Hiển thị các bài đăng có nhãn J.B Nguyễn Hữu Vinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn J.B Nguyễn Hữu Vinh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

J.B Nguyễn Hữu Vinh - Chỉ cần lắp đèn vào đầu lãnh đạo


J.B Nguyễn Hữu Vinh - 

Có lẽ cần thiết hơn việc lắp hàng ngàn camera vào phòng hỏi cung như dự định tốn hàng núi của mà dân càng mất tiền lại mất cả lòng tin, thì đơn giản hơn, chỉ cần lắp vào đầu lãnh đạo đảng, chỉ mỗi cái đầu một bóng đèn 5 wat. Chỉ vậy thôi cũng đủ để nó đốt cháy đi tính ích kỷ, lợi lộc phe nhóm của riêng mình, may ra cái đầu sẽ được soi sáng hơn mà nhìn thấy lợi ích của đất nước, của dân tộc.

Nguyễn Thanh Chấn, người bị kết oán chung thân, đã bị giam oan 10 năm

Khi đó, hệ thống tam quyền phân lập sẽ ra đời, người dân bớt oan sai, đau thương và đất nước mới có cơ hội ngẩng mặt lên với năm châu.

Vụ án Nguyễn Thanh Chấn đã làm nóng lên diễn đàn xã hội Việt Nam về những vụ án oan, án sai và số phận những công dân vô tội bỗng dưng bị tù đày, giam cầm, thậm chí là mất mạng. Khỏi phải nói, với những gì báo chí nói đến, thì người ta cũng đã hình dung được nỗi oan của công dân này ra sao và nguyên nhân chính là việc ép cung, bức cung và dàn dựng vụ án theo ý cơ quan điều tra.

Dư luận đặt câu hỏi: Án oan, án sai ở Việt Nam bao giờ sẽ chấm dứt, bao giờ số phận công dân không bị đe dọa vào tù oan bởi hệ thống chính trị, pháp luật Việt Nam?

Bài ca không quên: Bao nhiêu người vô tội được đi tù?
Nếu chúng ta đi trên đường con đường đặt tên là Hồ Chí Minh, từng đoạn một chúng ta sẽ thấy những tấm bảng hiệu chỉ dẫn đến các nhà tù. Hầu như không tỉnh nào không có hệ thống nhà tù trên rừng heo hút phía Tây, ngoài hệ thống nhà tù vùng đồng bằng khá nổi tiếng và nhiều người biết.

Số lượng tù nhân ở Việt Nam là một con số không được công bố. Nhưng, mới đây, chỉ riêng một đợt đặc xá ngày 29/8/2013, đã có 15.446 người được ra khỏi nhà tù vì lý do nhà tù quá tải. Như vậy, dù không công bố, thì người ta vẫn có thể dự đoán được số tù nhân là con số không hề nhỏ. Theo số liệu được báo chí Việt Nam công bố, thì hiện nay tỷ lệ án oan trên 10%. Như vậy, trong số hàng trăm ngàn người trong các trại giam, sẽ có hàng chục ngàn người vô tội được đi tù.

Vấn đề án oan, án sai đã là vấn đề muôn thuở từ xưa đến nay được báo chí, nhà nước, quốc hội, dư luận nhân dân chú ý, kêu gọi, lên án, chất vấn… đủ cả. Thế nhưng, lượng án oan, án sai - là điều mà không ai chấp nhận được – vẫn cứ đều đều không hề có tín hiệu giảm xuống.

Sáng 27/11/2006 chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Văn Hiện phát biểu trước Quốc hội là ông đã “vơ vét” hàng trăm thẩm phán cho ngành tòa án để giải thích cho việc riêng trong năm 2005, có tới 9.000 vụ án bị hủy án, sửa án, có nghĩa là gần một vạn vụ án sai đã được phát hiện. Từ đó trở đi, mỗi lần Quốc hội họp lại cứ bài cũ diễn lại, lại quyết tâm, lại trách nhiệm, lại nâng cao, lại đẩy lùi… Thế rồi, đủ các phương thức, lời bàn, những tiếng kêu thống thiết rằng không thể đầy số mệnh công dân vào oan trái bởi hệ thống pháp luật… Nhưng, những tiếng kêu chỉ để mà kêu, lời bàn chỉ để mà bàn. Bởi những biện pháp kia, lời bàn kia chỉ là chuyện gãi ghẻ.

Án oan sai vẫn không có lối thoát.Nguyên nhân của mọi nguyên nhân

Sở dĩ, chuyện hạn chế án oan sai cứ như gãi ghẻ mà không thể dứt điểm, không thể hạn chế, thậm chí, càng những năm gần đây, những vụ án bị oan khuất trắng trợn bởi ép cung, bởi bao che tội phạm, bởi tiền… thậm chỉ chỉ vì bởi thành tích lên sao, lên vạch chiếm chức tranh quyền của cán bộ thừa hành. Tất cả đẩy số phận người dân trở thành trò đùa và miếng mồi của cả hệ thống pháp luật.

Sau hơn 7 năm kể từ khi ông Chánh án Tòa án Tối cao Nguyễn Văn Hiện “vơ vét” thẩm phán cho ngành tòa án, và hạ quyết tâm thì án oan vẫn lan tràn, án sai vẫn không thay đổi. Người ta đổ cho nhiều lý do để tạo nên tình trạng đó nào là cơ chế, nào là bộ luật, nào là khách quan… để chứng minh một điều: Oan sai là hiển nhiên, chẳng ai có tội ở đây. Nếu có tội chăng, chỉ là thằng dân có tội là đã sinh ra để chịu oan sai. Thế thôi.

Người ta đổ cho cơ chế, nhưng cơ chế là thằng nào, mặt mũi ra sao, chẳng ai dám chỉ ra nó. Bởi nó chính là con đẻ của thể chế cộng sản.

Người ta đổ cho bộ luật tố tụng, bởi dù Bộ luật đã ghi rõ luật sư có thể được tham gia quá trình tố tụng từ đầu nhưng phải có điều kiện là “nếu được sự đồng ý của cơ quan điều tra”. Nghĩa là, sinh mạng của người dân vẫn được “sự lãnh đạo tuyệt đối” của đảng quyết định thông qua  bàn tay công an. Bởi công an ta với trình độ “giỏi nhất thế giới” – nói theo cách của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền – thì vẫn muôn đời khó tìm ra được tội phạm. Trong dân gian đã chẳng lan truyền câu truyền miệng “không có tội thì đánh cho có, có tội thì đánh cho chừa” đó sao.

Bằng chứng là vụ án mới nhất ông Nguyễn Thanh Chấn (rất may chưa được lãnh đạn đồng chỉ vì có ông bố liệt sĩ), phải chờ đến khi tội phạm đầu thú mới biết oan sai, nhưng không một cán bộ công an nào nhận ép cung, tra tấn đấy thôi. Làm gì nhau.

Quốc hội, cơ quan được gọi là Quyền lực cao nhất của đất nước, nhưng bản Hiến pháp của Quốc hội cũng chỉ đứng sau Cương lĩnh của Đảng Cộng sản (theo Nguyễn Phú Trọng). Nghĩa là vị trí của Đảng là siêu cao. Tuy đảng ở vị trí siêu cao, lãnh đạo tuyệt đối, mọi mặt, nhưng đảng có truyền thống là không chịu trách nhiệm mọi mặt. Chẳng là dân gian vẫn có câu “Mất mùa là bởi thiên tai, được mùa là bởi thiên tài đảng ta” đấy sao! Cái thói tranh công, đổ lỗi và từ chối trách nhiệm thì đảng ta thành thần.

Còn công an, là lực lượng được Đảng CS coi là thanh kiếm, lá chắn của đảng, xác định là “còn đảng, còn mình”. Do vậy được đảng ưu ái, được đảng chăm muôi để giữ cho đảng độc chiếm cái ghế quyền lực. Và vì được ưu ái, xã hội Việt Nam dần dần chuyển thành chế độ công an trị đặc trưng. Từ Thủ tướng chính phủ, đến Bí thư Tỉnh ủy, từ ông Quản lý tôn giáo đến ông chủ tịch tỉnh… con số từ ngành công an chuyển sang là rất lớn.

Nhiều vụ việc công an gây tội ác, đều được xử lý theo kiểu không chỉ giơ cao đánh khẽ mà là nuông chiều đến hư hỏng. Một công an phạm tội hiếp dâm trẻ em được thả tự do. Lý do được giải thích là “rối loạn cảm xúc tình dục”. Dù rối loạn nhưng vẫn làm công an, vẫn là con của một công an khác. Nhà dân đang yên lành, công an tổ chức những “trận đánh đẹp” thế là đạn nổ, nhà tan, tài sản biến mất. Để rồi cuối cùng, dân cứ thế vào tù, còn ông Đại tá Đỗ Hữu Ca được phong lên cấp tướng. Đó mới là câu chuyện nên “viết thành sách” của ngành công an cộng sản.

Bao người dân đã “tự nguyện” đến đồn Công an để tự vẫn hoặc chết không rõ nguyên nhân. Bao người dân bị đánh chết, công an hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra án mạng, đều được “gãi ghẻ” dăm ba năm tù lấy lệ. Tất cả, chỉ đơn giản họ là công an.

Việc dung túng, bao che, nuông chiều một lực lượng cầm súng tung hoành trong xã hội là nguyên nhân trực tiếp đẩy nạn án oan, án sai ngày càng nhiều.

Nhưng, nguyên nhân sâu xa nhất vẫn là “sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng” tác động tất cả các quá trình, mọi khâu trong việc bắt giữ, điều tra, xét xử, kiểm sát… Điều này thì rõ ràng như hai với hai là bốn.

Không ai có thể phủ nhận được một điều: Với một nền pháp lý bị dẫn dắt theo một định hướng, bởi một người hoặc một nhóm độc tài, thì chuyện thiếu khách quan, không rành mạch, dẫn tới oan sai với người dân vô tội là hẳn nhiên. Thậm chí, bất chấp nguyên tắc tố tụng hơn cả là điều mà báo chí đã nhiều lần lên tiếng là cơ chế “án bỏ túi” bởi ban Nội chính, bởi ý đảng, bất chấp lòng dân. Đặc biệt là những vụ án mang yếu tố chính trị, bất đồng chính kiến. Ở đó, việc xét xử, luật sư, luật pháp, tố tụng… chỉ là trò hề trang điểm bộ mặt nhớp nhúa độc tài.

Thật ra, đó là một cơ chế Đảng thì lãnh đạo để nhân dân lãnh đủ và trái ý thì lãnh đạn.
 
Lối thoát của đất nước hay cửa tử của Đảng?

Không ai không công nhận một điều: Ở một chế độ tam quyền phân lập, mọi hoạt động tố tụng được tiến hành độc lập, tuân theo nguyên tắc: Chỉ tôn trọng pháp luật, quân pháp bất vị thân. Mọi hoạt động của hệ thống công quyền được giám sát, khách quan và chặt chẽ. Do vậy án oan sai được hạn chế đến mức tối đa.

Thế nhưng, vì sao điều này không được thực hiện, thậm chí Nguyễn Phú  Trọng còn lên giọng dọa dẫm: “Có ai đòi tam quyền phân lập không… Như thế là suy thoái chứ còn gì nữa”.

