Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh Tế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh Tế. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2023

Thạch Đại Lang: Từ Bed Bath & Beyond đến VinFast

Cửa hàng Bed Bath & Beyond ở Saugus, Massachusetts vào năm 2011, đóng cửa vào tháng 2 năm 2021. Hình Wikipedia

Với đa số người dân Mỹ, Bed Bath & Beyond chắc chắn không phải là một cái tên xa lạ, nhất là người dân thành thị. Đó là chuỗi bán hàng hóa, đồ gia dụng cho nhà bếp, nhà tắm, phòng ngủ... Bed Bath & Beyond (BBBY) - một thời lớn nhất nước Mỹ - đã chính thức khai phá sản vào ngày 23.04.2023 (1). Trước đó không lâu, cổ phiếu của BBBY trở thành Meme Stock - một loại cổ phiếu dao động thật mạnh trong một thời gian ngắn vài ngày - từ 5$/cổ phiếu (share) tăng lên tới 27$/cổ phiếu vào mùa hè 2022 (2)

Thứ Tư, 23 tháng 6, 2021

TS. Phạm Quý Thọ: Đặc điểm của mô hình Trung Quốc độc đoán mà Việt Nam không thể buông bỏ

Đảm bảo tăng trưởng kinh tế để duy trì tính chính danh của đảng cộng sản và chế độ độc đoán là đặc điểm chủ yếu của mô hình Trung Quốc. Nó được che đậy bởi ý thức hệ XHCN, mang tính thực dụng và xuyên suốt trong các chính sách, bởi vậy nó giúp tăng GDP trong thời kỳ dài, nhưng không làm thay đổi bản chất chuyên chế của chế độ. Tương đồng về chế độ chính trị khiến Việt Nam không thể buông bỏ mô hình Trung Quốc, ngay cả khi hai nước có mâu thuẫn về lãnh hải. Tuy nhiên, sự suy giảm tăng trưởng kinh tế được cảnh báo khiến người ta quan tâm điều gì sẽ xảy ra?

Tính thực dụng


Tính thực dụng thể hiện rõ rệt trong chính sách Cải cách và Mở cửa khi Đảng cộng sản Trung Quốc “gác sang bên” vấn đề cốt lõi của nền tảng tư tưởng của chế độ là đấu tranh giai cấp để tranh thủ kinh tế tư bản, “trải thảm đỏ” cho các nhà đầu tư nước ngoài, coi đó là sách lược “quá độ lên CNXH”.

Chính sách này đã cứu chế độ toàn trị khỏi sụp đổ sau sự cai trị bởi Mao Trạch Đông gần 30 năm (1949 – 1976). Ông ta đã tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm xã hội chủ nghĩa duy ý chí, trả giá đắt bằng hàng chục triệu mạng người như Đại Nhảy vọt hay Cách mạng Văn hoá khiến đất nước kiệt quệ, dân chúng đói khổ.

Chính sách được khởi xướng bởi cố Tổng Bí thư Đặng Tiểu Bình (1904-1997) từ cuối những năm 70 của thế kỷ trước đánh dấu sự thay đổi bước ngoặt của đất nước hơn một tỷ dân. Còn nhiều ghi chép về di sản do ông để lại thể hiện tính chất thực dụng của chính sách. Các cụm từ như “mèo trắng mèo đen”, “ẩn mình chờ thời”, “hãy để một số người làm giàu trước”… thường được nhắc đến, nhưng câu ông nói: “Tôi đã quan sát thế giới trong nhiều năm và rút ra một kết luận: Các nước có quan hệ tốt với Mỹ đều trở nên giàu có” vẫn gây ấn tượng mạnh.

Gideon Rachman: Trung Quốc đã điều chỉnh mô hình phát triển Châu Á như thế nào? (Phan Nguyên biên dịch)

“Ông thấy mô hình Trung Quốc có gì độc đáo?”

Đó là câu hỏi mà một phóng viên truyền hình hỏi tôi (Gideon Rachman) trong chuyến thăm lần trước của tôi tới Bắc Kinh.

