Hiển thị các bài đăng có nhãn Kim Vân Kiều. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kim Vân Kiều. Hiển thị tất cả bài đăng
Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2020
Đàm Duy Tạo: Chương 34 Kim Vân Kiều Đính Giải
CHƯƠNG 34KIM VÂN KIỀU ĐÍNH GIẢIHương Ngạn Đào Tử ĐÀM DUY TẠOtrước tác năm 1986(Thứ nam) Đàm Trung Pháp hiệu đính và phổ biến năm 2020* * * * *
PHỤ LỤC INỘI DUNG “TRUYỆN THIỆU NỮ”SO VỚI NỘI DUNG “TRUYỆN KIỀU”
Tôi thấy truyện ba cô gái Tiểu Thanh, Vương Thúy Kiều và Thiệu Nữ đều là bậc sắc tài song tuyệt và đều biết trước là số bạc mệnh. Tiểu Thanh tài hoa, xinh đẹp và ngây thơ, theo ngay chàng Công tử con nhà quý phái, để thỏa mãn ái tình, rồi bị Trời ghen, kết cục phải chết vì thất tình ở một biệt thự trong vườn mai đẹp trên bờ Tây Hồ.
Vương Thúy Kiều (như ta đã biết trong truyện) thì khôn ngoan, muốn lấy Kim Trọng để nhờ phúc tướng chồng cho khỏi số bạc mệnh, kết cục cũng bị Trời ghen ghét, bắt phải bỏ Kim Trọng mà sống cuộc đời cực nhục, thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần, rồi cũng phải chết ở sông Tiền Đường.
Như vậy, Tiểu Thanh và Thúy Kiều đều vì cưỡng lại mệnh Trời mà không tránh khỏi số bạc mệnh. Còn Thiệu Nữ thì khác: Cô biết số bạc mệnh không thể tránh được, đành chịu bạc mệnh ngay, chịu khổ nhục cho Trời hả cơn ghen với sắc tài của mình, để mong Trời thương tình mà giải phóng cho.
Ta đọc truyện Thiệu Nữ sau đây thì biết nàng tránh bạc mệnh bằng cách vâng phục ý Trời mà chịu đầy đọa, còn hơn là cố đem tài sắc mình ra mà mong biến đổi số bạc mệnh. Thật đúng với hai câu trong đoạn kết Truyện Kiều:
“Trời kia đã bắt làm người có thân / Bắt phong trần phải phong trần” và “Có tài mà cậy chi tài / Chữ ‘tài’ liền với chữ ‘tai’ một vần.”
TRUYỆN THIỆU NỮ (卲 女)
Sài Đình Tân là người phủ Thái Bình, nhà rất giầu, có vợ là Kim Thị không sinh con được, nhưng ghen quái ác. Sài đem trăm lạng vàng ra mua được người vợ lẽ; người phụ nữ này bị Kim Thị đối đãi tàn bạo được một năm thì chết. Sài giận quá, tuyệt tình với Kim Thị, suốt m
Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2020
Đàm Duy Tạo: Chương 33 Kim Vân Kiều Đính Giải
CHƯƠNG 33KIM VÂN KIỀU ĐÍNH GIẢIHương Ngạn Đào Tử ĐÀM DUY TẠOtrước tác năm 1986(Thứ nam) Đàm Trung Pháp hiệu đính và phổ biến năm 2020* * * * *CÂU 3241 ĐẾN CÂU 3254“Chớ cậy chi tài, nên tu lấy thiện”
3241. Ngẫm hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân.
3243. Bắt phong trần, phải phong trần, [1]
Cho thanh cao mới được phần thanh cao. [2]
3245. Có đâu thiên vị người nào, [3]
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai, [4]
3247. Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần. [5]
3249. Đã mang lấy nghiệp vào thân, [6]
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa. [7]
3251. Thiện căn ở tại lòng ta, [8]
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. [9]
3253. Lời quê chắp nhặt dông dài, [10]
Mua vui cũng được một vài trống canh.
Chú giải và dẫn điển
[1] Phong trần (風 塵) – Nghĩa đen là nơi có gió bụi bốc lên làm bẩn. Nghĩa bóng ở đây là bước đời lầm than khổ sở, con trai thì phải làm ăn vất vả nay đây mai đó, con gái thì phải long đong sa đọa vào những nơi thanh lâu ô nhục. Tác giả dùng câu này để vừa than thở cho số phận của mình long đong trong cuộc bể dâu, vừa than thở cho số phận Kiều gặp cơn gia biến phải sa ngã vào cuộc đời khổ nhục.[2] Thanh cao (聲 高) = (Cuộc sống) trong sạch, đáng quý, không ai chê cười được.
[3] Thiên vị (偏 為) = Vị nể, lệch lạc, không công bằng.
[4] Dồi dào = Đầy đủ.
[5] Tai (災) = Tàn hại tự nhiên xẩy ra cho ta phải chịu.