Có thể nhiều người dân rất lấy làm lạ là tại sao, một điều mà nói theo ngôn ngữ dân gian là “đơn giản như đan rổ” vậy mà cả bộ máy đảng cộng sản là trí tuệ nhân loại, lại còn là đạo đức, là văn minh lại không hiểu được? Tại sao họ luôn rêu rao “vì hạnh phúc của nhân dân” rằng “không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân” mà lại không thực hiện điều lợi ích đó?

Thực chất ngoài những ngôn từ bóng bẩy của cộng sản, thì điều mà đảng cộng sản không thể che đậy, đó là bằng mọi cách lấp liếm, ngụy biện, cố bám trụ bằng được vào vị trí quyền lực, đặt nhân dân Việt Nam dưới ách thống trị của họ. Tất cả những lời lẽ ong bướm, bay bổng và thơm tho nhưng xám ngoét kia, chỉ nhằm mục đích như vậy. Và khi điều đó không còn là chính danh, chính đáng, thì việc thực hiện mục đích đó bằng mọi cách, là sự bẩn thỉu.

Và cũng vì mục đích bẩn thỉu đó, mà họ không thể đi thẳng vào sự thật, đi thẳng vào bản chất sự việc, nên cứ “vòng vo con nhặng” và loanh quanh như cún bí ỉa. Chính họ cũng thừa biết rằng đó là lối thoát của đất nước, nhưng họ cũng lo sợ rằng đó cũng là cửa tử của Đảng.

Mới đây, trước Quốc hội, Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an đã trả lời rằng “Đang lắp camera vào phòng hỏi cung” để nhằm giảm oan sai. Điều này được áp dụng theo ý kiến của đại biểu Quốc hội bà ĐB Lê Thị Nga.

Đọc qua chi tiết này, người ta không thể không bật cười. Bà Lê Thị Nga này quả là ngây thơ, cứ nghĩ lắp vài cái camera vào đó, thì bàn dân thiên hạ được xem công an hỏi cung chăng? Xin thưa đừng mơ, ngay cả khi đưa công dân ra xét xử công khai, mà vẫn cứ hàng ngàn cảnh sát, dân phòng, công an các loại lớp trong vòng ngoài, cấm người dân đến gần tòa án. Vậy thì bà có lắp 1000 cái camera vào đó, thì vẫn là đảng điều tra, đảng kiểm sát và đảng xử. Tất cả thông qua hệ thống đảng viên của đảng mà thôi. Mà khi chỉ mình đảng múa tay trong bị, thì người dân lãnh đủ là cái chắc.

Điều duy nhất có ích ở đây, là công an cả nước có thêm một dự án tiêu thêm hàng đống tiền dân. Dân cứ còng lưng mà đóng thuế cho đủ mua, không đóng trực tiếp thì bằng tăng giá điện, giảm lương, tăng giá xăng dầu, thuế, phí… cứ đầu thằng dân mà đấm. Đã có đầu tư, ắt có tham nhũng, đó đã là quy luật, là chuyện thường ngày.

Còn hiệu quả ư? Chỉ là chuyện đùa của cây đèn cù, tít mù rồi lại vòng quanh.

Có lẽ cần thiết hơn việc lắp hàng ngàn camera vào phòng hỏi cung như dự định tốn hàng núi của mà dân càng mất tiền lại mất cả lòng tin, thì đơn giản hơn, chỉ cần lắp vào đầu lãnh đạo đảng, chỉ mỗi cái đầu một bóng đèn 5 wat. Chỉ vậy thôi cũng đủ để nó đốt cháy đi tính ích kỷ, lợi lộc phe nhóm của riêng mình, may ra cái đầu sẽ được soi sáng hơn mà nhìn thấy lợi ích của đất nước, của dân tộc.

Khi đó, hệ thống tam quyền phân lập sẽ ra đời, người dân bớt oan sai, đau thương và đất nước mới có cơ hội ngẩng mặt lên với năm châu.

Hà Nội, ngày 22/11/2013
J.B Nguyễn Hữu Vinh




Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

J.B Nguyễn Hữu Vinh - Hệ thống tuyên truyền và Tướng Giáp huyền thoại


J.B NGUYỄN HỮU VINH -

Đám tang tướng Võ Nguyên Giáp đã xong, một đám tang được nhiều hệ thống truyền thông chú ý và bình luận nhiều chiều, khen, chê… đủ cả. Nhưng, cần phải công nhận sự thật khách quan này: Đây là một đám tang mà số lượng người quan tâm, đến viếng rất lớn, hơn hẳn một đám tang binh thường. Thậm chí, theo tôi nghĩ thì lượng người đến viếng ông, rất có thể ngoài cả sự tưởng tượng, dự đoán của chính nhà nước. Việc chậm trễ thông báo, việc lúng túng trong cách giấu diếm tiểu sử, việc lấn bấn trong việc đưa tin… đã thể hiện điều này. 


người đến với đám tang Tướng Giáp là ai? 

Dòng người viếng tướng Giáp đông đúc, thể hiện sự kính trọng, sự quan tâm, sự nuối tiếc, sự tò mò hay sự hiếu kỳ? Chưa thể kết luận, vì chưa có ai và chưa có con số nào thống kê cụ thể. Nhưng, ai cũng muốn ghép tất cả số người và những công việc liên quan đến tướng Giáp vào nhóm những người nghĩ như mình. Việc vơ vào này có tính chất áp đặt lẫn nhau, có tính chất độc đoán của từng nhóm suy nghĩ nhằm chứng minh một điều: Duy nhất, mình là người suy nghĩ đúng, đánh giá đúng, hành động đúng.

Những người đến với lòng kính trọng tướng Giáp, hầu hết đều cho rằng Dòng người kia, đám đông kia, tất cả đến viếng tướng Giáp đều do lòng kính trọng như mình đã dành cho vị đại tướng cống hiến suốt đời cho đất nước, nhân dân.

Nhưng, nhóm người tò mò, hiếu kỳ đến để xem cơ ngơi tướng Giáp, một cơ ngơi giữa thủ đô mà cả đời có mơ cũng chẳng bao giờ bén mảng đến đó được thì chép miệng: Ừ ngôi nhà cũng rộng rãi, thoáng mát, nhưng không như mình tưởng tượng, chắc đám kia cũng thất vọng như mình sau khi vào xem.

Rồi đám người vốn uất ức vì đến cả một vị đại tướng công thần chế độ mà cũng đã phải ngậm đắng nuốt cay trước những đòn thù mà các đồng chí của ông đã cho ông nếm mấy chục năm qua thì chắc chắn điều này: “Tất cả đều cũng như mình, kéo đến thật đông ở đám tang này cho những kẻ đã chơi bẩn với cả đồng chí của mình phải hiểu rằng chúng ta đang cùng nhau phản đối chúng nó đây”.

Ở đây, họ tự coi tướng Giáp như một nạn nhân mà họ cần cảm thông, bày tỏ thái độ, bênh vực người bị yếu thế… Thậm chí, từ sự cảm thông đồng cảnh, dẫn đến sự đồng cảm tự lúc nào không hay. Điều mà người đời thường hay bảo: “Khóc giả, nước mắt thật” là trạng thái đó.

Và cứ thế, đám tang rất đông.

Việc đông đúc này cũng là một hiện tượng. Và có thể tìm hiểu hiện tượng này từ nhiều góc độ khác nhau.  

Sản phẩm của Truyền thông 

Về tướng Giáp, tôi cũng như “tuyệt đại đa số” những người dân Việt Nam, đa số chỉ biết về ông qua sách, báo, đài… đại khái là những công cụ tuyên truyền của đảng cộng sản. Rồi thì sau đó, khi lớn lên, qua hệ thống sách vở, báo chí cũng là của nhà nước cộng sản.

Theo đó, tất cả các đồng chí cộng sản đều là tuyệt vời về đạo đức và tài năng, và vì thế nên đảng cộng sản là tập hợp của những tài năng, đạo đức và tiến bộ. Vì thế, Đảng là đạo đức, là văn minh. Những câu đó, mọi người dân Việt Nam thuộc nằm lòng, còn hơn là nhớ bố mình tên gì, bao nhiêu tuổi.

 Theo đó chúng ta đều biết rằng chúng ta có một quân đội anh hùng, được đảng lãnh đạo, và ở đó mọi chiến sỹ từ cỡ như Lê Văn Tám đều là kiên trung, gan dạ và tuyệt vời về đạo đức, “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu”, “đi dân nhớ, ở dân thương”. Còn hàng ngũ sĩ quan, tướng tá thì chỉ có từ anh hùng và tuyệt vời… trở lên.

Cũng theo đó, chúng ta biết được rằng quân đội chúng ta được “Bác Hồ”1 thành lập, dìu dắt và lãnh đạo, có Đại tướng Giáp là học trò xuất sắc của “Bác Hồ”1  trực tiếp cầm đầu. Và vị đại tướng đó là vị đại tướng huyền thoại, chưa biết thất bại là gì đã đưa đất nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong cuộc chiến này đến cuộc chiến khác. Và đã vậy, thì hẳn nhiên học trò xuất sắc của bác, cũng sẽ vĩ đại và tốt đẹp nếu không bằng thì cũng gần như “Bác”!

Và ngày này, sang tháng khác, hệ thống tuyên truyền đã nhồi vào tai, nhét vào óc tất cả mọi người từ mọi khía cạnh, mọi nơi và mọi lúc những thông tin đó.

Và người dân biết đến một Võ Nguyên Giáp huyền thoại, một Võ Nguyên Giáp “tài giỏi, đạo đức, văn võ vô song và trong sáng vô ngần”.

Đến mức, khi tướng Giáp bị thất sủng, “được” đảng và nhà nước xếp vào chức vụ mà dân gian gọi là “quan cai đẻ” (Thậm chí, năm 1984, khi cả nước rình rang kỷ niệm 30 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, tướng Giáp không được xuất hiện với phái đoàn nhà nước hoặc chính phủ ở đó. Hệ thống báo chí, truyền thông, các “đồng chí lãnh đạo” đảng và nhà nước không hề nhắc đến, không hề muốn nói đến nữa…) Thì những thông tin đã đóng đinh về một “vị đại tướng huyền thoại” kia vẫn không thể gột rửa ra khỏi đầu nhân dân. Thậm chí, dư âm của những thông tin kia, đã mọc ra những dư âm khác về sự bạc đãi với vị tướng này, nó lan truyền trong dân chúng.

Thực tế thì 90 triệu người dân Việt Nam hôm nay, con số gặp được Đại tướng Võ Nguyên Giáp để biết mặt mũi thật có khác với những hình ảnh trên báo chí không, có bị photoshop hóa trang khác đi không… chắc chắn là rất ít. Chưa nói đến mức hiểu được con người của ông Giáp thật sự là gì, tính nết ra sao, đạo đức cỡ nào…

Ngay cả trong dòng người đông đúc xếp hàng từ sáng sớm đến tận khuya kia, mấy ai được gặp tướng Giáp để hiểu về ông, nếu không phải là họ biết một tướng Giáp qua hệ thống tuyên truyền của cộng sản.