Câu trả lời của tôi là tôi không nghĩ rằng có một mô hình kinh tế cụ thể nào của riêng Trung Quốc.

Có một mô hình phát triển Đông Á dựa trên công nghiệp hóa nhanh chóng và hướng vào xuất khẩu, được thực hiện tiên phong bởi Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Những gì Trung Quốc đã làm là theo đuổi mô hình tương tự – nhưng trên quy mô lớn. Tôi nói thêm rằng một trong những đổi mới thực sự của Trung Quốc là đất nước này đã không tự do hóa về mặt chính trị dù đã trở nên giàu có hơn. Điều này khiến Trung Quốc trở nên khác biệt so với Hàn Quốc và Đài Loan.

Sau khi chúng tôi nói chuyện xong, tôi hỏi phóng viên liệu cô ấy có thể sử dụng được câu trả lời nào của tôi hay không. “Không, tôi không nghĩ vậy,” cô ấy trả lời. “Nhưng thật tuyệt khi ông có thể nói ra những gì ông nghĩ.”

Tôi tiếp tục suy nghĩ về cuộc trao đổi đó trong tuần này khi Trung Quốc chuẩn bị kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản. Trọng tâm trong tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Bình là dưới sự dẫn dắt khôn ngoan của Đảng, Trung Quốc đã khám phá ra một con đường phát triển độc đáo mà phần còn lại của thế giới có thể học hỏi. Trong một bài phát biểu trước Đại hội đảng vào năm 2017, ông Tập tuyên bố rằng Trung Quốc đang “mở ra một con đường mới cho các nước đang phát triển khác để đạt được hiện đại hóa”.

Việc nhà lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố đã khám phá ra một con đường mới mang lại tăng trưởng kinh tế là một điều đáng nghi ngờ. Những giai đoạn đầu của cải cách kinh tế Trung Quốc thời hậu Mao tuân theo một công thức mà bất kỳ ai có kiến thức về “phép màu” kinh tế Đông Á trước đây đều có thể nhận ra.

Thứ Ba, 9 tháng 2, 2021

Nguyễn Hoài Vân: Từ bàn tay vô hình đến bàn tay lông lá - Adam Smith và sự giàu mạnh của các nước Tây Phương

Vào giai đoạn mà các nước Âu Châu giàu lên nhanh chóng đến độ trở thành bá chủ hoàn cầu, chính sách kinh tế của họ hoàn toàn đối chọi với những gì Adam Smith chủ trương.

Trong "The Wealth of Nations", con đường dẫn đến phú hữu được Adam Smith chỉ ra dựa trên 4 thành tố chính :

- thuế hạ

- quân bình ngân sách (không hoặc ít nợ công)

- tôn trọng quyền tư hữu

- thị trường hàng hóa và nhân công thống nhất trong tự do cạnh tranh.

Nếu chúng ta chọn những tiêu chuẩn ấy để so sánh giữa đế quốc Trung Hoa và Âu Châu, thì :

Trung Hoa có một thị trường thống nhất hơn ở Âu Châu, nơi phải chịu sự chia sẻ quyền hành giữa nhà vua và các lãnh chúa. Thật vậy, giới quý tộc Âu Châu sở hữu đất đai của họ, với gần như toàn quyền hành chính, tư pháp và lập pháp.

Nhân lực ở Âu Châu cũng bị phân tán nhiều hơn ở Trung Hoa, vì sự tồn tại của tình trạng nông nô và những dạng thức tương đương (1), trong khi tệ nạn này không còn hiện hữu ở Trung Hoa từ đầu thế kỷ 16.

Thuế thì đặc biệt thấp trong đế quốc Trung Hoa : từ 1 đến 2% lợi tức quốc gia, so với 6 đến 8% tại Âu Châu vào cuối thế kỷ 18, rồi 8 đến 10 % trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.

