Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng Xuân Trường. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng Xuân Trường. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2022

Hoàng Xuân Trường: Nguyễn Xuân Vinh - Một đời Người trong Chuyến Bay Siêu Thanh

Nhan đề “Một đời người trong chuyến bay siêu thanh” (A Life In Supersonic Flight) là đề tựa của một bài viết của ba giáo sư Aron A Wolf (giáo sư đại học Cal Tech),, Daniel J. Scheeres (giáo sư đại học Colorado, một môn đệ của giáo sư Vinh)) và Ping Lu (giáo sư đại học UC San Diego) trong tập san của Hội Những Nhà Khoa Học Không Gian Hoa Kỳ (Amarican Astronomical Society) số 18-126 và website www,trs.jpl.nasa.gov để tôn vinh giáo sư Nguyễn Xuân Vinh.

Tôi đọc bài viết này khi được tin giáo sư Vinh vừa qua đời vì tôi có cơ may được tiếp xúc với ông khoảng chục lần (phải nói thêm là mỗi lần khoảng trên dưới 5 phút !! ), và khi thấy tên ông, một người mà tôi kính trọng và cảm phục, tôi lại nhớ tới những tiếp xúc ngắn ngủi với ông, tôi thấy giờ đây chúng trở nên quí giá.

Tôi được biết về giáo sư Vinh rất sớm, khoảng năm 1959, khi tôi mới khoảng 14,15 tuổi, ở với ông anh là sĩ quan Không Quân trong Tân Sơn Nhất và thường thấy ông ngồi xe (Peugeot hay Citroen) màu đen có tài xế lái đưa ông đi làm. Thời gian đó cũng là lúc tôi được đọc cuốn Đời Phi Công của ông.  Văn pháp của cuốn sách giản dị, nhưng trong sáng và thơ mộng như những bài tản văn, rất hấp dẫn với một học sinh mới lớn. Ngoài cuốn sách, tôi còn đọc những bài viết (hay dịch) của ông trên báo Phụng Sự của quân đội hồi đó như cuộc đời phi công Richard Bong, về đô đốc Yamamoto, về trận Trân Châu Cảng. Trong bài viết về trận Trân Châu Cảng, ông có làm mấy câu  thơ tưởng niệm những phi công Nhật mà giờ đây tôi còn nhớ:

Như những cánh hoa anh đào tan vỡ                                                                      

Xuôi trùng dương, theo vạn nẻo về đâu                                                                  

Vịnh Trân Châu, muôn lớp sóng bạc đầu                                                                

Đem tro bụi ai xuôi về cố lý

Hai năm sau, khoảng 1960, tôi lại “thấy” ông lần nữa trong dịp  ông dẫn đầu một phái đoàn Không Quân đến hai trường Petrus Ký và Chu Văn An nói chuyện về KQ, có lẽ để “dụ” mấy anh sắp thi tú tài đi KQ. Sau đó được biết ông từ chức và đi Mỹ.


Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2018

Hoàng Xuân Trường: Quen Biết Anh Trần Văn Nam Và Những Cơ Duyên

Anh Trần Văn Nam vừa ra đi. Nhiều bạn bè thân thiết của anh chắc sẽ nhớ thương anh mà nhớ lại được nhiều hồi tưởng. Nhưng riêng đối với tôi, khi ngồi nhớ lại những kỷ niệm, những trường hợp quen biết một người bạn hiền lành đáng quí, tôi nhận thấy giữa chúng tôi như có một sợi dây nhân quả vô hình nào đó, đầy những cơ duyên để gặp được nhau và quen biết nhau. 

Thật ra, tôi đã không phải là một trong những người bạn thân thiết nhất của anh. Tình bạn giữa tôi và anh có thể ví như đạm thủy nhưng không thiếu sự đồng cảm và tương kính. Và hôm nay, khi ngồi nghĩ lại những cơ duyên đưa đẩy để chúng tôi, hai người khác hẳn nhau về hoàn cảnh lớn lên, về cá tính, đã quen biết nhau và quí trọng nhau, tôi mới thấy những cơ duyên này hơi bất ngờ và khác lạ. Anh lớn hơn tôi bốn tuổi, sinh ở miền Nam, học Văn Khoa khi tôi học Trung Học. Ra trường anh dạy học trong khi tôi đi lính. Đầu mối duy nhất của sự quen biết chỉ giản dị là anh thích làm thơ và tôi thích đọc thơ.

