Hiển thị các bài đăng có nhãn Ký sự. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ký sự. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2022

Song Chi: Nửa đời người sống lưu vong, lang bạt từ Việt Nam cho tới Campuchia, Thái Lan

Cuối cùng thì anh Thạch Soong và gia đình cũng được nhận đi định cư ở Hoa Kỳ, ngày 30.11.2022. Nếu tính từ ngày anh Thạch Soong đến Thái Lan và nộp đơn xin tỵ nạn chính trị vào năm 2004 thì đã 18 năm, còn nếu tính từ năm 1985 anh dẫn vợ con rời bỏ xóm làng, họ hàng, sống một cuộc đời rày đây mai đó, trong tình trạng không giấy tờ tùy thân, để tránh bị nhà nước cộng sản Việt Nam bắt bớ vì đã lên tiếng đòi tự do tôn giáo cho cộng đồng người i Khmer Krom ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, thì đã 37 năm rồi…

37 năm, gần nửa cuộc đời, cả gia đình gồm có anh, vợ và 5 người con đã sống một cuộc đời lưu vong, ngoài lề xã hội, luật pháp, dù ở Việt Nam, Campuchia hay Thái Lan…

xxxxx


Thạch Soong, sinh năm 1960, tại ấp Kor Kô, xã Tân Hưng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Cha mẹ làm nghề nông. Gia đình có 3 anh em, Thạch Soong lớn nhất, dưới là 2 em trai. Nhưng chỉ có một mình Thạch Soong là dính vào “hoạt động chính trị”, phải bỏ xứ ra đi, còn hai người em vẫn sống bình thường ở Việt Nam.


Chủ Nhật, 2 tháng 5, 2021

Lê Thiệp: Một Thời Việt Nam Ký Sự

Ông Phạm Trần lúc nào cũng nghiêm trang, nhất là nói to, át giọng mọi người :

- Theo tao, tụi mày phải làm lại Việt Nam Ký Sự. Tụi mày bỏ viết lâu quá, chỉ lo nhập vào đời sống ở đây mà quên cái hoài bão xưa. Nhảm ! Nhảm !

Mọi người im lặng như chìm vào dĩ vãng, như cố nhìn lại mình thuở thanh xuân. Phan Thanh Tâm giống như thuở ở La Pagode ngày xưa, cầm cái ly xoay nhẹ nhẹ, lim dim gõ xuống bàn. Lê Phú Nhuận bảo :

- Tụi nó tứ tán hết, làm sao gom lại?

- Email, Internet ...

Mọi sự giống y như ở quán Bà Tí, ở cái quán chúng tôi ăn ghi sổ và cả ngày chỉ nói chuyện báo chí, lòng lúc nào cũng hăm hở cải tổ làng báo, những mong như cụ Cao Bá Quát, cụ Nguyễn Công Trứ xoay bạch ốc lại lâu đài. Nhìn ly rượu vang đỏ long lanh, tôi nhớ hôm ấy chúng tôi uống rượu chát kiểu Sài Gòn, được gọi là Sangria, tức là trái cây cắt thành hạt lựu bỏ vào cái thẩu lớn rồi đổ rượu chát vào. Rượu chát loại vò, hình như của Bồ Đào Nha, nếu so với tiêu chuẩn bây giờ ở Tây ở Mỹ là rượu nhà quê, rượu rẻ tiền nhưng sao hôm đó ở quán Tài Nam, Chợ Cũ nó ngon thế.

Hôm đó, cách đây gần bốn chục năm, chúng tôi bắt tay nhau để làm Việt Nam Ký Sự, một sự kiện mà Phan Thanh Tâm đại ngôn bằng tiếng Tây “C’est un fait historique.”