[6] Nghiệp (業) = Việc mình đã làm. Theo lẽ nhân quả báo ứng, sách Phật nói: Những việc ác mình đã làm trong kiếp trước là cái “nhân” (mầm) nó kết thành quả của sự khổ sở kiếp này mình phải chịu để đền tội cho kiếp trước. Những việc mình làm kiếp này lại là cái nhân sinh ra “quả” số phận kiếp tiếp sau. Cái sự khổ sở mình phải chịu lần hồi kiếp kiếp như thế gọi là “nghiệp” dùng trong câu Truyện Kiều này.
[7] Trách (咋) lẫn = Trách một cách lầm lẫn, không đúng lẽ phải.
[8] Thiện căn (善 根) = Cội gốc lòng thiện, nghĩa là cái gốc nhân từ ở lòng mình ra.
[9] Chữ “tâm” = Tấm lòng có thiện căn nói trên. Hai câu 3247, 48 khuyên người đời: Muốn được khỏi kiếp khổ cực sau này, thì phải giữ bụng cho tử tế nhân đức, chớ có cậy tài giỏi mà tìm cách để tránh sự khổ sở nghiệp báo của kiếp trước. Hành động như vậy thì không những tránh không được, mà còn nghiệp báo chồng chất kiếp này sang kiếp khác, khổ mãi không thôi, càng thêm nặng nữa.
[10] Những chữ “lời quê” và “dông dài” ở câu này là tác giả nói quá khiêm tốn đó thôi. Thật ra lời chẳng “quê” chút nào và những điển tích tác giả chắp nhặt vào suốt quyển truyện này kể có hàng nghìn, mà chẳng có câu nào “dông dài” cả. Ta chỉ thấy đều rất xác đáng, điển nào đúng sự ấy. Ta lại thấy tác giả thu nhặt rất rộng rãi, gần như hầu hết câu nào trong truyện, tác giả đều đặt theo điển cổ hẳn hoi ở trong các sách đứng đắn, hay theo phương ngôn tục ngữ của nền Việt văn. Những câu quan trọng có điển cố đã đành, lắm câu rất tầm thường mà thường cũng có ở trong sách cũ, ở trong ca dao. Thí dụ như nhóm chữ “hai kinh vững vàng” thì ở Tình Sử có “lưỡng kinh vô sự,” nhóm chữ “mụ thì khấn ngay” lấy điển ở câu “lầm rầm như đĩ khấn tiên sư.” Tôi rất tiếc là tôi học đã ít, trí nhớ lại kém, lại gặp lúc không có sách để tra cứu, nên đành chịu bỏ qua hầu hết.
Diễn ra văn xuôi
Câu 3241, 42 = Ta ngẫm nghĩ cho kỹ thì biết rằng mọi việc trên đời của con người đều do Trời quyết định cả. Trời đã cho ta làm người thì phải có thân.
Câu 3243, 44 = Trời bắt thân ta phải chịu kiếp phong trần, thì ta phải đành chịu phong trần. Khi nào Trời cho thân ta được thanh cao, thì ta mới được hưởng phúc phận thanh cao.
Câu 3245, 46 = Trời chẳng thiên vị người nào mà cho cả phần tài và phần mệnh đều được dồi dào đầy đủ cả.
Câu 3247, 48 = Bởi vậy khi Trời cho ta cái tài, thì ta chớ cậy tài ; ta phải biết chữ “tài” nó liền vần với chữ “tai.” Hãy nhớ rằng một khi Trời đã cho tài, thì Trời không cho mệnh nữa. Và nếu mình cậy tài mà cố làm cho vận mệnh tốt để cưỡng lại ý Trời, thì thế nào Trời cũng gieo cái “tai” cho mình để hãm cái “tài” của mình lại).
Câu 3249, 50 = Khi ta đã mang cái nghiệp báo kiếp trước vào thân mà ta phải phong trần khổ sở, thì ta đừng có lầm lẫn mà trách ông Trời ở gần hay ở xa mà không biết ta là kẻ có tài, lại nỡ để ta phải phong trần như thế.
Câu 3251, 52 = Ta muốn khỏi phong trần, thì ta phải vun trồng lấy gốc thiện ở trong lòng ta. Cái “thiện tâm” của ta đó mới quý gấp ba lần cái “tài hoa” của ta.
Câu 3253, 54 = Quyển sách lời lẽ quê mùa này do tôi lượm nhặt dông dài, mỗi chỗ một câu mà chắp nối lại viết ra. Tôi ước ao độc giả tiêu khiển mua vui cũng được vài ba trống canh khi buồn rảnh.
Những câu có ý móc nối hô ứng với nhau
(1) Mấy câu trong đoạn kết này đều ứng tiếp khẩn thiết với mấy đoạn mở đầu nói về “tài” với “mệnh.” (a) Hai câu “Có đâu thiên vị người nào / Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai” nhắc lại ý câu “Lạ gì bỉ sắc tư phong.” (b) Câu “Chữ Tài liền với chữ Tai một vần” nhắc lại ý câu “Chữ Tài chữ Mệnh khéo là ghét nhau.” (c) Duy ở đoạn mở đầu thì nói hẳn ngay là “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen,” những câu nhắc ý đó ở đoạn kết này thì lại dùng hai chữ “Ngẫm hay” để mở đường bàn rộng ra ý tại sao mà khách tài sắc lại bị Trời đánh ghen, và để khuyên người đời phải tu tỉnh lấy thiện căn ở trong lòng.