Nhà Thanh áp dụng một chính sách thuế khóa hoàn toàn quân bình giữa thu và chi (họ không hình dung được sự kiện hoàng đế phải mang nợ thần dân !). Trong khi đó, tại Âu Châu, đặc biệt là Pháp và Anh, một phần quan trọng của chi tiêu quốc gia dựa trên nợ. Nợ công của Pháp là 80% GDP khi vua Louis XIV qua đời, và cũng 80 % dưới thời Cách Mạng. Tỷ lệ nợ công của Anh quốc lên đến 275 % GDP năm 1815 ! (2)

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2019

Phạm Chi Lan: ‘Chính sách tài khoá của Việt Nam đang có vấn đề khá nặng’

Lê Ngà phỏng vấn bà Phạm Chi Lan

(VNF) – Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng chính sách tài khóa của Việt Nam đang gặp phải những vấn đề nặng nề, điển hình là chi thường xuyên quá lớn.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

Bên lề hội thảo quốc gia “Đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019” đồng thời công bố ấn phẩm Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2018 với chủ đề "Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng", Vietnam Finance đã có cuộc trò chuyện với chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan về một số vấn đề kinh tế - thể chế hiện nay. 

Bà Phạm Chi Lan nói: 

"Tôi nghĩ các dự báo về tăng trưởng năm 2019 ở các nước khác trên thế giới đều cũng thấp hơn so với năm 2018, bởi người ta lo ngại về một số rủi ro của kinh tế toàn cầu. 

Ví dụ, thương mại toàn cầu đang có sự sụt giảm nhất định do các chính sách bảo hộ của một số nước hay do xung đột thương mại Mỹ - Trung. Cuộc xung đột này ảnh hưởng rất nhiều đến các nền kinh tế chứ không chỉ riêng mình hai nước đó. 

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2019

Michael Pillsbury: Chiến lược bí mật của Trung Cộng để thay thế Mỹ trong vai trò Siêu Cường lãnh đạo thế giới (The Hundred -Year Marathon: China's secret Strategy to Replace America as the Global Superpower - Lê Quốc dịch)

Cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng đã âm ỉ từ lâu trong não trạng của các lãnh tụ CS Trung Cộng, khởi sự từ Mao Trạch Đông và bùng nổ đời thứ V của vương triều đỏ: Tập Cận Bình. 

Phía Trung Cộng: Lợi dụng chánh sách sai lầm của nhiều trào Tổng thống Hoa Kỳ, Trung Cộng đã cài một mạng lưới gián điệp khắp các cơ quan trọng yếu của Mỹ: Từ Ngũ Giác Đài, các Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế đến các cơ quan hành pháp, lập pháp, cả đến cơ quan tối cao về chiến lược CSIS (Center for strategic and International studies) hoặc NSA (National Strategic Agency) của Hoa Kỳ. 

Giám đốc FBI Christopher Wray cảnh báo: Nguy cơ gián điệp TQ trên khắp 50 tiểu bang của Mỹ - từ lãnh vực nông nghiệp, đến lãnh vực công nghiệp cao, tạo ra mối đe dọa lớn nhứt cho Hoa Kỳ (Báo Business Insider). 

Phía Hoa Kỳ: Áp dụng một chánh sách sai lầm là nuôi dưỡng Trung Cộng cho giàu mạnh lên, với hy vọng là khi dân chúng có đời sống khá giả hơn sẽ áp lực làm thay đổi thể chế CS thành chế độ Tự Do Dân Chủ, gia nhập Cộng đồng thế giới. Và TQ sẽ là một thị trường lớn lao 1 tỷ 4 trăm triệu người cho Hoa Kỳ. Nhưng kết quả ngày nay chứng minh Hoa Kỳ đã sai lầm. Hoa Kỳ cũng như các nước Tây phương đã không hiểu tường tận người CS - nhứt là Cộng sản Tàu, Cộng sản Á Châu. 

Nhân vật khám phá ra đường đi nước bước, chiến lược bí mật kéo dài cả trăm năm của Trung Cộng chính là Tiến sĩ Michael Pillsbury - Giám đốc Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Hudson Institute - cũng là tác giả quyển sách nổi tiếng "The Hundred - Year Marathon" do Nhà xuất bản Henry Holt and Co. phát hành năm 2015. 

