Hiển thị các bài đăng có nhãn Huy Phương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Huy Phương. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018
Tạp ghi Huy Phương: Trở về nhà
“…Khóc người xưa, nhỏ lệ cho ta…”
Vào ngày 15 Tháng Tám năm nay, nhân dịp kỷ niệm 45 năm “Hành Trình Trở Về Nhà” (Operation Homecoming), khoảng 140 cựu tù nhân chiến tranh của Hoa Kỳ (POW) đã từng bị giam cầm ở Bắc Việt, sẽ tập họp về thành phố Frisco, phía Bắc Dallas, để gặp gỡ nhau trong bốn ngày từ 15 -19 Tháng Tám.
Sáng kiến tổ chức buổi hội ngộ này là do một cựu chiến binh Mỹ gốc Việt, anh Tanner Đỗ, từng chiến đấu tại Iraq và Syria, nhằm để vinh danh các cựu tù binh Mỹ trong nhà tù Bắc Việt. Một việc làm ý nghĩa hơn nữa là một buổi ăn trưa đặc biệt sẽ do Hội Cựu Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt khoản đãi để tỏ tình đoàn kết và tri ân những người Mỹ đã một thời chiến đấu cho tự do của miền Nam.
Người tù Hoa Kỳ bị Bắc Việt giam cầm lâu nhất là Trung Úy Phi Công Everett Alvarez, cũng là phi công đầu tiên bị bắn hạ tại Hòn Gai, Quảng Ninh. Ông bị bắt vào Tháng Tám, 1964 và đã ở trong nhà tù Hỏa Lò 8 năm 7 tháng.
Thứ Tư, 25 tháng 7, 2018
Tạp ghi Huy Phương: ‘Ngoại ơi!’
Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan cùng hai cháu ngoại
trong một lần vào thăm con gái Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
trong lao tù. (Hình: Facebook Trịnh Kim Tiến)
Tiếng bà ru cháu ầu ơ
Yêu thương còn đến bây giờ Ngoại ơi…
(Ca dao)
Trong đời, tôi không bao giờ gọi được hai tiếng “Ngoại ơi!” thương yêu như những đứa trẻ khác trên đời này. Nói rõ là bà Ngoại mất sớm khi tôi chưa mở mắt chào đời. Bà Ngoại tôi góa chồng sau khi sinh mẹ tôi, nên tất cả tình yêu thương của bà đều dành cho con. Về phần mẹ tôi, bà Ngoại cũng là điểm tựa thương yêu duy nhất trên cuộc đời này. Từ ấu thơ, tôi không nghe mẹ tôi nhắc đến bất cứ một ai gọi là họ hàng bên Ngoại ở cái làng Đức Phổ, một ngôi làng xa xôi trên đất Quảng Bình thuở đó!
Vậy mà mẹ tôi đi lấy chồng sớm, năm mười tám tuổi, nói rõ ra là đi “làm hầu” cha tôi, bỏ lại bà mẹ già với cái quán nhỏ ở đầu ngôi chợ làng. Theo phong tục thời đó, nếu người đàn bà đi làm hầu ba năm mà không có con, thì được về nhà đi lấy chồng khác. Nhưng mẹ tôi đã lỡ thương cha tôi, một ông giáo làng hào hoa, thích đàn ca xướng hát, và bà cũng thuộc nhiều câu thơ của ông làm cho bà khi mới gặp nhau, nên bà chấp nhận phận làm lẻ cho đến lúc tôi khi ra đời.
Thứ Tư, 11 tháng 4, 2018
Huy Phương: Văn hóa tự nguyện
Cảnh sát giao thông Hà Nội nhận một tờ nghi là tiền từ một người vi phạm giao thông. Sau khi “clip mãi lộ” đăng trên mạng xã hội ngày 11 Tháng Ba, 2018, 20 cảnh sát giao thông thuộc các Đội Cảnh Sát Giao Thông số 3, 5, 6 (PC67, Công An thành phố Hà Nội) bị đình chỉ. (Hình: Tuổi Trẻ)
“Cũng bởi thằng dân ngu quá ‘lợn’
Cho nên quân ấy dễ làm quan!” (Tản Đà)
Cho nên quân ấy dễ làm quan!” (Tản Đà)
Một chế độ đào tạo ra những con người của đất nước luôn luôn hành động một cách tự nguyện, không cần roi vọt, không cần ai nhắc nhở, phải chăng là một chế độ “tuyệt hảo?”
