Hiển thị các bài đăng có nhãn Inrasara. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Inrasara. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 12 tháng 9, 2023

Thêm nhiều ý kiến phản biện việc phá rừng để làm hồ thủy lợi ở tỉnh Bình Thuận

Khu rừng tự nhiên rộng hơn 600 ha sắp chuyển thành hồ thủy lợi. Ảnh: VnExpress.

Trương Nhân Tuấn: Dự án hồ chứa nước Ka Pét có nhiều điểm tương đồng với vụ khai thác Bô xít ở Dak Nong.


Đọc báo Nhân dân nói về "Dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận" tôi thấy có nhiều điểm tương đồng với vụ khai thác Bô xít ở Dak Nong.

Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2023

Inrasara: Làng & Văn hóa Làng Cham

Twai tamư paga yuw ba mưda tamư sang
Khách bước vào cổng nhà như mang cái giàu vào nhà

Câu tục ngữ nói lên đầy đủ tính hiếu khách của Cham.
Giàu hiểu theo nghĩa rộng nhất của từ này. ‘Mưda’ là giàu nói chung, ‘ginup’: giàu bạn, giàu tình, giàu của cải, “giàu” con cháu, còn ‘kaya mưda’ là vừa giàu vừa sang...

Cham hiếu khách, sẵn sàng mở rộng cửa, rộng lòng để đón khách thập phương. Ngược lại, người khách cần có lối ứng xử đúng điệu, để hai bên không bị phiền hà khi tiếp xúc, bịn rịn lúc chia tay, và nhất là - nở nụ cười hay vỗ vai hẹn ngày tái ngộ. Cho dù thời hiện tại, người Cham đã phần nào “văn minh” hóa theo thời, nhưng đâu phải chỉ cần ứng xử lịch thiệp như của người văn minh là xong, là ổn. Mỗi dân tộc có đặc trưng của nó. Cham không là ngoại lệ. Vậy, trước khi “bước vào cổng nhà” Cham, mời các vị khách quý tự trang bị cho mình vài “kiến thức”căn bản, gọi là nhập môn.


Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2023

Inrasara: Cham đóng góp gì vào nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam?

Vẻ đẹp Cham. Photo: Jaya
Ở Việt Nam, dân tộc Cham hiện nay có khoảng 18 vạn người, sống trên 10 tỉnh thành khác nhau, tập trung nhiều hơn cả là ở Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang… là cư dân của vương quốc Champa cổ. Khác với nhiều dân tộc thiểu số khác, người Cham sinh sống ở vùng đồng bằng và thành phố.

Hơn 200 năm sống xen cư và cộng cư với người Việt, Cham chưa từng đánh mất bản sắc, nói chi bị đồng hóa. Đó là nhờ ba chân kiềng: Lịch sử, ngôn ngữ chữ viết và tôn giáo dân tộc. Đó chính là sức mạnh nội tại của tinh thần văn hóa Cham.


Người Champa đã đến đất này
đào mương trồng lúa, đốt rừng làm rẫy
yêu nhau, sinh con đẻ cái
làm thơ rồi ra đi
gửi Mỹ Sơn ở lại.

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023

Inrasara: Hải sử và văn hóa biển Cham

 “Hai đóng góp lớn nhất của Cham vào nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam, đó là Kiến trúc & điêu khắc và Hải sử & văn hóa biển; còn cho thế giới, là Đạo Bà-ni, khả năng hóa giải và hòa giải hai hệ tư tưởng không đội trời chung.”

(Đối thoại Bà-ni, facebook Cộng đồng Cham Bà-ni, 2021)

Đâu là Hải sử & văn hóa biển Cham?


1. Vài mảnh vụn lịch sử 

Ngay ở đầu thế kỉ V, vua Champa là Gangaraja nhường ngôi lại cho người cháu, rồi vượt đại dương sang bờ sông Hằng, tu tập. Thế kỉ VII, người Cham đã có những giao lưu quan trọng với Nhật Bản. 