Mà hệ thống tuyên truyền của Cộng sản là gì? Chúng ta đã hiểu về nó, những người có đầu óc quan sát đã hiểu về nó. Nghĩa là bất chấp tất cả, miễn là có lợi cho đảng cầm quyền.

Bằng chứng là ngay cả khi tướng Giáp đã chết, thì hệ thống này vẫn bất chấp sự thật để bớt đi điều mà ai cũng biết là quãng đời ông Giáp bị nhục mạ, bị cố tình bỏ quên bằng cái chức “Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch” – Một chức vụ mà mới đây, chính thức nhà nước đã phải giấu diếm khi đưa tiểu sử của ông.

Bằng chứng là ngay cả trong lễ tang, con trai tướng Giáp là Võ Điện Biên, cũng chỉ dám nhắc đến “Đại tướng” với “hai cuộc kháng chiến” mà thôi. Trong khi thực tế, ông Giáp đã trải qua và tham gia cả ba cuộc chiến chống Pháp – Mỹ - Trung Quốc. Vì sao vậy?

Ngoài hệ thống tuyên truyền cộng sản, những năm gần đây, người dân Việt Nam còn được tiếp xúc với mạng Internet, một hệ thống thông tin đã làm thay đổi thế giới hiện đại. Ở đó, người ta thấy có nhiều thông tin không chịu sự kiểm soát của đảng, chứa đựng nhiều sự thật và khách quan. Ở đó cũng có nhiều cơ hội để người đọc  tự kiểm chứng, tự xác định và nhất là tự chọn cho mình cách tiếp cận, thu lượm thông tin.

Theo đó, ở Việt Nam, đại tướng Võ Nguyên Giáp có một thời gian dài, bị chính các đồng chí của mình chơi bẩn, đẩy đại tướng vào những công việc, những tình huống mà nếu với bản lĩnh vị tướng, thì ít ai chấp nhận được.

Theo đó, đại tướng đã lấy chữ “Nhẫn” làm đầu, để tồn tại đến khi đạt 103 tuổi.

Theo đó, vị đại tướng huyền thoại “đánh đâu thắng đó” này là vị tướng nướng quân không biết tiếc, miễn đạt được thắng lợi cuối cùng. Bởi trên Đại tướng là “Bác Hồ”1 đã từng tuyên bố: “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng giành cho được độc lập”. Hoặc “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố có thể bị tàn phá. Song nhân dân Việt Nam quyết không sợ”. Bởi vì, đó là cách mà người Cộng sản quyết giành thắng lợi.

Với một cuộc chiến mà một bên quyết chết đến người cuối cùng, bất chấp số lượng, bất chấp cơ đồ, bất chấp tất cả để giành thắng lợi… thì bên kia chỉ còn một cách hoặc giết tất cả, hoặc bỏ chạy không kịp xách dép.

Cũng theo đó, Võ Nguyên Giáp là một người cộng sản từ đầu đến chân, từ khi tuổi trẻ đến khi chết. Tất cả những việc làm của ông, những lời nói, kiến nghị… đều nằm trong khuôn khổ, chuẩn mực của người đảng viên cộng sản.

Và bao nhiêu chuyện khác nữa đều từ nguồn báo chí nhân dân trên mạng Internet. Từ đó, người dân có cái nhìn khác, có góc nhìn khác và tiếp cận các luồng thông tin đa chiều, có nhiều điều kiện kiểm định nguồn tin hơn cũng như hiểu được nhiều vấn đề liên quan đến từng con người.

Cũng chính vì có những thông tin từ đó, nên mới có đến 3 nhóm người đến dự đám tang tướng Giáp như đã phân tích ở trên. Nếu không, nếu chỉ có một hệ thống truyền thông cộng sản, người ta có thể dễ dàng tiến hành một đám tang như đám tang Kim Nhật Thành hoặc Kim Jong In ở Bắc Hàn không đến nỗi khó khăn cho bất cứ ai, miễn họ thấy điều đó là có lợi cho Đảng cộng sản. 

Thực và hư trong truyền thông Cộng sản: Công nghệ chế tạo huyền thoại 

Một lần cách đây chưa lâu, tôi đến thăm Bảo tàng Điện Biên Phủ, cô gái được giao nhiệm vụ thuyết minh về phòng trưng bày cứ thao thao bất tuyệt với cả đoàn người đến tham quan rằng:
- Sau 13/3 quân ta bao vây Điện Biên Phủ. Vòng vây ngày càng siết chặt làm cho giặc Pháp khốn đốn và hoảng sợ. Hàng ngày chúng trốn trong hầm, chờ chiều tối, chúng mới mò ra khỏi hầm ăn cắp hàng tiếp tế.

Thấy là lạ, tôi hỏi lại: 
- Thưa cô, như vậy là bọn Pháp đã phải trốn trong hầm và đến tối mới ra ăn cắp hàng tiếp tế, viện trợ chứ ban ngày nó không ra? 
- Vâng, ban ngày nó ở trong hầm, cứ chiều tối mới ra. 
- Vậy thì hàng viện trợ đó của ta hay của ai? Và viện trợ, tiếp tế cho ai? 
- Là bọn Pháp bỏ xuống cho quân của nó đang bị ta bao vây ạ. 
- Vậy thì nó ra lấy hàng của nó, sao cô bảo là nó ra “ăn cắp”? Người khác lấy của nó thì mới là ăn cắp chứ? 

Cả đoàn người trong phòng cười vang, nhiều người cố nhịn mà không nhịn được. Cô gái đỏ mặt và ngắc ngứ: “Dạ, em nói nhầm, không phải là ăn cắp mà là quân nó ra cắt hàng viện trợ ạ”, rồi nhanh chóng chuyển sang đề tài khác. Đấy là một cách tuyên truyền xuyên tạc sự thật.
   
Mới đây, chúng tôi ghé thăm khu nhà Vương, dinh cơ của cụ Vương Chính Đức, người H’Mông ở Đồng Văn, Hà Giang. Ông là một thủ lĩnh, được người H’Mông gọi bằng Vua Mèo, cát cứ khu vực Đồng Văn. Khi người Pháp vào khu vực Đồng Văn đã bị kháng cự quyết liệt và buộc người Pháp phải ký hiệp ước Pháp – Mèo năm 1913. Thế rồi, ông được Việt Minh lôi kéo để “trở về với cách mạng”, con ông về theo “Cụ Hồ” rồi thành đại biểu Quốc Hội khóa I, II. Cách đây chưa đầy chục năm cháu chắt của ông vẫn ở khu nhà này. Nay nhà nước “xếp hạng” và con cháu ông phải dọn ra khỏi đó để nhà nước làm khu du lịch.

Cô hướng dẫn viên du lịch rất thuộc bài: “Cụ Vương đã kết nghĩa anh em với “Bác Hồ” và bác đã đặt lại tên Vương Chí Sình thành Vương Chí Thành, là tên hồi nhỏ của bác”. Cả đoàn khách du lịch há hốc mồm như nuốt từng lời. Và những lời đó sẽ theo chân các đoàn khách du lịch đi khắp mọi miền, trong và ngoài nước.

Tôi thấy ngờ ngợ. Lẽ nào ông Hồ Chí Minh có một người anh em kết nghĩa mà đến ngôi nhà cũng bị lấy làm khu du lịch để con cháu phải ra ngoài?

Thế rồi tìm hiểu thì báo chí giải thích là đâu phải thế, rằng là vì “Để tạo thế ''ỷ dốc'' và khuếch trương thanh thế cho ông Vương…, Việt minh phao tin rằng: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cắt máu ăn thề kết nghĩa anh em với vua Mèo Vương Chí Sình. Rằng là cụ Hồ đã đổi tên cho ông Sình là Thành (theo tiếng Việt có ý chí và trung thành). Thậm chí còn nói đổi cả họ cho ông Thành theo họ của ông Hồ - tức Hồ Chí Thành. Tin đó lan truyền nhanh như gió, râm ran thì thầm từ người nọ sang người kia, úp úp, mở mở”. 

Cũng theo tờ báo này, thì ông Vương Quỳnh Sơn, cháu của cụ Vương Chính Đức nói: “Làm gì có chuyện đổi họ, tên cho ông Vương. Cũng chẳng có lễ kết nghĩa anh em nào hết”. 

Lời kết: Sản phẩm và thói quen tiêu dùng của người Việt 

Tuyên truyền cộng sản có thể tạo ra một bầy lính Pháp ăn cắp hàng cứu trợ bằng cách xuyên tạc, cũng có thể tạo ra một người anh em cụ Hồ bằng cách “thì thầm từ người nọ sang người kia, úp úp, mở mở”.

Người ta thấy hàng đoàn những bóng Thanh niên tình nguyện quỳ xuống thành hàng trong đám tang Tướng Giáp, nhưng người ta cũng thấy hàng đoàn bóng áo xanh như vậy bao vây Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, nhà thờ Thái Hà kêu gào đòi giết người, hoặc chặn những người biểu tình yêu nước chống Trung Quốc xâm lược. Nhưng, trên báo chí nhà nước, họ được mô tả hoàn toàn khác nhau. 

Những ai đã từng sống trong đất nước cộng sản, tiếp xúc với những thực tế hàng ngày trong đời sống người dân và những gì được mô tả trên mặt báo, trong các tài liệu tuyên truyền mới hiểu được thực chất của truyền thông cộng sản là gì.

Và với thực tế đó, thì việc tạo ra huyền thoại về Hồ Chí Minh, và nay là Võ Nguyên Giáp chẳng có gì là khó khăn hay lạ lẫm.

Vấn đề là ở chỗ, rất nhiều người có kinh nghiệm về tuyên truyền cộng sản, vẫn tiếp tục sử dụng đến nghiện các sản phẩm tuyên truyền đó mà không hề suy nghĩ. Cũng như không mấy ai không biết độc hại của hàng Tàu, nhưng cũng không mấy ai không dùng nó hàng ngày chẳng cần suy nghĩ.

Và cứ thế, hàng người đến viếng tướng Giáp vẫn cứ dài, dài mãi.

Người ta có thể đến với sự kính trọng, sự thương tiếc, sự tò mò, sự đồng cảm hoặc sự phản ứng... đủ cả. Chỉ biết rằng, dòng người càng dài, thì con đường đi đến sự thật, độc lập, dân chủ, tự do càng xa.

Hà Nội, ngày 21/10/2013
J.B Nguyễn Hữu Vinh


Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

J.B Nguyễn Hữu Vinh - Mỹ Yên: chính sách cũ với những tội ác mới


J.B Nguyễn Hữu Vinh

Giáo phận Vinh vui mừng đón một tân Giám mục phụ tá với niềm hân hoan thêm một chủ chăn. Niềm vui chưa trọn thì sau đó là những thông tin nhói lòng về tội ác đẫm máu của nhà cầm quyền CS tại Nghệ An đối với tín hữu Công giáo tại Mỹ Yên đã vang dậy khắp mọi nơi.


Câu chuyện Mỹ Yên đã được các hãng thông tin Quốc tế và trong nước đề cập, song có lẽ nhiều nhất, nhanh chóng nhất, chân thực nhất lại là hệ thống Internet, một công cụ đã biết mỗi người dân thành một nhà báo tự do. Những thông tin được cập nhật qua mạng này đã phản ánh sự thật những gì nhà cầm quyền Nghệ An đang biểu diễn trước con dân mình thể hiện sự bạo tàn và bất lương, hèn hạ cũng như một tình trạng mục ruỗng đến tận căn nguyên của một nhà nước Cộng sản. Những thông tin đó càng chứng minh rõ hơn sự hài hước thay cái gọi là “nhà nước của dân, do dân, vì dân”. Thực tế đã chứng minh sự thảm hại của cụm từ “nhà nước pháp quyền”, “sống làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.  

Bất minh từ bản chất, độc tài từ tư tưởng

Ở bất cứ đất nước nào, sự quang minh, chính đại là điều bắt buộc phải có của một thể chế cầm quyền, nếu muốn tồn tại sự tín nhiệm, khuất phục hoặc sự tôn trọng của người dân. Ở đó, không chỉ là sự minh bạch trong việc cầm quyền, mà cả trong mọi cách thực thi quyền bính.

Ở đó, người dân được tự chọn cho mình bản Hiến pháp thể hiện ý chí, nguyện vọng thật sự của nhân dân. Bản Hiến pháp là cơ sở để xây dựng một xã hội theo ý nguyện của người dân. Hoàn toàn không có bất cứ một nhóm, một đảng phái nào tự cho mình được quyền ngồi lên đầu, lên cổ công dân cả nước để tự xưng là đạo đức, là văn minh và áp đặt cho họ một cái ách buộc phải mang, như Điều 4 cái gọi là Hiến pháp Việt Nam hiện nay.

Ở đó, những cuộc bầu cử, những cuộc vận động tranh cử… luôn luôn có người dân và lực lượng truyền thông độc lập giám sát nghiêm túc trong mọi khâu. Để từ đó, bầu ra một bộ máy cầm quyền thật sự phù hợp ý chí của người dân. Và cũng ở đó, với bộ máy được bầu cử minh bạch đều thực thi nhiệm vụ của mình được công dân giao phó một cách minh bạch.

Ở đó, hoàn toàn khác Việt Nam chúng ta.

Ở đây, chúng ta có một đảng theo Chủ nghĩa Mác – Lênin (một thứ chủ nghĩa đã có vị  trí trong sọt rác lịch sử) làm kim chỉ nam cho hành động, ngang nhiên tự coi mình là đỉnh cao trí tuệ nhân loại, là lương tâm thời đại. Mục đích là để nhảy lên cổ toàn thế 90 triệu người dân để làm “đầy tớ”. Và nói theo cách nói dân gian thì “không cho tao làm đầy tớ, tao đánh bỏ mẹ chúng mày”. 

Ở đây, chúng ta có một “Quốc hội của toàn dân” về ngôn ngữ, nhưng ở đó hơn 85% là đảng viên CS. Số lượng người không phải đảng viên CS luôn được khống chế ở một tỷ lệ rất thấp. Để đề nghị “Quốc hội” một việc gì đó đưa ra bàn bạc, ít nhất phải có tỷ lệ đại biểu lớn hơn tỷ lệ ngoài đảng Cộng sản kia. Vì thế, chỉ cần đảng yêu cầu, thì Quốc hội luôn là công cụ để thực hiện. Tất cả những ý kiến còn lại ngoài ý đảng, dù hợp lòng dân thì vẫn vứt vào sọt rác thậm chí là người nêu ý kiến được mời vào tù.  

Cũng vì thế, cái gọi là Quốc hội luôn luôn là của Đảng, nhưng lại mang danh của Nhân dân – Một sự lập lờ, lấp liếm đánh lận con đen bất chính. 

Chính từ sự thiếu minh bạch đó, cái gọi là Quốc hội của dân sẽ đẻ ra bộ máy điều hành đất nước này một cách bất minh. Hẳn nhiên, bộ máy này điều hành đất nước theo đúng bản chất ban đầu: Không minh bạch, thiếu rành mạch và không công khai. Tất cả đều được coi là “hợp pháp” miễn phù hợp mục đích là bảo vệ Đảng CS giữ vị trí cai trị đất nước, dân tộc. Thực chất là bảo vệ nhóm lợi ích mang tên Đảng Cộng sản. 

Ở đây, để bảo vệ nhóm lợi ích và thể chế độc tài, không cách nào khác là phải duy trì hệ thống công an trị.

Bắt nguồn từ việc bảo vệ thể chế độc tài, mọi tư tưởng khác biệt với tư tưởng vô thần của cái gọi là CN Mác – Lenin đều nằm trong chiến lược tiêu diệt về lâu dài, hạn chế trước mắt. Tôn giáo nói chung, đặc biêt là công giáo nói riêng đều nằm trong đối tượng phải xóa bỏ, tiêu diệt của Chủ nghĩa Mác – Lenin duy vật chất.

Cũng bắt nguồn từ thể chế độc tài, việc thực thi luật pháp nghiêm minh là điều không thể tồn tại. Bởi ở đó, không có tam quyền phân lập. Tất cả chỉ phụ thuộc ý muốn của đảng CS cầm quyền.

Mỹ Yên, phơi bày bản chất 

Bắt nguồn từ hệ thống công an trị, nhân viên công lực ngày càng lộng hành, bất chấp luật pháp. Còn luật pháp chỉ nhằm trói chặt người dân.

Vì thế, câu chuyện Mỹ Yên đã thể hiện đầy đủ mọi nét, mọi yếu tố để nói lên tính chất của một chế độ độc tài vô thần, một nhà nước đã được nhân dân ưu ái phong tặng danh hiệu “Hèn với giặc, ác với dân”. Điển hình là một nhà nước bất chấp lương tâm làm người, bất chấp luật pháp do chính mình đặt ra.  

Thử xem lại vài chi tiết: 
Nếu có một nhà nước pháp quyền, nhân viên công lực thực thi nhiệm vụ, hẳn nhiên sẽ biết rằng không thể đóng vai côn đồ, không thể làm trái quy định của pháp luật là đầy đủ sắc phục khi làm việc với nhân dân. Vì thế sẽ không bao giờ dám chặn xe, gây sự với giáo dân khi họ thực hiện quyền tự do tín ngưỡng của mình.  

Ở đây, chỉ vì thói cậy quyền, cậy súng, hoặc cậy mình là Công an nên có thể làm những việc khuất tất mà không bị trừng trị. Các nhân viên công an đã không cần sắc phục, không ngại số ít ngang nhiên chặn xe, hạch sách gây sự với giáo dân. Hẳn nhiên khi bị người không mang sắc phục, không xuất trình giấy tờ, đêm hôm chặn xe thì người dân phải có phản ứng tự vệ. Và cuối cùng, khi sự việc xảy ra xô xát, mời lòi mặt ra mấy bộ đồ công an. 

Thực tế, trong đất nước này, chuyện công an đi  chấn lột, đi cướp của giờ đã không còn là chuyện lạ. Nếu có một nhà nước pháp quyền, sau khi bị người dân tấn công vì vi phạm luật pháp, chặn xe người dân đêm hôm. Thì đương nhiên cơ quan pháp luật phải trừng trị thẳng tay những cán bộ hư hỏng vi phạm pháp luật đó dù họ là ai. Đồng thời tổ chức xin lỗi người dân đã bị xâm hại.  

Thế nhưng, nếu vậy thì đâu còn là nhà nước độc tài và chế độ công an trị. Từ thái độ nhờ cậy, xin xỏ để thoát ra khỏi cảnh trớ trêu, họ đã quay ngược lại biến thủ phạm thành nạn nhân. 

Nếu có một nhà nước pháp quyền, sẽ không có cảnh công dân bị bắt âm thầm, khủng bố ngoài đường, ngoài chợ như xã hội đen. 

Nếu có một nhà nước pháp quyền, hẳn nhiên câu nói “miệng quan, trôn trẻ” sẽ không đúng trong trường hợp này. 

Nếu có một nhà nước pháp quyền, lời hứa của quan chức, hẳn nhiên là lời hứa của cơ quan công quyền, những kẻ cầm quyền, cầm con dấu đã hứa, sẽ phải thực hiện trước “ông chủ”. Thế nhưng, họ đã giăng bẫy để phản bội lại nhân dân, bội ước với chính lời hứa của mình, biến con dấu in hình Quốc huy thành một trò chơi bẩn thỉu và hèn hạ.

  Và tội ác đã được thực hiện bằng công an, bằng súng, đạn, chó nghiệp vụ, bằng quả nổ, bằng hơi cay. 

Bẩn thỉu hơn, những thông tin trên mạng đã vạch rõ rằng: Tội ác còn được thực hiện bằng những âm mưu khiêu khích, đưa côn đồ đến gây loạn để kiếm cớ tấn công, đổ tội nhằm đàn áp người dân lành vô tội.  

Và máu người dân lành vô tội đã đổ, những người dân một nắng, hai sương cần cù chịu khó, làm ra từng hạt gạo, từng đồng xu nhỏ đến nộp nuôi chính hệ thống đang lừa đảo, trấn áp mình. 

Thế rồi cả hệ thống chính trị vào cuộc. Cơn lên đồng kích động dọa nạt giáo dân, đe dọa một cộng đồng tôn giáo bằng súng, đạn, nhà tù và sự dối trá đê hèn đã lên cơn hòng che đậy sự thật đáng xấu hổ của chính mình. 

Điều không ai còn lạ, là những vở diễn cũ lại được đưa ra áp dụng. Tiếc cho họ rằng, vở diễn kia đã quá cũ rích và người dân không còn lạ những ngón đòn bẩn thỉu đó. 

Điều không ai còn lạ, là sự đổi trắng, thay đen, chuyển bạn thành thù nhanh chóng như trở bàn tay của những người Cộng sản. Tiếc thay cho họ, thời này không còn là những năm 50 của thế kỷ trước, khi mà người dân công giáo dù đã có cuộc bỏ phiếu bằng chân vĩ đại xảy ra, thì một bộ phận còn lại ở miền Bắc vẫn phải chấp nhận làm công dân hạng hai, không dám mở mồm, không dám lên tiếng. 

Điều không ai còn lạ, là dù muôn ngàn lời lẽ đẹp đẽ, mỹ miều đã thốt ra mọi nơi, mọi lúc rằng đoàn kết, rằng tôn trọng tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, tôn trọng quyền làm người thì chính sách lũng đoạn, kỳ thị và tiêu diệt tôn giáo vẫn tồn tại bất di bất dịch.  

Vẫn là chính sách cũ, thủ đoạn cũ nhưng được thực hiện bằng những tội ác mới.

Hà Nội, 14/9/2013  
J.B Nguyễn Hữu Vinh




J.B Nguyễn Hữu Vinh - Đặng Ngọc Viết và con đường buộc phải đi


J.B Nguyễn Hữu Vinh 

Câu chuyện giật gân

Câu chuyện trở nóng hổi báo chí vài ngày qua là một thanh niên mang súng vào UBND Thành phố Thái Bình nhằm đúng đầu mấy cán bộ bóp cò, sau đó bỏ trốn. Năm người bị thương nặng và được đưa đi cấp cứu, đến chiều thì hai người tử vong. Cũng sau đó, thủ phạm tự nổ súng kết liễu cuộc đời mình sau khi đến một ngôi chùa và đi nhiều vòng  xung quanh tượng Phật Bà Quan Âm.