(2) Muốn khuyên giải cho khách phong trần khỏi “đau đớn lòng” vì bị “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” như câu nói ở đoạn mở đầu, thì ở đoạn kết này tác giả nói : (a) Nghĩ cho kỹ thì ta biết bọn tài, sắc phải phong trần ; đó không phải là tại Trời ghen, mà chỉ là vì Trời giữ quyền cân nhắc nghiệp duyên mà định số mệnh cho chúng ta đó thôi. (b) Trời đã bắt ta làm người thì phải có thân, mà cái thân ta đó thường lại xui giục ta làm sự ác để thân ta được sung sướng vật chất. Ai mà không biết tu tỉnh giữ gìn thiện căn như thế, thì kiếp sau sẽ bị Trời bắt thân phải phong trần. Ai mà biết giữ cho thân hiền hậu kiếp này, thì Trời sẽ cho kiếp sau thân được thanh cao. (c) Bởi vì Trời giữ quyền cân nhắc thưởng phạt như thế là công bằng, nên Trời bắt ta thế nào thì ta đành chịu như thế, và chớ cậy tài mà cưỡng lại, cho thêm nặng nghiệp báo kiếp sau.
(3) Có lẽ tác giả đặt câu “Mua vui cũng được một vài trống canh” làm câu cuối cùng đoạn kết để nối nghĩa với câu đầu đoạn mở “Trăm năm trong cõi người ta” để tỏ lòng than thở: Suốt cuộc đời đằng đẵng một trăm năm ở cõi người ta mà chỉ được có vài trống canh là vui!
[ĐÀM DUY TẠO]
Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2020
Đàm Duy Tạo: Chương 32 Kim Vân Kiều Đính Giải
CHƯƠNG 32KIM VÂN KIỀU ĐÍNH GIẢIHương Ngạn Đào Tử ĐÀM DUY TẠOtrước tác năm 1986(Thứ nam) Đàm Trung Pháp hiệu đính và phổ biến năm 2020* * * * *CÂU 3187 ĐẾN CÂU 3240“Tình xưa điệu mới, khổ tận cam lai”
3187. Thoắt thôi tay lại cầm tay,
Càng yêu vì nết càng say vì tình.
3189. Thêm nến giá nối hương bình, [1]
Cùng nhau lại chuốc chén quỳnh giao hoan. [2]
3191. Tình xưa lai láng khôn hàn,
Thong dong lại hỏi ngón đàn ngày xưa.
3193. Nàng rằng: Vì mấy đường tơ, [3]
Lầm người cho đến bây giờ mới thôi! [4]
3195. Ăn năn thì sự đã rồi!
Nể lòng người cũ vâng lời một phen.
3197. Phím đàn dìu dặt tay tiên,
Khói trầm cao thấp tiếng huyền gần xa. [5]
3199. Khúc đâu đầm ấm dương hòa, [6]
Ấy là Hồ điệp hay là Trang sinh. [7]
3201. Khúc đâu êm ái xuân tình,
Ấy hồn Thục đế hay mình Đỗ quyên? [8]
3203. Trong sao châu nhỏ duềnh quyên, [9]
Ấm sao hạt ngọc Lam điền mới đông ! [10, 11]
3205. Lọt tai nghe suốt năm cung, [12]
Tiếng nào là chẳng não nùng xôn xao. [13]
3207. Chàng rằng: Phổ ấy tay nào,
Xưa sao sầu thảm nay sao vui vầy?
3209. Tẻ vui bởi tại lòng này,
Hay là khổ tận đến ngày cam lai? [14]
Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2020
Đàm Duy Tạo: Chương 31 Kim Vân Kiều Đính Giải
CHƯƠNG 31
KIM VÂN KIỀU ĐÍNH GIẢI
Hương Ngạn Đào Tử ĐÀM DUY TẠO
trước tác năm 1986
(Thứ nam) Đàm Trung Pháp
hiệu đính và phổ biến năm 2020
* * * * *
CÂU 3131 ĐẾN CÂU 3186
“Chút trinh cầm vững, muôn phần kính thêm”
3131. Nhà vừa mở tiệc đoàn loan, [1]
Hoa soi ngọn đuốc hồng chen bức là. [2]
3133. Cùng nhau giao bái một nhà, [3]
Lễ đà đủ lễ đôi đà xứng đôi.
3135. Động phòng dìu dặt chén mồi, [4]
Bâng khuâng duyên mới ngậm ngùi tình xư .
3137. Những từ sen ngó đào tơ, [5]
Mười lăm năm mới bây giờ là đây !