Cái đầu mối sơ khởi và giản dị này bắt đầu từ hơn năm mươi năm trước đây, khoảng năm 1963, sau khi vừa tốt nghiệp Trung Học, tự nhiên ở đâu ra tôi được đọc một tập thơ nhỏ của anh và trong tập thơ đó, trí nhớ không gì tốt lắm của tôi lại khắc sâu vào tâm tư một cách bền chắc vài câu thơ rời rạc: “Trong làn mưa bụi bay lâm râm Hồn ma đắm bể còn trôi nổi Thây vướng vào chân những đá ngầm”. Tôi nhớ ba câu thơ cũng như tôi nhớ cái tên Trần Văn Nam, cũng là bút hiệu của tác giả, một cái bút hiệu giản dị, chân chất. Nghĩ lại, ba câu thơ kể trên thật ra cũng không có gì đặc sắc, nhưng không hiểu sao, chúng cứ mãi nằm sâu trong tâm thức tôi trong suốt hơn nửa thế kỷ của đời người, đã theo tôi từ những ngày đi học, những ngày đi lính ở cao nguyên hay vùng đồng bằng Cửu Long, từ những ngày tù tội cho đến những ngày luân lạc xứ người . Thỉnh thoảng mỗi khi trong tâm thức chợt hiện ra ba câu thơ trên, tôi lại tự hỏi là cái anh tác giả này hiện ở đâu, làm gì mà sao không thấy nhắc đến tên nữa.

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2018

Hoàng Xuân Trường: Vài liên tưởng phân tâm học qua thơ Bùi Giáng

Bùi Giáng - tranh Trần Thế Vinh
Em, người thôn nữ bờ mương
Ngồi nhìn cá nhảy lên vườn như chim 
Tôi, người viễn khách đưa tin
Bỗng đờ đẫn đứng chợt nhìn nhận ra

Tôi đã đọc rất nhiều thơ, nhưng bốn câu thơ trên của Bùi Giáng không hiểu sao đeo đuổi tôi suốt mấy chục năm qua. Mỗi lúc chợt nhớ đến, tôi cứ luôn tự hỏi khi cái hình ảnh siêu thực của người thôn nữ ngồi nhìn cá nhảy lên vườn như chim hiện ra trong tâm thức Bùi Giáng, không hiểu ông đã nhận ra điều gì ? 

Phải chăng trong khoảnh khắc đờ đẫn đó, ông cảm nhận được ý nghĩa của sự sống, của cuộc đời, giống như cái cảm nhận của Ca Diếp Tôn Giả khi thấy Phật yên lặng mỉm cười vịn cành hoa trên núi Linh Thứu ? 

Tôi cũng luôn tự hỏi sóng gió nào đã diễn ra trong tâm hồn ông, khiến ông trở nên một nhà thơ lạ lùng nhất trong làng thơ Việt Nam. 

Thứ Bảy, 20 tháng 1, 2018

Hoàng Xuân Trường: QUEN BIẾT ANH TRẦN VĂN NAM VÀ NHỮNG CƠ DUYÊN


Anh Trần Văn Nam vừa ra đi.  Nhiều bạn bè thân thiết của anh chắc sẽ nhớ thương anh mà nhớ lại được nhiều hồi tưởng.  Nhưng riêng đối với tôi, khi ngồi nhớ lại những kỷ niệm, những trường hợp quen biết một người bạn hiền lành đáng quí,  tôi nhận thấy giữa chúng tôi như có một sợi dây nhân quả vô hình nào đó, đầy những cơ duyên để gặp được nhau và quen biết nhau.  
Thật ra, tôi đã không phải là một trong những người bạn thân thiết nhất của anh. Tình bạn giữa tôi và anh có thể ví như đạm thủy nhưng không thiếu sự đồng cảm và tương kính.  Và hôm nay, khi ngồi nghĩ lại những cơ duyên đưa đẩy để chúng tôi, hai người khác hẳn nhau về hoàn cảnh lớn lên, về cá tính, đã quen  biết nhau và quí trọng nhau, tôi mới thấy những cơ duyên này hơi bất ngờ và khác lạ.  Anh lớn hơn tôi bốn tuổi, sinh ở miền Nam, học Văn Khoa khi tôi học Trung Học.  Ra trường anh dạy học trong khi tôi đi lính. Đầu mối duy nhất của sự quen biết chỉ giản dị là anh thích làm thơ và tôi thích đọc thơ.