Hiển thị các bài đăng có nhãn Kim Dung. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kim Dung. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 6 tháng 6, 2023

Cao Tuấn: Về một người Việt Nam đi tìm các ẩn số chính trị trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung

Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy (1924-1990). Wikipedia

Người Việt Nam nói ở đây là ông Nguyễn Ngọc Huy, tác giả quyển sách “Các Ẩn Số Chánh Trị Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung” xuất hiện ở Hải Ngoại vào khoảng 1985, 1986 nhưng tác phẩm này không được biết đến nhiều như các tác phẩm “chính thống” khác của tác giả Nguyễn Ngọc Huy. Tuy vậy, theo thiển ý, đó là một tác phẩm đứng đắn, độc đáo, đáng đọc và đáng suy nghĩ. Nếu ông Huy chứng minh nhà văn Kim Dung, người Trung Hoa, có những hậu ý chính trị khi viết các bộ tiểu thuyết võ hiệp nổi tiếng thì có thể chính ông Huy, một nhà chính trị Việt Nam cũng có những thông điệp chính trị riêng khi bỏ thì giờ viết sách về Kim Dung. Nhưng trước hết ông Nguyễn Ngọc Huy là người thế nào?


VĂN LÀ NGƯỜI


Ông Nguyễn Ngọc Huy (1924-1990) được biết đến đầu tiên là một người làm thơ. Ông làm thơ rất sớm, hầu hết các bài thơ đều được viết vào tuổi sấp sỉ 20. Thơ của ông, với bút hiệu Đằng Phương, nhất quán có một nội dung đặc biệt:


Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2019

Kim Dung: A – men, lạy Đất Mẹ lòng lành



Tôi đã đi qua bao mùa Giáng sinh? Đã ngắm biết bao nhà thờ cổ kính ở các giáo phận khác nhau, ngắm không chán những mô típ kiến trúc đặc trưng của những mái vòm cong cổ kính, trên cao chót vót cây thánh giá xám màu thời gian. Không biết nữa… Nhưng vẫn không bao giờ quên được cái cảm giác hồi hộp, tò mò và căng thẳng nhưng rất bướng bỉnh của một con bé lần đầu tiên lén bước chân vào Nhà Thờ Lớn, nằm giữa trung tâm Hà Nội sau đêm Giáng sinh.

Ngày đó, Thiên Chúa giáo, nhà thờ… có gì thật xa lạ, thật kinh sợ trong tâm thức nhiều người. Dù mới học lớp 05, tôi vẫn đủ nhạy cảm để nhận ra định kiến ấy. Trong lý lịch con người dạo ấy bao giờ cũng có mục khai về tôn giáo, con bé tôi cũng đã biết hý hoáy ghi chữ “Lương”. Chữ “Lương” là gì tôi không hiểu, chỉ hiểu mình không theo đạo nào, không phải giáo dân.

Nhưng mỗi mùa Giáng sinh đến, sự bí ẩn và ảo ảnh lấp lánh của Đức Mẹ Maria sinh Chúa Hài đồng trên máng cỏ, sự huyền diệu của cây thông Noel và câu chuyện Ông Già Tuyết gõ cửa từng nhà, mang quà cho mỗi đứa trẻ khiến tôi ngất ngây chờ mong, mạnh hơn nỗi sợ hãi ngây thơ.

Giáng sinh năm nào tôi cũng gắng thức đến 12 giờ đêm, chỉ để nghe tiếng chuông Nhà Thờ Lớn ngân nga, hồi hộp đợi, để rồi mắt díp lại từ lúc nào không rõ. Sáng ra, tôi cứ tìm quanh, hy vọng có chiếc bít tất đựng quà của Ông Già Tuyết, nhưng không thấy. Cả tuổi thơ, tôi chưa bao giờ được nhận quà của Ông. Dù vậy, mùa Giáng sinh năm sau, tôi lại chờ mong, lại phấp phỏng ngóng đợi… như chưa bao giờ mất đi niềm hy vọng, lạ thế.