*

Cái ước mơ Việt Nam Ký Sự bắt đầu từ sau khi tờ Đất Mới chết. Nguyên là chị Song Thi có giấy phép của bộ Thông Tin ra báo nhưng loay hoay hoài vẫn không thành. Bà Thanh Phương ngồi ở quán Bà Tí VTX thỉnh thoảng nghe lũ chúng tôi tụm năm tụm ba chê thiên hạ không làm báo, chê thiên hạ làm báo chưa đúng mức bèn giới thiệu. Chị Song Thi đồng ý cho mượn Manchette. Dê con ngứa sừng, chúng tôi lao vào làm Đất Mới. Anh em chia ra làm ba nhóm, mỗi nhóm phụ trách một kỳ, luân phiên làm tuần báo Đất Mới. Trần Công Sung, Phan Thanh Tâm và Lê Thiệp xung phong. Nhưng thực tế phũ phàng khác xa với mơ mộng của tuổi trẻ. Báo in xong làm sao phát hành? Tôi lò mò xuống nhà phát hành Nam Cường điều đình thì ông chủ phát hành bảo cứ đem báo đến cho ông ta, tiền nong tính sau. Số đầu bỏ cho Nam Cường 2000 tờ, nhưng không hề thấy ở các sạp.

Thứ Bảy, 1 tháng 5, 2021

Nguyễn Lê Hồng Hưng: Hải Hành-Mùa Đại Dịch 3

Hình: Tác giả
Mặt trời ẩn sau tầng mây xám, mây vén lên chừa một đường vàng nhạt phía trời tây. Những cánh tua bin gió đã ngừng quay, mặt nước dưới dòng sông êm ả và vài chiếc tàu vô ra thưa thớt. Trời chiều, đường vắng và nghe rõ tiếng chim kêu. Chúng tôi đi trên con đê dài hướng xuống con đường đi bộ dọc bờ sông. Ama hỏi tôi:

– Đi đâu chú?

Tôi quơ tay một vòng và chỉ ngón tay ra cột đèn bẹo ở bờ sông nói:

– Mình đi dạo một lát rồi trở xuống đó.

Tôi day ngang hỏi Ama:

– Con thấy bến chờ có khác hơn bến cảng không?

– Khác nhiều chú, ở đây không có cần trơi, những chiếc xe tải containers và cũng hổng có người làm việc nên không ồn ào như bến cảng.

– Còn thiếu một thứ nữa.

– Thứ gì chú?

– Bông! Mùa xuân ở Hoà Lan thường thì nơi nào cùng thấy trồng bông, ở những bến cảng người ta cũng có làm nhiều bồn trồng đủ thứ bông được thường xuyên chăm sóc. Còn ở đây chỉ có bãi cỏ, chòm cây và bông dại, trông rừng rú và còn có vẻ thiên nhiên.

Ama ỡm ờ chưa nói gì thì chợt có tiếng điện thoại reo, nó đứng lại móc túi lấy điện thoại ra nghe. Ama trả lời bằng tiếng In Đô nên tôi không hiểu gì hết, nói xong cúp điện thoại, day qua tôi, nó nói:

– Chú ra bến sông trước đi, con xuống tàu có chuyện, lát nữa xong con lên liền.

Chủ Nhật, 4 tháng 4, 2021

Trần Mộng Tú – Viết Ngắn: Nếu là Một Con Chó

Tuần qua, (3/26/2021) hình ảnh một phụ nữ Á Đông ở New York, bị một người đàn ông da đen hành hung dã man trên đường phố, những chiếc xe chạy qua không hề ngừng lại, hai ba người đàn ông khác đứng trong một cửa tiệm ngay trước hiện trường, nhìn ra. Họ đứng xem, như xem một người hát dạo, múa may trên đường phố, rồi thản nhiên đóng cánh cửa tiệm lại, không mảy may xúc động, cũng không gọi báo cảnh sát, họ coi đó là chuyện tự nhiên.

Ba người đàn ông trong tiệm đó họ cũng là ba người mang trong mình máu “kỳ thi chủng tộc” hay họ chỉ là những kẻ hèn nhát?

