Hiển thị các bài đăng có nhãn Khoa học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Khoa học. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2023

Phạm Minh Hoàng: Thế nào là một năm nhuận

Cứ đến cuối tháng 2 hàng năm là nhiều người sẽ tự hỏi : tại sao tháng 2 có lúc 28 và có lúc 29 ngày, nghĩa là năm nào nhuận, năm nào không.

Trước tiên, chắc mọi người đều biết là Trái đất quay chung quanh Mặt trời trong vòng 365 ngày. Nhưng thực ra con số này là 365 ngày và 6 tiếng. Điều đó có nghĩa là khi lấy 365 ngày là chúng ta đã “để mất”6 tiếng mỗi năm hay 24 tiếng mỗi 4 năm. Và để điều chỉnh lại, thì cứ mỗi 4 năm người ta sẽ tạo ra một năm có 366 ngày và cái ngày dư đó sẽ được thêm vào cuối tháng 2 nghĩa là năm đó sẽ có ngày 29/2 và người gọi là năm nhuận.

Và để chọn năm nào là nhuận trong 4 năm đó thì các nhà toán học chọn ra một cách rất đơn giản, chúng ta sẽ lấy hai số sau cùng của năm và đem chia cho 4. Nếu chia chẵn thì đó là năm nhuận. Thí dụ năm nay 2023 không nhuận vì 23 không chia chẵn cho 4, và sang năm 2024 thì sẽ nhuận.

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2023

Đào Như: Thử tìm hiểu ChatGPT

Đơn thuần ChatGPT là tổng đài của Trí thông minh nhân tạo-AI-có khả năng tự động trả lời khi các khách hàng gọi lại và hỏi về bất cứ dịch vụ gì. Viêc tự động trả lời của ChatGPT đều dựa trên những từ khóa cài đặt sẵn. ChatGPT được ra mắt vào ngày 30-11-2022. Chỉ sau 5 ngày có hàng triệu người đăng ký sử dụng công cụ này hằng ngày. Vậy ChatGPT là gì? Cách đăng ký sử dụng ChatGPT như thế nào? 

Nói rõ hơn – ChatGPT có tên đầy đủ là Chat Generative Pre-Trained Transformer – là một ChatBot tương tác với con người một cách thông minh và uyên bác, do Samuel Altman hợp tác với công ty khởi nghiệp Open AI cùng phát triển. ChatGPT là sản phẩm của Công ty Open AI, một công ty nghiên cứu trí thông minh nhân tao-AI- có đội ngũ sáng lập gồm cả tỷ phú công nghệ Elon Musk, một người Mỹ. ChatGPT là loạt sản phẩm mới nhất của AI có kiến thức uyên bác, sâu rộng trên mọi vấn đề. 

Chỉ sau 40 ngày ra mắt, công cụ ChatGPT đã được 10 triệu người dùng mỗi ngày, con số mà Instagram đã mất 355 ngày mới đạt được.  


Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Vũ Thị Phương Anh - Đọc bản nhận xét phản biện LV Nhã Thuyên của PGS Phan Trọng Thưởng (2-5)

GS Vũ Thị Phương Anh (tranh Hoàng Tường)

Phần 2:

Trong mục 1 của bài phản biện, ông PTT đã xem xét lý do chọn đề tài của NT rồi kết luận một cách quy chụp ác ý, dựa trên những trích dẫn được cắt ghép tùy tiện (như tôi đã phân tích trong bài 1) rằng NT chọn MM chỉ vì muốn ủng hộ sự nổi loạn, hay nói ngắn gọn là vì NT “phản động” (từ của ông PTT). Trong hai phần tiếp theo, ông PTT tiếp tục trích dẫn một số câu, đoạn trong LV của NT, để từ đó đưa ra kết luận gọn lỏn rằng “Như vậy có thể thấy đối tượng, tài liệu nghiên cứu đều không mang tính chính thống, thiếu độ tin cậy.” Kết luận này của ông PTT có thuyết phục không? Chúng ta hãy thử xem xét lập luận của ông PTT và so sánh nó với những gì NT trong LV của cô.