Chuyện sống chết ở Việt Nam thời buổi này là chuyện còn hơn cơm bữa, nên việc một vài người chết chẳng đáng để công luận quan tâm. Mỗi ngày, cả trăm người chết và bị thương vì tai nạn giao thông cũng chẳng ai chịu trách nhiệm và dần dần không còn ai để ý. Nhưng, vụ việc này, đã khiến quan tâm, báo chí liên tục cập nhật. Vì sao vậy?

Có lẽ mức độ giật gân của câu chuyện này không đủ để dư luận quan tâm đến thế. Xưa nay, ở Việt Nam, chuyện cán bộ, quan chức đang yên đang lành bỗng nhiên có người xông vào bắn bể sọ, ném mìn vào nhà, bắn chết qua kính ô tô hoặc cài bom nổ ở khách sạn, quán bar… đã như bài học thuộc lòng qua hệ thống báo chí, sách vở kể lại chuyện các nhóm đặc công, biệt động thành… trong thời kỳ chiến tranh Nam – Bắc.
Và những nhóm biệt động, đặc công ấy đã trở thành hình tượng, thành mẫu gương cho bao lớp trẻ noi gương, học tập và làm theo như Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tự Trọng, thậm chí không có thật thì bịa ra như Lê Văn Tám… Những người bắn, giết, nổ bom kia được vinh danh là những anh hùng, vì nghĩa lớn, vì đất nước, nhân dân mà phải giết người. Vì thế, việc một người đàn ông vào phòng làm việc, bắn vào đầu dăm ba cán bộ, giết vài người cũng không là chuyện giật gân.

Nguyên nhân

Vấn đề là ở chỗ: Báo chí cho biết, người cầm súng này, là một người hiền lành và chăm chỉ, chịu khó làm ăn hiện đang có nguy cơ ra khỏi ngôi nhà của mình, mảnh đất của mình đã xây dựng bằng xương, máu của gia đình từ bao lâu nay.

Báo chí cũng cho biết rằng, người cầm súng nã thẳng vào đầu các cán bộ này, hoàn toàn không có sự thâm thù hoặc mâu thuẫn cá nhân gì với các nạn nhân bị bắn.

Như vậy, khi không có mâu thuẫn với các nạn nhân bị bắn, hẳn hung thủ phải có mâu thuẫn với thể chế, với nhà nước này khi tài sản, nhà cửa, đất đai của anh ta bị chiếm đoạt với danh nghĩa “thu hồi”. Điều đặc biệt là sau khi “thu hồi”, thì số tiền được “đền bù” không thể đủ để anh ta có thể kiếm được một chỗ ở mới cũng với giá mà nhà nước đưa ra.

Như vậy, mâu thuẫn chính là ở chỗ đang yên ổn sống trong nhà mình, anh ta có nguy cơ bị đuổi ra đường. Đến đây, nhà cầm quyền đã buộc anh phải chọn lấy một con đường cho tương lai.

Hoặc chấp nhận lang thang trên chính quê hương, để mảnh đất được gây dựng lên cho người khác làm giàu.
Hoặc chống lại việc cướp đất đai của gia đình mình, bằng biện pháp súng hoa cải hoặc mìn tự tạo như anh em Đoàn Văn Vươn và kết cục là nhận mấy năm tù còn được nhà nước coi là”khoan hồng”.

Hoặc đeo đuổi con đường đi tìm công lý ở các cơ quan công quyền, từ địa phương chạy đèn cù đến Trung ương và cuối cùng là Vườn hoa Mai Xuân Thưởng, bước tiếp chặng đường hàng vạn dân oan khắp nước đã bước đi cả mấy chục năm nay.

Và kết cục sẽ rất có thể như bà cụ Nhung gửi lại linh hồn mình nơi vườn hoa Lý Tự Trọng để đưa cái xác vô hồn về lại quê hương sau bao năm kiếm ăn lần hồi bằng nhặt rác để đi kiện, sau bao năm chạy tán loạn khi thấy công an hoặc côn đồ khủng bố ngày đêm.

Không, anh đã chọn con đường khác: Nổ súng

Con đường phải đi

Thông thường, khi bị xâm phạm quyền lợi của mình, bất cứ ai cũng có phản ứng tự vệ. Đầu tiên là giữ bằng mọi khả năng mình có bằng cách rào dậu, canh gác. Sau đó, là tranh cãi, chửi bới. Căng thẳng hơn thì dùng gậy gộc, đất đá. Tiếp đến là dao búa, vũ khí. Trong trường hợp căng thẳng hơn và quyết liệt hơn thì dùng mìn, bộc phá và cuối cùng là ăn thua đủ với nhau, chấp nhận thí mạng sống của mình để nói lên ý chí.

Ở đây, Đặng Ngọc Viết đã chọn cách cuối cùng.

Ở đây, các nạn nhân đi theo anh về nơi chín suối, không có hận thù riêng với anh. Tuy nhiên, không thể nói là họ không có can hệ. Bởi chính các nạn nhân này là sự hiện hữu cụ thể của bộ máy, của thể chế để đưa anh đến cảnh trắng tay.

Cũng có thể, anh đã hiểu rằng, những người kia, chỉ là công cụ. Chính vì thế anh đã đi lại nhiều vòng quang bức tượng Phật bà Quan Âm trước khi anh tự tử? Có thể lắm, anh không muốn điều ác xảy ra. Và mọi việc anh không thể chọn cách khác.

Vì anh biết, con đường đảng và nhà nước đang vạch sẵn cho anh,  ở các vườn hoa, ở nơi tiếp dân… Anh sẽ gục ngã giữa chừng nếu anh đi con đường mà dân oan cả đất nước này vẫn đang đi.

Con đường anh chọn, là con đường quyết liệt, chấp nhận hi sinh.

Đây là lời cảnh báo cho những ai đang cố tình vịn vào hai chữ “công cụ” nhằm biện hộ cho những hành động tội ác của mình. Bởi, dù là công cụ, anh vẫn là con người, vẫn có khối óc, trái tim.

Nhưng, cũng là lời cảnh báo hữu ích cho nhà cầm quyền đã đẩy họ đi đến cuối con đường và bước tiếp theo của họ chỉ còn là phản kháng.

Hà Nội, ngày 13/9/2013
J.B Nguyễn Hữu Vinh


Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

J.B Nguyễn Hữu Vinh - Video Clip Điếu Cày trong trại giam nói lên điều gì?


J.B Nguyễn Hữu Vinh

Blogger Điếu Cày trong trại giam - Ảnh chụp từ clip 

Một tù nhân trong trại giam của nhà nước, được tin là đang tuyệt thực. Gia đình hoảng hốt, đôn đáo tìm kiếm hỏi han thông tin khắp nơi, xã hội quan tâm, bạn bè tìm hiểu, thế giới lo ngại…

Lẽ ra, đơn giản nhất để giải quyết vấn đề là nhà tù cho phép gặp gỡ gia đình, nói rõ tình trạng, hoặc quay video có sự chứng kiến của người nhà thật khách quan để cả xã hội yên tâm. Đặc biệt là “thế lực thù địch” không thể “xuyên tạc hoặc lợi dụng” – theo cách nói của Đảng và nhà nước ta nói về nhân dân.

Thế nhưng, nhà nước đã không làm vậy, họ không việc gì phải quan tâm chuyện một người tù, tính mạng một con người và kéo theo nhiều con người khác quan tâm chẳng là gì đối với họ, các công bộc của dân. Từ trại giam đến Viện Kiểm sát, tất cả đều đùn đẩy, trốn người dân như chuột ngày. Lạ là người dân quan tâm đến tính mạng thân nhân mình, luôn bị từ chối cung cấp thông tin hoặc tạo điều kiện cho họ. Thậm chí khi người dân không còn cách nào khác, đã tính bài tự thiêu, công bộc của dân vẫn bình chân như vại.

Khi người dân đến cơ quan công an, để hỏi về tính mạng của người thân, của bố mình, họ được công an trả lời: “Chị là vợ cũ, nên không phải là người thân” – nghĩa là sự quan tâm không được chấp nhận.

Thế mới hiểu vì sao, đất nước này tràn ngập sự vô cảm và man rợ, thiếu tính đồng loại và tình người. Ngay ở cơ quan Công an, nơi mà các chiến sĩ công an được ca ngợi là “thức cho dân ngủ ngon, gác cho dân vui chơi” hoặc là “tận hiếu với dân”, hoặc “đối với nhân dân phải kính trọng,lễ phép”.

Tất cả những điều đó chỉ là khẩu hiệu, chỉ là trò đùa, chỉ là mỵ dân.

Thế rồi, khi cả thế giới lên tiếng, báo Công an Nhân dân có bài viết về Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải với những lời lẽ rất… đạo đức và hoành tráng. Nào là khuyên răn, nào là kết án những người dân quan tâm. Thế nhưng, khi gia đình và người dân đến tận Tòa soạn hỏi về vụ này, thì từ lãnh đạo đến nhân viên trốn như chuột ngày. Mặt khác, họ cho hàng loạt công an bao vây, ngăn chặn…

Rồi sau đó, bỗng xuất hiện trên mạng một đoạn Video về Nguyễn Văn Hải – Điếu Cày ở trong trại giam.
Điều lạ ở chỗ: Đoạn video này đưa lên mạng khi mọi người đều quan tâm đến tình trạng Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải trong trại giam. Và đoạn video này, nhằm chứng minh Nguyễn Văn Hải đang bình thường “đủ sức khỏe để cải tạo” như đoạn video này đưa ra.

Thế nhưng, xuất xứ đoạn video này từ đâu? Ít nhất là cũng từ một chương trình thời sự nào đó hoặc chương trình của Công an? Hẳn nhiên là vậy, chẳng ai có tài thánh nào vào tận trại giam quay phim Nguyễn Văn Hải với Công an như ở đoạn video này. Ở đây, xuất xứ đoạn video đã không được đưa ra rõ ràng. Phải chăng, họ đã rút ra bài học đau đớn từ vụ video Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực bị vạch mặt nên không dám đưa ra nguồn gốc? Có thể lắm, bởi vụ Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực, trò tháu cáy, ma mãnh đã bị vạch mặt chứ không chỉ là “lật tẩy” như họ muốn.

Ngay khi đoạn video đưa lên, xem qua vài lượt, chúng tôi thấy những điều hết sức vô lý như sau:

Chúng ta xem kỹ ống tay áo ở tay trái người được coi là Điếu Cày - Khoang ngoài cùng là khoang sọc màu sẫm.

Điều đặc biệt, chúng tôi phát hiện ra là ngay trong mấy giây quay cảnh khám bệnh, Nguyễn Văn Hải nằm trên giường để khám bệnh và người ngồi ký tên vào tờ giấy để ở bàn (trước hai người mặc áo trắng và một người mặc áo công an) là hai người hoàn toàn khác.

