Hiển thị các bài đăng có nhãn Kính Hòa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kính Hòa. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 4 tháng 4, 2019
Kính Hòa RFA: Những cái nhìn khác nhau của người Việt hải ngoại về đối tác chiến lược Việt-Mỹ
![]() |
Tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ cặp cảng Đà Nẵng. 5/3/2018. |
Cuối tháng hai 2019, nhân chuyến đi đến Việt Nam đàm phán với Bắc Triều Tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump mời Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sang thăm Hoa Kỳ trong năm nay.
Ngày 3/4/2019, một số quan chức Mỹ, Việt sẽ tổ chức hội thảo về hợp tác chiến lược Mỹ-Việt tại thủ đô nước Mỹ.
Cộng đồng người Việt hải ngoại nhìn khả năng quan hệ Việt-Mỹ sắp tới đây được nâng lên mức chiến lược như thế nào?
Góc nhìn của người Việt hải ngoại khá khác nhau về quan hệ Việt-Mỹ, thay đổi từ nhận xét tích cực cho đến xem việc đó là điều chỉ làm lợi cho Đảng Cộng sản cầm quyền mà thôi.
Từ bang Maine, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, khoa lịch sử tại Đại học Maine nói với đài RFA:
“Tôi thấy đối tác chiến lược với Mỹ rất quan trọng. Đặc biệt hiện nay Trung Quốc càng ngày càng lấn tới ở Biển Đông.”
Thứ Tư, 20 tháng 3, 2019
Kính Hòa RFA: Việt Nam có khuynh hướng có các tập đoàn tư bản cấu kết với nhà nước
![]() |
Cổng nhà máy sản xuất xe hơi của tập đoàn Vingroup tại Hải Phòng. 2/2019. |
Trong số báo ra ngày 17/3/2019 của tờ VnEconomy, Tiến sĩ Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam được trích lời nói rằng cơ cấu kinh tế của nền kinh tế Việt Nam đang có vấn đề.
Đó là những vấn đề gì?
Trong một Diễn đàn về phát triển kinh tế tư nhân, ông Trần Đình Thiên nhận xét rằng hiện nay các công ty vừa và nhỏ của người Việt không phát triển, bộ phận doanh nghiệp phát triển nhất là các doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Trước đó vài ngày, ông cựu Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Ljungreen, viết trên tạp chí YaleGlobal rằng việc thu hút FDI của Việt Nam có vẻ dễ dàng hơn là phát triển những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, hiện sống tại Hội An, đồng tình với đánh giá của ông Trần Đình Thiên và ông cựu đại sứ Thụy Điển.
“Xuất khẩu của Việt Nam hàng năm là có 75 đến 78% là do các công ty nước ngoài. Còn mấy triệu cái doanh nghiệp Việt Nam không được 25% tổng kim ngạch xuất khẩu. Thành ra nền kinh tế Việt Nam nó không có vững, những doanh nghiệp Việt Nam không tham gia tích cực vào việc phát triển kinh tế.”
Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2019
Kính Hòa RFA: Việt Nam thoát nghèo hay không phụ thuộc vào giáo dục tốt và dân chủ
![]() |
Cửa hàng bán điện thoại thông minh Samsung và những người bán hàng rong trên vỉa hè. Hà Nội 2003. |
Theo một số thông tin được công bố thì mức thu nhập trung bình đầu người của Việt Nam vào năm 2008 đạt xấp xỉ 1000 đô la Mỹ.
Mức thu nhập này được xem như là mức thu nhập trung bình, và bắt đầu từ lúc đó nhiều nhà quan sát kinh tế chính trị đã cảnh báo rằng Việt Nam sẽ bị rơi vào một cái bẫy gọi là bẫy thu nhập trung bình, trong đó nền kinh tế chủ yếu dựa vào việc khai thác sức lao động rẻ và giản đơn.
Đầu năm 2019, một viên chức cao cấp của Việt Nam là ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch- Đầu tư lặp lại lời cảnh báo đó với tình trạng Việt Nam hiện nay nằm trong bốn cái bẫy: chi phí lao động thấp, sản xuất có giá trị thấp, có công nghệ thấp, và thu nhập trung bình.