Chiến tranh Mỹ - Trung đã phát khởi từ não trạng các lãnh tụ cộng sản 

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2019

TS. Phạm Đỗ Chí: Sài Gòn Theo Bước Singapore: Giấc Mơ 20 Năm Tới

Tôi được đọc một bài trên mạng BBC kể về huyền thoại Singapore từ một làng chài năm 1819 nay trở thành một nước trù phú vào bậc nhất thế giới chỉ sau 200 năm. 

Tất cả chỉ nhờ sức người và khả năng nhiều thế hệ lãnh đạo, nhất là cố Thủ tướng Lý Quang Diệu được đảo quốc tôn sùng là "cha già dân tộc", người có công lớn nhất trong câu chuyện phát triển thần kỳ đó. 

Bài viết cũng nhắc nhở nhiều hình ảnh và câu chuyện so sánh với Sài Gòn trong thế kỷ qua. Đặc biệt là vào năm 1954 sau phong trào di cư của hơn 1 triệu người từ Bắc vào Nam, chính ông Lý sau khi thăm Sài Gòn đã lớn tiếng tuyên bố e ngại cho tương lai Singapore, chứ không phải Sài Gòn. 

Sau 1975, ông Lý biết là điều mình e ngại đã không đúng vì Sài Gòn là thủ đô của miền Nam Việt Nam đã bị tàn phá sau hơn một thập niên chiến tranh ác liệt. 

Nhưng ông đã gặp cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt thời đó và nhiều lãnh đạo kế tiếp, để cố vấn cho chính phủ nước Việt Nam thống nhất lúc đó các chiến lược và chính sách để phục hồi và phát triển kinh tế hậu chiến, giúp Việt Nam thành con hổ Châu Á như Singapore. 

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

TS Phạm Đỗ Chí & ThS Phan T. Thanh Hà: Lựa chọn chính sách phát triển : Vực dậy kinh tế tư nhân, thay vì ba đặc khu hành chính kinh tế

Hình minh họa, Getty Images
Chính sách tái cơ cấu kinh tế với tính cách "kiến tạo" được bàn thảo từ hơn 2 năm nay ở Việt Nam, nhưng cho đến nay vẫn chưa đạt nhiều kết quả cụ thể vì vẫn thiếu quyết tâm chủ trương và thực hiện chính sách cốt lõi là vực dậy và phát triển một nền kinh tế tư nhân mạnh mẽ. Hai thập niên đầu của Đổi Mới I (1986-2006) đã đạt nhiều kết quả tốt đáng kể nhưng trong thập niên 2007-2016 cải cách kinh tế đã bị tương đối ngưng trệ, thậm chí trong một số lĩnh vực còn đi ngược lại đổi mới với sự phát sinh của các “nhóm lợi ích”. Chính sách cải cách thể chế hay Đổi Mới II không nhằm điều khiển hay tạo dựng tất cả thay đổi về chính sách và điều kiện thực hiện, mà chỉ đóng vai trò “kiến tạo”--dùng chữ thời thượng, nhằm vai trò xúc tác, kích thích các sáng tạo từ thị trường, nhất là từ khu vực kinh tế tư nhân, để phát triển kinh tế. 

Để đạt được điều đó, cần có một chương trình cải cách thể chế kinh tế một cách toàn diện, nhằm “cởi trói” cho doanh nghiệp tư nhân, tạo cú hích để tăng tốc phát triển nền kinh tế. Chương trình đó có thể bắt đầu với TP HCM như là thí điểm một đặc khu, sau đó có thể lan rộng ra các thành phố lớn như Hà nội, Đà nẵng, Hải phòng, Cần thơ,...Ý nghĩ này được hai người viết đề xuất trong Hội nghị Phát triển T/P Hồ Chí Minh được tổ chức trọng thể vào tháng 11/ 2016, mời trên 500 người Việt từ nước ngoài về tham dự. 

