Hiển thị các bài đăng có nhãn Huỳnh Hữu Uỷ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Huỳnh Hữu Uỷ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2023

Huỳnh Hữu Ủy: Nguyễn Gia Trí (1908 – 1993) một chân dung lớn của nền Mỹ Thuật Việt Nam thế kỷ 20

Tưởng Niệm 30 năm ngày mất của họa sĩ Nguyễn Gia Trí (20/6/1993–20/6/2023), đọc lại bài viết của nhà nghiên cứu và phê bình về mỹ thuật Huỳnh Hữu Ủy. 

Lùm tre nông thôn. 1936. Sơn mài. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam


Trường Mỹ Thuật Đông Dương được thành lập năm 1924 ở Hà Nội, chỉ trong một thời gian ngắn chừng hơn mươi năm, đã đặt nền tảng cho một nền nghệ thuật mới hình thành và phát triển. Nếu trường Mỹ Thuật Hà Nội không được thành lập thì có lẽ ngày nay Việt Nam vẫn chưa có một nền nghệ thuật hiện đại, và mỹ thuật Việt Nam vẫn bị chìm lấp, lẫn lộn với mỹ thuật Trung Hoa. Nguyễn Gia Trí vào học trường Mỹ Thuật Hà Nội khóa 5, nhưng bỏ học lở dở, sau đó dường như theo lời khuyến khích của họa sĩ Victor Tardieu, ông trở lại trường, theo học khóa 7 cùng với các bạn đồng môn Lưu Văn Sìn, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Văn Tại, Vũ Đức Nhuận ... vào năm 1931. Chỉ vài năm sau đó, ông đã là một khuôn mặt nổi bật, đến độ trên đất Hà thành văn vật thời thập niên 40-50, đã có lời truyền tụng về tứ tượng trong nghề hội họa: nhất Trí, nhì Lân, tam Vân, tứ Cẩn (Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tường Lân, Tô Ngọc Vân, và Trần Văn Cẩn). (1)


Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2019

Huỳnh Hữu Ủy: Chung Quanh Khu Di Tích Vườn Mộ Sào Nam Phan Bội Châu Ở Huế

Chân dung cụ Phan Bội Châu

Ngày 30 tháng 6 năm 1925, cụ Phan Bội Châu bị mật thám Pháp bắt cóc ở Thượng Hải, đưa về Hải Phòng bằng đường thủy, trên tàu Angkor của hãng Messageries Marimes, rồi đưa ra xét xử trước phiên tòa Đề hình công khai ngày 23-11-1925 ở Hà Nội. Phiên tòa định y án tử hình theo các bản án tử hình khiếm diện trước đây (1), rồi giảm xuống chung thân khổ sai.

Vụ Án Phan Bội Châu


Trước phiên tòa ngày 23 tháng 11 năm 1925, ông già phiến loạn Phan Bội Châu đã tuyên bố:

“Thành thực mà nói, tôi tự nhận đã có âm mưu chống lại vua của tôi nhằm lật đổ chế độ quân chủ, tạo nên một nước Việt Nam Cộng hòa. Tôi cũng tự nhận đã có nhiều nỗ lực, bằng lời nói và cây bút, để thức tỉnh đồng bào tôi một tấm lòng yêu nước mà từ trước chưa có, đã phê phán chính phủ bảo hộ trong bước đầu của giai đoạn lưu đày và trách cứ họ để cho nước Nam ngập ngụa trong vòng ngu tối; tôi cũng tự nhận quá nghiêm khắc đối với quan trường và trách cứ họ về những sự nhũng lạm thái quá. Nếu như các ông thấy rằng những hành động của tôi xứng đáng phải tội chết, thì hãy lấy đầu tôi đi, tôi sẽ sẵn lòng rơi đầu cho các ông bởi đã từ lâu tôi đã tự biến thân mình phục vụ cho lý tưởng của mình. Tôi đã hăng say tranh đấu vì hạnh phúc của tổ quốc tôi, của dân tộc tôi, song chưa hề một phút nào đi chệch khỏi phẩm chất của tôi.” (2)

Lời phát biểu của cụ Phan cùng với lời biện hộ hùng hồn đầy rung động của hai luật sư Larre và Bona đã biến phiên tòa kết án cụ Phan thành phiên tòa xét xử chế độ thực dân.

Những cuộc vận động đòi ân xá cho cụ Phan lan rộng khắp nơi, từ trong nước ra đến ngoài nước. Biểu tình tuần hành, trường học bãi công, truyền đơn, điện tín đòi phóng thích cụ Phan tung ra khắp mọi nẻo đường, đặc biệt nhất là ở Hà Nội, Hải Phòng và Huế. Một hình ảnh rất cảm động là các bà cao tuổi tập trung đông nghẹt nơi đoàn xe chở toàn quyền đi qua và họ đồng loạt quì xuống xin ân xá cho cụ Phan.

Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2018

Huỳnh Hữu Ủy: Một Chân Dung Lớn Của Nền Mỹ Thuật Việt Nam Thế Kỷ XX: Nguyễn Gia Trí

Tác phẩm sơn mài Vườn Xuân Trung Nam Bắc của họa sĩ Nguyễn Gia Trí
Trường Mỹ Thuật Đông Dương được thành lập năm 1924 ở Hà Nội, chỉ trong một thời gian ngắn chừng hơn mươi năm, đã đặt nền tảng cho một nền nghệ thuật mới hình thành và phát triển. Nếu Trường Mỹ Thuật Hà Nội không được thành lập thì có lẽ ngày nay Việt Nam vẫn chưa có một nền nghệ thuật hiện đại, và mỹ thuật Việt Nam vẫn bị chìm lấp, lẫn lộn với mỹ thuật Trung Hoa. Nguyễn Gia Trí vào học trường Mỹ Thuật Hà Nội khóa 5, nhưng bỏ học lở dở, sau đó dường như theo lời khuyến khích của họa sĩ Victor Tardieu, ông trở lại Trường, theo học khóa 7 cùng với các bạn đồng môn Lưu Văn Sìn, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Văn Tại, Vũ Đức Nhuận... vào năm 1931. Chỉ vài năm sau đó, ông đã là một khuôn mặt nổi bật, đến độ trên đất Hà thành văn vật thời thập niên 40-50, đã có lời truyền tụng về tứ tượng trong nghề hội họa: nhất Trí, nhì Lâm, tam Vân, tứ Cẩn (Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tường Lân, Tô Ngọc Vân, và Trần Văn Cẩn.) (1)

Nguyễn Gia Trí với những phát hiện hoàn toàn mới mẻ về kỹ thuật sơn mài từ những năm đầu thập niên 30, lúc còn là sinh viên Trường Mỹ Thuật Đông Dương ở Hà Nội, vẫn tiếp tục những tìm kiếm và hoàn thiện thứ nghệ thuật đặc sắc này, đã tạo nên một tiếng nói có trọng lượng trong sinh hoạt nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại.