Hiển thị các bài đăng có nhãn . Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn . Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 31 tháng 1, 2023

Nguyễn Xuân Thọ: Cảm nhận quê nhà

Cảm nhận quê nhà (3) – Chủ nghĩa Tư bản Công nông

Cả 5 năm qua tôi đều hưởng Tết Việt Nam. Tết ta đã đổi hướng theo “bốn chấm không”. Thức ăn đa số được đặt về nhà. Đồ cúng, đồ biếu được bày bán đầy đường thành các xuất to nhỏ như kim tự tháp tý hon bọc giấy bóng kính sặc sỡ. Cá, chim phóng sinh được cung cấp, thu lại, quay vòng như đồ ve chai. Dân chúng đổ đến chùa chiền đang mọc lên như nấm để cầu an, phúng viếng. Tiền mừng, lì xì được đổi ở ngân hàng trước cả tháng, phải mất cả buổi để xếp vào các phong bì in sẵn…Chỉ có lời chúc tết đêm 30 trên TV thì vẫn như cũ.

Làn sóng công nghiệp hóa đang thay đổi mọi mặt của xã hội. Sau một thời gian dài chộp giật bằng lừa đảo, cướp đất, buôn cổ phiếu, bán tài nguyên, nhiều nhà tư bản đã bắt đầu đi vào chiều sâu. Thép Hoà Phát, lốp Caosumina, kính Chu Lai, cáp điện Trần Phú, nhựa Long Thành, ống nước Bình Minh… chỉ là một vài đơn cử.

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2023

Lê Chiều Giang: Nghề nghiệp

Sơn dầu. Tranh Nghiêu Đề

" ...Phận bèo bao quản nước sa

Lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh..."

KIỀU, Nguyễn Du

Khi nghe mưa rạt rào, tôi để yên cửa sổ, dù biết mưa hắt sẽ làm ướt hết ghế bàn, chăn gối.

Mưa Cali hiếm hoi, tôi thèm bước ra đường dầm mưa cho ướt hết tóc và áo, nhưng nhìn đồng hồ đã là một giờ sáng, đêm tối làm tôi phải ngại ngùng.

Tắt hết đèn đóm, mưa như tiếng ru, nhưng tôi biết mình sẽ chẳng thể nào thiếp ngủ. Tôi thức trắng chỉ vì thèm nghe tiếng mưa rơi. Mưa, như đang tỉ tê nói những lời trầm trầm, lời nho nhỏ với tôi cùng đêm tối.

Mưa đưa trí nhớ tôi trở về với ánh đèn tù mù của bến xe tỉnh nhỏ, nơi 30 năm trước tôi theo thiên hạ, lần mò cho một lần xuống ghe thuyền, ra tàu lớn. Tôi ra đi, tôi chạy trốn, tôi thèm được xa lìa khỏi quê hương.


Nguyễn Công Khanh: Đi Lễ Giao Thừa

Seattle_-_Viet_Nam_Buddhist_Temple_01
Chùa Việt Nam ở Seattle, Hoa Kỳ

Bao nhiêu năm ở Seattle và dù không phải là Phật tử thuần thành, nhưng lễ Giao Thừa nào vợ chồng con cái chúng tôi cũng có mặt tại chùa Việt Nam, ngôi chùa đầu tiên của thành phố.

Chiều cuối năm chúng tôi dọn dẹp nhà cửa đón Tết, bầy bàn thờ, sắp mâm cơm cúng, thắp hương mời tổ tiên về cùng ăn Tết với con cháu. Vợ chồng chúng tôi theo ảnh hưởng của các cụ xưa, nên không quên cúng cả vàng bạc tiền giấy, mặc dầu không biết các cụ ở bên kia thế giới có dùng được hay không. Dần dần thành thông lệ. Các con tôi khi còn nhỏ rất thích thú được tham gia việc đốt vàng như một trò chơi. Nay đã trưởng thành, làm việc trong các ngành khoa học, giáo dục, ngoại giao mà khi đi tảo mộ, các con tôi cũng đốt vàng tiền, chắc là để làm yên lòng chúng tôi? 