Đến nay sáng kiến thiết lập “đặc khu” là “một kỷ niệm buồn” cho hai tác giả vì đã đi xa hơn nhiều và lại đang được xem xét áp dụng cho 3 địa phương khác nhỏ hơn (cấp huyện), thiếu cơ sở hạ tầng phát triển hay hành chính đáng kể, với các qui chế mới hoàn toàn khác lạ như miễn thị thực nhập cảnh dù có vị trí địa lý nhạy cảm, cho thuê đất 99 năm, miễn giảm nhiều sắc thuế thành quá lợi cho đầu tư nước ngoài,v.v… 

Bài viết này đặt lại vấn đề “đặc khu”: để tạo mũi nhọn đột phá phát triển kinh tế, thay vì hỗ trợ phát triển 3 đặc khu trong “Dự Luật Đặc khu Hành chính Kinh tế”, nên trở lại với ý kiến khởi xướng là chọn một số địa phương làm thí điểm như tại 5 thành phố lớn nêu trên. TP HCM là nơi thích hợp nhất để thực hiện thí điểm các đề xuất chính sách để khắc phục những bất cập đang “trói buộc” sự phát triển của doanh nghiệp, những rào cản phát triển của thành phố nói riêng và cả nước nói chung, mà không đòi hỏi đầu tư ngân sách khổng lồ, và nhất là không gây ra những hậu quả an ninh và chính trị. 

Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

Phạm Đỗ Chí: Kinh Tế Mỹ Và Chính Sách Giảm Thuế Sắp Tới


Người viết là cử tri Mỹ thuộc đảng Cộng hòa, đã nêu lên một số ý kiến về chính sách kinh tế tương lai của ứng viên TT Donald Trump, nhất là về cải cách thuế khóa, so với chương trình của Bà Hillary Clinton trong mùa tranh cử năm ngoái và tiên đoán phần thắng lợi nghiêng về đảng Cộng hòa (trong một số bài viết đã đăng từ tháng 5-11, 2016).  Sau một năm, và hơn 10 tháng từ ngày ông Trump vào Tòa Bạch ốc, đây là dịp tốt để xem lại kết quả sơ khởi về chính sách kinh tế và xem nghị trình giảm thuế của đảng Cộng hòa sẽ có thể giúp nền kinh tế Mỹ ra sao, nhất là trong khung cảnh bàn luận sôi nổi của Thượng viện Mỹ trước khi bỏ phiếu chấp thuận một Dự luật Cải cách thuế riêng, đôi chút khác biệt Dự luật đã được Hạ viện thông qua; tuy cả hai đều căn bản dựa trên chương trình giảm thuế do TT Trump đưa ra. 
                                                               *  *  *                                             
Phải nói ngay là, tuy cuộc tranh cử TT Hoa kỳ đã xong hơn một năm, nhưng dư âm sôi nổi và sự phân hóa lại vẫn "đào sâu" hơn trong xã hội Mỹ. Chính cá nhân người viết thiên về "chính sách Trump" phải đối diện đều đều với các bêu riếu hay "chọc quê" của vài thành viên trong gia đình hay nhóm bạn thân trung học ngày xưa, mỗi lần có các chỉ trích cá nhân về "tính cách ông Trump", là chuyện cơm bữa do thói quen ít ngủ dậy sớm và viết Twitter chỉ trích người này người kia, ngoài ra còn những phát ngôn chính trị hay phi chính trị thiếu chọn lọc của ông, hay do chuyện vài người con ông được coi là "dựa thế cha để làm ăn buôn bán riêng".

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2017

Lê Anh Hùng/VOA: Kinh tế Việt Nam ‘hậu Nguyễn Tấn Dũng’: Le lói hy vọng ‘thoát Trung’

Thực trạng kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc là hiểm họa mà công luận đã lên tiếng từ nhiều năm nay. Mức độ lệ thuộc diễn ra ngày càng nặng nề dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đây là điều mà nhiều người cảm thấy khó lý giải, bởi họ tin ông Nguyễn Tấn Dũng không chỉ là nhân vật “chống Tàu” quyết liệt nhất trong ban lãnh đạo Việt Nam, qua những phát ngôn mạnh mẽ nhằm vào gã láng giềng khổng lồ “to xác, xấu bụng”, mà còn là nhân vật quyền lực nhất Việt Nam suốt một thời gian dài.

