Hiển thị các bài đăng có nhãn Huy Ðức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Huy Ðức. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 14 tháng 2, 2018
Huy Ðức: Biên Giới Tháng Hai
“Những đôi mắt”
Hôm ấy, ông Quế không có nhà, vợ ông, bà Dự, bị dựng dậy khi bên ngoài trời hãy còn rất tối. Bà nghe tiếng pháo chát chúa ở hướng Đồng Đăng và phía dốc Chóp Chài, Lạng Sơn. Bà Dự đánh thức các con dậy, rồi 4 mẹ con dắt díu nhau chạy về xuôi. Tới ki-lô-mét số 10, đã quá trưa, bà rụng rời khi hay tin, anh Đài đã bị quân Trung Quốc giết chết. Anh Đài là công nhân đường sắt, thời điểm ấy, các anh đương nhiên trở thành tự vệ bảo vệ đoạn đường sắt ở Hữu Nghị Quan. Anh em công nhân trong đội của Đài bị giết gần hết ngay từ sáng sớm. Đài thuộc trong số 3 người kịp chạy về phía sau, nhưng tới địa bàn xã Thanh Hòa thì lại gặp Trung Quốc, thêm 2 người bị giết. Người sống sót duy nhất đã báo tin cho bà Dự, mẹ Đài.
Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2017
Huy Đức: Hãy từ bỏ quyền thu hồi đất
"Lời giải cho bài toán nông nghiệp VN" không đơn giản
như vậy thưa Thủ tướng.
Hoan nghênh Thủ tướng đã đồng ý đề nghị Quốc hội sửa luật theo hướng
cho tích tụ ruộng đất. Ruộng đất manh mún cũng là một cản trở để tổ chức sản xuất
lớn. Nhưng, cho tích tụ ruộng đất mà không tôn trọng quyền của nông dân về tài
sản (quyền sử dụng đất nông nghiệp) thì rất dễ bị đại gia lũng đoạn chính quyền
địa phương thâu tóm ruộng đất của nông dân.
Không thể phủ nhận quyền sử dụng
ruộng đất của nông dân là tài sản (nó vừa là tư liệu sản xuất, vừa là thứ có thể
bán ra tiền). Cho nên Nhà nước không thể tiếp tục dùng quyền lực hành chánh để
can thiệp vào quyền về tài sản của nông dân. Thủ tướng cần mạnh dạn đề nghị Quốc
hội bãi bỏ quyền thu hồi đất của Nhà nước. Hãy để các doanh nghiệp muốn tích điền
thì hoặc kêu gọi nông dân góp ruộng hoặc mua lại quyền sử dụng.
Trong "trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh
hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước
trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá
thị trường" cho nông dân (theo điều 51 Hiến pháp 2013).
Đừng để quyền thu hồi đất trong tay cấp huyện, cấp tỉnh nữa, đừng
biến họ thành cường hào, đừng tích lũy sự giận dữ của nông dân đối với chính
quyền thêm nữa.
H.Đ.
Thứ Năm, 5 tháng 1, 2017
Huy Đức: Những thương vụ “dưới gầm bàn” và sự thất thoát ngân sách quốc gia
Ba Son, Giảng
Võ thất thoát bao nhiêu?
Từ mức khởi điểm 550 tỷ, sau 16 vòng đấu
giá, TP đã bán được 1.430 tỷ (*). Cho dù ai mới thực sự đứng sau cuộc đấu giá
này thì kết quả của nó cũng gây nhiều suy nghĩ. Chúng ta có thể làm một bái
toán số học (giữa giá thị trường và giá anh Vượng đã mua, trên giấy) để thấy tiền
bạc của đất nước đã thất thoát bao nhiêu khi các dự án như Ba Son, Giảng Võ được
âm thầm đem bán.
Đấy là cái giá của sự thiếu minh bạch.
Chính phủ cần ngay lập tức yêu cầu các
doanh nghiệp nhà nước tính đủ giá thành bất động sản (nhà xưởng, văn phòng...)
trước khi cho cổ phần hóa.
Đối với các diện tích đất đang sử dụng
cho mục đích quốc phòng hoặc đang giao cho các cơ quan làm trụ sở thì không thể
coi là tài sản riêng của các cơ quan này (Nhà nước chỉ giao đất để phục vụ cho
mục đích hiện hữu). Nay nếu các cơ quan đó không còn nhu cầu sử dụng thì phải
trả lại và phải được quản lý như công sản. Ví dụ, Hội Nhà văn của ông Hữu Thỉnh
nếu không còn cần trụ sở thì phải trả lại cho nhà nước chứ không thể tự đem bán
cho tư nhân hay tự làm khách sạn.
Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016
Huy Ðức - Bob Kerrey & Đại học Fulbright
Sáng qua,
trên lề đường phố Bát Đàn, khi tôi đang đọc bài trên Zing về Bob Kerrey thì gặp
nhà báo Quoc Phong
dẫn một ông Tiến sỹ Việt Kiều (qua Mỹ từ 1968) tới ngồi cùng hàng chè chén.
Vị Giáo sư -
từng thiên tả thời sinh viên - kể, mấy đứa con của ông sinh ra ở Mỹ, cũng đang
trở nên rất "tả", chúng bức xúc với các "mặt trái của xã hội Mỹ".
Nhưng, khi về Việt Nam, theo một dự án, được Trung ương Đoàn đón tiếp "nồng
ấm" lại ca ngợi Việt Nam như là một xã hội không có bao nhiêu "mặt
trái".
Rồi chúng tôi
bàn một chút về "thiên tả". Tôi nói với ông Tiến sỹ, Marx không phải
không đúng khi chỉ ra những khiếm khuyết của CNTB thời ông. Nhưng Marx và các cộng
sự đã không nhận ra rằng, CNTB ngay cả khi "hoang dã" nhất vẫn có thể
sinh ra và chứa chấp Marx, những người có thể chỉ ra sai lầm của nó. Marx và
các cộng sự đã sai khi không nhận ra khả năng đón nhận chỉ trích và tự điều chỉnh
của mô hình mà các ông ấy sống.
Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014
Huy Ðức - Nhân Scotland đã "từ chối độc lập", đôi điều nghĩ về Hồ Chí Minh
Scotland đã "từ chối độc lập" với tỷ lệ phiếu 54-46. Năm 1999, người Úc cũng đã từ chối trở thành một nền cộng hòa không có Nữ Hoàng. Điều thú vị là cả hai công cuộc giành độc lập này đều diễn ra như lễ hội thay vì kinh qua những thập niên đầu rơi máu chảy.
Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014
Huy Ðức - Đại học tự trị
Tại hội thảo, Gs Ngô Bảo Châu chỉ ra thực tế là tất cả các bước cơ bản trong xây dựng đội ngũ giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở Việt Nam làm ngược lại so với thế giới, không phải một bước mà tất cả các bước. Trong hình: Gs Ngô Bảo Châu. Hình: tuoitre.vn
Hội thảo Cải cách giáo dục Đại học Việt Nam diễn ra trong hai ngày, 31-7 và 1-8, do nhóm Đối thoại Giáo dục và Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Sài Gòn tổ chức - tập hợp hàng trăm trí thức tinh hoa người Việt ở trong nước và đang công tác tại nhiều trường đại học hàng đầu trên thế giới.
Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014
Huy Ðức - Tại sao lại cấm bán rượu sau 22:30?
Sáng kiến này có vẻ như xuất phát từ những người cứ khoảng sau 22:00 là ngủ. Họ không thể tưởng tượng trong xã hội có những người kiểu như nhà thơ Đỗ Trung Quân (Trung Quan Do), ban ngày thì ngủ khì, tối nổi hứng vác toan ra vẽ, vẽ thì thường thôi nhưng cũng cứ rung đùi khen hay; rồi liếm mép thấy nhàn nhạt thế là đưa tay quờ chai rượu, chẳng may rượu hết tự bao giờ, bèn xông ra quán!
Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014
Huy Ðức - Đã đến lúc nhìn lại để thấy dân đã có "tự do, hạnh phúc" hay vẫn xơi bánh vẽ.
Trên nhiều phương diện, hơn hai tháng rưỡi Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào vùng biển Hoàng Sa, với Việt Nam cũng có ý nghĩa như câu chuyện "tái ông mất ngựa". Sáng 3-5-2014, tôi viết: Trung Quốc giả mặt "láng giếng tốt, đồng chí tốt" mới nguy chứ họ hành xử đúng như tâm địa của họ thì phải coi đó là cơ hội.
Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014
Huy Ðức - Ngôi Nhà Tri Ân Những Người Lính Hoàng Sa
Hôm nay, 11-7-2014, bà quả phụ Hải quân Trung tá Ngụy Văn Thà, nhũ danh Huỳnh Thị Sinh, đã chính thức nhận một căn hộ 3 phòng, trên tầng 5, Cao ốc B Nguyễn Kim, phường 7, quận10. Đây là lần đầu tiên, bà Sinh - 66 tuổi - có quyền sở hữu một ngôi nhà. Xin chúc mừng bà Huỳnh Thị Sinh và xin chân thành cám ơn bạn hữu đã cùng Nhịp Cầu Hoàng Sa thực hiện hành động thiết thực này.
Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014
Huy Ðức - Kissinger và Hoàng Sa
![]() |
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger và tác giả Osin Huy Ðức |
Hơn 8 năm trước, ngày 10-3-2006, GS Thomas Bass đã thu xếp để tôi phỏng vấn Henry Kissinger. Khi xem tấm ảnh tôi chụp với Kissinger, ông đùa: "Nếu cậu là người Mỹ thì có thể lồng kính bức ảnh này treo trong văn phòng". Nói thế thôi, như số đông người Mỹ khác, Thomas rất ghét Henry Kissinger.
Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014
Huy Ðức - Mồi Lửa & Đống Củi
Sự kiện Bình Dương - Vũng Áng cho thấy, khi gậy gộc đã ở trong tay đám đông, mọi giá trị đều trở nên vô nghĩa[1].Tuy nhiên, còn "vô nghĩa" hơn nếu sự kiện "Bình Dương - Vũng Áng" được sử dụng như những con ngoáo để ộp dọa dân nhằm củng cố độc tài, toàn trị.
Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014
Huy Ðức - Biên Giới Cứng, Biên Giới Mềm
Nhân sự kiện Trung Quốc kéo giàn khoan HD 981 vào vùng biển chỉ cách Lý Sơn 221 km, xin post lại bài viết đã đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị ngày 23-2-2009, để thấy, ngay từ thời phân định Biên giới trên bộ Trung Quốc lớn đã ứng xử rất tiểu nhân:
Hôm nay, 23-2-2009, Trung Quốc và Việt Nam sẽ làm lễ hoàn tất công trình Phân giới cắm mốc, kết thúc 8 năm triển khai trên thực địa, kết thúc những tranh cãi căng thẳng, kéo dài. Nhưng, những tranh chấp không chỉ diễn ra trong vòng 8 năm ấy. Biết bao câu chuyện xứng đáng ghi vào lịch sử kể từ khi hai nước ký Hiệp định tạm thời, 07-11-1991.
Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014
Huy Ðức - Một Nguyên Thủ Mạnh & Một Quốc Gia Mạnh
![]() |
Hình: internet |
Ngày 3-4-2014, trong "lễ thượng kỳ", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhắc đến khái niệm một "quốc gia mạnh" và, cái cách ông đứng trên nóc tàu, một tay chống nạnh, một tay vẫy đám đông, bên cạnh một cựu nguyên thủ phải ôm cột giữ thăng bằng, gợi ý hình ảnh một quốc gia mạnh cũng tương đồng với một nguyên thủ mạnh.
Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014
Huy Ðức - Luân Chuyển Cán Bộ và Nhân Sự Cho Đại Hội
Sau một quyết định luân chuyển, 44 vụ trưởng, thứ trưởng... bỗng trở thành phó tỉnh[1]<. Nhiều người trong đó sau Đại hội sẽ lại ra Hà Nội làm Bộ trưởng, vào Trung ương. "Luân chuyển cán bộ" là một giải pháp được Hội nghị Trung ương Ba, khóa VIII (6-1997), đặt ra. Nhưng phải tới Hội nghị Trung ương Sáu (lần 2), khóa VIII (1998), mới bắt đầu được Tổng bí thư Lê Khả Phiêu áp dụng.
Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014
Huy Ðức - Nối Tiếp Những Nhịp Cầu
![]() |
Hình: internet |
Trước khi khởi động chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa, tôi liên hệ với bạn bè đang làm báo, đề nghị họ nên có chương trình tri ân gia đình những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh ở Hoàng Sa ngày 19-1-1974. Hai tuần sau, các đồng nghiệp của tôi báo lại là Ban biên tập của họ không đồng ý. Lúc đấy, chúng tôi mới xúc tiến công tác chuẩn bị và ngày 7-1-2014, công bố Chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa.
Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014
Huy Ðức - Trả Tự Do cho Giáo Dục
![]() |
Hình: internet |
Thành lập và đứng đầu Ủy ban quốc gia đổi mới giáo dục là một lựa chọn rất khôn ngoan của Thủ tướng. Nhưng, một nền giáo dục bị giam hãm qua nhiều thập niên không thể thay đổi nếu công việc từ nay tới 2020 chỉ là "xây dựng chương trình môn họcvà biên soạn các sách giáo khoa" như Hội đồng giáo dục đưa ra hôm 25-2[1]. Biên soạn sách giáo khoa là công việc có thể đảm đương bởi những tổ chức dân lập như "Cánh Buồn". Điều mà đất nước cần ở một vị thủ tướng có tầm nhìn là ngay bây giờ phải "trả tự do" cho Giáo dục.
Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014
Huy Ðức - Cận Cảnh Gạc Ma
![]() |
Ảnh: Internet |
Cuộc đụng độ súng đạn chỉ diễn ra chưa đầy 20 phút nhưng nó kéo dài, có lẽ sẽ, tới hết cuộc đời Lê Hữu Thảo và những đồng đội sống sót của anh. Lê Hữu Thảo được "biên chế" vào một trong hai trung đội chiến đấu của Lữ 146 lập ra khá gấp rút trước khi tàu HQ-604 rời Cam Ranh ra Gạc Ma.
Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014
Ghé thăm các Blogs: 20/01/2014
FACEBOOK HUY ĐỨC
Cùng Bắc Nhịp Cầu Hoàng Sa
Cho dù có rất
nhiều bài viết từ tối 17-1-2014 đã phải rời khỏi khuôn báo "lề phải";
cho dù, một lễ đốt nến tưởng niệm dự định diễn ra ở Đà Nẵng đã đột ngột bị hủy
bỏ, mỗi người dân Việt Nam, ở Sài Gòn, Hà Nội... vẫn lựa chọn một cách riêng để
nhớ tới ngày 19-1-1974: Ngày Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm đoạt Hoàng Sa;
ngày mà 74 chiến binh Việt Nam Cộng hòa đã cùng ngã xuống.
Ở đây, nhiều
người Việt cũng chọn một cách riêng, cùng bắc nhịp cầu tưởng nhớ: tưởng nhớ một
phần lãnh thổ thiêng liêng chưa biết bao giờ lấy lại được; tưởng nhớ anh linh
của 74 chiến sĩ trận vong; tưởng nhớ Hoàng Sa nơi mà ngay trong những ngày chia
cắt, người Việt, thay vì chĩa súng vào nhau, đã bắn vào đích thị quân xâm lược.
Gần 200 cá nhân
người Việt ở nhiều nơi trên thế giới đã gửi tới tài khoản Nhịp Cầu Hoàng Sa hơn
500 triệu đồng chỉ sau 12 ngày. Cho dù chúng ta mới đi được một phần quãng
đường: giúp cải thiện nơi ở cho 3 mẹ con bà quả phụ thiếu tá Nguyễn Thành Trí;
giúp bà Huỳnh Thị Sinh mua lại căn hộ đã bị giải tỏa đặng có nơi đặt di ảnh
chồng, trung tá Ngụy Văn Thà; giúp cựu binh Hoàng Sa Vũ Văn Chu, đang bị liệt,
chút thuốc men sau khi đột quỵ... Nhưng không chỉ là vấn đề tiền bạc, rất nhiều
người Việt, ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề, đã tham gia "Nhịp Cầu Hoàng
Sa" vì muốn nhắc tới một phần lịch sử.
Anh Phạm Văn
Tịch, một người chịu thương tật do chiến tranh Việt Nam, hiện đang sống ở
Berkeley, nhờ một cô gái Hà Nội giúp chuyển khoản 4 triệu đồng. Một cô bé Sài
Gòn mới ra trường trích một triệu từ tiền nhuận bút dịch sách. Một luật sư ở
Sài Gòn đã gửi 10 triệu đồng cùng lúc với một phụ nữ ở Hà Nội (gửi 3 triệu
đồng) chỉ vài phút sau khi tài khoản của Nhịp Cầu Hoàng Sa công bố. Nhiều
người, đã cùng chúng tôi dõi theo từng con số được cập nhật.
Trong khi đó,
nhiều bạn đề nghị có thêm các hình thức giản tiện để các em sinh viên có thể
góp xây "Nhịp Cầu" từng 20 nghìn, 50 nghìn... Vào lúc nửa đêm, có
nhiều cuộc điện thoại từ Úc, Mỹ, Canada... gọi về. Có bạn tuyên bố sẽ tổ chức
nhạc hội, có bạn bắt tay ngay vào việc bán các kỷ vật để lấy tiền ủng hộ...