Nguyễn Văn Thà: Ngày Xuân nhớ Song Thân


*Hai hình trên là hình mạ và bọ tôi chụp với các cháu.

Theo lời mạ tôi kể: 


Từ làng Mỹ Hoà, Quảng Bình bọ mạ tôi chèo một ghe mắm ngược lên mạn ngược sông Gianh bán và sau đó mua một thuyền cam chở về bán tết. 


Trên chiếc thuyền đầy cam vòng về, mẹ tôi sinh ra tôi vào lúc gà gáy canh hai, đêm 16, Tháng Chạp, Năm Giáp Ngọ, tức 2 giờ sáng, đêm 9.01.1955. Khi trốn Cộng sản mà vào Nam, thì cán bộ tiếp cư ghi đại là 02.10.1954.  Đêm đó là đêm 16, trăng rất sáng và đêm trăng thì rất lạnh. Mạ tôi tự sinh. Sinh được tôi là con trai đầu, sau 3 chị gái, bọ mạ tôi mừng quá sức. Khi về tới bến, bà nội nghe kêu, lấy mền chạy ra trùm cho cháu mới lọt lòng mẹ và bồng vào nhà. Cả nhà đều mừng.


Thứ Ba, 17 tháng 1, 2023

Nguyễn Xuân Thọ: Cảm nhận quê nhà

Facebook: Tho Nguyen

Cảm nhận quê nhà (1)

Trong hai năm vừa qua, tôi về Việt Nam nhiều lần và lần nào cũng ở lại khá lâu. Má tôi già, yếu nên tôi phải thường xuyên về Sài Gòn chăm bà. Có ông bạn già hay cùng tập thể dục buổi sáng, khi gặp lại cứ tưởng là tôi mới vắng mặt mấy tuần vì dính Covid.

Chỉ nhìn xe cộ chạy trên đường, bất kể giờ cao điểm hay không, nhìn cách người ta mua sắm, cường độ ăn uống, người nước ngoài đến Việt Nam luôn bị ấn tượng bởi một xã hội sống động. Ấn tượng này sẽ còn mạnh nhiều, nếu họ biết về vòng quay chóng mặt của đồng tiền. Từ mờ sáng đến nửa đêm, thành phố luôn chìm trong nền tiếng động gồm tiếng còi xe máy, tiếng búa đập của các công trường, giọng loa karaoke, tiếng rao bán hàng… Cháu gái tôi 7 tuổi từ Đức về thăm quê mẹ, rất thích thú nghe các loại tiếng rao, từ của cô bán rau, đến cái kèn xe kem hay cái loa của ông già mua đồ cũ. Cứ mỗi lần như vậy, nó chạy ra nghe, vẫy chào thân thiện rồi quay vào hỏi mẹ: Họ bán cái gì vậy?

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2022

Bùi Văn Phú: Nước Mỹ và thế giới đã qua dịch Covid chưa?

Năm nay hình như mùa đông đến sớm trên đất Mỹ, vì còn một tháng nữa mới sang mùa mà tuyết đã đổ ngập đường ở tiểu bang New York, ở Texas và California trời đang trở lạnh.

Trước cái lạnh ngoài trời và những buổi tiệc gia đình cùng liên hoan cuối năm sắp có, giới chức y tế vùng Vịnh San Francisco lại khuyến cáo cư dân nên cẩn thận để tránh lây nhiễm Covid, cảm cúm hay các bệnh hô hấp bằng cách thường xuyên rửa tay, đeo khẩu trang và giữ giãn cách xã hội mỗi khi có thể.


Nhưng dường như chỉ ít người làm theo. Khó quan sát việc rửa tay vì đó là vệ sinh cá nhân, còn đeo khẩu trang và giãn cách xã hội thì hãy nhìn vào sân vận động với các trận đấu bóng bầu dục, môn thể thao được ưa chuộng ở Mỹ, đang diễn ra.


Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2022

Bùi Văn Phú: Kỷ niệm 40 năm Bức tường Đá đen

Tên của 60 nghìn lính Mỹ tử trận trong cuộc chiến Việt Nam được khắc trên những phiến đá đen (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Khi mới đến Mỹ định cư, cuối thập niên 1970 tôi gặp một cựu chiến binh Mỹ từng phục vụ tại Việt Nam. Anh Mark khi đó tuổi chưa đến 30, nhập ngũ đầu thập niên 1970 theo lệnh động viên, có hai năm đóng quân ở Cần Thơ, Biên Hoà. Hết hạn nghĩa vụ, anh về làm việc ở thư viện Đại học Berkeley và tôi gặp anh ở đó, khi còn là sinh viên.

Thỉnh thoảng chúng tôi đi ăn trưa, kể chuyện Việt Nam cho nhau nghe, phần tôi còn muốn học hỏi từ anh về nếp sống Mỹ. Qua anh, tôi mới hiểu rằng dư luận và xã hội Hoa Kỳ trong những năm của thập niên 1970 không trân trọng những người lính đã từng qua Việt Nam chiến đấu.

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2017

Bùi Văn Phú: Cuối năm đi thăm Miệt Dưới

Opera House, nhà hát hình con sò, là biểu tượng của nước Úc (ảnh Bùi Văn Phú)

Cuối tháng Mười Hai vừa qua vợ chồng tôi đi thăm Miệt Dưới – là nước Úc Down Under – và nhân tiện ghé chơi vài đảo trong vùng biển Nam Thái Bình Dương.

Tối thứ Năm lên máy bay ở San Francisco, đường bay thẳng dài 15 tiếng đồng hồ, và vì giờ Sydney đi trước California 17 tiếng nên khi máy bay đáp xuống nước Úc thì đã là buổi sáng thứ Bảy.

Nhờ có hộ chiếu ePassport nên chúng tôi qua trạm kiểm soát di trú một cách nhanh chóng. Đến trạm hải quan, nhân viên xem tờ khai, ông nói: “Gết ệt” với giọng lạ nên tôi không hiểu, cho đến khi ông đưa tay chỉ hướng, tôi nhìn thấy chữ “Gate 8” và theo đó đi ra, được người nhà chào đón ngay cửa.

Cảm nhận đầu tiên của tôi là phi cảng quốc tế Sydney không lớn và đẹp như phi cảng San Francisco hay Los Angeles. Kiến trúc bên ngoài cũng không có gì nổi bật vì bị nhà đậu xe và khách sạn che khuất. Nghe nói đang có dự định dời sân bay Sydney về một địa điểm mới ở phía tây thành phố cho rộng rãi hơn.

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016

TRẦN CÔNG SUNG: CUBA SÍ, CUBA NO (Mười Ngày Ở Cuba)


