Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng Quân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng Quân. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2023

Hoàng Quân: Tặng vật mùa Xuân

Tranh của Họa sĩ Đinh Trường Chinh
Nàng áp điện thoại sát tai, lắng nghe. Tiếng Hường rộn ràng: 

-Ê, bữa nay tao có tin hấp dẫn cho mày nè. 


Gọi miễn phí qua messenger, may rủi lắm. Thì vậy, người ta chẳng nói, của rẻ là của ôi sao. Mà đây lại là của không tốn tiền, nghe tiếng được, tiếng mất cũng hợp lý thôi. Với nàng, và có lẽ với cả nhỏ bạn, nghe rõ hay không rõ, chẳng quan trọng. Hai đứa chỉ cần nhắc đến chữ ngày xưa, hồi đó... là lòng tràn ngập niềm vui. Lắm khi cả hai cùng nhận ra, mình kể câu chuyện đã năm bảy lần, mà nghe lại, vẫn cứ xuýt xoa: “Ôi, vui quá, đẹp quá.”  

 

-Mày nhớ anh Nguyên bạn anh Hưng tao không? Hồi đó, anh Nguyên trụ trì nhà tao thường lắm. 


Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2022

Hoàng Quân:Duyên nợ văn tự

Mấy chị em tôi chia nhau mua nhiều loại báo: Làng Văn, Thế Kỷ 21, Văn, Văn Học… chuyền tay nhau đọc. Tôi “quen” Thế Kỷ 21 đã lâu, nhưng chỉ là quan hệ... đơn phương. 

Vào những năm 90 của thế kỷ trước, tôi gởi bài đến tờ báo Măng Non, sau này đổi thành Văn Nghệ Trẻ của nhà văn Ngô Nguyên Dũng ở Tây Đức. Mãi năm 2003, tôi mon men vượt đại dương, tìm đến Làng Văn Canada. Được thời gian ngắn, anh Ngô Nguyên Dũng cho biết, báo Làng Văn phải đình bản, vì những khó khăn về tài chánh. Duyên văn nghệ của tôi với Làng Văn chưa kịp “bén” đã chấm dứt. Nghe chị Hoàng Nga “mách nhỏ”, tôi gởi bài đến Văn Học. Có lẽ địa chỉ hotmail của tôi bị nhầm là thư rác, junkmail, điện thư bị trả lại với lý do không giao thư được. Tôi vẫn tiếp tục viết, xếp trong “tủ”, lâu lâu đem ra đọc. Mỗi lần đọc, dặm thêm chút “mắm muối”. Khi thêm vài dấu chấm phết. Khi bớt đôi chữ “thì, là, mà”. Chị tôi, chị Hoàng Thanh Tâm, qua những hoạt động với trung tâm Độc Lập của Tây Đức, quen nhà báo Từ Nguyên, ông Trần Văn Ngô bên Pháp. Ông Từ Nguyên mời chị Thanh Tâm tham gia Văn Bút. Chị Thanh Tâm chuyển thư của ông Từ Nguyên đến tôi. Ông Từ Nguyên cho biết có làm việc với báo Thế Kỷ 21. Tôi thầm nghĩ, Thế Kỷ 21 “cao” quá. Được là độc giả đã quý rồi. Chứ nào dám mơ xa thêm. Đôi đũa tre mộc mạc của mình biết làm sao để “chòi” tới mâm son.  



Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2022

Hoàng Quân: Hình như là...

Mơ mòng, tranh Hoàng Thanh Tâm
Người bạn nàng, bạn thời trung học, tha thiết rủ rê nàng sang Mỹ chơi một chuyến. Hắn bảo, nhà cửa hắn rộng rãi thoải mái, không việc gì phải nộp tiền cho khách sạn. Vẫn giọng cà chớn ngày xưa, hắn cười ha hả trong điện thoại:
 

-Đi cho biết đó biết đây, ở hoài bên Đức biết ngày nào khôn. 