Sáng kiến tặng
tranh, bán đấu giá, của nhà thơ Đỗ Trung Quân đã mang lại cho chương trình hơn
65 triệu đồng. Bức "Tĩnh vật hoa" của anh, chỉ sau một đêm đưa lên
Facebook đã được một người Việt đang làm việc ở bệnh viện Boston mua với giá
2000 USD. Bức "Những bông hoa cũ" của họa sĩ Nguyễn Quốc Dũng đã được
bác sĩ Nguyễn Thanh Sơn (Atlanta, Mỹ) mua với giá 1200 USD... Chị Lê Chung và
anh Hiệu Minh đưa bộ sách Bên Thắng Cuộc mà tôi ký tặng trước khi rời
Washington,D.C., ra bán được 501 USD. Theo chủ nhân mới của "Tĩnh vật
hoa", bức tranh sẽ được đưa về Mỹ để luân lưu đấu giá.
Tối 18-1-2014,
khi chúng tôi tới nhà bà Huỳnh Thị Sinh dâng nhang tưởng nhớ 74 người lính Việt
Nam Cộng hòa nằm lại biển Hoàng Sa, cô Nguyễn Thị Thanh Thảo - con gái thiếu tá
hạm phó Nhựt Tảo Nguyễn Thành Trí - nói: "Suốt 40 năm qua, không một ngày
chúng tôi cất di ảnh của ba tôi khỏi bàn thờ". Thanh Thảo nói câu đó với
giọng đầy tự hào. Trong 40 năm qua, không phải gia đình Việt Nam Cộng hòa nào
cũng có thể làm, một việc tưởng đơn giản, như gia đình Thảo.
Cũng chiều
18-1-2014, tại Đức, khi người Việt biểu tình tưởng nhớ sự kiện Hoàng Sa, người
ta thấy trong đó những người mang cờ vàng đứng bên cạnh những người mang cờ đỏ.
Không phải ở đâu người Việt cũng có thể đứng bên nhau. Chúng ta biết, giữa
người Việt với nhau vẫn còn những "bức tường Berlin" rất cần phá bỏ.
Chúng tôi rất
trân trọng những đóng góp lớn; chúng tôi cũng nâng niu từng 5 chục, 100, được
gửi tới tài khoản Nhịp Cầu Hoàng Sa. Những đồng bạc đó không chỉ nhắm tới mục
tiêu giúp các gia đình liệt sỹ dựng lại mái nhà. Những đồng bạc đó là cát, là
đá, mà các bạn góp cùng chúng tôi xây đắp một nhịp cầu. Nhịp cầu nối những tấm
lòng, để người Việt hiểu thêm người Việt.
Chiều 18-1-2014,
trong khói nhang tưởng nhớ các đồng đội của chồng, hai bà Huỳnh Thị Sinh và Ngô
Thị Kim Thanh nghe chúng tôi nhắc lại trường hợp hy sinh của 64 chiến sỹ Quân
đội Nhân dân Việt Nam ở đảo Gạc Ma ngày 14-3-1988. Hai bà đã lặng đi. Trong
cuộc chiến giữ đảo, máu của những chiến binh người Việt đã trộn cùng máu của
những chiến binh cũng là người Việt.
Hoàng Sa là nơi
mà ngay khi đất nước còn chia cắt, người Việt đã không bắn vào nhau. Hoàng Sa
là nơi suốt 40 năm qua, người Việt hiểu rõ ai mới thực sự có dã tâm xâm lược.
Mỗi người Việt
đều có thể chọn một cách riêng để tưởng nhớ Hoàng Sa.
Huy Đức
Tiền Việt Nam và
ngoại tệ góp cho chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa, xin gửi về: DO THANH TRIEU
(tức Đỗ Thanh Triều) - số TK : 1000343796 Ngân hàng Citibank Việt Nam Chi nhánh
Ho Chi Minh Swift code: CITIVNVX
BLOG BÀ ĐẦM XÒE
Cuộc chiến bắt sâu và hai ngả đường Dân tộc.
Đất nước như một rừng cây đang bị những bày sâu tham ăn (sâu nào không tham ăn?) tàn phá.
Phải bắt sâu là đúng rồi. Bắt được càng nhiều sâu càng tốt. Điều đó có ích nước lợi dân hẳn hỏi đấy. Hỡi các đồng chí bắt sâu, hãy cố lên!
2. Diễn tiến của việc bắt sâu.
Bắt bầu Kiên, bắt anh em nhà Dương Chí Dũng là bắt được hai con sâu bự rồi.
Công việc bắt sâu của phe bắt sâu nhất định không dừng ở đây. Những con sâu lãnh chúa tới phiên sẽ tiếp tục bị bắt. Mục đích chính của phe bắt sâu nhất định phải bắt cho kỳ được sâu Chúa mới thôi.
Ta hãy ngắm lại khuôn mặt của lãnh tụ số một phe bắt sâu khi ông ta uất ức đến mặt không còn hạt máu, tiếng nói như bị ai lấy mất hơi khi đọc diễn văn kết thúc HN trung ương 6. Sau hội nghị, sự uất ức vẫn còn nguyên, đến mức không thể kìm chế được, phải noi theo anh thợ cắt tóc hô to lên “nhà vua có đôi tai lừa” mà ngắc ngứ trước quốc dân đồng bào: “đồng chí x” và “ đồng chí – cả một bầy sâu”.
Tiếp đó, việc hai đệ tử bị rớt khỏi BCT làm phe bắt sâu như bị thêm một cái tát trời giáng nữa.
Tuy xã hội ta đang ở thời “đồng chí không bằng đồng tiền” nhưng bị sâu Chúa cho đo ván như vậy, cũng không thể dùng tiền xoa dịu, làm lành với nhau được, vì nó không chỉ là một mối hận.
Sâu Chúa lo đi, tính kế thoát hiểm đi là vừa.
Vì rằng, sâu Chúa có thể thắng trên nghị trường bằng những lá phiếu của sâu lãnh chúa chứ không thể thắng khi phe bắt sâu cứ lần lượt bắt từng con sâu, từng nhóm sâu một, nó tựa như người ta bẻ từng cái đũa và cơm vào miệng vậy.
Hơn nữa, các sâu lãnh chúa lâu nay theo sâu Chúa để cầu lợi, cầu danh, nay cái lợi danh đang bị soi mói và có nguy cơ bị bắt bất cứ lúc nào, họ sẽ như kỳ nhông đổi màu lần lượt gia nhập vào đội quân của phe bắt sâu để “lập công chuộc tội” nhằm bảo toàn tính mạng cùng cái danh, cái lợi của chính bản thân họ.
Thời gian đang ủng hộ phe bắt sâu.
3. Kết cục của việc bắt sâu.
Dân nước mình, đại đa số chỉ có nhận thức, nhìn thấy sâu thì ghét sâu, bởi vậy mà thấy ai đó giết được sâu thì hỉ hả lắm, nhưng lại không biết từ đâu mà sinh ra cái sâu đó. Họ chỉ biết ghét sâu mà không biết ghét cái Từ Đâu sinh ra cái sâu đó. Đồng bào cũng không biết rằng, nếu cái cây ấy tất yếu phải có sâu thì bắt được con sâu này, không chóng thì chầy người bắt con sâu đó lại lập tức trở thành sâu. Nhất định là như vậy. Từ trước năm 1917, ông Le nin ở nước Nga chả từng cảnh báo nhóm ám sát Nga Hoàng rằng “giết được Nga hoàng này lại có Nga Hoàng khác lên thay” hay sao?
Việc bắt sâu của phe bắt sâu tôi tin cũng chỉ như việc Nga Hoàng bị âm mưu ám sát.
Vậy thì việc bắt sâu có ích lợi gì? Chẳng có ích lợi gì cho dân cho nước cả. Nó chỉ mang lại ích lợi cho phe nhóm. Nó như cái đèn cù quay vòng vậy?
4. Hai ngả đường
Giả sử rằng, phe bắt sâu bắt được hết sâu, nhưng thể chế vẫn y như cũ thì đương nhiên sâu sẽ lại phát triển thành bày, thành đàn. Ích nước, lợi dân của việc bắt sâu đem lại là không có gì đáng kể. Nhưng nếu chúng ta vừa bắt sâu vừa đổi mới thể chế hoặc chưa vội bắt sâu mà cần tập trung đổi mới thể chế trước theo hướng dân chủ đa nguyên, tổ chức bộ máy nhà nước pháp quyền theo hình thức tam quyền phân lập thì việc bắt sâu, diệt sâu mới có sở để sâu không còn đất để sống nữa, tức là ta đã diệt tận gốc cơ sở khách quan và biện chứng sinh ra sâu.
Đó mới đích thị là điều dân muốn. Đó mới đích thị là việc bắt sâu chân chính và có ý nghĩa dân sinh và tiến bộ xã hội.