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2019

Trần Doãn Nho: Người viết sử và người viết tiểu thuyết

Nhà văn Kim Dung bên tác phẩm của mình. (Hình: luatkhoa.org)

Sau khi dùng chín chương sách lục tìm những tài liệu lịch sử, văn học cũng như y và dược học để đối chiếu với những sự kiện diễn ra trong truyện chưởng của Kim Dung, tác giả Trần Văn Tích đã dùng chương cuối cùng, “Nhà viết sử và nhà viết tiểu thuyết,” trong tập biên khảo “Văn Sử Y Dược trong Truyện Chưởng Kim Dung,” đề cập đến một vấn đề có tính cách lý thuyết: sự giống nhau và khác nhau giữa hai cách viết, viết sử và viết tiểu thuyết.

Ngay trong “Lời mở đầu,” ông đã xác nhận, “Các truyện chưởng của Kim Dung thuộc thể loại văn học lịch sử. Chúng chứa đựng rất nhiều nhân vật và chi tiết hư cấu bên cạnh những con người và sự kiện lịch sử có thật.”

Bàn về sự giống nhau giữa hai cách viết, theo Trần Văn Tích, “cả sử học lẫn văn học đều có cùng một đối tượng: nắm bắt con người trong cộng đồng.” Nói cách khác, “Dù viết sử hay tiểu thuyết, ngòi bút luôn luôn vương cái tâm con người.”

Trong khi “khoa học lịch sử trình bày những sự kiện và quá trình diễn biến của sự kiện” thì văn học ở những truyện lịch sử, “thể hiện cuộc sống và tâm hồn con người gắn liền với các sự kiện và quá trình diễn tiến ấy.”

Ông trích dẫn một nhận xét vô cùng xác đáng của nhà văn George Duhamel, tác giả của tiểu thuyết “La nuit de la Saint-Jean,” cho thấy con đường song song mà cả tiểu thuyết gia và sử gia cùng theo đuổi: “Tôi cho rằng nhà tiểu thuyết là nhà viết sử của hiện tại còn nhà viết sử là nhà tiểu thuyết của quá khứ.”

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2018

Kim Dung tự truyện: Nguyệt Vân (Nguyễn Vũ dịch)

“NGUYỆT VÂN”
月云


Lời giới thiệu 
Kim Dung từ khi gác bút năm 1972 đã không còn sáng tác nữa mà chỉ nhuận sắc các tác phẩm cũ của ông. Đến đầu năm 2000, trong số đầu tiên của tạp chí "Thu Hoạch", ông mới viết một tản văn đầu tiên từ khi gác bút, chính là truyện Nguyệt Vân này.  
Truyện Nguyệt Vân được Kim Dung cho biết là hồi ức về tuổi thơ của mình. Với thủ thuật mượn mây vẽ trăng, Kim Dung đã dùng câu chuyện Nguyệt Vân để vẽ lại bức tranh xã hội thời thơ ấu của mình. Vì truyện này khá mới như vậy nên độc giả của Kim Dung, vốn mê truyện kiếm hiệp của ông, ít có người biết đến. 
Kim Dung có rất nhiều sở trường trong sáng tác. Một trong những sở trường đó là phép dụng ẩn ý qua tên các nhân vật. Chẳng hạn như cô em A Tử (màu tía) ăn hiếp cô chị A Châu (chu: màu đỏ) ám thị câu Luận Ngữ "Ố tử chi đoạt chu dã! 惡紫之奪朱也!" (Ghét màu tía hung ác lấn át màu đỏ). Hay Lệnh Hồ Xung令狐沖, Nhiệm Doanh Doanh任盈盈(Tiếu Ngạo Giang Hồ): Xung, ý nói trống rỗng, Doanh, lại có nghĩa là đầy, hai cái tên nói lên sự khác biệt tính cách nhưng bổ sung cho nhau. Lão Tử老子viết: Đại doanh nhược xung, kì dụng bất cùng.大盈若沖,其用不窮 (Đầy mà như vơi, thì dùng mãi chẳng hết), ý nói cái đầy và cái vơi đi liền với nhau, thống nhất với nhau. Hay như Nhậm Ngã Hành 任我行 (làm theo ý mình), Hướng Vấn Thiên 向問天, ... và vô vàn thí dụ khác. 
Tác phẩm Nguyệt Vân 月云như chính Kim Dung nêu trong truyện rằng không phải là tên thực, cũng không phải nhân vật chính. Xin mời độc giả cùng chiêm nghiệm và thưởng thức thủ pháp dụng vân hoạ nguyệt qua đoản văn này của cố tác giả Kim Dung qua bản dịch của Vũ Nguyễn.