Nàng ngoa ngoắt trả lời: 

-Ừa, hồi nào ế độ, tui sẽ qua, chủ yếu thăm bạn bè. Chớ tui đâu mặn mà gì với xứ của mấy người phổi bò như ông. 

Thế mà, khi nàng viết điện thư cho hắn, báo ngày giờ nàng cùng gia đình du lịch Hoa Kỳ, hắn xuýt xoa xin lỗi: “Chết dở, trọn mùa hè tui không có nhà. Tui đi làm bên Anh”. Quá áy náy, hắn nhờ người quen, thay mặt hắn, đón tiếp, trao chìa khóa nhà hắn cho gia đình nàng trọn quyền sử dụng. Hắn gởi cho nàng mấy dòng, ghi tên người quen, tên Việt hẳn hoi, nhưng lạ hoắc, kèm theo địa chỉ điện thư để liên lạc. Họ hàng, bạn bè của nàng chẳng có ai tên như vậy. Nàng thất vọng, ngại quá. Nhưng đâu còn cách giải quyết nào khác. Nàng tiến hành thủ tục trao đổi thông tin. Nàng kính cẩn thưa gởi “người xa lạ”. Chắc “người xa lạ” được nhiều trận cười, khi nhận những lá thư với những câu hỏi lẩm cẩm của nàng. Dần dà, nàng thấy ra, hình như “người xa lạ” không hẳn là người lạ. Theo lời anh ấy kể, anh và nàng có quen biết chung ít nhất một người. Thời trung học, nàng đi học thêm Anh văn ở trung tâm Việt Mỹ. Nàng học cùng lớp với chị hoa khôi của trường. (Anh văn là sinh ngữ phụ của chị. Bởi vậy, chị phải vào lớp chung với mấy đứa nhóc tì thua chị ba, bốn tuổi). Nghe kể, chị hoa khôi hồng nhan đa truân. Thời đi học, ong bay, bướm lượn dập dìu. Thế mà, chị trở thành “góa phụ ngây thơ”, khi tuổi chưa đến tứ tuần. Anh ấy bảo, cũng may, mạng anh còn lớn. Hồi đó, anh xin đi học thêm ở trung tâm Việt Mỹ, chỉ vì bị người đẹp hớp hồn. Thời học trò, anh luôn tìm cách học bớt, chứ anh bận đi chơi, làm gì có thì giờ học thêm. Nếu ngày xưa, chị hoa khôi nhận đơn của anh, chắc giờ này anh đang bơi lội trong mấy chảo dầu dưới địa ngục rồi. Nàng vẫn chưa nhớ ra anh là ai. Nhưng lối anh kể chuyện, nàng thấy ngồ ngộ.


Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2022

Hoàng Quân:

Yêu trong những cung nhạc trầm - Tranh Đặng Mậu Tựu
Thế kỷ trước, truyện Ví Dụ Ta Yêu Nhau* của một nhà văn trẻ đã làm bao nhiêu “kẹp tóc”, “húi cua” say mê một thời. Thế kỷ này, các cô, các cậu ngày xưa, giờ đây là những bà, những ông với mái tóc mặn mà, ít tiêu nhiều muối, có phút chạnh lòng chăng, khi nghe những ví dụ dưới đây?

Ví Dụ Một: Ví Dụ Họ Gặp Nhau Vài Thập Niên Trước

Văn phạm Việt ngữ chẳng thể làm nổi bật sự không tưởng của trường hợp này. Tuy nhiên, người ta có thể cho trí tưởng tượng bay bổng, để bắt gặp những hình ảnh rất dễ thương. Hai nhân vật ấy gặp nhau, cậu bé mười tuổi, cô bé tám tuổi. Cậu bé đọc sách, đọc thơ rất sớm. Cậu nắn nót chép mấy câu thơ của thi sĩ Xuân Diệu:

Thư thì mỏng như suốt đời mộng ảo,
Tình thì buồn như tất cả chia ly
Xếp khuông giấy mang hoài trong túi áo,
Mãi trăm lần viết lại mới đưa đi.