Vì thế, không ít người đã vội hình dung ra viễn cảnh kinh tế nước nhà sẽ còn tồi tệ hơn khi đứng đầu chính phủ khoá XIV là một Nguyễn Xuân Phúc vốn bị coi là “phản bội” người tiền nhiệm Nguyễn Tấn Dũng.

Tuy nhiên, sau 9 tháng lèo lái nền kinh tế, xem ra chính phủ của tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhen nhóm hy vọng “thoát Trung” về mặt kinh tế, ít nhất là trên phương diện số liệu thống kê.

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa/RFA: Những chỉ dấu khủng hoảng trước mắt

Ảnh minh họa chụp tại Qingdao, Shandong, Trung Quốc hôm 9/8/2016. 
Thế giới đang có quá nhiều chỉ dấu bất ổn, trong đó là nguy cơ khủng hoảng tài chính sắp tới tại Trung Quốc. Diễn đàn Kinh tế sẽ cùng chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa tìm hiểu xem người ta đã thấy những gì mà có kết luận u ám này…
Kinh tế Trung Quốc và Âu Châu đáng ngại nhất
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á châu Tự do cùng Nguyên Lam xin kính chào kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, trong mấy ngày qua, các thị trường tài chính đều chờ đợi xem Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ quyết định thế nào về lãi suất trong hai ngày họp định kỳ vào Thứ Ba và Thứ Tư của một ủy ban chuyên môn về chính sách tiền tệ và tín dụng. Nhưng trong khi đó, thế giới bên ngoài lại có nhiều dấu hiệu đáng ngại hơn là một vụ tăng lãi suất tại Mỹ. Nguyên Lam xin đề nghị ông trình bày cho bức tranh toàn cảnh về các dấu hiệu đáng ngại này.

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016

Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí: Đường Vào Tòa Bạch Ốc: Chính Sách Kinh Tế Sẽ Quyết Định?


(Viết cho buổi họp do VVA (Voice Vietnamese Americans) tổ chức cho các cử tri Mỹ gốc Việt với đại diện các ứng viên tranh cử TT Mỹ tại Las Vegas ngày 12/8/16).

Cuộc tranh cử Tổng Thống (TT) Hoa kỳ bước vào sôi nổi và có tính cách "chất lượng" hơn tuần này (từ 8/8/16) khi cả hai ứng cử viên đảng Dân Chủ (DC) và Cộng Hòa (CH) có bài phát biểu quan trọng về chính sách kinh tế của đảng mình và mang các nét đặc trưng cá nhân.

Thật vậy từ khi các ứng viên Hillary Clinton và Donald Trump được đại hội hai đảng chính thức chọn lựa, hai bên chỉ tranh luận bằng các chỉ trích cá nhân quen thuộc từ đầu mùa tranh cử, đôi khi trở thành nhàm chán cho các cử tri và đa số quần chúng lưu tâm. Hơn nữa, mỗi ứng viên được biết rõ với các yếu kém cá nhân và không tạo ra được sự thán phục uy tín hay cảm tình cá nhân trong cử tri như thời các ông Ronald Reagan hay chính chồng bà Hillary là Bill Clinton.

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

HẠ LONG Bụt sĩ - CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CHO VN 2015-2035

Do NGÂN HÀNG THẾ GIỚI World Bank đề xuất  
Cũng không ngoài chủ đạo Đồng Tôn-Đồng Quy-Đồng Tiến của truyền thống Việt.