1.

Một ngày mùa đông trong thập niên 1930, tại một thị trấn nhỏ ở Giang Nam, gió bấc rít từng cơn, trời xám xịt u ám dường như muốn đổ tuyết. Thình lình, tiếng chuông leng keng, leng keng từ phía trường tiểu học vang lên.Một nhân viên nhà trường mặc áo dài bông màu lam cầm chuông đồng, giơ lên cao và lắc mạnh liên hồi. Hai ba chục đứa học trò nam nữ ở trong lớp ồn ào bỏ sách vở vô cặp rồi ùa ra hành lang xếp hàng. Bốn thầy giáo và một cô giáo cũng cùng bước lên bục giảng thành một hàng. Cô giáo trạc 20 tuổi, mỉm cười đưa tay khẽ hất mái tóc về phía sau rồi ngồi xuống chiếc ghế trước chiếc dương cầm kê phía phải bục giảng. Cô mở nắp đàn, nhếch môi cười nửa miệng. Tiếng đàn vang lên và lũ học trò gân cổ hát như hét:

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2018

Kim Dung: Họa Chữ Nghĩa

(Trích đoạn mở đầu của tiểu thuyết võ hiệp Lộc Đỉnh Ký - tựa đề do Tòa soạn đặt)

Bản dịch của Nguyễn Duy Chính



Ở phía tây Chiết Giang là ba phủ Hàng Châu, Gia Châu, Hồ Châu nằm bên bờ Thái Hồ, địa thế bằng phẳng, đất đai màu mỡ, sản xuất nhiều thóc gạo tơ tằm. Huyện đứng đầu ở Hồ Châu là Ngô Hưng, đời Thanh chia làm hai huyện Ô Trình, Qui An. Nơi đó vốn là chốn văn chương chữ nghĩa, xưa nay lắm danh sĩ xuất thân, đời nhà Lương có Thẩm Ước chia tiếng Trung Quốc ra làm bốn thanh bình thượng khứ nhập, đời Nguyên thì có Triệu Mạnh Phủ cả thư lẫn họa đều đứng đầu, hai người đều từ Hồ Châu mà ra. Ðương địa lại sản xuất bút nổi tiếng, bút Hồ Châu, mực Huy Châu, giấy Tuyên Thành, nghiên Ðoan Khê Triệu Khánh là những món thiên hạ trì danh trong văn phòng tứ bảo.[1]

Phủ Hồ Châu có trấn Nam Tầm, tuy tiếng chỉ là một trấn nhưng so với những châu huyện tầm thường còn lớn hơn nhiều. Trong trấn phú hộ rất đông, trong đó có một gia tộc nổi tiếng họ Trang. Phú hộ họ Trang là Trang Duẫn Thành, sinh được mấy người con, trưởng tử tên là Ðình Long, thích đọc thi thư từ nhỏ, kết giao rất đông đảo danh sĩ Giang Nam. Ðến đời Thuận Trị, Trang Ðình Long vì đọc sách quá nhiều nên đột nhiên bị lòa, đã tìm đủ loại danh y nhưng không sao chữa khỏi, trong lòng uất ức không vui.