Thứ Ba, 31 tháng 1, 2023
Nguyễn Xuân Thọ: Cảm nhận quê nhà
Cảm nhận quê nhà (3) – Chủ nghĩa Tư bản Công nông
Cả 5 năm qua tôi đều hưởng Tết Việt Nam. Tết ta đã đổi hướng theo “bốn chấm không”. Thức ăn đa số được đặt về nhà. Đồ cúng, đồ biếu được bày bán đầy đường thành các xuất to nhỏ như kim tự tháp tý hon bọc giấy bóng kính sặc sỡ. Cá, chim phóng sinh được cung cấp, thu lại, quay vòng như đồ ve chai. Dân chúng đổ đến chùa chiền đang mọc lên như nấm để cầu an, phúng viếng. Tiền mừng, lì xì được đổi ở ngân hàng trước cả tháng, phải mất cả buổi để xếp vào các phong bì in sẵn…Chỉ có lời chúc tết đêm 30 trên TV thì vẫn như cũ.Làn sóng công nghiệp hóa đang thay đổi mọi mặt của xã hội. Sau một thời gian dài chộp giật bằng lừa đảo, cướp đất, buôn cổ phiếu, bán tài nguyên, nhiều nhà tư bản đã bắt đầu đi vào chiều sâu. Thép Hoà Phát, lốp Caosumina, kính Chu Lai, cáp điện Trần Phú, nhựa Long Thành, ống nước Bình Minh… chỉ là một vài đơn cử.
Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2023
Lê Chiều Giang: Nghề nghiệp
Sơn dầu. Tranh Nghiêu Đề |
" ...Phận bèo bao quản nước sa
Lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh..."
KIỀU, Nguyễn Du
Khi nghe mưa rạt rào, tôi để yên cửa sổ, dù biết mưa hắt sẽ làm ướt hết ghế bàn, chăn gối.
Mưa Cali hiếm hoi, tôi thèm bước ra đường dầm mưa cho ướt hết tóc và áo, nhưng nhìn đồng hồ đã là một giờ sáng, đêm tối làm tôi phải ngại ngùng.
Tắt hết đèn đóm, mưa như tiếng ru, nhưng tôi biết mình sẽ chẳng thể nào thiếp ngủ. Tôi thức trắng chỉ vì thèm nghe tiếng mưa rơi. Mưa, như đang tỉ tê nói những lời trầm trầm, lời nho nhỏ với tôi cùng đêm tối.
Mưa đưa trí nhớ tôi trở về với ánh đèn tù mù của bến xe tỉnh nhỏ, nơi 30 năm trước tôi theo thiên hạ, lần mò cho một lần xuống ghe thuyền, ra tàu lớn. Tôi ra đi, tôi chạy trốn, tôi thèm được xa lìa khỏi quê hương.
Nguyễn Công Khanh: Đi Lễ Giao Thừa
Chùa Việt Nam ở Seattle, Hoa Kỳ |
Bao nhiêu năm ở Seattle và dù không phải là Phật tử thuần thành, nhưng lễ Giao Thừa nào vợ chồng con cái chúng tôi cũng có mặt tại chùa Việt Nam, ngôi chùa đầu tiên của thành phố.
Chiều cuối năm chúng tôi dọn dẹp nhà cửa đón Tết, bầy bàn thờ, sắp mâm cơm cúng, thắp hương mời tổ tiên về cùng ăn Tết với con cháu. Vợ chồng chúng tôi theo ảnh hưởng của các cụ xưa, nên không quên cúng cả vàng bạc tiền giấy, mặc dầu không biết các cụ ở bên kia thế giới có dùng được hay không. Dần dần thành thông lệ. Các con tôi khi còn nhỏ rất thích thú được tham gia việc đốt vàng như một trò chơi. Nay đã trưởng thành, làm việc trong các ngành khoa học, giáo dục, ngoại giao mà khi đi tảo mộ, các con tôi cũng đốt vàng tiền, chắc là để làm yên lòng chúng tôi?
Nguyễn Văn Thà: Ngày Xuân nhớ Song Thân
*Hai hình trên là hình mạ và bọ tôi chụp với các cháu.
Theo lời mạ tôi kể:
Từ làng Mỹ Hoà, Quảng Bình bọ mạ tôi chèo một ghe mắm ngược lên mạn ngược sông Gianh bán và sau đó mua một thuyền cam chở về bán tết.