Trong năm 2015, nhóm chuyên gia kinh tế trong nước cùng Ngân Hàng Thế Giới WB đã đề xuất kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho Việt Nam trong 20 năm tới, 2015-2035 ( New Report Layout Path for VN to reach Upper Middle Class Income Status in 20 years do Jim Yong Kim soạn) hướng vào 4 trọng điểm:
1- Chính quyền có năng lực và trách nhiệm (capable and accountable state)
2- Nhằm tiến tới một quốc gia thịnh vượng, sáng tạo với tầng lớp Trung lưu thu nhập cao (a prosperous creative upper middle class income)
3- Tiến tới một xã hội công bằng quy tụ mọi thành phần (an equitable and inclusive society)
4- Bảo vệ môi trường Không khí - Đất - Nước
( xem sơ đồ Infographic trên mạng WB)

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016

Cao Huy Huân - Chúng ta đang tự giết ngành du lịch nước nhà

Du khách chụp ảnh tại Hội An, Việt Nam. 
Trong năm 2015, Thái Lan đón gần 30 triệu lượt khách du lịch quốc tế, trong khi Việt Nam với rừng vàng biển bạc, phong cảnh hữu tình, đường bờ biển tuyệt đẹp chạy dài từ Bắc chí Nam, lại là điểm đến của không hơn 8 triệu lượt khách. Sự chênh lệch này đã trở thành đề tài bàn tán dai dẳng từ quán cà phê vỉa hè đến mạng xã hội Facebook. Nhiều ý kiến cho rằng đó là do cơ chế quản lý phát triển du lịch yếu kém, những người lãnh đạo không đủ tầm và không có tâm. Đồng ý. Nhưng phần lớn vẫn là do ý thức dân tộc kém. Theo tôi, đừng đổ lỗi cho bất kỳ ai, khi chính bản thân bạn chưa làm đúng. Và những điều sau đây sẽ chỉ ra vì sao chúng ta đang tự giết ngành du lịch nước nhà.

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Vẫn còn lạc quan về kinh tế Trung Quốc?


Giải phẫu một chuyện ba sàm về kinh tế chính trị học...

Sau khi bị thị trường cổ phiếu Trung Quốc cho cái tát như trời giáng vào buổi đầu năm, nhiều chuyên gia về kinh tế Trung Quốc tiếp tục điệp khúc quen thuộc từ cả chục năm: “Những gì xảy ra thật ra không đến nỗi tệ, hoặc bất ngờ. Mà lãnh đạo Bắc Kinh thì vẫn thừa khả năng và công cụ đối phó. Vì vậy, chưa nên thất vọng về tương lai Trung Quốc hay về tài sản đầu tư của quý vị vào thị trường Hoa lục”...

Bài viết này sẽ giải phẫu lý luận ba sàm và hàm hồ đó. Với một biểu tượng của... năm Thân mà rất Mỹ, là “Monkey Business.” Nôm na là trò khỉ!

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Cổ phiếu Tầu sụt giá - Những ai sẽ há mồm năm nay?


Trong có 10 ngày đầu năm, cổ phiếu Trung Quốc bị mất giá 15% sau hai bi kịch và một hài kịch. 

Bi kịch là hôm Thứ Sáu mùng một và Thứ Ba mùng năm, Bắc Kinh gài một cầu chì cho nổ nếu giá sụt quá 5%. Quả nhiên thế giới thấy thị trường đảo điên mất giá 7% mỗi ngày và Bắc Kinh chao đảo tắt đèn sau khi đạt một kỷ lục chưa từng có là dân cờ bẻo vào sòng cổ phiếu hôm Thứ Ba chỉ có 780 giây thử thời vận! 

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

Người Việt - Việt Nam là ‘bò sữa’ của nhà thầu Trung Quốc

Đồ họa của tờ Tuổi Trẻ mô tả dự án mở rộng nhà máy gang Thép Thái Nguyên.
Dự án mở rộng nhà máy gang thép Thái Nguyên (TISCO) khởi công từ 2007, ngốn của ngân sách khoảng 4,500 tỷ đồng, nay đang bỏ hoang vì nhà thầu Trung Quốc ra đi và chưa... trở lại.

TISCO là thành viên của tổng công ty Thép Việt Nam - một doanh nghiệp nhà nước. Theo kế hoạch thì chính quyền Việt Nam rót tiền để TISCO “mở rộng hoạt động.” Việc “mở rộng hoạt động” được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn một đã hoàn tất hồi giữa thập niên 2000. Năm 2007, TISCO bắt đầu thực hiện giai đoạn hai của kế hoạch “mở rộng hoạt động.” 