Chứng minh ở mấy điểm sơ bộ như sau:
Người được coi là Nguyễn Văn Hải đi đến giường bệnh và nằm xuống khám, là người này. Chúng ta xem kỹ ống tay áo ở tay trái Điếu Cày - Khoang ngoài cùng là khoang sọc màu sẫm.

Người được coi là Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải đang ngồi ký vào giấy khám sức khỏe là người này. Ống tay áo trái có sọc ngoài cùng là khoang sọc trắng.

- Hai người này, khác nhau ở ống tay áo bên trái. Người khám bệnh, ống tay áo bắt đầu ở cổ tay là khoang màu sẫm. Còn người ngồi ký giấy có ống tay áo bắt đầu ở cổ tay trái là khoang màu trắng.

Lẽ nào, cũng là Nguyễn Văn Hải khám bệnh ở một chỗ, trong một khoảng thời gian rất ngắn, mà đã thay áo khác? Rõ ràng, khi đưa Nguyễn Văn Hải đến khám bệnh, chỉ một tù nhân đưa ông Hải đến mà không mang theo quần áo.

- Điều thứ hai, người nằm khám bệnh, Nguyễn Văn Hải có đầu tóc đen và gọn gàng hơn người ngồi ký văn bản. Kể cả hình ảnh đầu tóc này cũng khác hình ảnh Nguyễn Văn Hải sau đó khi lấy nước, là mái tóc đen và gọn gàng hơn.

- Nếu nhìn kỹ sọc dọc trên vai áo, người ta dễ dàng nhìn thấy hình ảnh khác nhau ở hai đôi vai đó.

- Hỏi Nguyễn Trí Dũng, con trai của Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải, cháu cho biết: “Hình ảnh nằm khám bệnh đúng là bố cháu. Nhưng, quay vào lúc nào thì không có bất cứ điều gì để kiểm chứng. Đặc biệt là chữ ký không phải là của bố cháu”.

- Đây là đoạn video câm, những lời trong video, vẫn là những lời thuyết minh của phát thanh viên. Vì sao vậy? Lẽ nào một tù nhân trong tay họ, mà họ không dám quay phim? Ở ngoài, công an còn gí mặt từng người quay phim có ngại gì đâu mà trong tù lại phải quay lén?

- Những lời phát thanh, nói rằng trên mạng xã hội đã đưa tin ông Hải “nhịn ăn nhịn uống hơn 1 tháng”(?)
Xem video tại đây: http://www.youtube.com/watch?v=EN4u9yoDlhM&feature=youtu.be

Chưa thể kết luận điều gì ở đây, bởi chúng ta không là người quay các video clip này. Song có quyền đặt những câu hỏi ở đây như sau:

Người được coi là Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải đang ngồi ký vào giấy khám sức khỏe với ống tay áo trái có sọc ngoài cùng là khoang sọc trắng.

- Đoạn video được đưa ra nhằm chứng minh những ngày này, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đang bình thường trong trại. Những hình ảnh quay Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải được giới thiệu là quay từ 26 đến 28/7/2013 tại Trại Giam số 6. Thế nhưng, lẽ nào người quay phim với nghiệp vụ Công an, mà không hề biết gắn bất cứ một dấu hiệu nào đó về thời gian khi quay hình ảnh Điếu Cày, dù chỉ là một tờ lịch hoặc lời nói? Không thể không nghi ngờ đoạn video này được quay vào một thời gian hoàn toàn khác những ngày Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải tuyệt thực.

- Tất cả những hình ảnh về giấy giao nhận quà tiếp tế, giấy chứng nhận khám sức khỏe… đều độc lập với hình ảnh quay Nguyễn Văn Hải – Điếu Cày, dù là khi khám bệnh hoặc khi lấy nước.

Tờ báo Công an Nhân dân khuyên Nguyễn Văn Hải hãy “công khai ăn lại” – nghĩa là xác nhận Nguyễn Văn Hải đã công khai không ăn. Vậy thì rõ ràng, với quyền lực trong tay, thiết bị, công nghệ hiện đại, Công an không thể không quay được hình ảnh Nguyễn Văn Hải – Điếu Cày đang ăn bất cứ cái gì đó, kèm thời gian cụ thể, dù là ăn vụng. Tại sao chỉ quay cảnh khám bệnh và lấy nước mà không rõ thời điểm nào. Đặc biệt, như chúng tôi đã phân tích ở trên, tại sao phải dựng người khám bệnh và người ký giấy là hai người khác nhau?

Rõ ràng, với số lượng thức ăn gửi vào cụ thể, công an hoàn toàn có thể kiểm đếm số lượng để xác định Nguyễn Văn Hải đã ăn bao nhiêu và Nguyễn Văn Hải phải xác minh vào đó? Điều này chắc không khó lắm, nếu ông Hải vẫn ăn đồ tiếp tế.

Tại sao, những điều đơn giản đó mà hệ thống truyền hình, phát thanh, báo chí của ngành Công an, tinh nhuệ, tài giỏi vẫn không làm được?

Ở đây, vẫn biết rằng câu hỏi sẽ không có câu trả lời.

Nhưng, trong điều kiện hoàn toàn không có thông tin, việc phải đặt ra các câu hỏi này, đã là câu trả lời rất cụ thể: Ai đã lật mặt ai.

Hà Nội, Ngày 2/8/2013


Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

J.B Nguyễn Hữu Vinh - Tản mạn chuyện Thiên đường, Địa ngục và "nỗi oan" của ông Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn


J.B Nguyễn Hữu Vinh

Vài hôm nay, cư dân mạng bức xúc bao chuyện, có lúc cứ nghĩ cả thế giới hình như hết chuyện nên cứ đổ vào Việt Nam, làm loạn cả cái mạng Internet lên.


Chuyện ở Thiên đường

Nào là chuyện mấy cháu đang yên lành, nếu không tiêm chủng, tiêm phòng thì chưa chắc sau này đã chết vì bệnh, bỗng được vác ra tiêm phòng thì đua nhau lăn ra chết.

Ừ, thì chết là chuyện thường ở đất nước này, mỗi ngày cả trăm người chết hoặc bị thương vì tai nạn có sao đâu. Nhưng khổ nỗi là ba đứa chết ở cái tỉnh mà khi đó bà Bộ trưởng Y tế đang công tác ở đó. Bà ta đã không thèm qua thăm vì "lịch bay đã cố định và lịch làm việc đã kín"… Thế rồi bà ta lên báo hứa “xử lý nghiêm”, mà xử lý cả cái bọn Vắcxin, bọn kỹ thuật… mới ghê. Thế mới biết, cái học hàm, Giáo sư, tiến sĩ của bà Bộ trưởng thực chất nó là gì. Và cũng thế là trên mạng nhao nhao đòi Bộ trưởng từ chức. Thậm chí có đứa còn phát biểu là: Tao đòi bà ta phải từ chức vì chỉ nghe nói đã biết ngu rồi. Đứa khác đáp lại: Ngu, nhưng được cái là cháu cố Tổng Bí thư.

Nghe cứ như chuyện đùa trẻ con đưa ma dọa nhau. Từ chức mà dễ thế ư? Thế thì nói như ông Hùng – Chủ tịch Quốc hội hiện nay thì “Lấy đâu ra Bộ trưởng mà làm việc”.

Rồi nào là chuyện Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải tuyệt thực đến ngày thứ 35, gia đình và bạn bè, các tổ chức quốc tế quan tâm, đi khắp nơi hỏi tin tức, kêu khắp các cửa từ địa phương tới Trung ương. Các cơ quan đổ qua, đổ lại cho nhau. Cán bộ Trại Giam thì ấp úng, bất nhất, thái độ lấm lét, nói câu sau hở đuôi nói dối ở câu trước. Cán bộ Viện Kiểm sát thì hống hách, trốn tránh gặp dân, cứ lủi như chuột ngày…

Quả là thời gian gần đây, các tù nhân liên tục tuyệt thực, liên tục bị đánh đập, bị ngược đãi, tù nhân bị chết với nghi án cán bộ trại tù đòi người nhà nộp tiền, không có tiền thì đánh chết… được phản ánh bằng nhiều cách, nhiều phương tiện. Tất cả phản ánh chế độ nhà tù có nhiều vấn đề, mà cái này nếu có thật, thì “đảng và nhà nước ta” chẳng bao giờ muốn ai biết. Thế mới khó.

Thế rồi, họ thi nhau sáng tác ngôn ngữ như thi đua phát huy thành tựu của “nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam’. Này nhé, ở Thiên đường XHCN Việt Nam chúng ta là nơi có cuộc sống được đánh giá là "hạnh phúc thứ nhì thế giới” không có những điều tồi tệ như trên thế giới này vẫn tồn tại. Vì thế, ở Việt Nam không có Nhà Tù, chỉ có Trại Giam. Ở Việt Nam cũng không có tù nhân, chỉ có Phạm nhân. Đặc biệt, ở Việt Nam không có “tù nhân chính trị” cũng không hề có “phạm nhân chính trị” mà chỉ có những người vi phạm pháp luật về những lĩnh vực chính trị hoặc vì “hai bao cao su” hoặc “trốn thuế’, hoặc chẳng vì cái gì cả… mà phải ở tù thôi. Còn những ngôn ngữ xa lạ như “Tù nhân lương tâm”, “Tù nhân bất đồng chính kiến”… thì chỉ cần thay thế bằng cụm từ “thế lực thù địch chống phá”. Thế là ổn.

Quả là ngôn ngữ, miệng lưỡi nhà Sản vô cùng phong phú. Nó phong phú đến nỗi ngoài xã hội, mọi vấn đề đều được sử dụng phương pháp sáng tác này. Mục đích là nhằm chống lại các “thế lực thù địch” ngày càng nở rộ trong nhân dân đã dám gọi thẳng những từ húy kỵ. Chẳng hạn, chúng không gọi là “sự lãnh đạo tuyệt đối” mà gọi thẳng là “Độc tài”. Chúng không gọi là “làm thất thoát” mà gọi thẳng là “tham nhũng”, chúng không gọi “thu hồi đất” mà gọi thẳng ra là “Cướp”… Những cách gọi thẳng, nói thẳng đó quả là rất khó chịu, làm mất đi hình ảnh tốt đẹp của các công bộc, những người đầy tớ trung thành của nhân dân ta và bản chất tươi đẹp của chế độ ta. 

Vì thế phong trào sáng tác ở trong xã hội ta đã phát triển rầm rộ mấy năm nay. Thành tựu của nó là các từ mới được sáng tác như: “Tàu lạ” - để chỉ tàu của bọn Trung Quốc cướp biển của Ngư dân. “Quần chúng tự phát” – để chỉ đám côn đồ hoặc cán bộ giả danh côn đồ quấy phá nhà thờ, thánh thất, bệnh viện đòi giết người… “Quản lý” – để chỉ việc bỗng nhiên nhà thờ, thánh thất, tu viện bị nhà nước vào cướp không cần văn bản. “Vận động” - để chỉ hành động ngăn cản, cấm cản người dân đi biểu tình yêu nước. “Cưỡng chế, thi hành công vụ” – để miêu tả hành động cướp đất của dân. “Chống người thi hành công vụ” - để chỉ việc người dân chống lại việc cướp đất bằng súng, lựu đạn hoặc chó và công an, bộ đội… và cuối cùng thì “Thế lực thù địch” - để chỉ người dân. 

