiên, khi họ lớn lên, và bước vào ngưỡng cửa đại học (khoảng 1971 cho Burns và khoảng 1980 cho Novick), chắc chắn họ đã phải chịu ảnh hưởng của tư tưởng chống chiến tranh Việt Nam đang chế ngự trong xã hội Mỹ của giai đoạn đó, thể hiện qua chuyện một phần lớn cựu quân nhân Mỹ đã bị chính đất nước và đồng bào của họ đối xử tệ và ruồng bỏ họ mà chúng ta đều đã biết.  Riêng về Burns thì khi đã trưởng thành ông đã từng là một thành viên lâu năm của Ðảng Dân Chủ và cũng đã thực hiện một vài phim ca ngợi Thượng Nghị Sĩ Edward Kennedy, một trong những tay chủ chốt của Ðảng Dân Chủ trong việc chống Chiến Tranh Việt Nam và trong chủ trương cắt bỏ viện trợ và bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) tại Quốc Hội Hoa Kỳ.

Thứ Ba, 2 tháng 5, 2017

Lâm Vĩnh Thế: Nhận Định Và Đánh Giá Về Cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu


Sau ngày 30-4-1975, và trong một thời gian khá dài, có lẽ đến 10-15 năm, phần đông người Việt ở hải ngoại đều có một nhận định chung không tốt về cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu như sau: một nhà lãnh đạo hèn nhát, đào ngũ, bỏ rơi đồng đội và đồng bào, và là người lãnh đạo chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự sụp đổ quá nhanh của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Nhận định này, mặc dù phổ biến, và dựa vào một số sự việc đã xảy ra trong các tháng 3-4/1975, chỉ là do cảm tính, không dựa vào bất cứ tài liệu khả tín nào cả. Gần như ai cũng biết và nhớ câu nói nổi tiếng của ông “Ðừng nghe những gì Cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm,” nhưng hình như đó cũng là sự đánh giá duy nhứt của nhân dân Miền Nam về sự nghiệp chính trị của ông. Nhưng dần dà sau đó, với sự ra đời của một số sách và bài báo ngày càng nhiều, cả Việt ngữ lẫn Anh ngữ, của một số tác giả nghiêm túc, và dựa trên những tài liệu mật của Chính phủ Hoa Kỳ đã được giải mật, nhận định của người Việt hải ngoại về ông đã có phần thay đổi. Bài viết này cố gắng đưa ra một đánh giá trung thực, khách quan về vị nguyên thủ quốc gia này của VNCH. Tiêu chuẩn mà người viết sử dụng trong việc đánh giá lại nhân vật lịch sử này gồm 3 yếu tố: 1) Quá trình đào tạo và kinh nghiệm thực tiễn; 2) Cách ứng xử, quyết định và hành động; và 3) Khả năng chính trị và cầm quyền. Việc đánh giá này tập trung trong 3 giai đoạn quan trọng trong cuộc đời chính trị của nhân vật này: 1) Trước cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963, 2) Từ sau cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963 cho đến ngày 30-10-1967; và 3) Từ ngày 1-11-1967 cho đến khi ông từ chức Tổng Thống VNCH vào ngày 21-4-1975.