Thứ Năm, 5 tháng 4, 2018
Huy Phương: Bài văn nghị luận điểm không: Đi tìm lòng tự trọng!
cựu giám đốc Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Yên Bái.
(Hình: Zing)
Câu nói “Sự trung thực và lòng tự trọng chính là hai yếu tố tiên quyết để dẫn đến thành công,” đối với xã hội Việt Nam hiện nay rõ ràng là một câu nói lạc hậu đến buồn cười.
Nhưng quan niệm thành công là thế nào? Ngày nay nhà đẹp, xe đời mới, tiền nhiều, quyền chức và quyền lực được đánh giá là thành công, nhưng nếu trở lại vế đầu của câu nói, thì sự thành công này rõ ràng không phải do sự trung thực và lòng tự trọng. Xác định như vậy nên bài viết nghị luận của một học sinh trung học phải nhận điểm “không” từ một cô giáo “xã hội chủ nghĩa!”
Thứ Năm, 15 tháng 2, 2018
Huy Phương: Văn Tế Nạn Nhân Cộng Sản TẾT MẬU THÂN
Trước anh linh liệt sĩ, vị quốc vong thân
Trong khung cảnh trang nghiêm, hương trầm phảng phất
Quần tụ nơi đây các chiến hữu, cán chính, quân dân
Xin cúi đầu tưởng niệm đến người đã khuất.
Hỡi ôi!
Xưa Mậu Thân,
Nay đà Mậu Tuất.
Năm mươi năm, oan khuất dậy Trời
Sáu nghìn sinh mạng chôn vùi
Trong hầm tập thể, bên đồi dưới khe.
Thứ Tư, 24 tháng 1, 2018
Huy Phương: Lạc quan… tâm thần!
Người Việt Nam “lạc quan” hay “ngây thơ” với những hình ảnh
như thế này? Cảnh đường phố cứ mưa là ngập ở Sài Gòn. (Hình: Zing)
Mấy lúc sau này, đọc những tin tức về Việt Nam, nhất là những nghiên cứu, đánh giá về cuộc sống tại Việt Nam, chúng ta thường vấp phải sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên… như có những nghiên cứu cho rằng người Việt Nam hiện nay có cuộc sống hạnh phúc nhất, nhì trên thế giới. Và mới đây, người Việt Nam lại được xếp hạng đứng đầu thế giới, về những thay đổi cuộc sống trong nửa thế kỷ qua, nghĩa là Người Việt Nam hiện nay đang đứng đầu thế giới về sự lạc quan.
Khảo sát của Trung Tâm Nghiên Cứu Pew thực hiện với hơn 40 ngàn người tại 38 nước, cuối cùng đã xếp Việt Nam ở vị trí số một với 88% người Việt được phỏng vấn đã cho rằng cuộc sống hôm nay tốt đẹp hơn 50 năm trước. Pew là tổ chức phi chính phủ chuyên cung cấp thông tin về các vấn đề xã hội, ý kiến công chúng và các xu hướng nhân khẩu học đang định hình Hoa Kỳ và thế giới và là một chi nhánh của Tổ Chức The Pew Charitable Trusts của Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 6 tháng 9, 2017
Huy Phương: Thà ngụy như Ngụy Văn Thà!
Người dân Hà Nội trong một lần xuống đường tưởng nhớ
các tử sĩ VNCH bỏ mình ở Hoàng Sa năm 1974,
trong khi nhà cầm quyền gọi họ là “ngụy.” (Hình: Getty Images)
“Người yêu nước không thể nào là ngụy
Người chết vì nước như anh không thể nào là ngụy.
Nhưng anh: là Ngụy Văn Thà”
(Trần Mạnh Hảo)
Ngụy là một từ gốc Hán trong tiếng Việt có nghĩ là dối, trái nghĩa với chính như ngụy ngôn, ngụy tạo.Theo quan điểm của sử Tàu thì kẻ làm vua hiện tại thường cho mình là chính thống. Triều nào chống lại mình thì cho họ là ngụy, dù cho họ xưng vương, xưng đế đi nữa thì cũng bị gọi là ngụy triều.