Thực ra trong bốn điều vừa nêu thì điều thứ tư bao gồm ba điều còn lại gắn chặt với nhau, vì với lao động rẻ, giản đơn, chỉ có thể thao tác máy móc công nghệ thấp, hoặc không có máy móc, và vì thế tạo ra những sản phẩm không có giá trị cao.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế ở Hà Nội, nhận xét về tình trạng thu nhập trung bình của Việt Nam hiện nay:
“Chúng ta đã đạt được cái mức trung bình trong một thời gian khá dài rồi. (Năm nay) là xấp xỉ 2500, nhưng để đạt được mức 12000 đô la một đầu người, lại là một quá trình rất dài và khó khăn.”
Thứ Năm, 8 tháng 11, 2018
Kính Hòa RFA: Trào lưu bỏ đảng và thoái đảng từ năm 2013 đến nay
![]() |
Có nhiều đảng viên cộng sản đang bỏ đảng cộng sản do ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu. 2018. |
Ngày 4/11/2018, nghệ sĩ Kim Chi tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam, là người thứ 14 tuyên bố chuyện này trong vòng 10 ngày sau khi ông Chu Hảo, nguyên thứ trưởng Bộ Khoa học- Công nghệ, Giám đốc kiêm Tổng Biên Tập Nhà xuất bản Tri thức bị Ban Kiểm Tra Trung ương Đảng Cộng sản đề nghị kỷ luật.
Cách đây gần đúng 5 năm, một đảng viên cộng sản lão thành là ông Lê Hiếu Đằng cũng tuyên bố bỏ đảng. Cùng thời gian đó, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, từng làm việc cho cơ quan an ninh Việt Nam bỏ đảng. Đầu năm 2014 một viên chức ngoại giao Việt Nam tại Thụy Sĩ là ông Đặng Xương Hùng bỏ đảng.
Thứ Năm, 1 tháng 11, 2018
Kính Hòa - RFA: In những quyển sách “nhạy cảm” tại Việt Nam như thế nào?
![]() |
Bìa sách Chính trị Bình Dân của Phạm Đoan Trang, xuất bản tháng 9/2017. Hình Tác giả cung cấp. |
Trong quyết định đưa ra vào ngày 25/10/2018 của Ủy ban kiểm tra trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về việc kỷ luật Giáo sư Chu Hảo, Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức có đoạn viết:
Nhà xuất bản Tri thức do Giáo sư Chu Hảo làm Giám đốc đã xuất bản những cuốn sách trái với chủ trương, đường lối Đảng và Nhà nước, đồng thời vi phạm Luật xuất bản nên đã bị cơ quan chức năng thu hồi và tiêu hủy.
Cho tới nay vẫn không thấy Đảng Cộng sản đưa ra thông báo quyển sách nào Giáo sư Chu Hảo cho xuất bản bị trái với chủ tương của họ. Nhưng người ta nhớ đến quyển sách Petrus Ký nỗi oan thế kỷ, tác giả là học giả Nguyễn Đình Đầu, do Nhà xuất bản Tri thức thực hiện, đã được in nhưng bị đình lại, vào tháng 1/2017.
Quyển sách này nói về một nhân vật lịch sử của Việt Nam vào thế kỷ thứ 19 là ông Trương Vĩnh Ký, được nhìn nhận như một nhà văn hóa của Việt Nam vào thời kỳ Việt Nam bắt đầu tiếp xúc với văn hóa Tây Phương. Nhưng ông lại là người hợp tác với người Pháp cho nên bị chính quyền Việt Nam hiện nay xem như một người hợp tác với thực dân xâm lược.
Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018
Kính Hòa - RFA: Kỷ luật Giáo sư Chu Hảo là tuyên chiến chống giới trí thức Việt Nam
![]() |
Giáo sư Chủ Hảo Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức. Hình RFA |
Việc kỷ luật Giáo sư Chu Hảo là một thông điệp nhắm vào giới trí thức Việt Nam của Đảng Cộng sản.