Lần này, chính quyền Việt Nam cho phép TISCO chọn tập đoàn xây lắp luyện kim của Trung Quốc (MCC) làm nhà thầu EPC (cách gói tắt việc bao thầu từ tư vấn, thiết kế, cung cấp thiết bị, đến xây lắp, vận hành nên còn được gọi là phương thức “chìa khóa trao tay”).

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Mối nguy cho Trung Quốc không là TPP


Chúng ta chưa biết Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương Kỳ Năm của Khóa 12 sẽ bàn thảo những gì về kế hoạch năm năm sắp tới của kinh tế Trung Quốc, từ 2016 đến 2020. Mà có biết thì cũng bằng thừa vì kết quả vẫn là một nghị quyết ba bốn phải, cái gì cũng có và cũng làm. Văn kiện đảng luôn luôn có lý vì bao gồm nhiều việc, còn thực hiện được hay không lại là chuyện khác.

Chúng ta càng không biết được lãnh đạo Trung Quốc muốn làm những gì vì mỗi cấp lại bật ra một số tín hiệu, rằng đảng sẽ cho thi hành việc này hay việc kia, và các tín hiệu ấy bật ra nhiễu âm khó nghe và khó hiểu. Thí dụ như sẽ chuyển hướng theo quy luật thị trường và cải cách doanh nghiệp nhà nước. Hoặc sẽ khắc phục mọi khó khăn để nâng mức tiêu thụ nội địa làm lực đẩy, v.v...

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Kinh Tế Thị Trường và Tôn Giáo

Đức Giáo Hoàng Francis 
Đức Giáo Hoàng Francis nên vận dụng kinh tế cho mục tiêu xã hội

Người viết này thường tránh nói đến tôn giáo vì kém hiểu biết về cảm quan và ấn tượng của con người trong các vấn đề tín ngưỡng. Nhưng, trong chuyến Mỹ du của đức Giáo Hoàng Francis, có một vấn đề kinh tế được đặt ra, mà vì kinh tế cũng là chính trị, nên đề tài kỳ này sẽ là chuyện kinh tế thị trường và đức tin tôn giáo.

Về triết lý kinh tế chính trị học, Đức Giáo Hoàng Francis có thể được liệt vào cánh tả, liberal theo giác độ Hoa Kỳ, trong ý nghĩa là ngài quan tâm đến công bằng xã hội, chú trọng đến nhược điểm của tư bản chủ nghĩa, và ưu lo cho số phận của dân nghèo, thành phần đa số trong mọi xã hội. Đây là một niềm tin xuất phát từ một động lực đáng kính trọng. Về triết lý xã hội chính trị, ngài cũng thuộc thành phần cấp tiến, có cái nhìn khoan hồng về cách ứng xử của con người với các khái niệm đạo lý, như việc ly dị hay thậm chí hôn nhân giữa người đồng tính. Đây cũng là một quan điểm phóng khoáng khiến ngài gặp phản ứng của hàng tăng lữ bảo thủ.

Người viết này thông cảm với quan điểm xã hội đó của vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ. Nhưng hoài nghi về quan điểm kinh tế của ngài.

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

Minxin Pei* - Vấn nạn kinh tế của Trung Quốc? Chính là chuyện chính trị, ngốc ạ!


Đăng trên Nikkei Asia Review 07 tháng 9 năm 2015
Nguyễn-Khoa Thái Anh dịch

Lời dịch giả: Trong bài nay “predatory state” “slow theft” và “fast plunder” được dịch theo thứ tự là: chế độ bóc lột “săn mồi, ăn thịt/hút máu con dân”, “slow theft”: ăn cướp tiệm tiến/chậm và “fast plunder”: ăn cướp trắng trợn/ào ạt/nhanh. Chế độ thứ nhất “predatory state” thường được thấy trong các thể chế Cộng sản, phức tạp và tinh vi hơn các nhân vật độc tài như Ferdinand Marcos ở Philippines và Mobutu Sese Seko của Zaire.