3139. Tình duyên ấy hợp tan này,
Bi hoan mấy nỗi đêm chầy trăng cao.[6]
3141. Canh khuya bức gấm rủ thao, [7]
Dưới đèn tỏ rạng má đào thêm xuân.
3143. Tình nhân lại gặp tình nhân,
Hoa xưa ong cũ mấy phân chung tình.
3145. Nàng rằng: Phận thiếp đã đành,
Có làm chi nữa cái mình bỏ đi !
3147. Nghĩ chàng nghĩa cũ tình ghi,
Chiều lòng gọi có xướng tùy mảy may.[8]
3149. Riêng lòng đã thẹn lắm thay,
Cũng đà mặt dạn mày dày khó coi !
3151. Những như âu yếm vành ngoài,
Còn toan mở mặt với người cho qua.
3153. Lại như những thói người ta,
Vớt hương dưới đất bẻ hoa cuối mùa.
Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020
Đàm Duy Tạo: Chương 30 Kim Vân Kiều Đính Giải
KIM VÂN KIỀU ĐÍNH GIẢI
Hương Ngạn Đào Tử ĐÀM DUY TẠO
trước tác năm 1986
(Thứ nam) ĐàmTrungPháp
hiệu đính và phổ biến năm 2020
* * * * *
CÂU 3059 ĐẾN CÂU 3130
“Kẻ thẹn hoa tàn, người khen dăng tơ”
3059. Một nhà về đến quan nha, [1]
Đoàn viên vội mở tiệc hoa vui vầy. [2]
3061. Tàng tàng chén cúc dở say, [3, 4]
Đứng lên Vân mới giãi bày một hai.
3063. Rằng: Trong tác hợp cơ trời . [5]
Hai bên gặp gỡ một lời kết giao .
3065. Gặp cơn bình địa ba đào, [6]
Vậy đem duyên chị buộc vào cho em .
3067. Cũng là phận cải duyên kim, [7]
Cũng là máu chảy ruột mềm chớ sao ? [8]
3069. Những là rày ước mai ao,
Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình !
3071. Bây giờ gương vỡ lại lành, [9]
Khuôn thiêng lựa lọc đã rành có nơi . [10]
3073. Còn duyên may lại còn người,
Còn vầng trăng bạc còn lời nguyền xưa .
3075. Quả mai ba bảy đương vừa, [11]
Đào non sớm liệu xe tơ kịp thì. [12]
Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020
Đàm Duy Tạo: Chương 28 Kim Vân Kiều Đính Giải
CHƯƠNG 28
KIM VÂN KIỀU ĐÍNH GIẢI
Hương Ngạn Đào Tử ĐÀM DUY TẠO
trước tác năm 1986
(Thứ nam) Đàm Trung Pháp
hiệu đính và phổ biến năm 2020
* * * * *
CÂU 2973 ĐẾN CÂU 3058
“Mừng cảnh đoàn viên, tủi tình lưu lạc”
2973. Cơ duyên đâu bỗng lạ sao, [1]
Giác Duyên đâu bỗng tìm vào đến nơi.
2975. Trông lên linh vị chữ bài, [2]
Thất kinh mới hỏi: “Những người đâu ta?
2877. Với nàng thân thích gần xa, [3]
Người còn sao bỗng làm ma khóc người?” [4]
2979. Nghe tin ngơ ngác, rụng rời,
Xúm quanh kể họ, rộn lời hỏi tra:
2981. “Này chồng này mẹ này cha,
Này là em ruột, này là em dâu.
2983. Thật tin nghe đã bấy lâu,
Pháp sư dạy thế sự đâu lạ dường!” [5]
2985. Sư rằng: “Nhân quả với nàng, [6]
Lâm Tri buổi trước, Tiền Đường buổi sau.
2987. Khi nàng gieo ngọc chìm châu,
Đón nhau tôi đã gặp nhau rước về,
2989. Cùng nhau nương cửa bồ đề, [7]
Thảo am đó cũng gần kề chẳng xa. [8]
Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2020
Đàm Duy Tạo: Chương 26 Kim Vân Kiều Đính Giải
CHƯƠNG 26
KIM VÂN KIỀU ĐÍNH GIẢI
Hương Ngạn Đào Tử ĐÀM DUY TẠO
trước tác năm 1986
(Thứ nam) Đàm Trung Pháp
hiệu đính năm 2019
* * * * *
CÂU 2565 ĐẾN CÂU 2736
“Sông Tiền sạch nợ, am cỏ chay lòng”
2565. Trong quân mở tiệc hạ công, [1]
Xôn xao tơ trúc hội đồng quân quan. [2]
2567. Bắt nàng thị yến dưới màn, [3]
Dở say lại ép cung đàn nhật tâu. [4]
2569. Một cung gió tủi mưa sầu,
Bốn dây giỏ máu năm đầu ngón tay!
2571. Ve ngâm vượn hót nào tày,
Lọt tai Hồ cũng nhăn mày rơi châu.