Tôi tự hỏi: Nếu là một con chó, hay con mèo bị người đàn ông lưc lưỡng đánh ngay trên đường phố, sẽ có bao nhiêu chiếc xe dừng lại, bao nhiêu cửa tiệm ở gần đó sẽ có người xông ra, túm lấy người bạo hành súc vật đánh cho một trận.

Khi mới bước chân vào trại tị nạn, người nhập cư được những người Mỹ làm thiện nguyện ở ban Điều Hành hướng dẫn về văn hóa, về cách cư xử với đời sống mới sau khi xuất trại như: Không tự tiện dùng điện thoại ở nhà ai, không hỏi lương bổng của người khác, không hỏi giá tiền của những vật dụng riêng tư cá nhân như: Ông/Bà làm một tháng bao nhiêu tiền, mua cái xe này bao nhiêu tiền, mua cái nhà bao nhiêu tiền, mua món nữ trang này bao nhiêu tiền v.v. Sau đó được học, người bản xứ tôn trọng cái gì nhất trong đời sống hàng ngày? Theo thứ tự: Trẻ em, phụ nữ, súc vật, thảm cỏ và cuối cùng là đàn ông.

Người phụ nữ bị bạo hành trên đường phố theo thứ tự được đứng thứ hai, sau trẻ em và trên thú vật, nhưng tại sao không được những chiếc xe chạy qua, dừng lại cứu? Những người đàn ông vạm vỡ, khẻ mạnh trong một cửa tiệm đứng thản nhiên xem, như xem một hoạt cảnh giúp vui trên đường phố, và họ lạnh lùng đóng cánh cửa tiệm lại. Họ có máu kỳ thị như tên bất lương vừa hành hung phụ nữ ngoài kia không?

Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2021

Phan Thanh Tâm: Hoài Nghi Tin Vịt và Sự Thật

Thế kỷ 21 nhân loại bị hai nạn dịch: Corona-19 và dịch Fake news, tin vịt. Tuy không sắc, không mùi, Covid-19 hay vi khuẩn Vũ Hán đã làm thế giới đảo điên. Sinh hoạt toàn cầu xáo trộn tận gốc. Hiện có trên trăm triệu người mắc bệnh và gần ba triệu người chết; trong đó có hơn nửa triệu người ở Mỹ; nhiều hơn số người Mỹ tử trận trong chiến tranhViệt Nam (58,000), Triều Tiên (36,000) và Thế chiến II (405,000) cộng lại (495,000).Toà Bạch ốc đổi chủ một phần vì đạo quân quá lạ kỳ. Theo khám phá của các nhà bào chế thuốc chống dịch, vi khuẩn nàylà một tế bào có gai lởm chởm, cực kỳ mạnh, khó trị.

Còn dịch Fakenews, Tin vịt thì như những cơn lũ tràn lên trên mạng xã hội, báo nói, báo in, báo hình và lời đồn đại mang theo một loại virus không tên, không dáng, không màu, không mùi gieo rắc tính hoài nghi. Đây không phải hoài nghi cha đẻ phát minh (Doubt is the father of invention) của nhà thiên văn học, vật lý học, toán học, triết học người Ý Galileo Galilei (1564- 1642) từng nói; mà là bệnh hoài nghi dễ sinh ra vô cảm, ngờ vực, đưa đến trầm cảm, hoang tưởng, vẽ ra mưu này, kế nọ, và có thể khiến mức tin cậy nơi báo chí bị suy giảm.