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Đào Dục Tú - An ninh tư tưởng và an ninh học thuật


Mấy tháng nay vụ việc tạm gọi “luận văn Nhã Thuyên” được bàn luận ,bình luận, tranh luận phải nói là sôi động, có phần quá ồn ào. Tôi nói quá ồn ào bởi vì thấy không ít lời lẽ “đá ngang sang” khẩu khí có phần chợ búa hoặc đôi khi thuần một giọng tuyên giáo dậy đời, đôi chỗ còn hù dọa kích động. Giọng phê phán kiểu đó xa lạ với việc thảo luận văn hóa phê bình. Có điều thời gian trước, thấy báo chí “lề phải” khởi động quyết liệt với những tác giả quen tên trước nay, ví như Phong Lê, Chu Giang cùng một số cây viết ở các cơ quan ngôn luận hàng đầu.

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

Hà Tường Cát - Thành công lớn nhất của loài người trên Hỏa Tinh


 Thành công lớn nhất của loài người trên Hỏa Tinh

Hà Tường Cát/Người Việt

10:32 giờ tối Chủ Nhật 5 tháng 8, 2012, người ta chờ đợi tiếng nói ngắn gọn của kỹ sư Al Chen tại trung tâm JPL của NASA ở Pasadena, California: “Ðã đáp xuống” (Touchdown confirmed).


 Lược đồ đáp xuống Hỏa Tinh của Curiosity. (Hình: Biểu đồ vẽ lại từ hình của NASA)  

Tương tự như sự chờ đợi của cả thế giới 43 năm trước, ngày 21 tháng 7 năm 1969, khi phi hành gia Neil Armstrong từ Mặt Trăng báo tin về: “Ðại bàng đã đáp xuống” (The Eagle has landed), sự kiện xe lăn Curiosity vừa hạ xuống Hỏa Tinh cũng đầy tính cách hồi hộp dù rằng đây chỉ là một “robot” hoạt động bằng sự điều khiển từ xa hàng trăm triệu dặm.

Kỹ sư Al Chen không lên Hỏa Tinh với Curiosity mà chỉ ngồi theo dõi trong đài điều khiển tại JPL. Hơn nữa tới những phút cuối cùng trong giai đoạn Curiosity đáp xuống, người ta cũng không thể điều khiển trực tiếp vì liên lạc vô tuyến phải mất khoảng 14 phút mới đến và do đó phi thuyền hoàn toàn tự hoạt động theo từng chi tiết đã được định sẵn trong chương trình.

Curiosity là một phòng thí nghiệm lớn nhất, nặng nhất và tân tiến nhất mà loại người chưa từng bao giờ đưa tới một hành tinh. Chiếc xe 6 bánh nặng 1 tấn này theo kế hoạch sẽ hoạt động trong hai năm trên mặt Hỏa Tinh với sứ mạng tìm ra nước hay những dấu vết có nước trong quá khứ nghĩa là biểu hiện sự sống đã từng có trên hành tinh mà đêm đêm chúng ta có thể dễ dàng phân biệt với các thiên thể khác nhờ ánh sáng màu đỏ đặc biệt.

Hơn 5,000 người ở 37 tiểu bang Hoa Kỳ đã làm việc cho dự án tốn kém $2.5 tỷ của NASA gần 10 năm và nếu cuối cùng bất cứ một phần bộ nào trong kế hoạch này gặp trục trặc thì toàn thể công của sẽ thành nước lã đổ ra sông. Thực tế đáng lo ngại hơn nữa là nếu kế hoạch thất bại thì với điều kiện ngân sách khó khăn hiện nay, chưa biết đến bao giờ NASA mới có thể làm lại và giấc mộng thám hiểm vũ trụ chắc chắn sẽ chậm lại rất nhiều năm.