2573. Hỏi rằng: “Này khúc ở đâu?
Nghe ra muôn oán nghìn sầu lắm thay!”
2575. Thưa rằng: “Bạc mệnh khúc này,
Phổ vào đàn ấy những ngày còn thơ.
2577. Khúc cầm lựa những ngày xưa,
Mà gương bạc mệnh bây giờ là đây!”
2579. Nghe càng đắm, ngắm càng say,
Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình!
Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2019
Đàm Duy Tạo: Chương 25 Kim Vân Kiều Đính Giải
CHƯƠNG 25
KIM VÂN KIỀU ĐÍNH GIẢI
Hương Ngạn Đào Tử ĐÀM DUY TẠO
trước tác năm 1986
(Thứ nam) Đàm Trung Pháp
hiệu đính năm 2019
* * * * *
CÂU 2439 ĐẾN CÂU 2564
“Triều đình riêng cõi / Thiền thổ một đôi”
2439. Thừa cơ trúc chẻ ngói tan, [1]
Binh uy từ ấy sấm ran trong ngoài. [2]
2441. Triều đình riêng một góc giời,
Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà. [3]
2443. Đòi phen gió quét mưa sa, [4]
Huyện thành đạp đổ năm tòa cõi nam. [5]
2445. Phong trần mài một lưỡi gươm, [6]
Những loài giá áo túi cơm sá gì! (7)
2447. Nghênh ngang một cõi biên thùy, [8]
Thiếu gì cô quả, thiếu gì bá vương! [9]
2449. Trước cờ ai dám tranh cường, [10]
Năm năm hùng cứ một phương hải tần. [11]
2451. Có quan tổng đốc trọng thần, [12]
Là Hồ Tôn Hiến kinh luân gồm tài. [13]
2453. Đẩy xe vâng chỉ đặc sai, [14]
Tiện nghi phủ tiểu, việc ngoài đổng nhung. [15]
Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2019
Đàm Duy Tạo: Chương 24 Kim Vân Kiều Đính Giải
CHƯƠNG 24
KIM VÂN KIỀU ĐÍNH GIẢI
Hương Ngạn Đào Tử ĐÀM DUY TẠO
trước tác năm 1986
(Thứ nam) Đàm Trung Pháp
hiệu đính năm 2019
* * * * *
CÂU 2289 ĐẾN CÂU 2438
“Tha người tri quá / Cứ phép gia hình”
2289. Trong quân có lúc vui vầy,
Thong dong mới kể sự ngày hàn vi: [1]
2291. Khi Vô Tích, khi Lâm Truy,
Nơi thì lừa đảo, nơi thì xót thương.
2293. Tấm thân rày đã nhẹ nhàng,
Chút còn ân oán đôi đàng chưa xong.
2295. Từ Công nghe nói thủy chung,
Bất bình nổi trận đùng đùng sấm vang.
2297. Nghiêm quân tuyển tướng sẵn sàng,
Dưới cờ một lệnh vội vàng ruổi sao. [2]
2299. Ba quân chỉ ngọn cờ đào, [3]
Đạo ra Vô Tích, đạo vào Lâm Truy,
2301. Mấy người phụ bạc xưa kia,
Chiếu danh tầm nã bắt về hỏi tra. [4]
2303. Lại sai lệnh tiễn truyền qua, [5]
Giữ gìn họ Thúc một nhà cho yên.
Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2019
Đàm Duy Tạo: Chương 23 - Kim Vân Kiều Đính Giải
CHƯƠNG 23
KIM VÂN KIỀU ĐÍNH GIẢI
Hương Ngạn Đào Tử ĐÀM DUY TẠO
trước tác năm 1986
(Thứ nam) Đàm Trung Pháp
hiệu đính năm 2019
* * * * *
CÂU 2165 ĐẾN CÂU 2288
“Gặp người tâm phúc / Hả chí anh hùng”
2165. Lần thâu gió mát trăng thanh, [1]
Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi, [2]
2167. Râu hùm, hàm én, mày ngài,
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.
2169. Đường đường một đấng anh hào,
Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài. [3]
2171. Đội trời đạp đất ở đời, [4]
Họ Từ tên Hải, vốn người Việt đông.
2173. Giang hồ quen thú vẫy vùng,
Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo. [5]
2175. Qua chơi nghe tiếng nàng Kiều,
Tấm lòng nhi nữ cùng xiêu anh hùng.
2177. Thiếp danh đưa đến lầu hồng,
Hai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa. [6]
2179. Từ rằng: “Tâm phúc tương cờ [7]
Phải người trăng gió vật vờ hay sao?