Lịch sử loài người đã trải qua nhiều trận đại dịch: sốt da vàng ở Philadelphia, đại dịch cúm năm 1889-1890, dịch bại liệt ở Mỹ năm 1916, dịch cúm Tây Ban Nha 1918-1920, dịch cúm Á Châu 1957-1958, bệnh Aids năm 1981, dịch H1N1 2009-2010, dịch Zika 2015 và ngày nay dịch Covid-19 hay cúm Tàu. Trước sau gì chúng cũng bị các nhà khoa học truy diệt. Riệng bệnh hoài nghi thì chỉ có tự chữa, tự biết loại trừ giữa thật và giả, biết truy tầm nguồn tin đáng tin cậy. Khốn nỗi, thời đại này là thời đại đồ giả lộng hành: bác sĩ giả, vaccine giả, khẩu trang giả, bằng giả, vú giả, phi công giả, gạo giả, trai giả, gái giả… Tin tức thì ít xít ra nhiều, cắt xén, thêm mắm muối, kèm theo lời bàn khiến người đọc phân vân: có những chuyện khó tin nhưng là thật; thật nhưng lại khó tin.

Trong dân gian đã có câu “làm báo nói láo ăn tiền”. Đài nói láo, báo nói thêm. Nay còn bị tố: truyền thông thổ tả, kẻ thù của nhân dân. Báo chí bị liệt vào loại báo hại, báo đời, báo cô; không còn là báo bổ nữa. Mấy chữ fake news, tin vịt đã có từ lâu, đượcTổng Thống Trump nhắc hằng ngày để chỉ trích báo giới. Đối lại, ông bị tờ Washington Post gán cho là “bậc thầy nói dối”. Cuộc tranh cãi giữa Tổng Thống Trump và quyền lực thứ tư gay go đến nỗi Thống Đốc Dân Chủ ở New York Andrew Cuomo phải phê bình về những giọng điệu của nhà báo với một Tổng Thống. Sự kiện đám đông tràn ngập Quốc Hội ngày 01/06/21 đã khiến các mạng xã hộiTwitter, Instagram, Facebook và Youtube nhập cuộc, áp lệnh cấm đối với tài khoản của Donald Trump vì ông đã có những lời lẽ kích động đám đông.

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Bùi Văn Phú - Cuối tuần nghỉ lễ, xuôi nam

Ăn hàng tại chợ đêm Phước Lộc Thọ (ảnh Bùi Văn Phú)
Dịp nghỉ Lễ Lao động, đầu tháng Chín vừa qua, gia đình tôi xuôi nam thăm bạn. Vùng Vịnh San Francisco và Quận Cam cách nhau 8 giờ lái xe, nhưng đường chim bay chỉ một giờ. Lái xe eo hẹp thì giờ nên chúng tôi bay xuống đó, thuê xe chạy là tiện nhất, đỡ mệt và đỡ tốn thời gian.

Đã nhiều lần, vì công việc, tôi xuống nam Cali trên chuyến bay sớm nhất lúc 6 giờ sáng từ Oakland, chuyến về 9 hay 10 giờ đêm cùng ngày từ phi trường John Wayne hay Long Beach. Nếu hết việc và dư thời gian, tôi cũng không muốn đi đâu ra ngoài khu vực vì xa lộ dưới đó kẹt xe liên tục, không là cư dân, chạy loanh quanh không đúng đường, đúng lúc sẽ rất tốn xăng, tốn thì giờ. Những lúc như thế tôi chỉ đến Little Saigon tìm vài quán ăn ưa thích, trước khi ra phi trường ghé vào Tam Biên trên đường Bolsa mua đồ nhậu mang về. Quán này nổi tiếng với đồ lòng. Lần đầu tiên tôi đến mua, nói với cô bán hàng gói chặt để đem lên máy bay, cô tròn đôi mắt trả lời không được vì sợ bay mùi và cô không muốn bán vì chưa bao giờ có khách mua đồ nhậu đến từ xa như tôi, mua lòng mang lên máy bay.

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Bùi Văn Phú - Đến Las Vegas để làm gì?