Giáo sư Hoàng Dũng, Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nói như vậy với đài RFA, tối ngày 25/10/2018.
Giáo sư Chu Hảo, Giám đốc – Tổng Biên tập Nhà xuất bản Tri Thức, từng giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường, đảng viên Đảng Cộng sản, vừa bị Ủy Ban Kiểm Tra Trung ương đề nghị kỷ luật với lý do đưa ra là ông đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, tự diễn biến, tự chuyển hóa.
Đây là kết luận tại kỳ họp thứ 30 từ ngày 17-19/10 mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa công bố trong ngày 25/10.
Theo Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà xuất bản Tri Thức do Giáo sư Chu Hảo làm Giám đốc đã xuất bản những cuốn sách trái với chủ trương, đường lối Đảng và Nhà nước, đồng thời vi phạm Luật xuất bản nên đã bị cơ quan chức năng thu hồi và tiêu hủy.
Thứ Năm, 25 tháng 10, 2018
Kính Hòa RFA: Ông Nguyễn Phú Trọng với quyền lực mới có thực hiện cải cách hay không?
![]() |
Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước. 23/10/2018. |
Ngày 23/10/2018, Ông Nguyễn Phú Trọng đương kim Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, được Quốc hội Việt Nam bầu lên làm Chủ tịch nước. Ông là ứng cử viên duy nhất, và được nói là được gần 100% phiếu bầu.
Kính Hòa Đài RFA có cuộc phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học Georges Mason, Hoa Kỳ về vai trò mới của ông Nguyễn Phú Trọng với tư cách đảm nhiệm cả hai chức vụ, Chủ tịch nước và Tổng bí thư Đảng Cộng sản.
Kính Hòa: Giáo sư có ngạc nhiên hay không về việc ông Nguyễn Phú Trọng đảm nhiệm hai chức vụ? Liệu điều này có phải là một giải pháp tình thế như ông ấy từng nói hay không?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi không ngạc nhiên, vì việc này người ta nói đến lâu rồi, và gần đây trong mấy tháng thì rộ lên. Những người nghiên cứu không lấy gì làm ngạc nhiên cả. Nước Việt Nam là nước cộng sản duy nhất hiện nay mà ông lãnh đạo đảng không phải là lãnh đạo nhà nước, thành ra giải quyết cái vấn đề bất thường như vậy là đúng rồi. Cái chết của ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang là cơ hội để người ta giải quyết vấn đề đó. Thành ra nói rằng đó là tình thế thì cũng không sai, nhưng theo ý tôi thì nó là giải pháp mang tính cơ chế.
Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018
Kính Hòa (RFA): Căng thẳng Biển Đông có thể gây ra chiến tranh
![]() |
Chiến hạm Decatur của Mỹ đang hoạt động ở Biển Đông. 10/2016. AFP |
Sự việc tàu khu trục Hoa Kỳ Decatur thực hiện một hải trình sát các bãi đá Trung Quốc đang chiếm giữ ở Trường Sa là Gaven và Garma vào 30 tháng 9, là tiếp nối một loạt các hải trình của tàu chiến phương Tây vào Biển Đông thách thức Trung Quốc, diễn ra chỉ trong thời gian chưa đầy nửa năm.
Cuối tháng 9, một tàu chiến Hàn Quốc, đồng minh của Hoa Kỳ ở châu Á đi sát quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đang chiếm giữ. Sau khi Bắc Kinh phản đối, Hàn Quốc nói rằng tàu của họ tránh bão.
Ngày 17/9 tàu ngầm Nhật Bản ghé cảng Cam Ranh của Việt Nam sau một cuộc tập trận trên Biển Đông với các tàu chiến của Nhật.
Đầu tháng 9 tàu chở trực thăng Kaga của Nhật vào Biển Đông.
Cuối tháng 8, chiến hạm Anh HMS Albion đi sát Hoàng Sa.