2181. Bấy lâu nghe tiếng má đào,
Mắt xanh chẳng để ai vào có không? [8]
2183. Một đời được mấy anh hùng,
Bõ chi cá chậu, chim lồng mà chơi!” [9]
Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2019
Đàm Duy Tạo: Chương 21 - Kim Vân Kiều Đính giải
CHƯƠNG 21
KIM VÂN KIỀU ĐÍNH GIẢI
Hương Ngạn Đào Tử ĐÀM DUY TẠO
trước tác năm 1986
(Thứ nam) Đàm Trung Pháp hiệu đính năm 2019
= = = = =
CÂU 1939 ĐẾN CÂU 2060
“Nghe ngâm biết hết / cười hiểm dọa chơi”
1939. Những là ngậm thở nuốt than,
Tiểu thư phải buổi vấn an về nhà. [1]
1941. Thừa cơ, sinh mới lẻn ra, [2]
Xăm xăm đến mé vườn hoa với nàng.
1943. Sụt sùi giở nỗi đoạn tràng,
Giọt châu tầm tã đượm tràng áo xanh: [3]
1945. “Đã cam chịu bạc với tình,
Chúa xuân để tội một mình cho hoa! [4]
1947. Thấp cơ thua trí đàn bà,
Trông vào đau ruột nói ra ngại lời.
1949. Vì ta cho lụy đến người,
Cát lầm ngọc trắng, thiệt đời xuân xanh!
1951. Quản chi lên thác xuống ghềnh, [5]
Cũng toan sống thác với tình cho xong.
1953. Tông đường chút chửa cam lòng, [6]
Nghiến răng bẻ một chữ ‘đồng’ làm hai. [7]
1955. Thẹn mình đá nát vàng phai, [8]
Trăm thân dễ chuộc một lời được sao?” [9]
1957. Nàng rằng: “Chiếc bách sóng đào, [10]
Nổi chìm cũng mặc lúc nào rủi may!
1959. Chút thân quằn quại vũng lầy,
Sống thừa còn tưởng đến rày nữa sao?
1961. Cũng liều một giọt mưa rào, [11]
Mà cho thiên hạ trông vào cũng hay!
1963. Xót vì cầm đã bén dây,
Chẳng trăm năm cũng một ngày duyên ta.
1965. Liệu bài mở cửa cho ra,
Ấy là tình nặng, ấy là ân sâu!
Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2019
Đàm Duy Tạo: Chương 20 - Kim Vân Kiều Đính giải
CHƯƠNG 20
KIM VÂN KIỀU ĐÍNH GIẢI
Hương Ngạn Đào Tử ĐÀM DUY TẠO
trước tác năm 1986
(Thứ nam) Đàm Trung Pháp hiệu đính năm 2019
= = = = =
CÂU 1791 ĐẾN CÂU 1938
“Thấp cao chung sợ / Đau sướng khác lòng”
1791. Lâm Truy từ thuở uyên bay, [1]
Buồng không thương kẻ tháng ngày chiếc thân.
1793. Mày ai trăng mới in ngần, [2]
Phần thừa hương cũ bội phần xót xa. [3]
1795. Sen tàn cúc lại nở hoa, [4]
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.
1797. Tìm đâu cho thấy cố nhân?
Lấy câu vận mệnh khuây dần nhớ thương. [5]
1799. Chạnh niềm nhớ cảnh gia hương,
Nhớ quê chàng lại tìm đường thăm quê.
1801. Tiểu thư đón cửa dã dề, [6]
Hàn huyên vừa cạn mọi bề gần xa.
1803. Nhà hương cao cuốn bức là, [7]
Buồng trong truyền gọi nàng ra lạy mừng.
1805. Bước ra một bước một dừng,
Trông xa nàng đã tỏ chừng nẻo xa:
1807. Phải chăng nắng quáng đèn lòa, [8]
Rõ ràng ngồi đó chẳng là Thúc Sinh?
1809. Bây giờ tình mới rõ tình,
Thôi thôi đã mắc vào vành chẳng sai.
1811. Chước đâu có chước lạ đời? [9]
Người đâu mà lại có người tinh ma?
Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2019
Đàm Duy Tạo: Chương 19 - Kim Vân Kiều Đính Giải
CHƯƠNG 19
KIM VÂN KIỀU ĐÍNH GIẢI
Hương Ngạn Đào Tử ĐÀM DUY TẠO
trước tác năm 1986
(Thứ nam) Đàm Trung Pháp hiệu đính năm 2019
= = = = =
CÂU 1705 ĐẾN CÂU 1790
“Oai bà lại bộ / nhục kiếp thanh y”
1705. Nước trôi hoa rụng đã yên, [1]
Hay đâu địa ngục ở miền nhân gian. [2]
1707. Khuyển Ưng đã đắt mưu gian, [3]
Vực nàng đưa xuống để an dưới thuyền.
1709. Buồm cao lèo thẳng cánh suyền, [4]
Đè chừng huyện Tích, băng miền vượt sang. [5]
1711. Dỡ đò lên trước sảnh đường, [6]
Khuyển Ưng hai đứa nộp nàng dâng công.
1713. Vực nàng tạm xuống môn phòng, [7]
Hãy còn thiêm thiếp giấc nồng chưa phai.
1715. Hoàng lương chợt tỉnh hồn mai, [8]
Cửa nhà đâu mất, lâu đài nào đây?