Du ký viết vào năm 2003 của 
Mới đến La Havanne (La Habanna), thủ đô Cuba ngày đầu, chạy một vòng trên những con lộ chính bạn ngạc nhiên thấy một thành phố sạch sẽ, tấp nập với những ngôi nhà kiểu Y-pha-nho cổ kính, đầy thẩm mỹ.
Đâu là cái nghèo đói của một xứ đang phá sản mà báo chí Tây Phương mô tả, khi đề cập đến xứ của Fidel Castro? Hay Charles Amavour có lý: “La misère serait moins pénible au soleil
” (cái nghèo đói dễ chịu hơn dưới ánh sáng mặt trời).
Ở La Havanne vài ngày dần dần bạn hiểu cái khang trang, sầm uất ở những nơi có du khách chỉ là bộ mặt bên ngoài che  không nổi một xã hội lở lói, mệt mỏi. Những ngôi nhà kiểu thuộc địa đã làm La Havanne nổi tiếng, cho La Havanne là một cái quyến rũ như Hội An, được coi là kho tàng của nhân loại, đáng được tích cực trùng tu, là do sự bảo trợ của Unesco và do tiền của du khách đổ vào.
Fidel Castro cần tiền, hiểu rằng du lịch là mối ngoại tệ chính, có thể cứu vãn chế độ đã trao toàn quyền việc chỉnh trang cho ông Camilo Cienfeego, một kiến trúc sư đầy nhiệt thành, hết lòng với La Havanne, quyết tâm xây dựng lại một thành phố đang đổ nát.
Đó là một trường hợp “the right man in he right place” hiếm hoi. Tất cả những chức vụ khác đều nằm trong tay những người có tuổi đảng, được ông Lider Máximo (lãnh tụ tối cao) tin tưởng. Khả năng chuyên nghiệp chỉ là một chi tiết rất phụ thuộc. 

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2016

Phạm Xuân Đài: Cố đô của nước Nga

Cung điện Mùa Đông 
Chuyến tàu đêm từ Moscow đến St Petersburg lúc tám giờ sáng. Thật là vừa vặn cho một đêm đi couchette: ngủ
một giấc đầy đủ, sáng dậy có thì giờ làm vệ sinh, rồi điểm tâm, cà phê cà pháo xong xuôi là tàu vừa tới ga. Ra khỏi cửa ga, chúng tôi đụng đầu ngay với một dãy dài những người bán hàng: họ đứng trên sân ga rộng, đối diện với cửa ra, rất trật tự theo một hình vòng cung, mỗi người cầm trên tay món hàng chào khách, như áo quần, khăn choàng, vải vóc... Tôi đi thong thả trước hàng dàn chào ấy như đi duyệt hàng quân danh dự đón tôi đến thành phố này, giữa người bán và người xem đều có nỗi phấn chấn vui vẻ của buổi sớm mai, trao nhau những nụ cười dễ chịu, dù ngôn ngữ chẳng hiểu nhau. 
Anh Cần có người con gái út ở thành phố này, từ mấy hôm trước anh đã gọi điện thoại cho con nhờ giữ hộ phòng nơi một cái khách sạn gần nhà, vì thế từ ga chúng tôi kêu tắc xi về thẳng nhà Hằng. Đường phố cũ kỹ, nhiều nơi còn có cả ổ gà đọng từng vũng nước mưa từ đêm trước. Người tài xế tắc xi già, giống như đường sá ở đây, vừa lái xe vừa than vãn về nỗi nhọc mệt phải lao động ở cái tuổi đáng lẽ phải được nghỉ ngơi. “Thời buổi đảo lộn hết, đã về hưu rồi mà không tiếp tục cày thì không biết lấy gì mà sống...” Đây là một người đang gặp khó khăn và bất mãn với các thay đổi của đất nước Nga. Nhưng khi anh Cần hỏi ông có mơ ước trở lại chế độ cộng sản không, thì ông ta trả lời ngay: “Không, không bao giờ.” Tuy phải cực khổ trong cơn giao thời nhưng có lẽ ông ta cảm thấy cái tự do mà ông ta đang hưởng là cái “được” quá lớn lao trước kia ông không thể nào mơ tới.

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Bùi Văn Phú: Tháng Tám, 41 năm sau

Mừng gia đình người em đến Mỹ (ảnh Bùi Văn Phú)

Ngày 30/4/1975 đánh dấu một khúc rẽ cho lịch sử Việt Nam, cho tương lai của nhiều gia đình người Việt. Lịch sử của chia lìa, kéo theo sau là đau thương của học tập cải tạo, bỏ thây trên biển, trong rừng sâu. Với nhiều gia đình, nỗi đau giờ đây dù đã nguôi ngoai nhưng chia lìa còn kéo dài. Trong đó có gia đình tôi.