Cô bé lờ mờ hiểu “thư thì mỏng” nghĩa là gì. Mà, “suốt đời mộng ảo”, cô bé đành chịu thua. Nhưng cô bé thấy những vần thơ hay quá chừng (có lẽ vì do cậu bé chép cho cô). Hình như thi sĩ viết “Giấy phong kỹ mang thầm trong túi áo”. Mặc kệ thi sĩ, cô bé thích vần thơ nhớ nhầm của cậu bé hơn. Cô bé tìm trong tự điển Việt Nam không có chữ “khuông”. Không sao, cô bé vẫn giấu tờ thơ trong tập vở, lâu lâu mở ra đọc, dù cô đã thuộc lòng rồi.


Cô bé kể cho cậu nghe, rằng, cô thích bài hát Kiếp Nào Có Yêu Nhau, dù cô chẳng hiểu gì cả. Cậu muốn “nghiên cứu” lời của bài hát để cắt nghĩa cho cô bé nghe. Cậu do dự, cô bé còn nhỏ xíu, bài hát lại quá buồn. Thôi, cậu chỉ thích nghe tiếng cô bé cười trong trẻo, như khi cậu hái hoa ngọc lan, hoa phượng tặng cô. Cô bé mân mê vuông giấy trắng, có cánh phượng ép hình con bươm bướm. Đôi mắt cô bé sáng rỡ, vui sướng.


Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2022

Hoàng Quân: Cẩm Thành

 Thương tặng chị tôi

Cẩm Thành- Tranh Hoàng Thanh Tâm

Cẩm Thành là mỹ từ của thành cổ Quảng Ngãi, được xây dựng năm 1807, hoàn thành năm 1815... Người xưa cho rằng địa cuộc nơi đây tụ hội khí thiêng, văn mạch của miền đất núi Ấn, sông Trà, nên Cẩm Thành trở thành địa danh văn hoá của Quảng Ngãi. (Lê Hồng Khánh). Đây là những điều tôi đọc được trên trang báo Quảng Ngãi. Với tôi, Cẩm Thành không chỉ là mỹ từ cho một nơi chốn, mà hơn thế nữa, là tên gọi thân thiết của người chị thương yêu của tôi. Ba Mạ tôi sinh anh cả, chị cả ở Huế. Ba tôi là công chức hành chánh. Ba thuyên chuyển nhiệm sở vào Quảng Ngãi. Đúng nghĩa xuất giá tòng phu, Mạ dắt hai đứa con thơ, theo chồng, xa rời cha mẹ, giã từ Huế. Khi đứa con đầu tiên ra đời ở đất mới, Ba đặt tên con là Cẩm Thành, như một kỷ niệm đánh dấu nơi chốn Ba Mạ dừng chân trên đường đời. 


Học trò


Thuở nhỏ, chị Cẩm Thành là một em bé bụ bẫm, hai mắt tròn xoe, má phinh phính rất dễ thương. Theo thời gian, con bé kháu khỉnh ngày nào trở thành cô thiếu nữ môi tươi, mắt sáng, ngời ngời sức sống. Dưới mái trường Nữ Trung Học, chị Cẩm Thành có những năm tháng hoa mộng của tuổi học trò rộn ràng muôn màu, muôn vẻ. Với lòng nhiệt thành của tuổi trẻ, chị hăng hái tham gia những sinh hoạt của học đường. Chị cùng các bạn ca múa, đóng kịch vào những đêm văn nghệ của trường vào dịp tết Nguyên Đán hoặc cuối niên khóa vào lễ phát thưởng. Chị tham gia viết thư, thêu khăn tặng chiến sĩ. Chị bưng thùng đến các cửa tiệm trong phố xin tiền lạc quyên cho đồng bào bị bão lụt. Chị trở thành phó Ban Xã Hội của toàn trường, đại diện trường đến thăm ủng hộ/ủy lạo tại nhà một số thương phế binh trong tỉnh. Từ năm lớp Đệ Thất (lớp Sáu), chị luôn nhanh chân trong giờ toán chạy, được làm học trò cưng của giáo sư toán.


Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2022

Hoàng Quân: Một Trăm Chỗ Lệch

Đôi Bóng- Tranh Hoàng Thanh Tâm

Thỉnh thoảng nổi hứng, ông bảo, để ông nấu nướng, bà dọn dẹp rửa chén. Ông nấu nhanh, mắm muối mạnh tay. Khi nghe ông thông báo trổ tài món thịt heo kho trứng, bà tưởng như lượng Cholesterol phóng vút lên trần nhà. Ông khuân về tảng thịt hai rọi, chứ không phải ba rọi. Rọi mỡ lấn lướt rọi thịt một cách sỗ sàng. Ông luộc trọn chục trứng gà. Ông theo nguyên tắc “cho gọn”, mua bao nhiêu, nấu bấy nhiêu. Cũng may, chợ gần nhà ông bà không bán vĩ trứng 24 cái. Nhìn nồi thịt kho, ông tấm tắc: “Ngon bá cháy”. Bà nhăn nhó, với đà dinh dưỡng như vầy, chẳng chóng thì chầy ông bà trở thành võ sĩ Sumo

Đến phiên bà lo việc bếp núc, ông rối cả mắt. Vài rẻo thịt mỏng dính nằm khép nép trên thớt. Mấy rổ rau dàn hàng nghênh ngang, nào cần tây, cà rốt, bắp cải. Bà giảng giải, ăn uống phải đầy đủ sinh tố từ A đến Z. Nồi canh mồng tơi (Spinach) to tướng được bà ban cho vài con tép riu. Ông chẳng biết mấy con, vì bà đã băm nhuyễn rồi. Đã vậy, sợ lên đường, lên muối, bà nêm lạt lạt. Bà nhắc chừng ông, cao máu, cao mỡ, thì phải để ý thế này, thế nọ. Thằng em rể mắng vốn với ông: “Anh ơi, em gái anh coi chồng như thỏ, như bò. Vợ em cho em ăn toàn là rau với cỏ”. Ông thở dài sườn sượt: “Chú mầy vậy là còn hên! Anh đây, không chỉ ăn, mà còn phải uống rau cỏ nữa. Chú mầy thấy mắt anh lúc nào cũng trố trố không? Bả ép su hào, ớt chuông, dưa leo, rồi bả ép anh uống, mà phải uống trước mặt bả, chứ đâu lén đổ đi đâu được. Uống riết, trợn trắng”. 

Bà dọn mì xào, ông trút cả tô nước mắm vào dĩa mì, hỏi giỡn: 

-Bữa nay em quên nêm hay sao mà lạt nhách, lạt nhơ. Ăn hổng biết là món gì. 

Bà nghiêm giọng:

-Lạt thì anh cứ việc thêm chút nước mắm. Chỉ sợ quá mặn mới hết thuốc chữa. 


Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2022

Hoàng Quân: Em Tôi

Thương tặng em tôi

Chị Em - Tranh Hoàng Thanh Tâm

Em nhỏ hơn tôi đúng hai tuổi. Chúng tôi cùng chào đời vào tháng Ba, cách nhau hai ngày. Hồi nhỏ, chúng tôi trông sàn sàn nhau, Mạ chúng tôi thường may sắm cho hai đứa cùng lúc, từa tựa nhau. Tôi được bộ đồ có hình trái lê, em được hình trái táo. Nhưng em cũng có những ý thích riêng của mình. Mạ dẫn hai đứa ra hàng giày dép. Tôi chọn một đôi dép màu ngà, không nổi, không chìm. Em chọn một đôi dép quai màu hồng tươi chói chang, nổi bật trên bàn chân ham chạy nhảy, da dang nắng, đen thùi lui. 