Tháng 5, tàu đổ bộ Pháp Dixmude đi ngang qua Trường Sa.
Trong cùng thời gian đó máy bay ném bom chiến lược B52 của Mỹ đã hai lần bay ngang qua vùng trời Biển Đông.
Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018
Kính Hòa RFA: Nhân quyền có là nút thắt đối với Hiệp định mậu dịch tự do Việt Nam Châu Âu?
![]() |
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (trái) và Thủ tướng Đức bà Markel tại Đức, 7/2017 |
Vậy vấn đề nhân quyền ảnh hưởng thế nào đến quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam nói chung, và thỏa thuận mậu dịch tự do Việt Nam Châu Âu nói riêng?
Việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Châu Âu (EVFTA) đã bắt đầu khá lâu, từ năm 2013. Trong suốt quá trình đàm phán đó, hai bên đã bận rộn với những định chế pháp lý, quyền lao động, tiêu chuẩn môi trường, … Theo một số nhà quan sát, tầm quan trọng của EVFTA đối với Việt Nam đã tăng lên nhiều trong hai năm gần đây, khi khuynh hướng bảo hộ mậu dịch bắt đầu xuất hiện mạnh trong thương mại toàn cầu, mà Việt Nam lại là một quốc gia lệ thuộc rất nhiều vào thương mại quốc tế, với tổng kim ngạch thương mại cao hơn 100% tổng sản phẩm quốc dân.
Với sự khó khăn của thị trường Mỹ, vốn lớn bậc nhất cho hàng xuất khẩu Việt Nam, Việt Nam đã kỳ vọng nhiều vào thị trường Châu Âu. Trong hai năm qua người ta chứng kiến liên tục các đoàn ngoại giao Việt Nam đến Châu Âu, mà mục đích lớn nhất được cho là để thúc đẩy EVFTA.
Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018
Kính Hòa (RFA): Khủng hoảng ngoại giao của Việt Nam với châu Âu lớn hay nhỏ?
![]() |
Phiên tòa xử mật vụ tham gia bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin. 4/2018. Hình: AFP |
Một năm sau vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức, một hội nghị của ngành ngoại giao Việt Nam lần thứ 30 được tổ chức tại Hà Nội. Hội nghị này không thấy đề cập đến những đổ vỡ ngọai giao giữa Việt Nam với Đức, Cộng hòa Séc, Slovakia, rồi có thể là tới đây với nước Pháp nữa, do các cơ quan ngoại giao Việt Nam tại các quốc gia này được cho là có liên quan đến vụ bắt cóc.
Nhận định về bài diễn văn dài hơn 6 trang giấy của ông Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị ngành ngoại giao lần thứ 30, Giáo sư Mạc Văn Trang từ Hà Nội nói với Đài Á châu tự do:
“Các nhà lãnh đạo Việt Nam xưa nay là thế, mà không phải chỉ Việt Nam mà cộng sản nói chung là thế, họ tuyên truyền một chiều, nói lấy được, nói lấy phải một mình, rồi khoe thành tích, thậm chí những thành tích không xứng đáng cũng khoe. Bao giờ cũng che đậy những khuyết điểm, những cái xấu của mình đi, mà nếu có đưa ra thì cũng là do nguyên nhân khách quan, do kẻ địch xúi giục, do âm mưu thù địch…”
Bài diễn văn ông Tổng Bí thư đặt ra câu hỏi rằng trong quan hệ với các nước lớn, có điểm “nghẽn” nào cần tháo gỡ, hoặc khâu “đột phá” nào cần mở ra, nhưng tuyệt nhiên không nhắc đến sự căng thẳng với các quốc gia châu Âu sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, mà nhà báo Lê Trung Khoa, người theo dõi câu chuyện ngay từ đầu, từ Berlin, nước Đức cho là một cuộc khủng hoảng lớn nhất của ngành ngoại giao của nhà nước cộng sản Việt Nam từ trước đến nay.