Dân tộc ta sẽ ra sao khi phe bắt sâu thắng? Rõ từ lâu rồi. “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó rời”, Dân tộc ta sẽ nhằm hướng chủ nghĩa xã hội mà thẳng tiến, mà sự thẳng tiến đó “chưa chắc đã hoàn thành nó trong thế kỷ 21 này (Lời TBT Nguyễn Phú Trọng)” và đương nhiên họ sẽ lấy Quốc Cộng làm điểm tựa, thế thì rồi đời Tổ quốc, rồi đời Dân tộc rồi, Giao chỉ quận là cái chắc, có còn gì mà tính với toán nữa.
BĐX
BLOG HIỆU MINH
VietinBank và em Huyền Như
Em Huyền Như lừa 4000 tỷ. Ảnh: VNN |
Chẳng hiểu em Huyền Như xinh đẹp thế nào mà móc túi được 4000 tỷ của khách hàng thì quả là siêu lừa. Chuyện lừa thế nào có lẽ nên viết thành sách, hay hơn cuốn dự định của Đại tá Ca, Giám đốc CA Hải Phòng, vừa lên tướng, khi tấn công đầm Vươn.
Qua chuyện này, có thể nói, hệ thống ngân hàng Việt Nam yếu kém, cán bộ không chuyên nghiệp, Ngân hàng Nhà nước với chức năng quản lý hệ thống ngân hàng chắc là ngủ ở văn phòng. Còn người gửi tiền VN cực dễ tin người, thấy đâu lãi xuất cao là xô nhau đi, gửi tiết kiệm theo tin đồn.
Kinh nhất là VietinBank thông báo, 4000 tỷ không đi qua ngân hàng, mà chỉ qua túi em Huyền Như, nên VietinBank không chịu trách nhiệm. Nhiều khách hàng đã chứng minh là có giao dịch qua Ngân hàng hẳn hoi, nghĩa là có chuyện gửi tiền vào tài khoản của VietinBank.
Một ví dụ trên VNN. ”Từ ngày 18/5/2011 đến 31/8/2011, Huỳnh Thị Huyền Như đã làm giả 14 hợp đồng ủy thác đầu tư giữa Công ty CP Chứng khoán Saigonbank-Berjaya (SBBS) với Vietinbank chi nhánh Nhà Bè. Sau khi SBBS chuyển tiền vào tài khoản mở tại Vietinbank – chi nhánh TP.HCM, Như đã giả lệnh chi để chuyển tiền từ tài khoản này đi trả tiền cho các tổ chức, cá nhân đã vay trước đó, chiếm đoạt của SBBS 210 tỷ đồng.
Tài khoản của SBBS mở tại Vietinbank – chi nhánh TP.HCM là hoàn toàn hợp pháp, giấy đề nghị mở tài khoản do đích thân Tổng giám đốc SBBS ký, được ông Trương Minh Hoàng – đại diện Vietinbank chi nhánh TP.HCM duyệt. Như vậy, tài khoản được mở hợp pháp thì đương nhiên phát sinh giá trị thực hiện giao dịch giữa chủ tài khoản là SBBS và Vietinbank.
Từ đó, Huyền Như làm giả lệnh chi để chiếm đoạt tiền là chiếm đoạt tài sản của Vietinbank chứ không phải của khách hàng. Việc Viện kiểm sát cho rằng hành vi phạm tội của Như đã hoàn thành ngay sau khi các đơn vị chuyển tiền vào tài khoản Vietinbank là không đúng. Nếu đã hoàn thành, đã chiếm đoạt được tiền thì tại sao bị cáo Như lại phải làm giả lệnh chi và gian dối trong các công đoạn tiếp theo?”
Đó là luật sư bảo vệ nói thế. VietinBank cãi, tiền không giao dịch qua tài khoản của ngân hàng nên họ không chịu trách nhiệm.
Kiểm tra việc này quá đơn giản. Tòa án ra lệnh cho Vietinbank xuất trình các giao dịch vào khoảng thời gian SBBS có gửi tiền là biết ngay. Nhưng chả hiểu tòa án nước mình có đủ thầm quyền lệnh cho một nhà băng hay không.
Nếu là giao dịch online, VietinBank có thể xóa dấu vết các giao dịch trên máy nhà mình, nhưng không thể xóa dấu vết trên máy chủ của SBBS. Máy chủ chứa dữ liệu, các băng từ chứa dữ liệu hàng ngày, các thư từ trao đổi giữa hai bên trong thời gian giao dịch là bằng chứng, tiền đã đi qua Vietinbank. Thích làm tới chốn thì cãi đằng trời.
Mình không hiểu lắm về nghiệp vụ ngân hàng, nhưng biết chắc là, nếu đã gửi tiền vào đó, ngân hàng đánh mất thì phải đền. Còn việc ai đánh mất, ai lừa đảo, tôi không quan tâm. Trả tiền cho chúng tôi về quê
Giới ngân hàng còn nhớ, tỷ phú Blavatnik đâm đơn kiện JP Morgan Chase sau khi bị thiệt hại nặng nề do cuộc khủng hoảng trên thị trường tín dụng thứ cấp của Mỹ vào năm 2009. Leonid Blavatnik đã chuyển cho JP Morgan gần 1 tỷ USD dưới dạng các khoản đầu tư. Theo các điều khoản của hợp đồng được ký kết năm 2006 giữa hai bên, ngân hàng này phải đầu tư tiền vào các tài sản có độ rủi ro thấp.
Tuy nhiên, phần lớn khoản đầu tư đó lại được ngân hàng đặt mua trái phiếu chính phủ Mỹ mà sau đó đã bị mất giá nghiêm trọng sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2008. Leonid Blavatnik cho biết, ông ta đã bị mất ít nhất 10% trong tổng số tiền đầu tư gần 1 tỷ USD của mình, do những tính toán sai lầm không đúng với điều khoản hợp đồng đã ký từ phía JPMorgan Chase.
Do vậy, Leonid Blavatnik đã đâm đơn kiện đòi ngân hàng này phải bồi thường cho mình 100 triệu USD. Thẩm phán Melvina Shvaittsera cho rằng, những lỗi của JPMorgan Chase không nghiêm trọng như cáo buộc của nguyên đơn. Tuy nhiên, tòa án cuối cùng đã thừa nhận rằng tập đoàn tài chính hàng đầu của Mỹ này đã vi phạm hợp đồng. JP Morgan phải đền gần 50 triệu đô la cho tỷ phú gốc Nga.
Dân Mỹ gốc Việt kiện Chase Manhattan New York và 4 nhà băng của Mỹ. Năm 2003, một nhóm người Mỹ gốc Việt ở Californi nộp đơn kiện một số nhà băng quốc tế đã đóng cửa chi nhánh ở Sài Gòn vài ngày trước khi xe tăng miền Bắc tiến vào thành phố, làm họ lúc đó không thể nào rút tiền kịp. Đơn kiện nói rằng các nhà băng đã đóng cửa mà không cảnh báo trước.
Năm 1981, một nhóm người Việt khác cũng kiện Chase Manhattan NY cùng lý do tương tự. Năm 1989, một vụ kiện Citibank cũng vậy.
Dù đã sang Mỹ, nhưng người Việt vẫn bắt nhà băng “trả lại tiền cho chúng tôi về quê”
Một anh bạn còn kể, năm 1918, khi cách mạng tháng 10 Nga thành công, nhiều người đã bỏ của chạy lấy người, ngân hàng bị chính quyền Xô Viết quốc hữu hóa, nên mất hết. Nhưng khách hàng chạy sang phương Tây đã kiện các các ngân hàng và đòi lại tiền. Đó là vụ Tòa án New York phán quyết National Citibank phải trả tiền cho khách ở Nga từ trước cuộc CM Tháng 10 (Sokoloff v National Citibank).
Trên đây là vài ví dụ về trách nhiệm của ngân hàng đối với người gửi tiền. Bạn đọc nào biết thêm các vụ kiện tương tự, xin chia sẻ lên đây.
Vài thông tin vỉa hè cho các bạn tìm hiểu. Biết đâu khách hàng VietinBank dựa vào Cua Times mà tìm ra thêm chứng cứ và lấy lại được 4000 tỷ. Lúc đó hang Cua chỉ xin 1 tỷ làm từ thiện
HM. 17-1-2014
BLOG HIỆU MINH
Khách mời của Tenor Media International.
Hôm qua (17-1-2014), Tổ chức Media Tenor International có trụ sở tại Berlin đã tổ chức một cầu truyền hình giữa Berlin, Washington DC và Boston, bàn về chủ đề tranh chấp biển đảo ở vùng Đông Nam Á và nguy cơ xung đột.