Thứ Ba, 4 tháng 7, 2017
Huy Phương: ‘A lô! Lương tri có nghe tôi rõ không?’
Blogger Mẹ Nấm (trái) tại phiên tòa ở Nha Trang,
bị tuyên án 10 năm tù. (Hình: STR/AFP/Getty Images)
Nhân chuyện có tình trạng gian dối của người sản xuất hiện nay ở Việt Nam, như chuyện hai chuồng lợn, hai luống rau, một để ăn, một để bán; rồi bơm hóa chất vào tôm, dùng thịt ôi làm ruốc, Bộ Trưởng Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã phát biểu: “Phải kêu gọi lương tri của người sản xuất để họ không vì lợi nhuận mà cố tình làm trái pháp luật, bất chấp tính mạng, sức khỏe người tiêu dùng.”
Lương tri là gì? Có lương tri không? Lương tri ở đâu? Ai là người đứng ra kêu gọi lương tri? Để tôi ra đường bắc loa gọi lớn tìm lương tri về, vì đất nước này, lương tri đi vắng đã lâu: “A lô! Lương tri nghe tôi rõ không? Có người đang kêu gọi lương tri!”
Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017
Huy Phương: Hồn tử sĩ
Một góc nghĩa trang liệt sĩ ở Cổ Loa, ngoại ô Hà Nội.
(Hình minh họa: Linh Pham/Getty Images)
“Xưa nay chinh chiến mấy ai về?
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?”
(Vương Hàn)
Trong thời chiến tranh, trên những bản tin chiến sự mỗi ngày, chúng ta vẫn thường biết đến những con số người lính tử trận, bên này hoặc bên kia: “Địch để lại 32 xác chết, ta hy sinh 17 người!” Những con số cuối cùng vẫn chỉ là những con số khô khan, lạnh lùng, nhưng đằng sau 49 con người nằm xuống kia, của cả hai bên, là cả một thảm cảnh đau xót cho từng gia đình một. Có người không thấy xác con, chỉ biết cái chết của người thân qua một cái giấy báo tử, và nhiều hơn, là một bằng tuyên dương tử sĩ đỏ loét màu máu. Ở một nơi khác, khi đưa xác người lính trở về được hậu cứ, cả khu gia binh nhuộm màu chết chóc, sợ hãi với những vành khăn tang quấn vội và những tiếng khóc kể kể bi ai.
Thứ Tư, 19 tháng 4, 2017
Tạp ghi Huy Phương: Học chữ để làm gì?
(Hình minh họa: Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)
Chưa bao giờ cái học trở nên vất vả cho nhiều học sinh như ở Việt Nam ngày nay. Phải đi bộ mất cả nửa ngày đường mới đến được trường để học “cái chữ,” các học sinh ở các vùng cao nguyên của Bình Định vẫn phải đến trường.
Ai cũng mủi lòng khi trời trở lạnh, mà thấy các em đến trường mong manh trong chiếc áo mỏng, chân đất không giày dép, đầy bùn đất, đỏ ửng. Trường thì bốn bề gió lộng, không có vách che chắn. Phần ăn trưa mang theo chỉ có nắm cơm với muối.
Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017
Huy Phương: Vũ khí của kẻ yếu
Một người Tây Tạng tự thiêu, phản đối sự chiếm đóng
của Trung Quốc. (Hình minh họa: STR/AFP/Getty Images)
Thời thơ ấu, vẫn thấy lũ trẻ chơi đùa với nhau ngoài đường, hay ở trong lớp học, vẫn thường xẩy ra cảnh đứa lớn bắt nạt đứa bé, lấn áp bằng lời lẽ, thậm chí bằng vũ lực. Đứa nhỏ yếu thế không chống cự lại được, đôi khi vừa bỏ chạy vừa khóc, nhưng không quên quay đầu lại, chửi vài câu cho hả dạ. Thằng lớn giậm chân giả vờ đuổi theo, thằng nhỏ nín chửi, chạy thêm một đoạn nữa, khi thấy kẻ thù đã ở xa, lại tiếp tục vừa khóc vừa chửi vài câu nữa mới chịu nín. Một trong những vũ khí của kẻ yếu là chửi.