Tuy nhiên Giáo sư Vũ Tường, thuộc Bộ môn chính trị, Đại học Oregon, Hoa Kỳ lại không lượng định vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở tầm mức lớn như vậy:
“Tôi không nghĩ là một khủng hoảng lớn nhất, nó chỉ là một cuộc khủng hoảng thôi. Chuyện vừa rồi cho thấy họ vẫn quen cách làm cũ như thời chiến tranh lạnh. Do đó họ gặp khủng hoảng. Thiệt hại đối với họ thì tôi nghĩ là họ nghĩ rằng không lớn, so với cái mà họ được.”
Thứ Năm, 2 tháng 8, 2018
Kính Hòa RFA: Sở hữu toàn dân về đất đai là trở ngại cho nông nghiệp Việt Nam
![]() |
(Hình minh họa: Getty Images) |
Tại một hội nghị về nông nghiệp diễn ra vào cuối tháng 7/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kỳ vọng rằng trong 10 năm nữa nông nghiệp Việt Nam sẽ nằm trong số 15 quốc gia có nền nông nghiệp phát triển nhất thế giới.
Vì sao nông nghiệp Việt Nam không phát triển trong thời gian qua mặc dù có điều kiện rất tốt để phát triển?
Trang web của chính phủ loan tin về hội nghị phát triển nông nghiệp có đưa ra hai lý do làm cho nông nghiệp Việt Nam không phát triển trong thời gian qua, đó là các doanh nghiệp không đầu tư vào nông nghiệp vì thiếu vốn, và thiếu đất.
Thứ Ba, 8 tháng 5, 2018
Kính Hòa RFA: Vụ án bắt cóc tại Berlin hé lộ hệ thống an ninh Việt Nam tại hải ngoại
Vụ án Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc trên đất Đức đang được tòa án Berlin đưa ra xử công khai, nhiều tình tiết mới, nhân vật mới có liên quan đến cơ quan an ninh Việt Nam được đưa ra tại tòa.
Những tình tiết mới cho thấy dường như có một mạng lưới làm việc cho cơ quan an ninh Việt Nam đã có mặt từ lâu trên một số quốc gia Đông Âu.
Những nhân vật mới
Bà Trần Dương Nga, vợ ông Trịnh Xuân Thanh đã ra tòa thượng thẩm Berlin làm nhân chứng vào ngày 7/5/2018. Tại tòa, bà Nga đã khai ra tên một người có liên quan đến vụ bắt cóc chồng bà tên là Đào Quốc Oai. Nhà báo Lê Trung Khoa của tờ Thời báo bằng tiếng Việt tại Berlin có mặt tại tòa cho biết:
“Hôm nay trong phiên tòa, chị Nga vợ ông Trịnh Xuân Thanh đã nói rằng có một ông là Đào Quốc Oai, hiện đang trốn chạy, sống tại Hải Phòng, có quan hệ mật thiết với an ninh Việt Nam, và đặc biệt là có quan hệ thân thiết với Bộ trưởng Công an Tô Lâm.”
Thứ Tư, 4 tháng 10, 2017
Kính Hòa: Sách "Chính trị bình dân", mong muốn người dân hiểu chính trị là gì
Bìa sách Chính trị Bình dân. 9/2017.
Một quyển sách viết về những khái niệm chính trị vừa xuất hiện tại Việt Nam. Sách có tên ‘Chính trị Bình dân’.
Vì sao tác giả lại đặt tựa cho cuốn sách như thế; và hiện nay người trong nước quan niệm ra sao về chính trị.
Tác giả quyển sách là nhà báo, đồng thời là một nhà hoạt động xã hội dân sự, cô Phạm Đoan Trang.
Cô Phạm Đoan Trang cho biết ý tưởng thôi thúc cô viết quyển sách ‘Chính trị Bình dân’ bắt đầu manh nha khi cô tham gia vào các hoạt động dân sự, đấu tranh dân chủ cho Việt Nam, với những câu hỏi như là chính trị là gì? Dân chủ là gì? Tại sao những cuộc bầu cử ở Việt Nam không được coi là những cuộc bầu cử dân chủ? Tiếp theo đó cô nhận thấy rằng tại Việt Nam hầu như không hề có bất cứ tài liệu nào để trả lời những câu hỏi đó.
Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017
Kính Hòa/RFA: Truy tố vụ Đồng Tâm: Cứu cánh biện minh cho phương tiện
Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung (áo trắng)
xuống xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội vào ngày 22 tháng 4 năm 2017.
Ngày 13 tháng sáu năm 2017, cơ quan cảnh sát điều tra thành phố Hà Nội công bố quyết định khởi tố điều tra vụ Đồng Tâm xảy ra hồi giữa tháng tư năm 2017, dù trước đó ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch thành phố Hà Nội đã ký cam kết không truy tố với người dân Đồng Tâm.
Ngày 14 tháng sáu năm 2017, báo Tuổi Trẻ trong nước phỏng vấn một số đại biểu quốc hội về việc này. Đa số các đại biểu cho rằng hành động ký cam kết của ông Chung là một giải pháp tình huống, là phù hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ.
Chủ Nhật, 4 tháng 6, 2017
Kính Hòa/RFA: Tại Việt Nam (hiện) lịch sử được viết như thế nào?
Ðầu Tháng Năm 2017, tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ có diễn ra một cuộc hội thảo về cuốn sách lịch sử mang tên Vietnam the New History, của nhà sử học Christopher Gosha, tạm dịch, Việt Nam cái nhìn lịch sử mới. Ông Gosha hiện dạy sử tại Ðại Học Quebec ở Montreal, Canada,ông cũng từng nghiên cứu lịch sử và học tiếng Việt tại Việt Nam. Trong quyển sách này tác giả cho rằng lịch sử được dạy ở Việt Nam như một công cụ chính trị.
Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017
Kính Hòa/RFA: Xói lở sông ở đồng bằng sông Cửu Long
Một bến dò trên sông Mekong địa phận tỉnh Cần Thơ
chụp tháng 12/2014. AFP photo
chụp tháng 12/2014. AFP photo
Trong hai ngày 22 và 23 tháng Tư có tất cả gần 20 căn nhà ven sông Vàm Nao bị đổ ụp xuống sông. Ông Lâm Quang Thi, Phó chủ tịch tỉnh An Giang nói với báo chí rằng nguyên nhân ban đầu có thể là do sông Vàm Nao là hợp lưu của hai dòng sông Tiền Giang và Hậu Giang, tạo nên dòng xoáy dưới đáy sông gây ra tai họa sụp đổ nhà cửa tại đây. Còn có nguyên nhân nào khác theo như giải thích vừa nêu của vị chủ phó chủ tịch tỉnh An Giang?
Khai thác cát
Theo tiến sĩ Võ Tòng Xuân, một chuyên gia về vùng Đồng bằng sông Cửu Long, sinh ra và lớn lên tại tỉnh An Giang, thì dọc dòng sông Mekong, chuyện lở bờ sông hoặc bồi đắp tạo nên các cồn cát giữa sông, hay còn gọi là các cù lao là chuyện bình thường của thiên nhiên bao đời nay. Ngoài ra còn có một hiện tượng thiên nhiên nữa mà tiến sĩ Võ Tòng Xuân cho là góp phần vào chuyện sạt lở vừa qua ở sông Vàm Nao là do mưa lớn, làm đất ven sông mềm đi.
Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017
Kính Hòa/RFA: Tam quyền phân lập, chìa khóa của nền dân chủ
Cảnh sát đứng
bên ngoài Tòa án Tối cao Hoa Kỳ
tại Washington, DC. ngày 31 Tháng 1 năm 2017.
Đầu tháng
hai 2017, một số thẩm phán Liên bang Hoa Kỳ ngăn chận không cho thực hiện một sắc
lệnh hành pháp của Tổng thống Mỹ về di dân.
Luật sư Lê
Công Định, hiện đang sống tại Sài Gòn, người từng nghiên cứu luật pháp tại Mỹ
giải thích cơ chế thách thức nhau giữa các quyền lực nhà nước tại Mỹ, và sự cần
thiết áp dụng cơ chế này tại Việt Nam.