Thám sát Hỏa Tinh là một việc rất nhiều rủi ro, từ thập niên 1960 đến nay trong số hơn 30 phi thuyền, của Liên Xô, Hoa Kỳ, Âu Châu, Nhật Bản đưa tới đây, hơn phân nửa kết thúc bằng thất bại hoàn toàn. Thành công quan trọng duy nhất trước đây của NASA là hai phi vụ năm 2004 cho hạ xuống Hỏa Tinh hai xe thám hiểm (MER = Mars Exploration Rover) mỗi chiếc nặng gần 200 kg: Opportunity (MER-B) và Spirit (MER-A). Hai xe này sau đó mắc kẹt trong cát không di chuyển được nữa và MER-A mất liên lạc từ 2009 nhưng MER-B đến nay vẫn còn chuyển được tín hiệu về.

Nhưng MERs tương đối nhỏ và nhẹ, đã hạ êm ái xuống Hỏa Tinh nhờ những đệm hơi. Còn Curiosity nặng hơn gấp 5 lần (900 kg) và lớn bằng một chiếc xe du lịch nhỏ (kích thước 2.9 x 2.7 x 2.2 mét), không thể theo cách ấy, cho nên lần đầu tiên NASA phải dùng một phương pháp hoàn toàn sáng tạo chưa bao giờ có kinh nghiệm để ước lượng khả năng thành công.

Một cách tổng quát, phi thuyền MSL (Mars Science Laboratory) phóng đi từ mũi Canaveral, Florida, ngày 26 tháng 1 năm ngoái. Sau 8 tháng, phi thuyền đã bay qua 350 triệu dặm để đến Hỏa Tinh và đi vào bầu khí quyển với vận tốc 12,000 dặm/giờ. Ở vận tốc này, sự ma sát với khí quyển làm nhiệt độ lên rất cao và phải có một lá chắn nhiệt để phi thuyền không cháy tiêu. Khi xuống đến cao độ 6.2 dặm, vận tốc đã giảm xuống còn 1,300 dặm giờ, chiếc dù hãm bung ra để tới cao độ 1.1 dặm vận tốc chỉ còn 220 dặm/giờ. Lúc đó bộ phận đổ bộ mang Curiosity sẽ tách ra và hoạt động như một cần trục bay nhờ những hỏa tiễn nhỏ thổi ngược rồi dùng giây hạ Curiosity xuống đất. Trong vòng 2 giây khi biết chắc là điểm đáp xuống đủ cứng để Curiosity không bị lún, các khối nổ giống pháo nhỏ cắt giây và cần trục sẽ bay đi xa 150 mét rồi rớt xuống, tránh không đụng tới Curiosity. Toàn bộ quy trình đáp xuống Hỏa Tinh chỉ kéo dài 7 phút, được gọi là “7 phút kinh hoàng” đối với các khoa học gia vì quyết định thành công hay thất bại nếu chỉ một trục trặc nhỏ xảy ra.

Ông John Holdren, cố vấn khoa học kỹ thuật của Tổng Thống Obama, ca ngợi thành công phi thường “trong quy trình chưa từng có này”. Tất cả mọi việc đều diễn ra đúng như dự tính không có sai sót nào và 6 bánh xe đứng vững vàng trên mặt đất có nghĩa là Curiosity sẽ vận hành được như kế hoạch. Hình đầu tiên do Curiosity tự chụp và từ xa 184 triệu dặm gởi về tới trung tâm điều khiển Pasadena ít phút sau đó, đã xác định sự thành công hoàn toàn và được các nhân viên ở đây đón mừng trong sự hân hoan tột độ.