Suốt tuổi thơ, hai chị em có nhiều sinh hoạt chung, khắng khít bên nhau. Hai đứa bé con tưởng tượng mình là ca sĩ, vũ công, dùng kim băng, găm bốn góc của hai cái khăn tắm trên vai làm áo dài. Chúng tôi trình diễn hoạt cảnh có người con gái buông tóc thề, yểu điệu vuốt mái tóc... bum bê cụt ngủn. Hát múa chán chê, chúng tôi chuyển qua nấu nướng. Bộ nồi niêu chén bát đồ chơi bằng nhôm bé tí là gia sản quý báu của hai chị em. Cây trứng cá trong vườn cung cấp đầy đủ “thực phẩm” cho bếp núc chị em tôi. Trái trứng cá non xanh là bầu, trái chín đỏ là cà chua, lá cây là thịt bò. Chúng tôi òn ỉ xin Mạ chút cơm nguội bỏ vào nồi, bắt lên bếp nhôm, hai chị em phì phò đun củi lửa tưởng tượng nấu cơm. Chúng tôi đơm cơm vào chén, làm điệu bộ chan canh bầu và gắp thịt bò xào cà chua. Hai chị em sung sướng lùa mấy hột cơm khô queo vào miệng. Ôi, bữa ăn trẻ thơ sao ngon lạ lùng. Ăn xong, hai chị em mở trường dạy học. Đám học trò là những con thú bằng nhựa. Cô giáo say sưa giảng bài, lũ học trò thú nhựa nằm ngồi ngổn ngang. Tôi làm cô giáo thị uy la rầy, em tôi lồng tiếng cho con khỉ nhựa học trò vội vàng dạ thưa, làm học trò ngoan ngoãn. Hết giờ dạy học, hai chị em ra vườn lo việc trồng trọt. Thời tiểu học, chúng tôi không để ý những hoa lá “sang trọng” như hoa Ngọc lan, Trà mi... Chúng tôi chăm bẳm cây hoa Mồng gà màu đỏ thẫm. Bởi, cây hoa Mồng gà cho chúng tôi cơ hội phát triển “tài năng”. Chúng tôi lấy hoa đã già, lảy hạt nhỏ li ti đen bóng màu đen như hạt é, cẩn thận gieo hạt đó đây trong vài ngóc ngách của vườn. Bận rộn chơi ô quan, đánh đũa cách mấy, hai chị em cũng chăm lo vườn tược. Khi thấy những cây Mồng gà con mọc nhu nhú, hai chị em vui mừng, ngắm nghía công sức của mình. Sau này, chúng tôi biết, cây Mồng gà rất dễ mọc, hạt rơi, cây tự động mọc lên, chẳng cần đến sự tiếp sức của chúng tôi.  


Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2021

Hoàng Quân: Thoáng hương mùa cũ


Trang Vở Cũ – Tranh Hoàng Thanh Tâm

Mùa lễ, đám con nít gặp nhau ở nhà ông bà Ngoại, vui mừng tở mở. Đêm nào chúng cũng thức khuya lắc, khuya lơ. Sáng dậy trưa trật, trưa trờ. Mở mắt, mở miệng, như bầy tằm ăn rỗi. Chúng lau chau một hồi là tủ lạnh láng o. Chúng sục sạo tủ này, tủ kia, hỏi, chúng trả lời: “Kiếm cái chi tào lao ăn cho đỡ buồn miệng”. Nhà bếp bày biện nấu nướng linh đình, hết bánh cuốn, bánh canh đến cơm chiên, mì xào. Khi nhà bếp tuyên bố, hôm nay mời món bún ốc, đám trẻ uể oải: “Thôi, con nhịn đói”, “Con ăn chips cho no cũng được”. Bỗng đâu, giọng oanh vàng thỏ thẻ:

-Lâu lắm rồi mình chưa đi ăn nhà hàng.

Thế là có ngay dàn hợp xướng:

-Đúng rồi! Bữa nay người lớn đãi con nít ăn nhà hàng Mỹ.

Nhà hàng sang trọng đây là tiệm ăn của cháu chắt mấy đời ông Mạc Đĩnh Chi: ông Mỹ Mạc-Đô-Nô. Trong nhà, ai nấy bận rộn. Chỉ có Quỳnh Tương bị “ế độ” thôi. Bởi vậy, mọi người nhanh chóng có ngay quyết định. Người lớn Quỳnh Tương sẽ dẫn bầy cháu ra McDonald's để chúng chạy ngoài trời cho giãn gân, giãn cốt. Rồi vào tiệm nạp năng lượng với những big mac, hamburger, những shake này, shake kia.