1717. Bàng hoàng giở tỉnh giở say, [9]
Sảnh đường mảng tiếng đòi ngay lên hầu.
1719. A hoàn liền xuống giục mau, [10]
Hãi hùng nàng mới theo sau một người.
1921. Ngước trông tòa rộng dãy dài, [11]
Thiên Quan Chủng Tể có bài treo trên. [12]
1723. Ban ngày sáp thắp hai bên,
Giữa giường thất bảo, ngồi trên một bà. [13]
1725. Gạn gùng ngọn hỏi ngành tra,
Sự mình nàng đã cứ mà gửi thưa. [14)]
Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2019
Đàm Duy Tạo: Chương 17 - Kim Vân Kiều đính giải
CHƯƠNG 17
KIM VÂN KIỀU ĐÍNH GIẢI
Hương Ngạn Đào Tử ĐÀM DUY TẠO
trước tác năm 1986
(Thứ nam) Đàm Trung Pháp hiệu đính năm 2019
= = = = =
CÂU 1473 ĐẾN CÂU 1606
“Xa xôi lo phận, Thầm lặng lừa chồng”
1473. Mảng vui rượu sớm cờ trưa,
Đào đà phai thắm, sen vừa nẩy xanh. [1]
1475. Trướng hồ vắng vẻ đêm thanh, [2]
E tình nàng mới bày tình riêng chung: [3]
1477. “Phận bồ từ vẹn chữ tòng, [4]
Đổi thay nhạn yến đã hòng đầy niên. [5, 6]
1479. Tin nhà ngày một vắng tin,
Mặn tình cát lũy, lạt tình tao khang. [7]
1481. Nghĩ ra thật cũng nên dường, [8]
Tăm hơi ai dễ giữ giàng cho ta? [9]
1483. Trộm nghe kẻ lớn trong nhà, [10]
Ở vào khuôn phép nói ra mối giường. [11]
1485. E thay những dạ phi thường,
Dễ dò rốn bể, khôn lường đáy sông! [12]
1487. Mà ta suốt một năm ròng,
Thế nào cũng chẳng giấu xong được nàọ
1489. Bấy chầy chưa tỏ tiêu hao, [13]
Hoặc là trong có làm sao chăng là?
1491. Xin chàng kíp liệu lại nhà,
Trước người đẹp ý, sau ta biết tình. [14]
1493. Đêm ngày giữ mức giấu quanh,
Rày lần mai lữa như hình chưa thông.”
1495. Nghe lời khuyên nhủ thong dong,
Đành lòng sinh mới quyết lòng hồi trang. [15]
1497. Sáng ra gửi đến xuân đường,
Thúc ông cũng vội giục chàng ninh gia. [16]
1499. Tiễn đưa một chén quan hà, [17]
Xuân đình thoắt đã đổi ra cao đình. [18]
1501. Sông Tần một giải xanh xanh, [19]
Lôi thôi bờ liễu mấy cành Dương quan.
1503. Cầm tay dài ngắn thở than,
Chia phôi ngừng chén hợp tan nghẹn lời.
Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2018
Đàm Duy Tạo: Chương 16 - Kim Vân Kiều Đính Giải
Kim Vân Kiều Đính Giải
Hương Ngạn Đào Tử Đàm Duy Tạo
trước tác năm 1986
(Thứ nam) Đàm Trung Pháp hiệu đính năm 2018
o o o O o o o
CÂU 1371 ĐẾN CÂU 1472
“Nghiêm phụ phân ly, Phủ quan tác hợp”
1371. Mượn điều trúc viện thừa lương, [1]
Rước về hãy tạm giấu nàng một nơi.
1373. Chiến hòa sắp sẵn hai bài,
Cậy tay thầy thợ mượn người dò la.
1375. Bắn tin đến mặt Tú bà, [2]
Thua cơ, mụ cũng cầu hòa, dám sao.
1377. Rõ ràng của dẫn tay trao, [3]
Hoàn lương một thiếp thân vào cửa công. [4, 5]
1379. Công tư đôi lẽ đều xong, [6]
Gót tiên phút đã thoát vòng trần ai.
1381. Một nhà sum họp trúc mai,
Càng sâu nghĩa bể càng dài tình sông.
1383. Hương càng đượm lửa càng nồng, [7]
Càng sôi vẻ ngọc càng lồng màu sen. [8, 9]
1385. Nửa năm hơi tiếng vừa quen, [10]
Sân ngô cành biếc đã chen lá vàng. [11]
1387. Giậu thu vừa nảy chồi sương, [12]
Xe bồ đã thấy xuân đường đến nơi.
1389. Phong lôi nổi trận bời bời, [13]
Nén lòng e ấp tính bài phân ly.
1391. Quyết ngay biện bạch một bề, [14]
Dạy cho má phấn lại về lầu xanh.
1393. Thấy lời nghiêm huấn rành rành, [15]
Đánh liều sinh mới lấy tình nài kêu.
1395. Rằng: “Con biết tội đã nhiều,
Dẫu rằng sấm sét búa rìu cũng cam. [16]
1397. Trót vì tay đã nhúng chàm, [17]
Dại rồi còn biết khôn làm sao đây.