Đại sư Phật Triết bên cạnh truyền Lâm Ấp nhạc với Điệu vũ nhạc Long Vương hay La Lăng Vương nổi tiếng của Champa vào Nhật Bản, ông còn đem hệ thống chữ Phạn, Cham, Sittan đến Nhật Bản qua đó người Nhật tạo ra hệ thống chữ Nhật Bản. Phật Triết là người có vai trò sớm nhất trong việc truyền bá văn hóa Ấn Độ và Phật giáo Mật tông của Champa vào đất này” (trích lời của nhà nghiên cứu Onishi, Hà Vũ Trọng, “Dấu ấn Chiêm thành trong Nhã nhạc Nhật Bản”, nghiencuuquocte, 1-3-2017).


Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2023

Inrasara: Tháp Chàm, những điều ít được biết đến

Tháp Pô Inư Nưgar (ảnh: Inrajaya)

Tháp Chàm - kiến trúc cổ Champa, đóng góp lớn vào nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam. Tiếp nhận kiến trúc Ấn Độ và các nước trong khu vực, Cham sáng tạo nên 7 phong cách lớn với trăm ngọn/ cụm tháp có mặt suốt giải đất miền Trung Việt Nam hiện nay.

7 phong cách được các nhà bàn nhiều, ở đây xin miễn, mà bàn thẳng về sinh linh Cham trong tương giao với Tháp.

Thứ Ba, 31 tháng 1, 2023

Inrasara: Việt Nam và Champa, từ huyền thoại ít được biết đến

Tháp Chăm Po Klaung Girai

Việt Nam sở hữu nhiều huyền thoại. Từ huyền thoại cổ xưa đến huyền thoại mới toanh, huyền thoại lịch sử đến huyền thoại văn chương: huyền thoại “mở cõi” hay “Việt Nam là nước thơ” là một; từ huyền thoại lớn đến huyền thoại nhỏ, ở đó huyền thoại “lục bát là thể thơ thuần Việt” rất điển hình.

Huyền thoại cư trú giữa sự kiện và giấc mơ, đôi lúc huyền thoại là sự kiện được thổi phồng, và là sự kiện ít được minh chứng hơn cả. Khác đi: huyền thoại là phiên bản của sự kiện.


Giải huyền thoại không phải hủy, mà là nhìn huyền thoại ở chiều khác. Từ nhiều chiều càng tốt. Để con người nhận chân vai trò của nó, tác động của nó đến đời sống con người. Sau cùng, để con người nhận diện đúng thực tại, và sống tốt đẹp hơn.

Liên quan đến Việt Nam, huyền thoại Champa – những huyền thoại ít được sử sách ghi chép – phần nào đó giúp khai mở được vấn đề.(*) 


I. Huyền thoại “mở cõi” của Việt Nam 


Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2023

Inrasara: Người Cham ăn Tết như thế nào

 Cham là dân tộc ham chơi. Trà Vigia viết bỡn: 

Chàm làm là làm chơi, chơi thì chơi thiệt“. 

Chuẩn không cần chỉnh luôn. Tôi hơi khác, hơn mươi năm trước, ở tập thơ Lễ Tẩy trần tháng Tư, tôi viết:

Văn hóa Champa là văn hóa đùa vui

Chịu chơi cả trong đau khổ.

Câu thơ được một nhà nghiên cứu dùng làm đề từ cho công trình của mình. Vậy ta thử xem Cham chơi Tết như thế nào nhé.

 

Pangdurangga gồm hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận bốn thập niên trước, khi mùa mai vạn thọ vàng rực núi đồi, là chúng tôi biết Tết đến. Cả rừng mai vạn thọ, trải dài hơn ngàn mẫu khoảng rừng thưa vùng Vĩnh Hảo. Lên trên nữa là mai núi. Cũng bạt ngàn. Kể rằng, sẵn trời ban tặng nguồn suối thiên nhiên, khi xưa vua Chế Mân cho trồng hai loại mai để cùng công chúa Huyền Trân du xuân. Ông vua hào hoa này chưa hưởng trọn mùa mai, đã đi biệt, mang theo luôn bí ẩn cuộc tình đẹp đầy éo le vào đêm mờ lịch sử.