Khách mời phát biểu có ông Mark Fuller, Chủ tịch và CEO của Global Rosc và cũng là một trong những người tổ chức Hội nghị kinh tế thế giới. Marvin Kalb, cựu phóng viên nổi tiếng của CBS, NBC News, Fox Radio, hiện là người nghiên cứu cho viện Brookings, một trong những think tank của Hoa Kỳ tại DC. Cựu Đại sứ Bindenagel của Hoa Kỳ tại Germany, chuyên bàn về vai trò của thông tin và truyền thông. Nguyễn Anh Tuấn (cựu TBT VNN) cũng dự cầu truyền hình từ Boston.
Giáo sư Ngô Vĩnh Long bay từ đại học Maine về DC để dự cuộc gặp ngắn 1 tiếng đồng hồ này. Giáo sư Long được mời nói về vấn đề tranh chấp biển đảo đúng vào dịp 40 năm Trung Quốc xâm lược và chiếm đóng Hoàng Sa của Việt Nam.
Hiệu Minh Blog được anh Nguyễn Anh Tuấn gửi giấy mời tham dự tại đầu cầu Washington DC ở phòng họp trong trung tâm think tank Brookings trên đường Massachusetts. Có hai nhà báo Thu Hà và Việt Lâm của VNN cũng tới dự nhưng chưa thấy đưa tin.
Các diễn giả tập trung bàn làm thế nào để tránh được những xung đột do tranh chấp biển đảo gây nên, nhất là những cường quốc, trước khi xuống tay, bấm nút tên lửa, hãy nghĩ kỹ về hậu quả. Chiến tranh thế giới 1, 2 và chiến tranh Việt Nam là những bài học cay đắng trong lịch sử nhân loại bởi các chính khách tính toán sai lầm.
Chủ đề tranh chấp giữa Nhật và Trung Quốc trong quần đảo Điếu Ngư, giữa Trung Quốc và Philippines, Việt Nam và nhiều nước trong khu vực, đã được các diễn giả mổ xẻ và đưa ra những ý kiến mang tính toàn cầu.
Việc trỗi dậy trong hòa bình của Trung Quốc sẽ được hoan nghênh bởi sự đóng góp to lớn của họ cho thế giới. Tuy nhiên, nếu họ giương cao ngọn cờ dân tộc chủ nghĩa quá khích và đại hán thì sự trỗi dậy đó trở nên nguy hiểm.
Mỹ, Trung Quốc và các nước lớn nên coi sự tranh chấp biển Đông và Nam Trung Hoa là vấn đề quốc tế bởi nó liên quan đến lợi ích chung, giao thương hàng hải, nguồn tài nguyên cần được chia sẻ.
Giáo sư Ngô Vĩnh Long có nhắc lại trận hải chiến Hoàng Sa mà trong đó Trung Quốc đã giết hại 74 lính của CP VNCH, cướp luôn đảo Hoàng Sa từ đó đến nay. 40 năm kỷ niệm là dịp nên nhìn lại cách giải quyết một cách hòa bình.
Trong cuộc nói chuyện riêng, Giáo sư Long có nói, Việt Nam cần quốc tế hóa vấn đề tranh chấp. Hiện ta ở thế yếu, chưa có đồng minh, phải dựa vào dư luận quốc tế. Nếu chỉ bàn song phương thì các nước sẽ coi đó là tranh chấp giữa hai quốc gia, và họ sẽ không để ý tới nữa.
Mỹ hiện đã cảm thấy mất quyền kiểm soát trong khu vực. Tuy nhiên quyền lợi của Mỹ tại Trung Quốc rất lớn, rất nhiều nhà đầu tư Mỹ có dự án tại quốc gia hàng tỷ người này, mà giới làm ăn có tiền nên có thể lobby nhiều nơi để kéo phần lợi cho họ.
Hiện Mỹ đang cần Việt Nam. Nhưng một khi quyền lợi Mỹ Trung được dàn xếp thì Việt Nam sẽ đứng ngoài cuộc chơi. Liệu mấy cái tầu Kilo có đủ sức đương đầu với Trung Quốc như đã từng xảy ra tại Hoàng Sa cách đây 40 năm. Hạm đội 7 ngay cạnh nhưng cũng không cứu tầu Nhật Tảo bị đánh chìm.
Gs. Ngô Vĩnh Long và Marvin Kalb. Ảnh: HM
Nghe tin Đà Nẵng bị việt vị khi định tổ chức kỷ niệm 40 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng, chắc bạn đọc cũng buồn. Ngồi nghe các diễn giả trong trung tâm Brookings sang trọng giữa DC nối với trung tâm tri thức Boston, và quyền lực của Châu Âu là Berlin, người viết bài này chợt thấy cô độc lạ lùng.
Các học giả thế giới đang cố tìm giải pháp toàn cầu cho xung đột, trong đó có cả quyền lợi quốc gia rất lớn của Việt Nam ở biển Đông, thì dường như Việt Nam ta đứng ngoài cuộc.
Trong giấy mời dự cuộc họp của Media Tenor có lời giới thiệu rất hay. What lessons can be learned from the Paracel-Island Crisis 40 years ago? Why is Vietnam still the Elephant in Oval-Office for each US president since Nixon till Obama? Những bài học gì có thể rút ra sau khủng hoảng ở đảo Hoàng Sa 40 năm trước? Tại sao Việt Nam vẫn là con voi to tướng trong phòng Bầu Dục của Nhà Trắng kể từ thời Nixon đến Obama.
Với Việt Nam ta, có lẽ có một con voi Hoàng Sa đang lang lang ở Ba Đình, ai cũng thấy, ai cũng biết, nhưng không ai dám nói. Bởi cách đó một phố có một tòa đại sứ, nơi người Việt thích biểu tình về Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng có người cũng gần đó lại không thích.
Các học giả thế giới nghe tin ta bỏ cuộc tưởng niệm tri ân Hoàng Sa, chắc sẽ ít nói đến quyền lợi của Việt Nam hơn trong các hội thảo quốc tế về xung đột.
HM. 18-1-2014
Đầu cầu Washington DC. Ảnh: HM
Brookings ở DC nối với Boston. Ảnh: HM
Cua Times, VNN và giáo sư Ngô Vĩnh Long trước viện Brookings DC. Ảnh; Trịnh Hải – HTKH.
Chú thích. Viện nghiên cứu chiến lược Brookings (think tank) là một tổ chức tư nhân phi lợi nhuận ra đời hơn 100 năm nay, có trụ sở tại Washington DC trên đường Massachusetts. Việt Nam từng có IDS có vai trò tương tự nhưng đã bị giải thể.
Brookings nghiên cứu các vấn đề toàn cầu một cách độc lập và dựa vào kết quả đưa ra những cố vấn mang tính chiến lược nhằm (1) Nâng cao sức mạnh dân chủ Mỹ; (2) Thúc đẩy kinh tế, giá trị xã hội dân sinh, an ninh và cơ hội cho người Mỹ; và (3) Đảm bảo hệ thống quốc tế được hợp tác tốt hơn, thế giới được an toàn và mở hơn.
Brookings là một trong những viện có công trình được trích dẫn nhiều nhất và được tin cậy nhất trên thế giới.
Quality. Independence. Impact. – Chất lượng, độc lập và gây ảnh hưởng
The Brookings Institution is a nonprofit public policy organization based in Washington, DC. Our mission is to conduct high-quality, independent research and, based on that research, to provide innovative, practical recommendations that advance three broad goals:
• Strengthen American democracy;
• Foster the economic and social welfare, security and opportunity of all Americans; and
• Secure a more open, safe, prosperous and cooperative international system.
Brookings is proud to be consistently ranked as the most influential, most quoted and most trusted think tank.
Website http://www.brookings.edu/
BLOG HUỲNH NGỌC CHÊNH
CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 1 NĂM 2014
Đưa công an hoặc côn đồ giả danh công nhân sửa chữa công trình trước tượng đài vua Lý Thái Tổ
Và thành quả lao động của các "công nhân" ấy
Những loa phường chỉa vào mặt một nhà báo nước ngoài
BLOG NGUYỄN VĂN TUẤN
Thursday, January 16, 2014
Vietnam Airlines và ... học nói
Tiêu biểu cho vấn đề phục vụ là … cách nói. Hôm làm thủ tục check-in ở phi trường Cam Ranh, tôi chứng kiến một câu chuyện làm tôi có cảm hứng ghi chép đôi ba dòng. Người khách hàng của VNA bằng một giọng lịch sự và có chút ngần ngại nói với người trưởng nhóm tiếp viên rằng hôm nay là ngày sinh nhật của anh ấy, và hỏi VNA có dịch vụ gì đặc biệt cho anh không. Cô trưởng nhóm tuổi bậc trung, mặc bộ đồ veston (kiểu business suit) màu đen, khoanh tay trước ngực nói như thách thức: “Không, VNA không có dịch vụ nào cho ngày sinh nhật cả”. Rồi hình như chưa hài lòng với câu trả lời, cô trưởng nhóm mỉa mai nói tiếp: “Tôi ngạc nhiên là anh hỏi câu đó.” Anh hành khách lủi thủi rời khỏi quầy làm thủ tục làm tôi áy náy trong lòng dù sự việc chẳng dính dáng gì đến tôi.