Nơi Curiosity đáp xuống ở trong một hố tròn, Gale Crater đường kính 96 dặm do một thiên thạch đụng vào Hỏa Tinh cách nay 3 triệu năm. Theo dự án, Curiosity sẽ qua một giai đoạn kiểm tra lại các dụng cụ khoa học trước khi bắt đầu công tác nghiên cứu trong thời gian ít nhất là 1 năm Hỏa Tinh nghĩa là 687 ngày của Trái Ðất chúng ta. Hố tròn Gale Crater được chọn vì nhiều lý do. Trước hết nơi Curiosity đáp xuống, một hố trũng 4 x 12 dặm là nơi sâu nhất trên Hỏa Tinh nên nếu như có nước dưới mặt đất thì sẽ là chỗ gần nhất để Curiosity phát hiện và nghiên cứu bằng những dụng cụ khoa học. Thứ hai, qua hàng triệu năm, những vật chất từ miệng hố trôi xuống do gió hay nước - nếu đã có - vẫn còn tích tụ ở đáy nên đây là nơi thuận lợi nhất để tìm hiểu về lịch sử của Hỏa Tinh.

Trong thời gian không lâu nữa, người ta sẽ được xem những hình ảnh do Curiosity chụp cũng như có thể biết rõ rất nhiều điều mới lạ về hành tinh này, dù rằng chắc chắn sẽ không thấy những “người Hỏa Tinh” trong các truyện giả tưởng như đã mơ ước từ lâu.


Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

Yuri Gagarin: Chuyến bay vô ích?

Gerard DeGroot (The Telegraph, Anh, 28/03/2011)
Phạm Nguyên Trường dịch

Năm mươi năm sau khi Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên bay lên quĩ đạo vòng quanh trái đất, Gerard DeGroot đặt câu hỏi liệu chuyến bay của ông có mang lại mục đích nào không.

Tàu Vostok, tức là con tàu đã đưa Yuri Gagarin – nhà du hành vũ trụ đầu tiên trên thế giới – lên quĩ đạo vào ngày 12 tháng 4 năm 1961 trông khác hẳn con tàu mà Buck Rogers, trong bộ phim khoa học viễn tưởng, sử dụng trong chuyến du hành vào vũ trụ. Nó có hai cái cửa sổ nhỏ tí, Gagarin không cần nhìn xem mình đang bay đi đâu vì thực ra là ông không điều khiển được con tàu của mình. Cái buồng hình cầu đó gợi cho người ta nhớ đến rạp xiếc với quả cầu chứa người được bắn lên không trung.

Thứ Hai, 20 tháng 12, 2010

MẬT MÃ

Nguyễn Đức Tường

(Trích đoạn từ bài đăng ở tạp chí Thế Kỷ 21 số 181, tháng 5 năm 2004)

(Tiếp theo và hết)

Phân phối chìa khóa
Vấn đề tiêu chuẩn được giải quyết. Tuy vậy, vẫn còn một vấn đề khác quan trọng không kém, đó là việc phân phối chìa khóa. Tưởng tượng một ngân hàng ở Los Angeles muốn gửi một tài liệu đã được mã hóa cho khách hàng ở Tokyo, ngân hàng làm thế nào để gửi chìa khóa giải mã cho khách hàng? Ðiện thoại không phải là một phương tiện đáng tin cậy, dùng người thứ ba để trao đổi chìa khóa cũng là mắt xích rất yếu trong sự an toàn của thông tin.

Chủ Nhật, 19 tháng 12, 2010

Mật Mã

Nguyễn Ðức Tường


(Tóm lược bài đã được đăng trên tạp chí Thế Kỷ 21 số 181, tháng 5 năm 2004)

Mật mã là gì?
Trong tiếng Anh chẳng hạn, người ta phân biệt khá tỉ mỉ cipher, code, crypto v.v. Ta định nghĩa một cách đơn giản, mật mã là một hệ thống thông tin riêng tư giữa hai cá nhân, hai tổ chức... Tuy không được bao gồm trong định nghĩa này, ngành khảo cổ nghiên cứu đọc những cổ tự như cổ tự Ai Cập cũng là một phần rất quan trọng và rất khó trong mật mã. Mật mã có thể rất giản dị hay cũng có thể đòi hỏi một trình độ về toán học, nhất là mật mã ngày nay.