Thứ Ba, 17 tháng 1, 2023

Chùm thơ cho những ngày cuối cùng của năm cũ

Le Roi du Vrai (1942) của họa sĩ Endre Rozsda (1913-1999), Wikimedia Commons

déjà vu #2


thành thật mà nói
tôi chỉ là cái bóng của tôi
từ nhiều năm trước
giờ đây dấn thân vào thế giới ảo


và cái bóng của tôi
cũng chỉ là avatar
hóa thân theo thời gian
từ hành trình ánh sáng

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2023

Inrasara: Miền Nam và hiện tượng chữ nghĩa

 1. Bốn hiện tượng

Trịnh Công Sơn thiên tài, nhưng không là hiện tượng. Phạm Duy vĩ đại, cũng không là hiện tượng. Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Nguyễn Hiến Lê, và sau này – Nguyễn Nhật Ánh, là hiện tượng.

Hiện tượng phải là con người với lối “sống” kì dị, tài năng và có sức cuốn hút lớn, xuất hiện như một bột phá và kéo dài, tạo ảnh hưởng về hướng mở, hướng tự do.

Học giả Nguyễn Hiến Lê, 
Hình Wikipedia
Nguyễn Hiến Lê – một hiện tượng học giả.

Là nhà văn, nhà ngôn ngữ, nhà khảo cứu, dịch giả, ông hoạt động chữ nghĩa độc lập. Phạm vi viết của ông rất rộng: văn học, ngữ học, triết học, lịch sử, du ký, chính trị, kinh tế, sách học làm người, gương danh nhân… Lĩnh vực nào ông cũng thành công.

Văn ông giản đơn, không cầu kì mà hấp dẫn. Hấp dẫn từ lớp người đọc tuổi mới lớn cho chí nhà nghiên cứu đầu bạc. Hấp dẫn kéo dài từ những năm đầu thập niên 1960, đến hôm nay vẫn còn giữ được sức hấp dẫn.

Thế nên không lạ, hiện nay ở hầu hết tuần lễ sách, luôn có một gian hàng Nguyễn Hiến Lê. Là điều hiếm “nhà” nào có được.


Thứ Ba, 20 tháng 12, 2022

Inrasara: Văn chương đương đại tiếp nhận gì từ văn học miền Nam

 1. Văn học miền Nam 1954-75 có gì [mà miền Bắc không có]?

Nhiều, rất nhiều…


[1] Báo chí

Nếu miền Bắc, các loại báo chỉ phát hành đến cơ quan nhà nước, thư viện hay trường học, còn đại bộ phận dân chúng phải đọc báo dán tại các địa điểm công cộng hay lắng nghe loa phường; thì ở miền Nam: người dân có tất. 


Nguyệt san, bán nguyệt san hay tuần báo, nhật báo, tin buổi chiều. Đa dạng, đa chiều, đa khuynh hướng. Báo thiên tả hoặc thân Cộng, báo chống chính quyền hay báo trung lập cũng có. Dân thành phố được đọc đủ loại đã đành, ngay người nhà quê hẻo lánh cũng có thể đặt báo để được mang ấn phẩm đến tận nhà. 


[2] Tự do

Tự do, các nhóm văn nghệ cấp tập xuất hiện: Sáng Tạo, Chỉ Đạo, Quan Điểm, Đại Học, Tư Tưởng, Bách Khoa, Nhân Loại, Tinh Việt Văn đoàn, Văn Hóa Ngày Nay… rồi Thái Độ, Hành Trình, Trình Bầy, Ý Thức


Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2016

Inrasara: Giải thưởng nào cho Cửu Long cạn dòng Biển Đông dậy sóng?


Giải thưởng cho Ngô Thế Vinh với tác phẩm Cửu Long cạn dòng Biển Đông dậy sóng(1), cơ quan hay tổ chức nào sẽ trao cho nó? – Không đâu cả!
Tôi đã thử đề nghị với Giải Sách Hay của IRED, tiếc là tác phẩm nằm ngoài quy chế Giải (phải là tác phẩm in trong nước qua nhà xuất bản của Nhà nước). Vậy là không đâu vinh danh nó, dù mươi năm qua chắc chắn nó là tác phẩm xứng đáng nhất. Trong nước: không; hải ngoại: cũng không. Chúng ta ưa nói đến giải thưởng từ sự đón nhận của độc giả; rồi ngay cả ở đây càng không nốt. Bởi Cửu Long cạn dòng Biển Đông dậy sóng không in, không bán trong nước, thế nên tuyệt đại đa số người đọc quốc nội không biết đến nó. Hỏi có tội không?