Lý của kẻ mạnh bao giờ cũng thắng (La raison du plus fort est toujour la meilleur- La Fontaine). Mình không mạnh bằng nó nên mình đành chịu thua. Ở nhà quê, khi nhà mất một con gà, có chính quyền xã ấp nào chịu phân xử hay điều tra xem đứa nào trong xóm là đứa trộm gà, nên người mất gà đành chửi, may ra đến tai đứa trộm gà. Tuy con gà đã được nhúng vào nồi nước sôi, vặt lông, nhưng vẫn cứ chửi, chửi cho đỡ tức “tiên sư cha đứa nào ăn trộm gà của bà!”
Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017
Huy Phương: ‘Chết Dưới Tay Trung Quốc,’ một lời kêu gọi thực tế mạnh mẽ
Các sản phẩm như đồ chơi trẻ em bán trong Walmart
cũng đều sản xuất tại Trung Quốc. (Hình: Getty Images)
Lâu nay, trong chừng mực nào, nhất là ở Việt Nam, chúng ta đã nghe nhiều về sự độc hại của thực phẩm phát xuất từ Trung Quốc, những hành vi ngang ngược lấn chiếm Biển Đông, bắn đuổi ngư dân ngay trong vùng biển của chúng ta, nhưng một cách quy mô, chúng ta chưa có cái nhìn tổng quát về sự hung hiểm ác độc của Trung Quốc về các phương diện kinh tế, chính trị, xã hội và quân sự đối với cả thế giới.
Thật sự Trung Quốc là một hiểm họa lớn ngay cả đối với Hoa Kỳ và các nước đồng minh thì kể gì một nước lạc hậu, nhỏ bé lại vô phúc nằm sát dưới nách và đã từng chịu ơn Trung Quốc như Việt Nam!
Trong đời sống thường, chúng ta có nghe đến chuyện một cái ghế nôi kẹp cổ một đứa bé đến chết, một cái điện thoại phát nổ làm nát bàn tay một người dùng hay ngôi nhà bốc cháy vì một mạch điện từ một cái quạt máy. Tất cả vật dụng này đều xuất phát từ Trung Quốc và chúng ta chỉ đơn giản nghĩ đây là lối làm ăn dối trá, tắc trách của những công ty vô đạo đức, và chỉ vì giá rẻ mà chúng ta mang mối họa về nhà. Ít người biết đến chuyện những viên thuốc bệnh chúng ta dùng hàng ngày, từ viên Tylenol, Aspirin đến viên Vitamin chứa đầy chất arsenic! Và thuốc giả Trung Quốc tràn ngập thế giới, Imanitib, một thứ thuốc trị bệnh ung thư, làm chết người ở Palestine, chỉ có nước, pha với một ít đường, phẩm màu và một tí aspirin.
Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016
Huy Phương - Nghĩa Trang Biên Hòa là di tích lịch sử (kỳ cuối)
![]() |
Hình ảnh trùng tu Nghĩa Trang. (Hình: Vietnamese American Foundation) |
LTS - Dưới đây là phần còn lại của cuộc trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Ðạc Thành, đại diện VAF, với phóng viên Người Việt. Cũng trong số báo này, chúng tôi đăng tải nguyên văn thư ngỏ VAF gởi đến đồng hương, kêu gọi hỗ trợ công cuộc trùng tu Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa, một công việc còn rất nhiều khó khăn, mà trước mắt là trùng tu thêm 2,000 ngôi mộ trong năm 2016.
HP: Theo thống kê của VAF, còn bao nhiêu mộ trong Nghĩa Trang? Ðã sửa bao nhiêu mộ rồi? Vấn đề phân lô, quy cách xây dựng cho mỗi ngôi mộ như thế nào?
NÐT: Năm 2008, Bình Dương báo cáo cho cố Thủ Tướng CSVN Võ Văn Kiệt, rằng nghĩa trang còn 12,800 mộ. Hiện nay, số mộ đã được trùng tu là 2,667. VAF chỉ trùng tu mộ lại đúng theo kiểu mẫu cũ, do đó, không có phân lô. Và việc xây mộ do một công ty duy nhất của chính quyền Bình Dương xây với giá do một bộ phận của tỉnh Bình Dương quyết định. Mộ xây bằng gạch và trên nắp mộ có khung bằng sắt, đổ xi măng.
Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016
Huy Phương - Trùng tu Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa (Kỳ 1) - Cuộc vận động kiên trì và lâu dài
![]() |
Nghĩa Dũng Ðài sau khi sửa chữa. (Hình: Vietnamese American Foundation) |
'LTS
- Trong một thời gian dài, một số đoàn thể, cá nhân gốc
Việt tại hải ngoại đã có những nỗ lực liên lạc với chính quyền Cộng Sản Hà Nội,
tìm cách sửa sang và trùng tu các ngôi mộ hoang phế, đổ nát tại Nghĩa Trang
Quân Ðội Biên Hòa. Các nỗ lực đều bất thành. Ðến năm 2007, tổ chức Vietnamese
American Foundation - VAF, tham gia vận động từ nhiều phía. Tiến trình vận động
mang lại một số kết quả. Cho đến nay, 2,667 ngôi mộ trong tổng số 12,800 mộ
đang còn ở Nghĩa Trang đã được trùng tu. Tuy nhiên, diện tích đất của Nghĩa
Trang, từ 125 mẫu, nay chỉ còn chưa đầy 29 mẫu. Người Việt, thông qua lời của
người trong cuộc cùng các thông tin trao đổi giữa các giới chức Hoa Kỳ có liên
quan, kể lại tiến trình vận động và kết quả trùng tu cho đến thời điểm hiện
nay.
Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015
Huy Phương - Khi chế độ sợ sử
![]() |
Nghĩa Trang Liệt Sĩ Người Trung Quốc ở Cao Bằng. (Hình minh họa: Tienve.org) |
Theo báo
chí trong nước, môn lịch sử dự định sẽ bị xóa bỏ khỏi chương trình giáo dục phổ
thông, và sẽ được “tích hợp” với môn giáo dục công dân và giáo dục quốc phòng!
Dư luận trong và ngoài nước đã lên án gắt gao dự định này, và việc bỏ môn sử
trong chương trình giáo dục của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa không phải là
không có cơ sở, vì nó đã bắt nguồn từ cuộc Cách Mạng Tháng Tám, đảng Cộng Sản
muốn viết lại lịch sử theo chiều hướng có lợi cho đường lối của đảng.
Hiện nay, trong giai đoạn Việt Nam
đang trở thành con cái (một loại nghịch tử) của Trung Cộng, lịch sử Việt Nam đã
là một trở ngại cho mối giao hảo của Việt-Trung, thì khi đất nước chúng ta trở
thành một thành phần không thể cắt lìa của Trung Cộng, là ngôi sao nhỏ thứ năm
trên lá cờ của bọn bành trướng. Lý do lịch sử Việt Nam là một chuỗi trường kỳ
kháng chiến với giặc phương Bắc, và nước Tàu trở thành một “kẻ thù truyền kiếp”
của dân tộc Việt Nam.
Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014
Huy Phương - NỖI BUỒN CHIẾN TRANH QUA THI CA MIỀN NAM (1945-1975)
Chiến
tranh được định nghĩa như một cuộc tranh giành hơn thua, xung đột vũ trang vì
quyền lực, chiếm đoạt lãnh thổ, áp đặt chủ nghĩa hay để trả thù, rửa hận. Nhiều
nhóm người và dân tộc đã nhân danh nhiều thứ như tự do, độc lập, giải phóng...
để mở cuộc chiến tranh. Dù với nhân danh nào, mục đích nào, giải phóng, áp đặt
hay tự vệ hay bảo toàn lãnh thổ thì chiến tranh cũng đem lại chết chóc, tang
tóc cho cả hai bên. Chúng ta đã thấy hàng trăm nghìn bia mộ, những vành khăn
tang của cô nhi quả phụ, những nạng chống, những chiếc xe lăn của người thương
tật, cùng với xóm làng điêu tàn, và những hậu quả để lại cho đời sống cả chục
năm sau trên mặt địa cầu cũng như những dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn con người.
Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014
Tạp ghi Huy Phương - Ô nhục này dành cho ai?
![]() |
Tác giả đứng bên một đoạn Bức Tường Berlin hồi năm 2000.