Khi mới qua Mỹ, nhiều lúc nhớ gia đình, bạn bè và quê hương quá đỗi nên tôi đã tự hỏi việc ra đi của mình có đáng hay không khi đất nước đã thống nhất, hết chiến tranh và tôi cùng nhiều bạn đã từng ôm ấp lý tưởng xây dựng quốc gia, thế tại sao mình lại bỏ nước ra đi.

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2016

Trần Mộng Tú - Phi Châu Đến Thương về Nhớ (Hình ảnh của Ánh, Trâm và Frank)


Khi cô cháu rủ đi Phi Châu với nhóm bạn của cô, tôi rất ngại đường xa, hơn nữa Phi Châu rừng rú, ngà voi, sừng tê giác, vốn không phải là những thứ hấp dẫn hay gợi trí tò mò của tôi. Cháu rủ mãi, tôi nhận lời, xong lại hủy bỏ. Frank hơi thất vọng vì anh muốn đi lắm. Cô cháu tôi la oai oải trong phôn: “Cô không thích, nhưng chú thích thì cô phải cho chú đi.” Ừ, thì nể chồng, nể cháu, đi vậy.

Chao ôi là con đường dài… Từ Seattle bay 5 tiếng tới Atlanta, rồi đợi ở phi trường 3 tiếng, bay sang Johannesburg (Nam Phi) 14 tiếng qua vùng biển Atlantic (Đại Tây Dương) đến Johannesburglúc 6 giờ chiều, lấy khách sạn ở ngay phi trường ngủ qua đêm, sáng hôm sau 11 giờ gặp nhóm đi Tour chung đến từ Los Angeles, cùng bay tiếp gần hai tiếng nữa tới Cape Town. Tổng cộng mất gần hai ngày từ lúc ra khỏi nhà. Tôi ngao ngán máy bay lắm rồi, nói với Frank, khi quay về lại Seattle tôi sẽ walk home, chứ không lên máy bay nữa.

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016

Nancy Vy Nguyễn - Hành Trình Cho Những Ngày Sau

Nancy Nguyễn (Ảnh: Uyên Nguyên)

Dạ thưa,
Gởi các chú, bác, anh, chị, và nhất là hai anh Hùng, Đại, cán bộ điều tra, thuộc cơ quan an ninh, bộ công an, con/em đã đến Thái Lan an toàn.
Con/em xin lỗi nhiều lắm vì đã để mọi người quá lo lắng cho con trong suốt những ngày qua. Nhưng một kịch bản thế này là không thể tránh khỏi, chỉ là nó sẽ sảy ra vào thời điểm nào mà thôi. Không ngày qua thì cũng buộc phải là ngày sau.
Con không về Mỹ ngay mà còn phải lưu lại Thái Lan ít ngày nữa để làm nốt những dự định còn lại của chuyến đi. Có quá nhiều ưu tư để chia sẻ về những gì đã sảy ra, con sẽ cố gắng tường trình ...từ từ.
Một lần nữa con xin lỗi đã để mọi người quá sức lo lắng cho con, nhưng xét về độ thành công thì con cũng đạt được đến 90% những dự định ban đầu.
Con chỉ là một chiếc lá trong hàng vạn chiếc lá, và nếu một chiếc lá đã không bị bỏ rơi thì sẽ chẳng có chiếc lá nào bị bỏ rơi trong công cuộc này. Nancy Nguyễn

Phần 1: HÀNH TRÌNH CHO NHỮNG NGÀY SAU

Đừng bao giờ ảo tưởng rằng bạn "có mánh" để an ninh không lần ra được. Điều đó chỉ khiến bạn thiếu sự chuẩn bị cần thiết khi sự việc sảy ra. Khả năng bạn "thoát" an ninh VN tương đương khả năng bạn trúng số, tốt nhất, không nên quá hy vọng vào điều đó. Chỉ có hai lý do cho việc bạn vẫn còn đang tự do: một là bạn chưa làm gì, hoặc quen biết đủ ai, để đáng bắt, hai là, an ninh muốn dùng bạn làm mồi câu.