Còn ở trong trại giam giữ các phạm nhân như Cù Huy Hà Vũ trước đây và Điếu Cày hiện nay, họ không phải “tuyệt thực”, chỉ là “từ chối ăn thức ăn”. Họ cũng không bị “biệt giam” như lời tố cáo hoặc tù nhân vẫn gọi, mà là họ bị “giam bóc tách”.  

Cứ mỗi lần nghe các cán bộ, cơ quan nhà nước ta phát minh ra một sáng kiến quản lý nhà nước kiểu như: cấm xây nhà kiểu Pháp hoặc Châu Âu, Cấm để thịt lâu quá 8 tiếng, Phải đi xe chính chủ… hoặc một “từ lạ” nào đó, thì “thế lực thù địch” của đảng và nhà nước lại có cơ hội giải trí, bàn tán và khỏi đi xem hài kịch. 

Đến chuyện ở địa ngục 

Chuyến thăm của ông Chủ tịch nước sang tận xứ địa ngục Hoa Kỳ của “bọn tư bản giãy chết” cũng thu hút nhiều sự chú ý của dư luận. Nhiều người đặt hi vọng, nắc nỏm theo dõi xem ông Chủ tịch sẽ nói gì, làm gì, đợt này nghe tin là “quyền con người” sẽ được bàn bạc thẳng thắn và sáng sủa hơn… 

Tôi thì chẳng có hi vọng gì ở một ông Chủ tịch hoặc một chuyến đi của ông quan chức nào cả. Cỗ máy cộng sản vận hành theo một quán tính và gọi là “cơ chế” cố hữu và cổ lỗ, vô vọng từ lâu. Vì thế, một cá nhân Chủ tịch nước, Thủ tướng hay ngay cả Tổng Bí thư đi nữa, thì cũng đều là sản phẩm của thứ Chủ nghĩa Mác – Lenin vô thần và bạo lực, dối trá sinh ra mà thôi. Do vậy, ai cứ hi vọng về một cá nhân như Chủ tịch nước, hoặc Thủ tướng sẽ cải thiện quyền Con người hay quyền con vật, thì đó là sự ảo tưởng. Không có ông Thủ tướng này, sẽ có ngay ông khác tệ hơn, không phải là Chủ tịch hay TBT này, sẽ có ông khác bẩn thỉu và dốt nát hơn. Nhưng tất cả vẫn tồn tại, vẫn “quang vinh”, “sáng suốt” và “là đạo đức, là văn minh”. 

Cái gọi là “cơ chế” mà ai cũng chửi, từ TBT đến người dân cùng đinh, ai cũng khạc nhổ vào nó, bởi nó là nguyên nhân mọi suy đồi ở Việt Nam. Nhưng không ai dám chỉ mặt vạch tên nó ra - thực chất là cái Chủ nghĩa Mác – Lenin, như một chứng hoang tưởng, như một đại họa cho loài người vẫn bám vào đất nước này để tồn tại. 

Khi Trương Tấn Sang đến Mỹ đã được đón tiếp bằng những rừng cờ và những cuộc biểu tình phản đối. Quả thật, có lẽ trên thế giới ít có đất nước nào mà mỗi lần lãnh đạo đất nước đến những nơi có con dân mình sinh sống lại vấp phải sự chống đối kịch liệt đến thế. Chuyện này không phải đến ông Sang mới có, từ xưa các lãnh đạo “đảng và nhà nước ta” đều đã có màn chui cửa hậu, chuồn cửa sau để trốn cộng đồng “khúc ruột ngàn dặm” của mình tại những nơi đến thăm. Những chuyện đó đã trở thành huyền thoại đối với thế giới, thành chuyện thường ngày đến mức các lãnh đạo đảng và nhà nước coi là chuyện đương nhiên, không cần xấu hổ. 

Thế nên chuyện đó cũng dần dần bị quên đi, coi như chuyện đi sang Việt Nam được ăn rau muống luộc vậy. 
Bộc lộ tư duy: “vì tiền” 

Chuyện có những sai sót trong chuyến đi nước ngoài của lãnh đạo ta thì nhiều. Riêng sang Mỹ, cũng đầy chuyện, chẳng hạn vụ "chánh nghĩa sáng ngời" của Chủ tịch Triết, vụ dùng "Phao thi" hoặc "hành nghề cái bang" với Bill Gate của Thủ tướng Khải... Riêng vụ ông Sang đến Mỹ phát biểu "là người Việt gốc Mỹ làm ăn ở Hoa Kỳ" làm cả hội trường choáng váng, cứ tưởng đợt này bọn Mỹ biến giấc mơ "Sau một đêm ngủ dậy được trở thành người Việt Nam" thành sự thật. 

Tuy vậy, dư luận không chú ý lắm đến điều này. Không sai mới là chuyện lạ, sai là thường, mới là lãnh đạo Việt Nam. 

Nhưng hôm nay, chuyện bị biểu tình được ông Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn giải thích rằng thì là: “Có những người chỉ vì đồng tiền, có những người chỉ vì mưu cầu cuộc sống, có những người chỉ vì có 1 chút thu nhập thêm mà tham gia những hoạt động đó...". 

Quả là cách giải thích rất “biện chứng, khách quan và thuyết phục”! Còn gì hấp dẫn hơn nữa, nếu không phải là Tiền? Cái gì có thể giải thích nhanh hơn nếu không phải là vì Tiền? Người ta làm làm gì cái việc không phải việc nhà họ, nếu không có tiền? Đơn giản quá và “biện chứng” quá. Có lẽ ông Tiến sĩ Mác Lê Nguyễn Phú Trọng cũng không thể giải thích “biện chứng” hơn(!) 

Và lập tức câu nói này nhận được không chỉ là sự phản đối, mà là sự chế nhạo, trở thành chuyện hài hước có thể được lưu lại trong lịch sử ngành ngoại giao xã hội Chủ nghĩa. 

Ở đó, người ta không chỉ đánh giá trình độ hiểu biết, mà người ta đề cập đến suy nghĩ của một cán bộ cao cấp của nhà nước. Thì ra, tư duy “tất cả vì đồng tiền” đã ngấm sâu vào máu. Và điều đó không có gì là khó hiểu. 

Nhiều người thắc mắc là ông này không hiểu được “Khúc ruột ngàn dặm của đảng”- nên mới nói linh tinh, vu cáo, chọc giận bà con như vậy. 

Thì đã hẳn, không hiểu là chuyện đương nhiên. Bởi, nếu hiểu biết, thì có “nói theo nghị quyết”, miệng vẫn cứ… ngường ngượng. Nhưng, ở đây ông nói trơn tru, cái trơn tru của lưỡi con chó liếm thớt: ngon lành và say mê, tin tưởng. 

Làm sao ông ta có thể hiểu được tấm lòng, văn hóa người Việt yêu quê hương, đất nước và tha thiết với vận mệnh dân tộc khi ông ta là một Đảng viên CS. Bởi khi vào đó, tuyệt nhiên không có bất cứ một lời hứa, lời thề nào yêu đất nước, yêu dân tộc? Và cái đảng này tuyệt đối tin tưởng rằng: Vật chất có trước, tinh thần có sau. 

Làm sao ông có thể hiểu được là có thể có những việc người ta làm không vì tiền? Khi mà hàng ngày, hàng giờ ông đến cơ quan, ông đi làm việc, ông đi hội họp, thăm cơ sở… bất cứ chỗ nào, cũng đều mang nặng cái gọi là “văn hóa phong bì”. Ngay cả đến gặp Tổng Bí thư tiếp xúc cử tri, mà mỗi cử tri cũng một phong bì đút túi. Thậm chí, ngay những việc làm thuộc trách nhiệm của mình, vẫn cứ phải có tiền mới làm. 

Làm sao ông có thể không nghĩ là có tiền người dân mới đi biểu tình, dù biểu tình ngoại giao theo “sự lãnh đạo tuyệt đối”? Bởi ngay cả khi đám học sinh được huy động đến trước ĐSQ Mỹ biểu tình “phản đối Mỹ xâm lược Iraq” thì mỗi đứa vẫn phải đút túi mấy chục ngàn mới chịu đi. Hoặc đám côn đồ được mang danh “quần chúng tự phát” bao vây nhà thờ Lớn Hà Nội, Nhà thờ Thái Hà vẫn chia nhau tiền đều đặn – Dù những đồng tiền nhơ bẩn đó, lại chính từ tiền thuế của nạn nhân. 

Làm sao ông ta hiểu được khi mà bất cứ việc gì, động đến mà không ngửi thấy mùi tiền, không ngửi thấy lợi lộc thì có vứt của đi cũng chẳng ai xót. Còn những việc dù bẩn thỉu, dù lộ liễu, miễn có tiền thì đều cả đám bu vào như ruồi thấy… mắm tôm. Hãy nhìn những căn nhà vệ sinh cho trường học giá cả gấp 10 lần những căn nhà cùng loại thì đủ biết.

Vì thế, đừng quá trách ông Thứ trưởng Ngoại giao.

Chẳng qua, ông chỉ nhầm lẫn khi lấy cái của mình mà suy ra cái của người. Tiếc cho ông, là sự suy diễn này không đúng chỗ và không đúng lúc.  (Ảnh: Công an, dân phòng chia tiền sau khi trấn áp người đến dự Tòa công khai xét xử các thanh niên công giáo yêu nước).

Bởi vì, cái bình thường ở đất nước này, là cái không bình thường của phần thế giới còn lại.

Hà Nội, Ngày 29/7/2013, ngày xử Phúc thẩm vụ Đoàn Văn Vươn

J.B Nguyễn Hữu Vinh


Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

J.B Nguyễn Hữu Vinh - Lối ra nào có hậu cho vụ Ls Lê Quốc Quân


J.B Nguyễn Hữu Vinh

Ngay sau khi Lê Quốc Quân bị bắt, những hành động, cách làm khi khởi tố vụ án đến cách hành xử của các cơ quan nhà nước, đã đặt tất cả những người quan tâm thấy rõ ràng sự không bình thường đối với vụ án. Mọi đôi tai dỏng lên, cảnh giác.


Thế rồi, khi có kết luận vụ án, không ai có lương tri, nhận thức lại không thấy rõ những gì đang ẩn nấp đằng sau con chữ, con số của bản gọi là “Cáo trạng” và bộ “Hồ sơ vụ án” kia. Ở đó, người ta thấy thấp thoáng nhiều âm mưu, nhiều đòn bẩn, nhiều sự đê hèn. Đặc biệt, ở đó người ta thấy thiếu vắng luật pháp, thiếu vắng lương tâm và đạo đức làm người. Ở đó, người ta thấy sự oan ức của người vô tội, sự hăng hoại của nền pháp lý.