Trên chiếc thuyền đầy cam vòng về, mẹ tôi sinh ra tôi vào lúc gà gáy canh hai, đêm 16, Tháng Chạp, Năm Giáp Ngọ, tức 2 giờ sáng, đêm 9.01.1955. Khi trốn Cộng sản mà vào Nam, thì cán bộ tiếp cư ghi đại là 02.10.1954. Đêm đó là đêm 16, trăng rất sáng và đêm trăng thì rất lạnh. Mạ tôi tự sinh. Sinh được tôi là con trai đầu, sau 3 chị gái, bọ mạ tôi mừng quá sức. Khi về tới bến, bà nội nghe kêu, lấy mền chạy ra trùm cho cháu mới lọt lòng mẹ và bồng vào nhà. Cả nhà đều mừng.
Thứ Ba, 17 tháng 1, 2023
Nguyễn Xuân Thọ: Cảm nhận quê nhà
Facebook: Tho Nguyen
Cảm nhận quê nhà (1)
Trong hai năm vừa qua, tôi về Việt Nam nhiều lần và lần nào cũng ở lại khá lâu. Má tôi già, yếu nên tôi phải thường xuyên về Sài Gòn chăm bà. Có ông bạn già hay cùng tập thể dục buổi sáng, khi gặp lại cứ tưởng là tôi mới vắng mặt mấy tuần vì dính Covid.Chỉ nhìn xe cộ chạy trên đường, bất kể giờ cao điểm hay không, nhìn cách người ta mua sắm, cường độ ăn uống, người nước ngoài đến Việt Nam luôn bị ấn tượng bởi một xã hội sống động. Ấn tượng này sẽ còn mạnh nhiều, nếu họ biết về vòng quay chóng mặt của đồng tiền. Từ mờ sáng đến nửa đêm, thành phố luôn chìm trong nền tiếng động gồm tiếng còi xe máy, tiếng búa đập của các công trường, giọng loa karaoke, tiếng rao bán hàng… Cháu gái tôi 7 tuổi từ Đức về thăm quê mẹ, rất thích thú nghe các loại tiếng rao, từ của cô bán rau, đến cái kèn xe kem hay cái loa của ông già mua đồ cũ. Cứ mỗi lần như vậy, nó chạy ra nghe, vẫy chào thân thiện rồi quay vào hỏi mẹ: Họ bán cái gì vậy?
Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2022
Bùi Văn Phú: Nước Mỹ và thế giới đã qua dịch Covid chưa?
Trước cái lạnh ngoài trời và những buổi tiệc gia đình cùng liên hoan cuối năm sắp có, giới chức y tế vùng Vịnh San Francisco lại khuyến cáo cư dân nên cẩn thận để tránh lây nhiễm Covid, cảm cúm hay các bệnh hô hấp bằng cách thường xuyên rửa tay, đeo khẩu trang và giữ giãn cách xã hội mỗi khi có thể.
Nhưng dường như chỉ ít người làm theo. Khó quan sát việc rửa tay vì đó là vệ sinh cá nhân, còn đeo khẩu trang và giãn cách xã hội thì hãy nhìn vào sân vận động với các trận đấu bóng bầu dục, môn thể thao được ưa chuộng ở Mỹ, đang diễn ra.
Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2022
Bùi Văn Phú: Kỷ niệm 40 năm Bức tường Đá đen
Tên của 60 nghìn lính Mỹ tử trận trong cuộc chiến Việt Nam được khắc trên những phiến đá đen (Ảnh: Bùi Văn Phú) |
Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2017
Bùi Văn Phú: Cuối năm đi thăm Miệt Dưới
Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016
TRẦN CÔNG SUNG: CUBA SÍ, CUBA NO (Mười Ngày Ở Cuba)
Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2016
Phạm Xuân Đài: Cố đô của nước Nga
Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016
Bùi Văn Phú: Tháng Tám, 41 năm sau
Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2016
Trần Mộng Tú - Phi Châu Đến Thương về Nhớ (Hình ảnh của Ánh, Trâm và Frank)
Khi cô cháu rủ đi Phi Châu với nhóm bạn của cô, tôi rất ngại đường xa, hơn nữa Phi Châu rừng rú, ngà voi, sừng tê giác, vốn không phải là những thứ hấp dẫn hay gợi trí tò mò của tôi. Cháu rủ mãi, tôi nhận lời, xong lại hủy bỏ. Frank hơi thất vọng vì anh muốn đi lắm. Cô cháu tôi la oai oải trong phôn: “Cô không thích, nhưng chú thích thì cô phải cho chú đi.” Ừ, thì nể chồng, nể cháu, đi vậy.
Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016
Nancy Vy Nguyễn - Hành Trình Cho Những Ngày Sau
Dạ thưa,
Gởi các chú, bác, anh, chị, và nhất là hai anh Hùng, Đại, cán bộ điều tra, thuộc cơ quan an ninh, bộ công an, con/em đã đến Thái Lan an toàn.
Con/em xin lỗi nhiều lắm vì đã để mọi người quá lo lắng cho con trong suốt những ngày qua. Nhưng một kịch bản thế này là không thể tránh khỏi, chỉ là nó sẽ sảy ra vào thời điểm nào mà thôi. Không ngày qua thì cũng buộc phải là ngày sau.
Con không về Mỹ ngay mà còn phải lưu lại Thái Lan ít ngày nữa để làm nốt những dự định còn lại của chuyến đi. Có quá nhiều ưu tư để chia sẻ về những gì đã sảy ra, con sẽ cố gắng tường trình ...từ từ.
Một lần nữa con xin lỗi đã để mọi người quá sức lo lắng cho con, nhưng xét về độ thành công thì con cũng đạt được đến 90% những dự định ban đầu.
Con chỉ là một chiếc lá trong hàng vạn chiếc lá, và nếu một chiếc lá đã không bị bỏ rơi thì sẽ chẳng có chiếc lá nào bị bỏ rơi trong công cuộc này. Nancy Nguyễn
Phần 1: HÀNH TRÌNH CHO NHỮNG NGÀY SAU
Đừng bao giờ ảo tưởng rằng bạn "có mánh" để an ninh không lần ra được. Điều đó chỉ khiến bạn thiếu sự chuẩn bị cần thiết khi sự việc sảy ra. Khả năng bạn "thoát" an ninh VN tương đương khả năng bạn trúng số, tốt nhất, không nên quá hy vọng vào điều đó. Chỉ có hai lý do cho việc bạn vẫn còn đang tự do: một là bạn chưa làm gì, hoặc quen biết đủ ai, để đáng bắt, hai là, an ninh muốn dùng bạn làm mồi câu.
Trước khi nhập cảnh vào Việt Nam, tôi đã biết mình không thuộc thành phần thứ nhất. Mỗi một ngày tôi được tự do, sẽ là một ngày tôi có thể vô tình đẩy bạn bè tôi đến hiểm nguy. Tôi biết mình không có nhiều thời gian, và cũng không muốn có nhiều thời gian, tôi không thể tự biến mình thành một thứ mồi câu.
Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016
Song Thao - Nhật (4)
Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016
Song Thao - Nhật (3)
Cưỡi tàu tốc hành từ Okayama, nơi chúng tôi đặt…đại bản doanh, tới Kobe chỉ mất khoảng một tiếng. Chính xác là 57 phút. Nói tới tàu tốc hành là phải nói tới chính xác trăm phần trăm. Chín giờ sáng chúng tôi đã tới thành phố nổi tiếng vì thứ thịt bò quý phái này. Nơi tới được ghi trên vé tàu là shin-Kobe. Lúc đầu thấy những cái tên lạ hoắc như shin-Osaka, shin-Kobe trong khi các địa danh Kyoto, Hiroshima thì lại chẳng có chữ shin ngồi ở trước, tôi thắc mắc: bộ có một thành phố Osaka thứ hai sao? Tìm hiểu ra mới biết shin là chữ viết tắt của tên tàu tốc hành shinkansen. Những thành phố nào mà ga tàu tốc hành nằm ở phía ngoài thành phố thì mang tên ga shin. Ngồi trên tàu vào thành phố tôi lại ngạc nhiên với một thứ không phải là thịt bò. Toàn thành phố đều có phủ sóng wifi!
Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016
Nguyễn Bảo Tuấn - Tại sao không giữ lời hứa với mẹ tôi
trong chiến dịch Damber, Cambodia, Tháng Tám, 1971.
Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016
Ðoàn Thanh Liêm - Nỗi khó xử của Giáo sư Lý Chánh Trung
![]() |
Giáo sư Lý Chánh Trung là cây bút nổi tiếng ở Sài Gòn trước 1975
(Ảnh: Facebook Lý Chánh Dung)
|
Thứ Ba, 15 tháng 3, 2016
Đoàn Thanh Liêm - Ước mơ cuối đời của cha tôi
Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016
Bùi Văn Phú - Ngày xuân mơ ước sum vầy
![]() |
Sinh hoạt tết tại Grand Century Mall ở San Jose (ảnh Bùi Văn Phú) |
Thứ Tư, 3 tháng 2, 2016
Bùi Văn Phú - Mùa đông lên non
![]() |
Sương mai ở Valley View (ảnh Bùi Văn Phú) |