Trước khi nhập cảnh vào Việt Nam, tôi đã biết mình không thuộc thành phần thứ nhất. Mỗi một ngày tôi được tự do, sẽ là một ngày tôi có thể vô tình đẩy bạn bè tôi đến hiểm nguy. Tôi biết mình không có nhiều thời gian, và cũng không muốn có nhiều thời gian, tôi không thể tự biến mình thành một thứ mồi câu.

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

Song Thao - Nhật (4)


Tượng “Mẹ và con Trong Bão Táp” nằm trước Bảo Tàng Viện.

Khi tôi đang ở Tokyo thì một ông Nhật, nghe tôi nói sắp đi Hiroshima, đã cho biết là Ngoại Trưởng Mỹ John Kerry hiện đang ở Hiroshima, vậy là tôi chậm chân hơn ông ngoại Mỹ. Nhưng tôi nhanh chân hơn ông tonton Obama. Mãi tới cuối tháng 5 này, sau khi thăm Việt Nam, ông Obama mới tới Hiroshima. Đây là vị Tổng Thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên tới thăm Hiroshima. Sở dĩ tôi kẹp hai ông lớn Mỹ này vào chuyện tôi đi Hiroshima vì nơi đây đã hứng trái bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới vào lúc 8 giờ 15 phút sáng ngày 6 tháng 8  năm 1945 theo lệnh của Tổng Thống Mỹ lúc bấy giờ là ông Harry S. Truman. Khoảng từ 90 ngàn tới 146 ngàn người đã bị đốt cháy trong tổng số 350 ngàn dân của thành phố.Chuyện liên quan như vậy nên chuyện các ông lớn Mỹ tới Hiroshima là chuyện được dân Nhật chú ý. Ông Tập Cận Bình cũng chú ý vì chuyện thăm viếng và đặt vòng hoa tưởng niệm này khiến hai nước cựu thù xích gần nhau hơn, bất lợi cho Trung Cộng. Hai ông tới gây ồn ào quá cỡ, còn tôi tới thì êm ru bà rù. Không biết ai sướng hơn ai!

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

Song Thao - Nhật (3)


Thịt bò Kobe.

Cưỡi tàu tốc hành từ Okayama, nơi chúng tôi đặt…đại bản doanh, tới Kobe chỉ mất khoảng một tiếng. Chính xác là 57 phút. Nói tới tàu tốc hành là phải nói tới chính xác trăm phần trăm. Chín giờ sáng chúng tôi đã tới thành phố nổi tiếng vì thứ thịt bò quý phái này. Nơi tới được ghi trên vé tàu là shin-Kobe. Lúc đầu thấy những cái tên lạ hoắc như shin-Osaka, shin-Kobe trong khi các địa danh Kyoto, Hiroshima thì lại chẳng có chữ shin ngồi ở trước, tôi thắc mắc: bộ có một thành phố Osaka thứ hai sao? Tìm hiểu ra mới biết shin là chữ viết tắt của tên tàu tốc hành shinkansen. Những thành phố nào mà ga tàu tốc hành nằm ở phía ngoài thành phố thì mang tên ga shin. Ngồi trên tàu vào thành phố tôi lại ngạc nhiên với một thứ không phải là thịt bò. Toàn thành phố đều có phủ sóng wifi!
Nhưng tới Kobe là tới với…bò. Nhiều người cho là bày vẽ, bò Kobe chỗ nào mà chẳng có. Tại thành phố Montreal của chúng tôi đã có phở bò Kobe. Ngay tại Việt Nam cũng có bò Kobe mắc đắng họng bán tại các tiệm chỉ có các đại gia và cán bộ đông địa lui tới. Vậy thì bò Kobe tại Kobe cũng rứa thôi chứ có chi quý! Đừng nói như vậy mà mấy con bò Kobe chúng cười cho. Bò Kobe chỉ có ở Kobe! Bò gọi là Kobe ở những nơi khác là thứ dỏm trừ Macao và Hồng Kông. Kể từ năm 2011, Macao là nơi duy nhất được nhập khẩu bò Kobe. Một năm sau, vào tháng 7 năm 2012, Hồng Kông mới theo gót Macao.

