Hiển thị các bài đăng có nhãn Huy Cận. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Huy Cận. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2023

Ngự Thuyết: Nghịch lý

Phong trào Thơ Mới (1932-1945) là một hiện tượng, một trỗi dậy, một cách mạng thi ca vô cùng mãnh liệt, vô cùng ngoạn mục, trong lịch sử văn học Việt Nam.

Phong trào Thơ Mới, theo tôi, đã để lại một số thi sĩ có thể chịu đựng được thử thách của thời gian trong đó có Hàn Mạc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, và Nguyễn Bính. Sau 1945, Hàn Mạc Tử đã qua đời, Nguyễn Bính viết ít, ba nhà thơ cũng thuộc phong trào Thơ Mới là Vũ Hoàng Chương, Chế Lan Viên, và Đinh Hùng đã cùng với Xuân Diệu và Huy Cận đi trên những con đường riêng biệt thật dài của mình, cho dù Xuân Diệu và Huy Cận nặng về tuyên truyền nên nhiều tác phẩm về sau của họ có sút kém vể mặt nghệ thuật.

Trong bài viết này tôi chỉ nêu lên một một vài khía cạnh về thơ của Xuân Diệu và Huy Cận trong giai đoạn phong trào Thơ Mới. Họ là những nhà thơ lớn, một bài viết ngắn không thể có cái nhìn bao quát vào những sự nghiệp lớn lao của họ.

Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2021

Đặng Tiến: Huy Cận (1919-2005)

Huy Cận là một tác gia lớn lao trong nền thi ca Việt Nam hiện đại và đương đại, chủ yếu là trong Phong Trào Thơ Mới trước 1945. Từ thời điểm này, ông liên tục tham gia chính quyền và tiếp tục làm thơ. Ông qua đời tại Hà Nội, lúc 21 giờ, ngày 19 tháng 2-2005, thọ 86 tuổi.

Ông họ Cù; Huy Cận là tên thật. Sinh năm 1919, không rõ ngày. Tư liệu hiện nay ghi là 31 tháng 5 là dựa theo giấy khai sinh thiết lập khi ông vào trường huyện, đã 8 tuổi.

Sinh quán và chánh quán là làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, nay thuộc về huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, một làng trung du, tả ngạn sông Ngàn Sâu, dưới chân núi Mồng Ga cách đường xe lửa Nam Bắc khoảng năm cây số. Tư liệu chính thức thường ghi: ông xuất thân từ một gia đình nhà nho, nghèo và yêu nước. Thật ra thì gia đình ông làm ruộng, khá giả và yêu nước ngang ngang với đa số gia đình Việt Nam khác. So với thế hệ ông, thì Huy Cận có học vị cao, sau học trình trung học tại trường Quốc Học Huế, ông tốt nghiệp Cao đẳng Canh nông tại Hà Nội, 1942. Thời học sinh ông đã nổi tiếng, có thơ đăng báo Ngày Nay của Tự Lực Văn Đoàn (1938). Thời sinh viên, năm 1940, ông cho in tập thơ Lửa Thiêng, Đời nay xuất bản, Xuân Diệu đề tựa, Tô Ngọc Vân trình bày. Đây là đỉnh cao trong sự nghiệp văn học của nhà thơ Huy Cận.

*

Từ 1942, còn là sinh viên, Huy Cận đã tham gia mặt trận Việt Minh và bí mật xây dựng Đảng Dân Chủ. Tháng 7 năm 1945, ông được triệu tập tham dự Quốc Dân Đại Hội, ở Tân Trào, Thái Nguyên và được bầu vào Ủy Ban Dân Tộc Giải Phóng Toàn Quốc, gồm có 15 người, do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Đây là đỉnh cao trong sự nghiệp chính trị của chính khách Cù Huy Cận. Sau này ông sẽ đạt được nhiều danh vọng quang vinh khác, nhưng trong thâm tâm ông vẫn tự hào nhất về tập thơ Lửa Thiêng 1940, và hội nghị Tân Trào 1945, là nhà thơ, nhà cách mạng trẻ tuổi nhất. Ủy ban Dân Tộc Giải Phóng sẽ mở rộng thành chính phủ Lâm Thời và Cù Huy Cận giữ chức Bộ trưởng Canh Nông rồi cứ tiếp tục tham gia hội đồng chính phủ, thường thường với chức Thứ Trưởng rồi Bộ Trưởng Văn Hóa, từ 1984 đến 1987 — kiêm chủ tịch Ủy Ban Trung Ương Liên Hiệp các hội Văn Học Nghệ Thuật. Có người nói: Huy Cận đạt thành tích giữ nhiệm chức chính phủ dài lâu nhất thế giới.

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2019

Nguyễn Tường Thiết: Hai lần gặp Huy Cận

Huy Cận và tác giả chụp ởnhà Huy Cận (1998). (Hình: Tác giả cung cấp)
Ở đầu giây:

–Thưa... tôi xin được tiếp chuyện với ông Huy Cận.

Ở cuối giây:

–Tôi đây.

–Thưa chú... cháu là con của nhà văn Nhất Linh. Cháu vừa từ nước ngoài về xin được đến thăm chú.

–À, anh có phải tên là Triệu không?

–Thưa không ạ... Cháu tên là Thiết, em của anh Triệu.

–Anh về hồi nào? Anh hiện ở đâu? Ở nhà hay ở khách sạn?

–Dạ... cháu đang ở khách sạn.

–Khách sạn nào? Buồng số mấy?

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

Huy Cận - Ðiệu buồn


Mưa rơi trên sân 
Mái nhà nghiêng dần... 
Ôi buồn trời mưa! 

Nhìn trăm sao buồn 
Của mưa trên sân... 
Ôi lòng buồn chưa! 
Ðêm xa xuống gần. 

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Huy Cận - Giấc ngủ chiều


Huy Cận

Tặng Hoàng Đạo

Thức dậy, nắng vàng ngang mái nhạt,
Buồn giao theo bóng lá đong đưa.
Bên thềm. - Ai nắn lòng tôi rộng,
Cho trải mênh mông buồn xế trưa.

Than ôi, trời đẹp nhưng trời buồn,
Như cảnh tươi màu rạp cải lương;
Tôi đội tang đen cùng mũ trắng,
Ra đi không hẹn ở trên đường.


Rưng rưng hoa phượng màu thương nhớ;
Son đậm bên thành mệt sắc xưa!
Cánh rực đòi cơn rơi lối đỏ,
Bên chân ghi đọng dấu bao giờ.

Không khí vờn xoay, mộng rã tan;
Tưởng như tim đã cũ muôn vàn.
- Thâu qua cái ngáp dài vô hạn,
Hình ảnh lung linh vũ trụ tàn.