(Hình: Huy Phương cung cấp)
|
Ngày 9 Tháng Mười Một mỗi năm, kể từ năm 1989, cả thế giới chào mừng ngày Bức Tường Berlin sụp đổ. Không phải chỉ là những phiên bản, mà bức tường này được cắt từng mảnh, vận chuyển đến nhiều nơi trên thế giới, lắp đặt lại xem như một di tích cần ghi nhớ, bài học của một giai đoạn ô nhục của chế độ Cộng Sản. Một đoạn của bức tường này được để tại Thư Viện Tổng Thống Ronald Reagan ở Simi Valley, California.
Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014
Huy Phương - Hồi ký và cái ‘tôi’ đáng ghét!
Hồi ký là sáng tác thuộc nhóm kể chuyện mà nhân vật ở ngôi thứ nhất số ít, là tôi (người xưng tôi là tác giả) viết lại những sự kiện có thực xảy ra trong quá khứ mà tác giả là vai chính hay tham dự, chứng kiến.
Hồi ký không đòi hỏi ngày tháng rõ ràng như trong lịch sử mà viết theo trí nhớ, không hư cấu nhưng đậm chất chủ quan, nhận định phê phán sự việc dưới quan điểm của tác giả, đương nhiên đôi khi là thiên lệch, “xấu che, tốt khoe,” đôi khi dùng để bài bác, đả kích hay tâng bốc những nhân vật khác hiện diện trong hồi ký. Tuy nhiên trong văn học Việt Nam không thiếu những hồi ký chân thật có giá trị, mà các nhà viết sử có thể tìm thấy tài liệu, cũng là những kinh nghiệm hay có những bài học bổ ích.
Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014
Huy Phương - Bước đường cùng
“Bạn ơi, nguồn thảm sầu kia bởi
Số phận hay do chế độ này!”
(Vú Em-Tố Hữu)
Ngày 15 Tháng Tám, Bộ Thông Tin và Truyền Thông Việt Nam ra quyết định đình bản 3 tháng báo điện tử Trí Thức Trẻ và phạt 207 triệu đồng vì ngày 12 Tháng Tám báo này đã đăng một bài có tựa đề là “Gái miền Tây và 3 chữ 'N' nổi danh thiên hạ” của tác giả Trai Toàn Cầu.
Một cô gái quảng cáo bia Anchor của Singapore tại Hà Nội.
(Hình minh họa: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Ba chữ N đó là Ngoan, Ngon và Ngu. Bài này xem như đã vi phạm luật báo chí và chính ban biên tập đã ngỏ lời xin lỗi độc giả vì đã “gây nên sự tổn thương sâu sắc cũng như tạo cảm giác xúc phạm tới nhiều phụ nữ Việt Nam.”
Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014
Huy Phương - Người Việt tỵ nạn và món nợ thương binh VNCH
(Nhân Ðại Nhạc Hội “Cám Ơn anh, Người Thương Binh VNCH” kỳ 8 sắp tổ chức vào ngày Chủ Nhật, 3 Tháng Tám, tại sân vận động trường Bolsa Grande, Garden Grove, Nam California).
Ở đây chúng tôi không hề muốn nhắc lại những điều ân nghĩa mà ai cũng ý thức được, có thể làm phiền lòng một đôi người, trong khi với lòng hảo tâm, từ bi hoặc bác ái, hầu hết đồng bào hải ngoại đã làm rất nhiều việc giúp đỡ thiện nguyện cho những người kém may mắn hơn mình hiện đang sống ở quê nhà. Hiện nay ở hải ngoại có rất nhiều tổ chức thường trực quyên góp tiền để đem về giúp Việt Nam. Từ chuyện nhỏ như mổ mắt vá môi, chuyện người cùi, bệnh tật hay già yếu, chuyện chén cơm cho người già, bát cháo giúp người đau ốm, cho đến những chuyện khá quy mô “đỡ tay” cho nhà nước cộng sản như xây trường, làm đường, phát học bổng... Không làm thì không ngồi yên trước thảm cảnh nghèo đói, bệnh tật của bà con ruột thịt, mà làm cũng thấy nhiều điều phi lý. Trong khi ngoài nước, chúng ta gom góp từng chục bạc, thì ở trong nước hàng triệu đô la chui vào túi tham nhũng, đục khoét, với những trò cá độ, tẩu tán tài sản hay với lối ăn chơi huy hoắc từ các thành phố lớn cho đến cả nông thôn của các cán bộ, đảng viên cộng sản.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)