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Nguyễn Bảo Tuấn - Tại sao không giữ lời hứa với mẹ tôi

Trung Tá Nguyễn Ðình Bảo (phải) và Ðại Tá Trương Vĩnh Phước (trái)
trong chiến dịch Damber, Cambodia, Tháng Tám, 1971.
LTS - Sau loạt bài về gia cảnh bà quả phụ “Người Anh Hùng Mũ Ðỏ Tên Ðương,” đăng trên Người Việt, rất đông độc giả liên lạc tòa soạn, hỏi về gia cảnh cố Ðại Tá Nguyễn Ðình Bảo, người mà chúng ta đã quá quen thuộc qua nhạc phẩm “Người Ở Lại Charlie,” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết gia đình bà quả phụ Nguyễn Ðình Bảo hiện sinh sống tại Sài Gòn. Bà Nguyễn Ðình Bảo nay 76 tuổi, vẫn minh mẫn và khỏe mạnh. Hai ông bà có ba người con. Trưởng nam, Nguyễn Bảo Tường, là một bác sĩ Nhi Khoa. Thứ nữ, Nguyễn Bảo Tú, làm việc tại Tòa Lãnh Sự Anh Quốc tại Sài Gòn. Con trai út, Nguyễn Bảo Tuấn, kiến trúc sư và đang giảng dạy tại một đại học ở Sài Gòn. Dưới đây là bài viết hồi năm 2012 của anh Nguyễn Bảo Tuấn, về thân phụ mình. Tòa soạn tìm thấy bài viết này trên trang Facebook riêng của Nguyễn Bảo Tuấn, xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

Ðoàn Thanh Liêm - Nỗi khó xử của Giáo sư Lý Chánh Trung

Giáo sư Lý Chánh Trung là cây bút nổi tiếng ở Sài Gòn trước 1975
(Ảnh: Facebook Lý Chánh Dung)
Cũng như Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung là giáo sư dậy môn Triết học tại các Đại học ở miền Nam Việt nam trước năm 1975. Vì cả hai người đều có tên là Trung, nên để phân biệt thì bà con thường gọi là Trung Lý, Trung Nguyễn.
 Trung Lý người miền Nam thì viết ít, nhưng các bài nhận định thời sự đầy tràn nhiệt huyết của ông được nhiều giới trẻ hồi đó rất hâm mộ. Còn Trung Nguyễn người miền Bắc, thì lại là một nhà biên khảo nổi tiếng với nhiều tác phẩm được phổ biến khá rộng rãi trước 1975.
 Cả hai ông đều xuất thân từ trường đại học Louvain nổi tiếng ở nước Belgique hồi đầu thập niên 1950. Nói chung, thì cả hai ông giáo sư này là những trí thức có đầu óc cởi mở tiến bộ, chịu ảnh hưởng của “phe tả, không cộng sản” ở Âu châu sau thế chiến, và không có mấy thiện cảm với chính sách của người Mỹ ở Việt Nam. Cả hai ông còn là thành viên họat động của Phong trào Trí thức Công giáo Pax Romana, thời Đệ nhất Cộng hòa, cùng với các Bác sĩ Nguyễn Văn Ái, Nguyễn Văn Thơ, Luật sư Nguyễn Văn Huyền, các Giáo sư Phạm Thị Tự, Phó Bá Long, Trần Long, các chuyên gia kinh tế Lâm Võ Hòang, Anh Tôn Trang, kỹ sư Võ Long Triều v.v…

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2016

Đoàn Thanh Liêm - Ước mơ cuối đời của cha tôi

Cha tôi là người con trưởng của một ông cụ đồ nho. Ông sinh vào khỏang năm 1897 tại một làng quê trong tỉnh Nam Định thuộc vùng đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc Việt nam. Cũng như đa số bà con trong làng thời ấy, cha mẹ tôi đều theo đuổi nghề làm ruộng - như tôi vẫn còn nhớ trong giấy khai sinh của mình thời trước năm 1945 thì được ghi bằng tiếng Pháp – mà trong mục nghề nghiệp của người cha, thì được viết là “cultivateur”. 