Bạn đọc chắc đã có câu trả lời. Để đánh bạc chứ còn làm gì nữa.
Nếu bạn lái xe từ California hay Arizona vừa qua biên giới vào Nevada nếu không gặp khách sạn, nhà trọ với sòng bài thì ngay trạm xăng đầu tiên của tiểu bang này đã có đặt những máy đánh bài, gọi là máy kéo, cho bạn thử thời vận.
Còn như bạn đáp máy bay đến phi trường quốc tế McCarran ở Las Vegas, vừa ra khỏi phi cơ đã thấy những hàng máy kéo chớp chớp đèn màu chào đón bạn đến thành phố mà tiếp viên hàng không vừa tiễn bạn rời phi cơ bằng lời chào: “Welcome to the Los Wages City” – Chào bạn đến “Thành phố Nướng Lương”.

Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

Ngọc Lan - Chất thôn dã Việt trên đất Mỹ

Nụ cười miền Tây trên đất Mỹ. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

FLORIDA (NV) – Một tấm nhựa cũ trải đại xuống nền đất, trên phơi nhúm hạt giống dành cho vụ mùa sau, mặc cho gió bụi tạt ngang, thổi dọc. Một “chái bếp” thoang thoảng mùi chó mèo, lờ mờ ánh sáng. Vương vãi trên khoảng sân đầy cỏ dại là những dụng cụ làm nông, những vật dùng ít xài tới nằm chỏng chơ. Buồn.

Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

Phi Khanh - Việt Nam đang 'chảy máu' nhà cổ

QUẢNG NAM (NV) - Nhà cổ Việt Nam có ba dòng căn bản: nhà miền Nam; nhà miền Trung và nhà miền Bắc. 

Nhà cổ trên 100 tuổi của cụ Nghè Trần Huỳnh Sách.
Ba dòng nhà cổ này có chung đặc điểm là mái ngói nhọn (còn gọi là “nhổn”), có ba gian ngang hoặc năm gian ngang, lợp ngói âm dương, ngói vảy chuốt hoặc lợp tranh, tường vôi hoặc vách đất. Nhưng giữa ba dòng nhà cổ này lại mang những đặc trưng rất riêng, thể hiện khí chất, cơ địa của mỗi miền đất nước.

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

Trần Tiến Dũng/Người Việt - Xóm dân chài bên cầu Ðồng Nai

ÐỒNG NAI (NV) - Khi đi trên quốc lộ 1 từ Sài Gòn qua cầu Ðồng Nai, đến ngã ba Vũng Tàu, nhìn cảnh chen chúc làm ăn của các tập đoàn tư bản nội địa và ngoại quốc bên các cảng sông cao ngất các thùng container... không ai nghĩ có nhánh sông gần cầu Ðồng Nai vẫn còn một xóm dân chài nghèo xơ xác.

Cảnh nhà một dân chài trên sông Ðồng Nai mỗi chiều về.
Theo đường vào nhà thờ Bến Gỗ, quẹo vào một con hẻm hẹp, qua ngôi chợ trưa lưa thưa người bán, chúng tôi càng vào sâu càng không nghĩ sẽ được ra một cửa sông thoáng mát, mà chỉ mong con hẻm chỉ vừa đủ hai chiếc xe gắn máy tránh nhau này sẽ không dài hơn nữa.

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

Thiện Giao/Người Việt

(Tường trình từ Philippines)

‘Cho tôi che chở bạn như bạn từng che chở tôi lúc gian nguy’

CORON, Philippines (NV) - Ngày mai sẽ là một ngày đặc biệt trong đời đi dạy của cô giáo Norilyn Gacayan. Ngày mai, cô giáo Gacayan, 38 tuổi, của vùng quê nghèo Coron phía Bắc tỉnh Palawan, Philippines, sẽ bắt đầu một mùa dạy 20 học trò lớp Một của mình, giữa những chiếc ghế gỗ mới toanh, thơm phức mùi sơn, giữa những bức tường trắng vừa quét vôi xong; ngay bên trong còn có hai phòng vệ sinh, một cho con trai, một cho con gái; ngay kế bên là bồn rửa tay.