1399. Cùng nhau vả tiếng một ngày, [18]
Ôm cầm ai nỡ dứt dây cho đành.
1401. Lượng trên quyết chẳng thương tình,
Bạc điên thôi có tiếc mình làm chi.” [19]
1403. Thấy lời sắt đá tri tri, [20]
Sốt gan ông mới đơn quì cửa công.
1405. Đất bằng nổi sóng đùng đùng, [21]
Phủ đường sai lá phiếu hồng thôi tra. [22]
1407. Cùng nhau theo gót sai nha,
Song song vào trước sân hoa lạy quì. [23]
1409. Trông lên mặt sắt đen sì, [24]
Lập nghiêm trước đã ra uy nặng lời: [25]
Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2018
Đàm Duy Tạo: Chương 13 - KIM VÂN KIỀU ĐÍNH GIẢI
KIM VÂN KIỀU ĐÍNH GIẢI
Hương Ngạn Đào Tử ĐÀM DUY TẠO
trước tác năm 1986
(Thứ nam) Đàm Trung Pháp hiệu đính năm 2018
o o o O o o o
CÂU 993 ĐẾN CÂU 1128
“Lời hẹn Tiền Đường, Mẹo lừa Ngưng Bích”
993. Nào hay chưa hết trần duyên, [1]
Trong mê dường đã đứng bên một nàng. [2]
995. Rỉ rằng: “Nhân quả dở dang, [3]
Đã toan trốn nợ đoạn trường được sao?
997. Số còn nặng nghiệp má đào, [4]
Người dầu muốn quyết trời nào có cho. [5]
999. Hãy xin hết kiếp liễu bồ, [6]
Sông Tiền đường sẽ hẹn hò về sau.”
1001. Thuốc thang suốt một ngày thâu,
Giấc mê nghe đã dàu dàu vừa tan.
1003. Tú bà chực sẵn bên màn,
Lựa lời khuyên giải mơn man gỡ dần: [7]
1005. “Một người dễ có mấy thân!
Hoa xuân đương chiếng, ngày xuân còn dài. [8]
1007. Cũng là lỡ một lầm hai,
Đá vàng sao nỡ ép nài mưa mây! [9]
Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016
Nguyễn Huệ Chi - Trở lại câu chuyện so sánh Kim Vân Kiều truyện với Truyện Kiều của ông Đổng Văn Thành(*) (Tiếp theo và hết)
![]() |
Tác giả Nguyễn Huệ Chi - ảnh: Uyên Nguyên |
Một chỗ khác, ông Đổng Văn Thành còn kỳ công trích dẫn cả một
đoạn dài để làm bằng chứng cho hình tượng Từ Hải “ôm chí lớn ngút trời” trong Kim
Vân Kiều truyện: “Có một hảo hán họ Từ tên Hải, hiệu là Minh Sơn hòa thượng,
người đất Việt đến chơi. Người này có lòng ưu ái, phóng khoáng đại lượng, ôm
chí lớn lao, coi giàu sang nhẹ tựa lông hồng, xem người bằng vai như cỏ rác.
Khí tiết hơn hẳn người cùng lứa, cao lớn hùng vĩ trùm đời, hiểu rõ lược thao,
giỏi giữ ngay thẳng. Thường nói: ‘Trời cho ta tài năng ắt cho ta sử dụng. Hữu
tài vô dụng là trời phụ ta vậy. Nhược bằng hoàng thiên phụ ta thì ta cũng phụ lại
hoàng thiên. Đại trượng phu ở đời phải làm sao cho được lỗi lạc, lập được những
sự bất hủ trên đời, sao có thể chết già bên cửa sổ như những kẻ sống vì miếng
ăn? Còn nếu có tài mà vô mệnh, anh hùng không có đất dụng võ, không để lại được
tiếng thơm cho trăm đời thì phải tự mình tạo ra mệnh. Khinh suất gây binh đao
nơi ngòi đầm chỉ tổ để lại nỗi sỉ nhục đến vạn năm. Nếu không được như thế thì
bầu nhiệt huyết trong người này làm thế nào sử dụng được?’ Hồi nhỏ học hành
nhưng không thành đạt bèn bỏ đi buôn, của cải sung túc, thích kết giao với bạn
bè”(30). Trích xong, ông đem so sánh với đoạn Nguyễn Du mô tả Từ Hải
trong Truyện Kiều mà theo ông, từ một người “chí lớn ngút trời” đã bị
“thay đổi thành võ sĩ giang hồ lưu lạc khắp nơi”:
Câu 2165 “Lần thâu gió mát trăng thanh,
Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi.
Râu hùm hàm én mày ngài,
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao.
Đường đường một đấng anh hào,
Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài.
Đội trời, đạp đất ở đời,
Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông.
Giang hồ quen thú vẫy vùng,
Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo.
Qua chơi nghe tiếng nàng Kiều,
Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng”
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)