Cha tôi

Tên thật của cha tôi là Đoàn Đức Hải, nhưng bà con thường gọi là ông Chánh Hải. Chữ Chánh ở đây là một “chức vị hàm” như Chánh Hương, Chánh Hội – chứ không phải là chức vị thực sự hẳn hòi trong hệ thống chính quyền ở thôn quê miền Bắc dưới thời Pháp thuộc như chức vụ Chánh Tổng là một viên chức có uy quyền cai quản cả một khu vực gồm đến 5 -7 xã trong một huyện (ở trong Nam, thì gọi là ông Cai Tổng). Như vậy là cha tôi đã không hề là một viên chức của chính quyền vào thời kỳ trước năm 1945; ông chỉ là một nông dân bình thường mà thôi.

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

Bùi Văn Phú - Ngày xuân mơ ước sum vầy

Sinh hoạt tết tại Grand Century Mall ở San Jose (ảnh Bùi Văn Phú)
Cuối tuần đưa Ông Táo về trời, cùng bà xã đi mua sắm Tết ở Little Saigon San Jose. Trước cửa Grand Century Mall và bên kia đường, quanh khu Lion Market, có vài sạp bày bán hoa, đồ chơi tết cho trẻ con và bán pháo, có chỗ 4 đô một phong pháo, có chỗ 5 đô. Tràng pháo dài 15 đô.

Tiệm giò chả Đức Hương chen chân khách hàng. Có người mua bánh chưng, các loại giò tốn đến 500 đôla. Chắc là mua về biếu tết. Tôi đoán thế, chứ một gia đình ăn bằng đó cả tháng trời cũng chưa hết.

Ghé bánh cuốn Phủ Hồ Tây ăn trưa, nghe vang vang khúc hát: “Tết tết tết tết đến rồi … Xuân xuân ơi xuân đã về…” và tiếng pháo bắt đầu nổ bên ngoài mà lòng cũng rộn ràng lên. Tại các trung tâm mua sắm, nơi hàng quán quanh đây và trong nhiều gia đình người Việt ở hải ngoại cũng đang vang vang nhạc xuân, báo hiệu năm mới âm lịch sắp đến. Năm Bính Thân.

Thứ Tư, 3 tháng 2, 2016

Bùi Văn Phú - Mùa đông lên non

Sương mai ở Valley View (ảnh Bùi Văn Phú)
Mùa đông lạnh giá lên non làm gì, nếu bạn đang thắc mắc, xin trả lời ngay là lên non chụp hình cảnh tuyết. Bạn nào đã trải qua những mùa bão tuyết làm đóng băng các sinh hoạt thường nhật, như tuần trước ở Thủ đô Washington hay New York, thì chắc chẳng còn mơ tưởng gì đến tuyết trắng. Nhìn cảnh, đẹp thật đấy, nhưng phải cào tuyết để đem xe ra, phải lái xe trên đường khi tuyết rơi thì lòng không yên vui chút nào.

Hôm đầu năm tôi lên non. Anh bạn thích chụp cảnh Công viên Quốc gia Yosemite vào sáng sớm sau một đêm tuyết đổ nên rủ tôi đi, vác theo máy ảnh, tìm những góc cạnh đẹp của thiên nhiên. Đúng là đi săn ảnh, như thợ săn mang súng vào rừng tìm chim muông, cầm thú.