Tôi bèn nhân cơ hội nói với người tiếp viên rằng tôi từng có một kinh nghiệm với Singapore Airlines (SA) về ngày sinh nhật. Hôm đó tôi đi Trung Đông trong một chuyến bay SA. Tôi ngỡ ngàng một cách lí thú khi máy bay vừa cất cánh khoảng 10 phút thì trên loa có lời chúc mừng sinh nhật tôi. Tôi nhớ y chang lời chúc: “Today is the birthday of our passenger, Dr Nguyen, and we wish you a happy birthday”. Họ tặng tôi một ly rượu champagne và một cái bánh nhỏ. Thật là phục vụ đến mức độ cá nhân hoá. VNA thì không có dịch vụ này, và có lẽ chúng ta cũng không quá ngạc nhiên. Nhưng ngạc nhiên là ở cách ứng xử của VNA.
Tôi nghĩ cô tiếp viên có thể nói tốt hơn với anh hành khách. Tôi thử tưởng tượng nếu tôi là cô ấy, tôi sẽ nói: “Oh, chúc mừng sinh nhật anh. Hãng của chúng em chưa có dịch vụ chúc mừng sinh nhật cho hành khách, nhưng em thấy việc làm đó rất hay. Em sẽ trình báo lên sếp để hi vọng trong tương lai có một dịch vụ như thế. Mong anh thông cảm.” Tôi nghĩ lời nói không mất tiền mua, và một câu nói đại khái như thế sẽ làm cho người khách hài lòng. Đằng này, với cách nói sẵn giọng của cô tiếp viên làm cho mọi người đang xếp hàng thấy có gì không ổn, nếu không muốn nói là mất lịch sự.
Chợt nhớ đến Trịnh Công Sơn khi ông nói về “tấm lòng” với ca sĩ Khánh Ly. Trong một chương trình nhạc “50 năm đời vẫn hát”, Khánh Ly hỏi Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rằng ở đời ông quí cái gì nhất, và ông trả lời [đại khái] rằng sống ở đời cần phải tử tế với nhau và phải có một tấm lòng; tấm lòng dù chẳng để làm gì cả, thậm chí để gió cuốn đi. Sống tử tế với nhau qua hành xử và lời nói. Tôi sợ là cách nói của cô tiếp viên trên là cách nói thiếu tử tế.
Tôi thấy các phi công và tiếp viên của VNA cũng rất tiết kiệm lời. Bay với VNA là chấp nhận mù thông tin. Có chuyến bay dài suốt 9-10 giờ đồng hồ, hành khách chẳng nghe lời nói nào từ phi công trưởng (ngoại trừ những câu họ nói với phi hành đoàn lúc cất cánh và sắp đáp). Gần đây thì phi công trưởng của VNA bắt đầu … biết nói. Họ cung cấp vài thông tin kĩ thuật, như tốc độ bay, chiều cao trên mặt biển, nhiệt độ nơi sắp đến, v.v. Nói chung là những thông tin nhàm chán, chứ chẳng có thông tin nào mang tính thân thiện và cá nhân hoá. Ngược lại, trong các chuyến bay với các hãng hàng không nước ngoài, các phi công trưởng nói với hành khách như là nói với người nhà. Có khi anh ta đọc một bản tin nào đó về bóng đá, anh ta cũng chia sẻ với hành khách làm nhiều người cười vui vẻ, bớt căng thẳng và buồn chán trong chuyến bay. Tôi đoán có lẽ một phần do tiếng Anh của các phi công VN còn hạn chế, nên họ thiếu tự tin và khó có thể nói tự nhiên như phi công của các hãng danh tiếng ở nước ngoài. Còn tiếp viên trưởng của VNA có nói, nhưng thật ra là họ đọc từ những văn bản đã được soạn sẵn. Nhưng vì tiếng Anh còn hạn chế nên nhiều khi họ đọc mà khách cũng cảm thấy khó hiểu.
Do đó, tôi nghĩ có lẽ một trong những ưu tiên của VNA là huấn luyện cho nhân viên của họ về cách nói. Họ cần học để biết nói có văn hoá với khách hàng, với hành khách. Nếu muốn cạnh tranh với các hãng nước ngoài, người của VNA cần phải học phong cách lịch sự trong những tiếp xúc với hành khách. Họ còn cần phải có một tấm lòng biết cảm thông cho những khó khăn của hành khách, chứ không phải là những cỗ máy “hành là chính”. Khẩu hiệu của VNA là đem văn hoá Việt Nam đến thế giới, nhưng tôi sợ văn hoá phục vụ của VNA là một nỗi xấu hổ cho Việt Nam.
Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013
Huy Đức - Cafe Cộng & Nghị định 72
Huy Đức -
Quyết định cho an ninh điều tra quán cafe Cộng và việc áp dụng Nghị định 72 cho thấy, cho dù có ăn bò Kobe và xài I-phone, tư duy của những người cầm quyền vẫn không thoát ra khỏi vỏ bobo của thời bao cấp.
Không phải tự nhiên mà Cafe Cộng có thể trở thành chuỗi. Chủ nhân của nó đã thành công khi nhìn thấy tính hữu dụng của những món đồ vứt đi. Nếu chính quyền tự tin thì phải biết ơn óc hài hước của các nhà kinh doanh. Làm gì có bộ máy tuyên truyền nào có thể đưa những người mà ý tưởng của họ trở thành cơ sở lý luận cho những kẻ độc tài đày đọa loài người vô được quán ngồi cùng với những người tử tế.
Cafe Cộng là một ý tưởng kinh doanh chứ không có khả năng "âm mưu". Quy kết vội vàng của Giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội Tô Văn Động thể hiện não trạng của hệ thống, não trạng chỉ nhận biết khía cạnh "an ninh chính trị" trong sự muôn mặt của cuộc sống bình thường. Não trạng ấy còn chi phối tiến trình lập pháp của Nhà nước hiện nay, Nghị định 72 về internet bắt đầu có hiệu lực trong tuần này là một trong rất nhiều ví dụ.
Internet không chỉ là một phương tiện truyền thông mà còn là một không gian sống, một không gian kinh doanh. Việc xâm phạm bản quyền đã có Công ước Berne và Luật Sở hữu Trí tuệ lo. Tác giả nào thấy website khác lấy bài của mình thì kiện ra tòa. Hà cớ gì chính phủ phải dùng quyền hành chính để điều chỉnh những hành vi dân sự.
Bắc loa ra giữa làng hay viết bài trên Facebook vu khống, xúc phạm danh dự, quyền lợi của tổ chức, nhân phẩm của cá nhân đều đã được quy tội và định danh trong Bộ Luật hình sự Việt Nam kể cả những tội danh phi pháp và vi hiến như Điều 88 và Điều 258...
Làm báo, báo giấy hay báo online, phải được coi như những hành vi kinh doanh. Ở các quốc gia mà người dân có quyền tự do, từ những cậu học sinh trong trường phổ thông cho đến các doanh nhân, ai muốn ra báo thì cứ ra, chỉ khi họ sử dụng những tờ báo đó để bán, để đăng quảng cáo lấy tiền thì mới phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế.
Tại sao Nghị định 72 lại phải quy định "các loại hình thông tin trên mạng như trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội"; tại sao lại chỉ có "5 loại trang tin tổng hợp"; tại sao Nhà nước lại phải can thiệp vào "năng lực tài chính, nhân lực, kỹ thuật" của những người làm "trang tin"; tại sao "trang tin điện tử tổng hợp phải do tổ chức..."?
Tổng thống Mỹ không phải là tác giả nhãn hiệu Starbucks Coffee. Độc tài như Hitler cũng không thể đẻ ra chiếc xe Wolkswagen. Làm sao Nhà nước lại đóng khung khả năng sáng tạo của doanh nhân Việt Nam trong khuôn khổ được lập ra bởi những cái đầu hành chính, quan liêu.
Mãi tới năm 2006, Tuổi Trẻ mới được ra nhật báo cho dù một thập niên trước đó tờ báo này đã có đủ bạn đọc và tiền bạc để tăng kỳ. Và, chỉ vì sự thiếu hiểu biết của Bộ Thông tin, thương hiệu Tuổi Trẻ Chủ Nhật (tờ tuần báo rất có uy tín) đã phải đổi thành Tuổi Trẻ Cuối Tuần với lý do Tuổi Trẻ đã có một số báo ra ngày chủ nhật.
Cũng trong hơn hai thập niên qua, khi thị trường báo chí bắt đầu hình thành, những người làm báo tử tế hết sức khổ sở, muốn tăng trang quảng cáo cũng phải chạy ra Thủ đô, muốn tăng kỳ cũng phải ban, sở, bộ, ngành lạy lục. Từ manchette cho đến khổ báo, số trang... đếu phải xin phép thay vì tùy thuộc vào thị trường bạn đọc mà các chủ nhân kinh doanh tự chọn.
Làm sao Larry Page và Sergey Brin có thể kiến tạo nên Google; làm sao Mark Zuckerberg có thể nghĩ ra Facebook nếu như họ chỉ có thể "vùng vẫy" trong "5 loại trang tin tổng hợp".
Năm 2005, 4 người Mỹ tự lập ra một dạng website - blog có tên là Huffington Post để đưa tin, bình luận... Website của họ có lúc thu hút lượng truy cập cao hơn cả New York Time. Năm 2011 Huffington Post được AOL mua lại với giá lên đến 315 triệu dollars. Cho dù không thể so sánh với Huffington Post về quy mô nhưng nếu không bị "tường lửa" và liên tục tấn công, cho dù không phải vì mục tiêu kiếm tiền, các chủ nhân của các trang Bauxite, Ba Sàm và Quê Choa... hoàn toàn có khả năng thu hút hàng chục triệu người đọc và trở nên giàu có.
Chỉ vì bị chính trị hóa, báo chí và internet không còn là một ngành kinh tế, một lĩnh vực kinh doanh tiềm năng. Đành rằng, nếu để tự do báo chí và internet thì chế độ không còn một mình một chợ sử dụng truyền thông nhà nước để tự tụng ca và huyễn hoặc mình. Nhưng, không lẽ chỉ vì lợi ích của một nhóm nhỏ mà phải bóp nghẹt khả năng sáng tạo của người Việt Nam, hy sinh phương tiện khai trí cho cả quan lẫn dân, đánh mất cơ hội vươn lên của quốc gia, dân tộc.
H.Đ.
Nguồn: facebook.com
Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013
Huy Đức - Cờ đỏ, cờ vàng và hòa giải
Huy Đức
Tháng 8-2001, tôi ghé thăm một phóng viên báo Tuổi Trẻ đang học báo chí ở đại học Fullerton, California. Cô khoe, nhóm sinh viên đến từ Việt Nam vừa đấu tranh thành công để cờ đỏ sao vàng được treo ở trại hè do trường tổ chức.
Cuộc tranh giành màu cờ tại Fullerton trở nên kịch tính trong năm 2004 khi nhóm sinh viên gốc Việt tuyên bố không tham dự lễ ra trường nếu cờ đỏ sao vàng được sử dụng theo yêu cầu của các sinh viên đến từ Việt Nam. Trường Fullerton phải chọn giải pháp không treo cờ của nước nào trong lễ tốt nghiệp.
Phần lớn người Việt đến Mỹ phải lao động, học tập để vươn lên, họ không có nhiều thời gian để "care" (quan tâm) đến chính trị Việt Nam. Tháng 7-1995, khi Hà Nội và Washington thiết lập bang giao, cờ đỏ sao vàng chính thức được kéo lên trên đất Mỹ. Thật dễ hiểu khi những người Việt vượt biển trên những chiếc thuyền con, những người Việt đã nằm 15 năm, 17 năm trong các trại cải tạo, từ chối đứng dưới cờ đỏ sao vàng.
Nhưng phản ứng chỉ bắt đầu quyết liệt vào năm năm 1999, khi một người đàn ông sống tại Little Sai Gon, tên là Trần Văn Trường, cho treo trước cửa tiệm ảnh Hồ Chí Minh cùng cờ đỏ sao vàng. Cộng đồng người Việt đã biểu tình liên tục trong suốt 53 ngày để phản đối. Từ California,"chiến dịch Cờ Vàng” bắt đầu, dẫn đến việc 14 tiểu bang, gần 100 thành phố công nhận cờ vàng ba sọc đỏ như một biểu tượng của cộng đồng gốc Việt.
Cờ vàng không chỉ xuất hiện ở Mỹ.
Từ giữa thập niên 1990, nhiều nhà lãnh đạo của Hà Nội phản ứng gay gắt khi trong các chuyến công du thấy "quần chúng đón rước" không dùng cờ đỏ sao vàng mà chỉ dùng cờ vàng ba sọc đỏ. Không phải quan chức Việt Nam nào cũng hiểu chính quyền sở tại không (dại gì) đứng sau những nhóm quần chúng tự phát đó. Cho tới năm 2004, các nhà ngoại giao Việt Nam ở Mỹ vẫn mất rất nhiều công sức để ngăn chặn chính quyền các tiểu bang công nhận cờ vàng.
Việc chính quyền tiểu bang công nhận cờ vàng chỉ là một động thái đối nội. Nhà nước Việt Nam Cộng hòa rõ ràng không còn tồn tại, chính quyền Mỹ bang giao với nhà nước CHXHCN Việt Nam và công nhận cờ đỏ sao vàng. Nhưng, chính quyền Mỹ không thể ngăn cản cộng đồng người Mỹ gốc Việt chọn cho mình biểu tượng.
Một quan chức Việt Nam và thậm chí một thường dân đang cầm hộ chiếu nước CHXHCN Việt Nam, trong một nghi lễ chính thức, có quyền chỉ đứng dưới cờ đỏ sao vàng. Nhưng, một quan chức đi làm "kiều vận" mà không dám bước vào một ngôi nhà có treo cờ vàng thì sẽ không thể nào bước vào cộng đồng người Việt. Tất nhiên, bất cứ thành công nào cũng cần nỗ lực từ nhiều phía.
Năm 2006, tôi gặp lại cô bạn phóng viên Tuổi Trẻ từng học ở Fullerton. Nhà cô vào giờ đó thay vì treo cờ đỏ sao vàng, góc nào cũng tràn ngập cờ vàng ba sọc đỏ. Tôi chưa kịp tìm hiểu đó là sự lựa chọn mới của cô hay đó là cách để có thể hòa nhập vào "cộng đồng".
Năm 2008, "cộng đồng người Việt Cali" đã biểu tình kéo dài khi người phụ trách tòa soạn tờ Người Việt, Vũ Quý Hạo Nhiên, cho in tấm hình chụp một cái bồn ngâm chân có in biểu tượng cờ vàng. Hạo Nhiên, thêm sự cố 2012, đã phải ra đi và biết chắc khó lòng quay trở lại. Biểu tình năm 1999, cho dù là "ôn hòa", cũng đã khiến cho Trần Văn Trường phải chạy về Việt Nam.
Cờ đỏ sao vàng khó có thể xuất hiện ở Californiacho dù ở đó có xuất hiện một cộng đồng người Việt đến từ miền Bắc.
Nếu như nhiều người dân miền Nam trước đây tin cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của tự do thì đối với phần lớn người dân miền Bắc và thế hệ trẻ hiện nay ở miền Nam, cờ đỏ sao vàng không hẳn là biểu tượng của chế độ mà là biểu tượng quốc gia. Nhiều người đã đứng dưới lá cờ ấy để đấu tranh cho điều mà họ tin là độc lập, tự do; nhiều người đã theo lá cờ ấy mà không phải là cộng sản.
Nhiều người dân trong nước vẫn dùng cờ đỏ khi bày tỏ lòng yêu nước.
Tất nhiên cũng cần phân biệt hành động của một số kẻ cực đoan (chống lại cờ đỏ sao vàng) với hành vi của những quan chức chính quyền. Ngăn cản những du học sinh đến từ Việt Nam sử dụng cờ đỏ sao vàng cũng là một việc làm phi dân chủ. Những người hiểu được các giá trị của tự do không thể ngăn cản người khác đứng dưới một lá cờ mà mình không thích.
Nhiều người Mỹ vẫn treo cờ miền Nam cho tới ngày nay cho dù nội chiến Bắc - Nam đã kết thúc từ năm 1865. Thật khó để nghĩ tới tình huống người dân miền Nam Việt Nam được phép treo cờ vàng sau ngày 30-4-1975. Cuộc chiến tranh kéo dài 20 năm không chỉ thống nhất non sông mà còn để áp đặt ý thức hệ cộng sản lên người dân Việt. Một thời, phải "yêu chủ nghĩa xã hội" mới được Đảng công nhận là yêu nước. Ngay lá cờ nửa đỏ nửa xanh của "mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam" một tổ chức do Đảng cộng sản lập ra cũng đã biến mất chỉ sau mấy tháng.
Nhiều người Việt Nam nghĩ, làm biến mất lá cờ vàng ba sọc đỏ là khôn ngoan. Nhiều người cho rằng lá cờ đó thuộc về một chính thể không còn tồn tại và là biểu tượng của một sự thất bại. Nhiều người được dạy, lá cờ đó gắn liền với những xấu xa như là "Việt gian, bán nước".
Cuối năm 2012, sinh viên Phương Uyên và Nguyên Kha bị bắt khi rải truyền đơn ở Long An có kèm theo biểu tượng cờ vàng.