Và cơn lửa giận bừng lên rõ rệt. Nhiều nơi, nhiều lúc, nhiều thành phần, trong và ngoài nước, trong và ngoài tôn giáo… tất cả đồng thanh, đồng lòng và nhất trí đánh giá âm mưu độc ác đối với Ls Lê Quốc Quân là điều không chấp nhận được. Tất cả đều nói lên ý chí hiệp thông với ông trước phiên tòa sẽ diễn ra. Hàng chục cuộc thắp nến, cầu nguyện với cả trăm ngàn người. Những người đã cầm ngọn nến, là những người đã hiểu nỗi oan ức của ông. Những người đã cầm ngọn nến, là những người hiểu được thực chất của cái gọi là “Nhà nước pháp quyền XHCN” là cái gì trong những vụ án như thế này.

Đặc biệt, những người đã cầm ngọn nến, là những người biết rằng, họ có quyền gì trong cuộc sống. Vì thế phong trào ủng hộ Ls Lê Quốc Quân có công lý trong phiên tòa công khai này thật mạnh mẽ và bất ngờ.

Hiển nhiên, nếu không dùng luật rừng mà sử dụng luật pháp, nhà nước không thể ngăn cản người dân dự phiên tòa này, dù bất cứ hình thức nào. Luật pháp quy định rõ ràng như vậy, và cũng tiếc rằng người dân đã biết như vậy nên càng khó xử.

Một phong trào mạnh mẽ, lan rộng nhanh chóng ủng hộ một người sắp bị đưa ra trước vành móng ngựa đầy oan khiên với một chuỗi âm mưu bẩn thỉu và hứa hẹn sự trả thù khắc nghiệt đã tự kích thích sự quan tâm của mọi người.

Bên ngoài, qua mạng thông tin toàn cầu, cả thế giới biết rõ từng phản ứng của các nghị sĩ Hoa Kỳ, các cơ quan ngoại giao, các tổ chức nhân quyền, các nước quan tâm đến dân chủ… đã lên tiếng đồng loạt về vụ án này. Có lẽ ít khi thấy những hành động nhịp nhàng, mạnh mẽ và dứt khoát đến thế bởi các nghị sĩ, các cơ quan bảo vệ quyền con người trên thế giới.

Và người ta hồ hởi, náo nức tiến tới phiên tòa, người ta chuẩn bị, người ta lên kế hoạch, người ta rủ nhau…

Và nhà nước thông báo: Hoãn.

Lối rẽ cần thiết!

Đến nay, vở kịch “trốn thuế” xem chừng đã vỡ mánh, đã mất thiêng. Trong vụ Điếu Cày, người ta đã phản đối kịch liệt, nhưng bên cạnh vẫn có những người hồ nghi. Nhưng đến nay, không ai không hiểu trốn thuế ở đây nghĩa là gì. Để không làm băng hoại Tiếng Việt, thiết nghĩ rằng, nhà nước cần chấn chỉnh ngay từ phiên tòa này. Kẻo đến một lúc nào đó, từ “trốn thuế” lại mang nghĩa đang được sử dụng là che giấu một âm mưu trả thù bẩn thỉu, đê hèn đối với công dân. Thì lúc đó, việc kêu gọi xã hội, học sinh giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt là điều khó khăn.

Ai cũng biết rằng, Lê Quốc Quân, một luật sư từ chỗ được hành nghề, lên tiếng cho nhân quyền, cho đất nước, xã hội và đã từng bước, từng bước chấp nhận nhiều điều không ai mong muốn và phải vào tù, ra khám nhiều lần.

Bởi ông cũng là luật sự, với bệnh nghề nghiệp của mình, trên cơ sở pháp luật quy định, ông biết mình không hề sai. Nhưng, cũng bởi là luật sư, và với bệnh nghề nghiệp của mình, ông cứ tưởng rằng nhà nước đã hô hào “Nhà nước pháp quyền” là sẽ làm theo luật. Ông đã không hiểu điều đơn giản hơn, là mục đích lớn hơn tất cả mọi luật lệ, đạo đức hoặc giá trị tinh thần. Vì thế ông bị bắt, luật lệ sẽ bị gạt ra một bên. Chẳng sao cả, xưa nay vẫn thế đã sao.

Nhưng, bắt Lê Quốc Quân, nhà nước đã tự mua nợ cho mình.

Tự nhà nước đã “phong Thánh” cho Lê Quốc Quân, một người nhiệt huyết, nhiệt tình, nhưng đơn giản. Nếu ở ngoài, chắc ông cũng chẳng có thể lập một đảng của Lê Quốc Quân riêng để làm chính trị chiếm vị trí “lãnh đạo tuyệt đối” nhưng trách nhiệm không tuyệt đối của đảng CS. May chăng ông chỉ hưởng ứng lời kêu gọi “tự ứng cử” để làm một người đại biểu có trách nhiệm của dân ở Quốc hội. Và nhà nước chỉ cần dùng xảo thuật đơn giản là đã loại ông từ vòng gửi xe.

Ông cũng chẳng thể “tổ chức chống lại chính quyền nhân dân” như lần trước đã bắt nhầm. Bởi chắc chắn rằng những tên quan chức cộng sản, mang thẻ đảng viên trong mình với những vụ tham nhũng hàng trăm, thậm chí con số hàng ngàn tỷ đồng sẽ là những kẻ chống lại không chỉ chính quyền mà còn chống lại nhân dân, đất nước này hữu hiệu nhất.

Ông cũng chẳng thể “gây rối trật tự công cộng” khi đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Bởi hiện nay, khi nạn cướp giật hoành hành giữa ban ngày, bất chấp cả cảnh sát, thì việc ít trăm người đi hô hét vài câu chống Trung Cộng xâm lược chỉ là chuyện lặt vặt với an ninh xã hội.

Ở ngoài, ông chỉ có thể làm ăn, nộp thuế cho nhà nước, số tiền đó lại được dùng để có thể nuôi những người theo dõi, giám sát ông.

Ở ngoài, chỉ thỉnh thoảng ông lại đến cũng bà con, những người dân oan, những người bị áp bức, bị chà đạp… dù muốn hay không, thì nhà nước vẫn không bỏ được những người này ra ngoài rìa xã hội. Bở họ đã từng là ân nhân, là những người đẻ ra nhà nước này. Việc ông có đến thăm hỏi họ, âu cũng là lẽ thường tình dù có nhiều cơ quan khó chịu.

Hoặc thỉnh thoảng ông sẽ cất tiếng nói của mình về những suy tư về đất nước, về các bất công xã hội, về ước vọng dân chủ, đa nguyên đa đảng của ông… Điều đó đâu chỉ có mỗi ông ta nói hiện nay và chẳng ai ngăn cấm được suy tư và ước vọng của người dân.

Nhưng, khi đã bắt ông vào tù, những việc ông đã làm trở thành biểu tượng cho những người khát khao chính nghĩa, trăn trở với đất nước, cộng đồng. Và họ có được cái để họ ủng hộ, có cái để họ lên tiếng và thể hiện sự ủng hộ của mình.

Một khát vọng chính đáng đã có cơ hội được thỏa mãn.

Vì thế, đâu cứ phải tống vào tù là xong.

Thử tưởng tượng xem. Nếu phiên tòa xét xử ông không làm cho người dân phải “tâm phục, khẩu phục” – nghĩa là cái biểu tượng của họ được nhà nước chống cao lên, bị oan ức. Họ sẽ phản ứng. Không chỉ một phiên tòa sơ thẩm này xong là có thể đưa người ta vào tù theo ý muốn. Vì còn phiên phúc thẩm. Không chỉ có phiên phúc thẩm, vẫn còn một quá trình giam giữ lâu dài.

Thử tưởng tượng xem, dù có giam giữ ông ở đâu, vùng nào xa xăm đến mấy, ở đó có xã hội, sẽ có giáo dân, có những người dân cùng khổ, oan khuất. Hàng tháng, hàng tuần, những người quan tâm sẽ đến đồng hành cùng ông ngoài cửa trại tù như một chuyến hành hương về những miền đất mà xưa kia, cha ông họ, những người công giáo kiên trung, các linh mục, trùm trương… đã từng nếm mùi lao tù, thậm chí bỏ xác những nơi này. Những vị mà từ Nguyễn Chí Thiện – ngục sĩ, cho đến Kiều Duy Vĩnh đều đã tự phong họ lên thành “Đấng Thánh tử vì đạo”. Việc họ đến thăm Ls Lê Quốc Quân tại những nơi này, giống như những chuyến hành hương về các Thánh địa với các Thánh tích của tôn giáo mình. Có lẽ đó cũng là hướng mở để hưởng ứng “Năm du lịch Quốc gia” đang được phát động với sự èo uột dễ thấy hiện nay chăng?
Những con tin!

Thông thường, khi bắt các nhân vật bất đồng chính kiến, dù với bất cứ lý do nào, thì đó cũng là những cuộc bắt bớ khốc liệt, bất chấp tất cả. Bất chấp lòng dân, bất chấp pháp luật, bất chấp sự phản ứng trong nước và quốc tế.

Nhưng, khi thả họ, thường là kết quả của những cuộc thương lượng, những mặc cả về nhân quyền, về quyền lợi, về việc Việt Nam được một mối lợi nào đó. Vì thế những nhà bất đồng chính kiến trở nên có giá, trở thành con tin trong cuộc mặc cả nhân quyền. Ls Lê Quốc Quân cũng đã từng là một nhân vật được dùng "ngã giá" như vậy trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Nguyễn Minh Triết năm 2007.

Và giờ đây, Trương Tấn Sang lại chuẩn bị lên đường thăm Mỹ, lịch sử có lặp lại chi tiết này? Thực ra, nếu có lặp lại, thì vở kịch cũng đã quá nhàm chán.

Và dù có là sự nhàm chán trong việc bắt và thả, trong việc dùng họ làm con tin trao đổi và mặc cả, thì lối ra đó vẫn là lối ra có lợi nhất cho một “Nhà nước pháp quyền” – Chánh nghĩa sáng ngời – trong tình trạng "tứ bề thọ địch" hiện nay.

Lối ra, hay lối rẽ cần thiết cho vụ án lúc này, không phải là cuộc trả thù bẩn thỉu và hèn hạ với công dân mình. Mà đây chính là cơ hội để nhà nước Việt Nam cải thiện hình ảnh, bộ mặt của mình trước cả thế giới. Rằng thì nhà nước Việt Nam là một nhà nước “Chánh nghĩa sáng ngời” – Nguyễn MinhTriết.

Đây là cơ hội để người dân, trước hết là những công dân bình thường, có quan tâm đến vụ án, thấy rõ thái độ trượng phu, người lớn và là sự nghiêm túc của luật pháp Việt Nam trong cư xử với công dân. Hãy nhớ rằng chỉ một chiếc thuyền bị cướp ngoài khơi Hoàng Sa hôm kia thôi, con số thiệt hại đã lên đến hơn 400 triệu rồi đấy. Nếu cần sức mạnh của cái gọi là chuyên chính vô sản, hãy ra tay cứu ngư dân trước đã, bởi họ đã bị tàn sát, cướp bóc bởi ngoại bang.

Bởi không có một nhà nước “của dân, do dân, vì dân” nào trên một đất nước có truyền thống anh hùng chống ngoại xâm 4000 năm lịch sử, lại ngang nhiên thi hành một chính sách trả thù hèn hạ người dân và dung túng, bao che, tiếp tay cho giặc.

Ngày 14/7/2013
• J.B Nguyễn Hữu Vinh