Kiểm soát lẫn nhau, một cách độc lập
Luật sư
Lê Công Định: Các thẩm phán Hoa Kỳ không phải chống lại sắc lệnh của Tổng
thống Trump, mà ở đây có một đơn khởi kiện chống lại các sắc lệnh của Tổng thống
Trump, và đưa lên cho các thẩm phán giải quyết. Tòa án liên bang ở Seattle đã
đưa ra một án lệnh là trước tiên tạm đình chỉ thi hành các án lệnh đó. Sau đó
chờ một ngày xét xử chính thức để quyết định sẽ đình chỉ vĩnh viễn hay tiếp tục
thi hành sắc lệnh đó.
Do đó sau
khi nhận được án lệnh, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, đại diện cho Tổng thống Trump và
chính quyền của ông, đưa ra một kháng nghị yêu cầu dỡ bỏ lệnh đình chỉ đó lên
Tòa thượng thẩm liên bang hạt số 9. Chánh án Tòa thượng thẩm xét thấy là cần
thiết nên phải duy trì lệnh đình chỉ đó của Tòa sơ thẩm liên bang. Chúng ta thấy
rằng việc đình chỉ này chỉ là tạm thời và chờ một phiên xử chính thức.
Thứ Ba, 24 tháng 1, 2017
Kính Hòa/RFA: Một đất nước bận rộn
Một nông dân
chở hoa đào bán Tết ở Hà Nội hôm 23/1/2017.
Một tuần lễ
bận rộn của các blogger Việt Nam. Họ vốn bận rộn với muôn vàn chủ đề của xã hội,
của dân sinh, họ lại càng bận rộn hơn khi chính phủ dường như lại có sự bận rộn
riêng của mình, mà lại là sự bận rộn không cần thiết.
Ông Kerry
thăm Việt Nam
Chuyện là
ông John Kerry, Bộ trưởng ngoại giao sắp mãn nhiệm của Hoa Kỳ sang thăm Việt
Nam. Có thể ông Kerry thực sự bận rộn những điều cần phải nói với đất nước ông
vốn nặng nợ, trong thời buổi chính trị quốc tế có nhiều diễn biến khó lường,
nhưng chính phủ Việt Nam lại bận rộn việc ngăn cản một số công dân của mình gặp
ông Kerry, người được xem như một người bạn của Việt Nam.
Mà chuyện
ngăn cản như thế vẫn thường xuyên xảy ra. Người ta cho rằng những công dân Việt
Nam đi gặp những người bạn nước ngoài có thể sẽ gây xáo trộn xã hội, sẽ lật đổ
chính phủ, sẽ diễn tiến hòa bình, và nhiều nguyên do tương tự như vậy. Blogger
Tuấn Khanh cho rằng nếu có những thay đổi cách mạng ở Việt Nam thì những thay đổi
ấy không phải bắt đầu từ những người nước ngoài, mà từ chính khát vọng của dân
chúng Việt Nam:
Chắc chắn
những cuộc gặp của ông John Kerry hay của phái đoàn Liên Minh Châu Âu với dăm
ba người cũng sẽ không thể lật đổ được chế độ Hà Nội, hay làm thay đổi được gì
vĩ đại trên đất nước này. Một vài người Việt Nam được thăm hỏi hay tiếp cận
không thể vụt lên trở thành lãnh tụ của một cuộc cách mạng bí mật. Ngay cả việc
nhận định như vậy là một giả thuyết, thì đó cũng là một loại giả thuyết ngu ngốc
nhằm dựng nên một khung cảnh quốc gia đầy bất an, nhằm âm mưu để tạo thêm quyền
và lực cho cho riêng một bộ phận nào đó.