Cô giáo lớp Một, Norilyn Gacayan, cùng con gái, Deborah Gacayan, 6 tuổi, 
trong phòng học mới. Deborah là một trong 20 học sinh của mẹ. (Hình: Thiện Giao/Người Việt)
“Tôi chưa bao giờ được đứng trong một phòng học đẹp như thế này,” cô Gacayan, giáo viên lớp Một tại trường tiểu học Guadalupe Elementary School, Coron, hào hứng thổ lộ trong buổi khánh thành bốn phòng học mới do tổ chức VOICE cùng các tổ chức phi chính phủ tại địa phương hỗ trợ xây dựng.

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Phi Khanh/Người Việt - Hủ tiếu Nam Vang giữa lòng Hội An

Hủ tiếu, cao lầu ở một góc chợ đêm Hội An. (Hình: Phi Khanh/Người Việt)
QUẢNG NAM (NV) - Đến Hội An, người ta hay tìm những quán cao lầu để nếm thử, để biết hương vị phố cổ qua ngòi bút miêu tả của không ít văn sĩ... 

Thế nhưng những ai thích dạo phố về đêm, sẽ nhớ nhiều đến hình ảnh những người bán bắp luộc dạo trên những chiếc xe đạp, nhớ những hàng nước thâu đêm dưới tán phượng hay nhớ đến quán hủ tiếu Nam Vang của ông Toản, một quán hủ tiếu nằm bên một con hẻm nhỏ, bên góc phố nhỏ.

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Nguyễn Ðạt/Người Việt - Từ ga Metro tới cổ thụ Sài Gòn

SÀI GÒN (NV) - Từ mấy tuần lễ nay, khi công trình xây dựng đường tàu điện ngầm (métro) Bến Thành-Suối Tiên chuẩn bị tiến hành, Sài Gòn dấy lên một không khí xôn xao khó tả, với nhiều hoang mang và cảm hoài tiếc nuối.

Ðiều chúng tôi muốn nói tới những hàng cổ thụ, linh hồn của đường phố Sài Gòn.

Hàng cây dầu tại đường 3 tháng 2.

Trong công trình xây dựng đường tàu điện ngầm, đầu tiên là xây dựng tháp thông gió nhà ga métro trước Nhà Hát Thành Phố (trụ sở Quốc Hội của Sài Gòn cũ), mấy chục cây xanh đã bị đốn hạ.

Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

Văn Lang - Ði xe 'vừa nằm vừa run'

Xe giường nằm của công ty Phương Trang
tại khu Tây ba-lô Phạm Ngũ lão, Sài Gòn.
(Hình: Văn Lang/Người Việt)

Cách đây đúng 8 năm (2006), xe khách giường nằm đầu tiên ra đời bởi công ty xe khách H.L, xe chuyên chạy tuyến Bắc-Nam, là một “hiện tượng” rất lạ trong mắt người dân lúc đó. Vì dù sao thì Việt Nam vẫn “chưa tỉnh cơn mê” sau những năm tháng dài chìm trong đói nghèo và lạc hậu.

Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

Trùng Dương - Những Thị Trấn ‘Ma’ Tân Lập Ở Trung Quốc

Trang blog China Real Time của Wall Street Journal đăng bức hình trên của Reuters ngày 16 tháng 5 vừa rồi cùng với bài “China’s ghost cities are about to get spookier” (Những thành phố ma của Trung Quốc sắp trở thành quái đản hơn): Một người đàn ông bước gần bóng phản chiếu của hai tòa nhà chung cư mới xây và còn trống tại một công viên ở Shenyang thuộc tỉnh Liaoning ở đông bắc Trung Quốc. Bức hình như một tiên đoán về cái bong bóng địa ốc đang có những chỉ dấu có thể bị bục.

Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

Phùng Thức/Người Việt - Đến Bình Dương sau ngày công nhân biểu tình bạo động

Những biểu ngữ đơn sơ và đóng tro tàn bạo động đêm 13 tháng 5 của công nhân Bình Dương. (Hình: Phùng Thức/Người Việt)
BÌNH DƯƠNG (NV) -  Vừa băng qua điểm giáp ranh giữa Sài Gòn - Bình Dương,  chúng tôi cảm nhận  được sức nóng biểu tình chống Trung Quốc hôm qua, 13 tháng 5, 2014, của hàng ngàn công nhân Bình Dương.

Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014

Văn Lang - Sài Gòn, những trưa Hè nóng bức



Sài Gòn mặc dù đã có mấy cơn mưa từ tháng 4, nhưng tháng 5 này mới thực sự mở đầu cho những ngày nắng, nóng khủng khiếp. 

Những trưa Hè thực sự khiến người ta phải “tùy nghi di tản,” đi trốn nắng, đi “tị nạn” cái nóng trong điều kiện có thể.

Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014

Văn Lang - Sài Gòn: Bất động sản 'trùm mền' chờ chết


SÀI GÒN (NV) - Năm 2007, thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán “cộng hưởng” với nhau tạo thành đỉnh cao nhất của cơn sốt “trúng mánh” tiền bạc của nhiều người.

Một tay kinh doanh bất động sản, kiêm luôn chứng khoán đã hồ hởi, phát biểu: “Ðám đông vây quanh thị trường như những bầy cá đói lâu năm, bây giờ có quăng mồi giấy xuống, chúng nó cũng nhao nhao giành nhau mà đớp!”

Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Ðinh Quang Anh Thái - Về lại Biển Ðông cúng vong người chết, nhớ người sống.

Ảnh tư liệu: Ðinh Quang Anh Thái
Ðối với nhiều người Việt hiện nay đang tỵ nạn rải rác tại nhiều quốc gia trên thế giới, Biển Ðông là ám ảnh của nỗi chết và cũng là cửa ngõ của sự tái sinh. 

Kể từ biến cố 30 tháng Tư năm 1975, Biển Ðông đã vùi chôn bao nhiêu thân xác những người lao mình vào sóng dữ để trốn chạy một chế độ tàn bạo. 

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Ðoàn Thanh Liêm - Gặp gỡ những bạn người Khmer nạn nhân cộng sản

Hình: Internet

Sáng Chủ nhật 27 tháng Tư 2014, lúc đang đi lạc đường ở khu vực phía Nam thành phố Philadelphia, thì tôi gặp một anh bạn người gốc Á châu đang lo chăm sóc mảnh vườn ở trước nhà. Tôi bèn lên tiếng nhờ anh chỉ cho lối đi đến nhà thờ Tin Lành của người Việt trên đường Woodland và được anh đích thân lấy xe chở đến đúng địa điểm ngôi nhà thờ đó mà cách xa nhà anh đến cả một cây số. Trên đường đi, chúng tôi trao đổi chuyện trò với nhau và anh cho tôi biết anh là một người tỵ nạn gốc ở Cambodia đến Mỹ đã trên 30 năm nay. Anh bạn nói rõ thêm : “Vào năm 1975, lúc quân Khmer Đỏ tiến vào thủ đô Nam Vang, thì họ đã giết ngay cả cha mẹ và người anh trai của anh. Lúc đó ở vào tuổi 14, anh đã phải theo một gia đình bà con chạy trốn về miền quê. Và mãi đến năm 1979, khi chế độ Khmer Đỏ sụp đổ thì anh mới tìm cách thóat khỏi xứ sở và đi thóat được ra nước ngòai. Và rồi cuối cùng là đến định cư được tại thành phố Philadelphia này. Anh còn cho biết là kể từ ngày đó, chưa bao giờ anh trở về thăm lại Cambodia lần nào cả…”