Chúng ta không có đủ thông tin để khẳng định Phương Uyên và Nguyên Kha chủ động chọn lá cờ này hay được hướng dẫn "bởi các thế lực bên ngoài". Cho dù lá cờ ấy đến từ bên nào cũng cho thấy cờ vàng đã không biến mất như nhiều người mong muốn. Cho dù không ai biết được lá cờ nào sẽ được chọn trong tương lai, sự trở lại của cờ vàng buộc chúng ta phải thừa nhận, trong nội bộ người Việt với nhau còn bao gồm cả người Việt Nam quốc gia và người Việt Nam cộng sản.
Và, trong không gian nước Việt cũng không chỉ có người Việt.
Chín mươi triệu người dân Việt Nam rõ ràng không phải là "con một cha, nhà một nóc". Khi "mở cõi" xuống phía Nam, các bậc tiền bối đã từng mang cuốc nhưng cũng đã từng mang gươm.
Người dân thuộc các dân tộc Tây Nguyên và những bộ tộc Chăm chưa hẳn không còn nghĩ tới đế chế Champa. Những chính khách đối lập ở Campuchia vẫn thường khai thác chủ nghĩa dân tộc cực đoan khi nhắc Sài Gòn và một số tỉnh miền Tây một thời là đất đai của họ...
Sự khác biệt đó trong cộng đồng Việt Nam có thể là những mối đe dọa, đồng thời, cũng là nền móng để xây xựng một Việt Nam thống nhất mà đa dạng. Một quốc gia sẽ trở nên vững mạnh khi sự đa dạng được thừa nhận. Một quốc gia cũng có thể rơi vào sự hỗn loạn hoặc không thể phát triển nếu sự thống nhất bị phá vỡ.
Nhưng, thống nhất quốc gia mà không dựa trên nền tảng hòa giải quốc gia thì sự thống nhất đó chỉ là tạm thời. Thống nhất quốc gia mà bằng cách ém nhẹm lịch sử và dùng vũ lực để dập tắt sự trỗi dậy của những sự khác biệt thì chẳng khác nào gài vào thế hệ tương lai một trái bom.
Nam Tư thời Tito được coi là thịnh trị, các cuộc nổi dậy đều bị dập tắt. Nhưng, ngay những ngày đầu thời hậu Tito, nước Nam Tư bắt đầu rơi vào một thập niên xung đột. Các sắc tộc chém giết lẫn nhau, cơ cấu liên bang sụp đổ. Không chỉ có Nam Tư, Indonesia hồi thập niên 1990 và Myanmar hiện nay cũng đang diễn ra những điều tương tự.
Đừng sợ những người Khmer ở miền Tây sẽ đòi mang đất về Campuchia trừ khi về phát triển và tự do, dân chủ, Việt Nam kém quá nhiều so với Campuchia. Không có người dân Arizona nào không biết đất ấy từng thuộc về Mexico nhưng không ai đòi đưa Arizona trả về cho "đất mẹ". Ranh giới quốc gia càng ngày càng trở nên mong manh. Ở đâu có cơm no áo ấm hơn, ở đâu có tự do hơn, thì người dân sẽ chọn.
Sự khác biệt và đa dạng lúc nào cũng có thể bị kích động bởi các thế lực cực đoan. Không phải độc tài, toàn trị mà theo kinh nghiệm của những quốc gia thành công, càng nhiều tự do thì càng tránh cho sự khác biệt đó trở thành xung đột.
Tiến trình tự do cũng phải mất thời gian để thuyết phục không chỉ với những người đang cầm quyền mà cả những người dân bình thường và những thành viên trên facebook này. Trong ngày 30-4, có thể nhiều người không muốn treo cờ đỏ sao vàng (khi bị tổ dân phố yêu cầu) nhưng chính họ, chưa chắc đã hài lòng khi nhà hàng xóm treo cờ vàng ba sọc đỏ. Vấn đề là chính quyền phải làm sao để mọi phản ứng đều phải ở dưới hình thức ôn hòa.
Câu chuyện đốt cờ Mỹ sau đây có thể giúp ta có thêm thời gian suy nghĩ.
Nhiều thập niên sau nội chiến (1861-1865) nhiều người Mỹ lo ngại giá trị quốc kỳ bị giảm khi nó được các thương gia dùng để vẽ logo và đặc biệt khi nhiều người da trắng ở miền Nam thích treo cờ miền Nam (Confederate flag) hơn. Để phản ứng lại điều này, 48 tiểu bang của Hoa Kỳ đã thông qua luật cấm mạo phạm quốc kỳ, các hành động như xé, đốt, dùng cờ để quảng cáo... đều bị cấm.
Năm1905, Halter đã bị tòa tiểu bang buộc tội "khi kỳ" khi bán những chai bia có in cờ Mỹ. Năm 1907, Halter tiếp tục thua kiện ở Tối cao pháp viện.
Cho tới năm 1968, Quốc hội Mỹ vẫn thông qua luật cấm "đụng chạm" tới quốc kỳ sau khi một nhóm người Mỹ chống chiến tranh Việt Nam đốt cờ ở Central Park. Nhưng một năm sau đó, khi nghe tin cảnh sát bắn James Meredith, một nhà hoạt động dân quyền, Sydney Street đã đốt một lá cờ Mỹ ở một ngã tư của New York. Ông bị bắt và bị buộc tội "khi kỳ".
Sydney Street kháng án vì cho rằng: "Nếu cảnh sát làm điều đó với Maredith chúng ta không cần lá cờ Mỹ". Tối cao pháp viện đã bác án của tòa New York vì, Hiến pháp bảo vệ quyền bày tỏ chính kiến khác nhau, bao gồm cả quyền thách thức hay khinh thường quốc kỳ.
Cuộc đấu tranh đã không dừng lại.
Năm 1972, một học sinh ở Massachusetts, Goquen, bị bắt, bị xử 6 tháng tù khi may một cờ Mỹ ở đít quần. Nội vụ được chuyển lên Tối cao pháp viện. Tối cao pháp viện tuyên bố luật tiểu bang (dùng để xử Goquen) là vi hiến. Các vị thẩm phán Tối cao cho rằng, trong một quốc gia đa văn hóa, có những hành động mà người này cho là "khinh " thì người kia lại cho là trân trọng, cho nên, chính phủ không có quyền bảo người dân phải bày tỏ thái độ, ý kiến theo cách nào.
Năm 1984, để phản đối các chính sách của Tổng thống Reagan, Lee Johnson đã nhúng dầu và đốt một lá cờ trước cửa cung đại hội của đảng Cộng hòa. Ông bị bắt, bị xử tù 1 năm và phải nộp phạt 2000 dollars. Tòa tối cao tiểu bang Texas bảo vệ Johnson và cho rằng tòa án cấp dưới sai khi coi hành vi "gây xáo trộn xã hội" của Johnson là "tội". Theo Tòa tối cao Texas: Tạo ra sự bất ổn, tạo ra sự xáo trộn, thậm chí tạo ra sự giận dữ của người dân là cần thiết, vì chỉ khi đó chính phủ mới biết rõ nhất chính kiến người dân.
Vụ việc dẫn tới, năm1989, Tối cao pháp viện Mỹ quyết định bãi bỏ các luật cấm đốt cờ ở 48 tiểu bang. Các quan tòa đưa ra phán quyết này giải thích rằng, nếu tự do bày tỏ chính kiến là có thật nó phải bao gồm cả tự do bày tỏ những ý kiến mà người khác không đồng ý, hoặc làm người khác khó chịu. Ngay cả thái độ với quốc kỳ, chính phủ cũng không có quyền bắt người dân chỉ được gửi đi những thông điệp ôn hòa và không làm cho ai khó chịu. Cuộc tranh cãi kéo dài tới nhiều năm sau, Quốc hội Mỹ có thêm 7 lần dự thảo tu chính án để chống lại phán quyết này nhưng đều thất bại.
Việc để cho người dân treo lá cờ cũ của phe bại trận miền Nam, việc để cho người dân quyền được bày tỏ thái độ, kể cả bằng cách đốt cờ, đã không làm cho giá trị quốc kỳ của Hoa Kỳ giảm xuống.
Những điều trên đây rõ ràng chưa thể xảy ra ở Việt Nam. Nhưng chúng ta cũng không nên coi đấy là độc quyền của Mỹ. Người dân Việt Nam cũng xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Người dân Việt Nam, dù là Việt hay H'mong, dù là Khmer hay Chăm... cũng xứng đáng được gìn giữ và phát triển sự khác biệt của mình. Người Việt Nam, dù là cộng sản hay quốc gia, cũng xứng đáng có quyền bày tỏ những gì mà mình tin tưởng.
Không thể có tự do trong một chế độc tài toàn trị. Nhưng, tự do cũng không thể có nếu như mỗi người dân không tự nhận ra đó là quyền của mình. Bạn không thể hành động như một người tự do nếu không bắt đầu bằng tự do trong chính tư duy của bạn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)