Nếu như
có đổi thay, thì đó là khát vọng đổi thay của cả dân tộc Việt Nam để đi tới một
ngày mai tốt đẹp hơn với một quốc gia vững vàng về công lý và pháp luật, để tìm
kiếm những người lãnh đạo tương xứng với giá trị lịch sử và tương lai mà tổ
tiên Lạc Hồng di huấn. Chính nội lực của người Việt Nam sẽ quyết định tất cả chứ
không thể là một âm mưu nào đó từ Hoa Thịnh Đốn hay Bắc Kinh. Giống như Đức
Tăng thống Thích Quảng Độ từng nói "đừng trông chờ vào ai, mà hãy là tự
chính chúng ta".
Thứ Năm, 19 tháng 1, 2017
Kính Hòa/RFA: Đồng bằng sông Cửu Long: Thiên đường đã mất
Ngoại trưởng
Mỹ John Kerry nhìn ra cửa sổ máy bay khi bay ngang
vùng Đồng bằng sông Cửu Long
hôm 14/1/2017 trong chuyến thăm Việt Nam.
Ô nhiễm mới
và cũ
Đồng bằng
châu thổ sông Cửu Long với diện tích khoảng 30 ngàn cây số vuông, được biết là
một vùng nông nghiệp trù phú của Việt Nam, sản xuất nhiều lương thực, thủy sản
cho nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Tuy nhiên nền nông nghiệp đồng bằng
sông Cửu Long đã không phát triển mạnh trong những năm gần đây. Vùng đất này lại
đang gặp những khó khăn mới từ ô nhiễm môi trường do công nghiệp hóa đang diễn
ra nơi đây. Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu
tại Cần Thơ cho biết:
“Chúng ta
biết rằng sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long đã đạt đến mức tối đa.
Đất nông nghiệp đã được sử dụng gần hết, thậm chí tăng thêm số vụ, vì diện tích
không tăng được nữa. Trong khi đó thì người nông dân vẫn còn nghèo, áp lực dân
số gia tăng, mùa màng thất thường, thiên tai,… làm cho vùng nông thôn khó phát
triển. Hướng phát triển cho một số tỉnh thành là người ta mở rộng các khu công
nghiệp. Ở đồng bằng sông Cửu Long, phát triển công nghiệp đã hình thành, nguy
cơ về ô nhiễm không khí, tiếng ồn, rác thải, đã được lưu ý. Chúng tôi đã cảnh
báo một số nhà máy có thể gây ô nhiễm.”
Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016
Kính Hòa/RFA: Tại sao cơn lũ có liên quan đến chính trị?
Thủy điện
Hố Hô xả lũ hôm 17/10/2016,
góp phần gây lũ lớn tại vùng hạ du Hương Khê, Hà
Tĩnh.
Lũ thủy điện
Hơn 230
người chết sau những cơn mưa lớn ở miền Trung, mà nguyên nhân trực tiếp là những
đập thủy điện xả lũ, gây nên thảm cảnh mà giới truyền thông gọi là lũ chồng lên
lũ.
Điều đáng
nói là chuyện đập thủy điện xả lũ làm chết người, làm thiệt hại tài sản người
dân không phải là chuyện mới. Năm nào cũng vậy cứ đến mùa mưa ở miền Trung là đập
thủy điện lại xả nước là chết người.
Những tiếng
nói phản biện đầu tiên cho chuyện này đến từ những trang mạng điện tử không do
nhà nước kiểm soát, rằng chính những nhóm người có quyền lợi lớn do thủy điện
mang lại đã có quyền lực quá lớn, duy trì nó, mặc kệ tính mạng người dân.
Những tiếng
nói phản biện thủy điện nay đã sang đến truyền thông chính thống của nhà nước.
Kỹ sư
Nguyễn Tiến Trung viết trên trang của ông rằng “Cả nước điêu đứng, hi sinh
cho quyền lợi của một nhóm nhỏ có đặc quyền, đặc lợi, và ông đặt câu hỏi phải
chăng Đó gọi là công bằng Xã Hội Chủ Nghĩa?”
Một số
người đang kêu gọi để tang cho hơn hai trăm đồng bào bị thiệt mạng vì lũ trong
năm nay, với một bảng trắng chữ đen bắt đầu được chia sẻ trên mạng xã hội.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)