Thứ Sáu, 5 tháng 11, 2021

Hoàng Quân: Chợ trời làng Rất Gần

Chủ Nhật tươi hồng, xóm nhỏ nơi tôi ở bỗng rộn ràng, nhộn nhịp, khác hẳn với những Chủ Nhật im ắng thường lệ, là ngày nghỉ ngơi của mọi người. Xóm tôi nằm cuối làng Rất Gần (Rödgen đọc tiếng Đức nghe giống như “Rất Gần”), thuộc thành phố Bad Nauheim, một thành phố nghỉ dưỡng xanh tươi gần Frankfurt, miền trung nước Đức. Nhìn qua cửa sổ, hai người con của nhà bác đối diện lăng xăng dựng bàn, bày những món đồ dùng, đồ chơi của trẻ con. Vợ chồng láng giềng cạnh nhà khệ nệ khuân mấy thùng đĩa hát, thùng sách để trước cửa. “Ô, chợ trời hàng năm của làng”. Sực nhớ, tháng trước, lúc tôi đang lúi húi trồng cây, chị hàng xóm bên vườn kia nói vọng sang: “Chủ Nhật đầu tháng tới, làng mình có chợ trời.” Ý chị hàng xóm nhắc dịp dọn dẹp, tống tiễn bớt đồ đạc trong tầng hầm, nhà kho. Tôi ghi vội trong trí ngày tháng, để nhớ, không vắng nhà trong cuối tuần “quan trọng” này. Thật ra, tôi chưa hề nắm lấy thời cơ chợ trời để nhẹ gánh. Ngược lại, tôi ưa đi loanh quanh. Thấy món gì ngồ ngộ, hay hay tôi lại tha về. Theo nhận xét của chồng tôi, là mang về cho bụi có chỗ bám.

Làng nhỏ, suốt “đại lộ” xuyên qua làng, có hai gia đình Á châu: gia đình em gái tôi ở đầu đường, gia đình tôi ở cuối đường, ở giữa khoảng một trăm nóc nhà. Chúng tôi quen với chừng mươi gia đình trái phải gần nhà, nhưng cả làng hầu như ai cũng biết nhau. Trời đẹp, nhẩn nha đi dạo, ai nấy xởi lởi cất tiếng hỏi: “Wie geht's? Khỏe không?” Bâng quơ câu chuyện thời tiết, nói trông trổng, bởi, lắm lúc chẳng rõ tên họ người đối diện.

Cô Ba Điệu và cô Tư Đẹp dàn hàng trong sân. Tôi không biết tên hai cô, mặc dầu vẫn í ới chào nhau “Halli hallo” khi thấy nhau ngoài đường. Bởi thế, tôi đặt tên cho các cô theo mắt quan sát của tôi. Trên mấy bàn dài lủ khủ nhiều chai hũ lọ, các loại bình hoa. Tôi chú ý vài nhạc cụ đơn giản. Có lẽ quà lưu niệm từ những chuyến du lịch. Mắt tôi dừng lại ở cái lục lạc bằng trái dừa khô, trên vẽ những chấm li ti. Tôi mỉm cười, nghĩ thầm: “Ô, được quá! Cho làm bạn với những nhạc cụ dân tộc tôi mang về nhà từ những chuyến đi làm ở Phi châu”. Cô Ba Điệu nhanh nhẩu:

-Cái lục lạc này đã đi đoạn đường rất dài, từ Úc lận. Tiếng của nó ấm, nóng. Cát và sỏi vụn của núi lửa trong đấy.

Vừa nói, cô vừa lắc nhẹ lục lạc, rồi đưa cho tôi. Qua vài phút “thương lượng”, cái lục lạc đổi chủ. Tôi vui vẻ:

Chủ Nhật, 1 tháng 8, 2021

Hoàng Quân: Mạ Đi Thi

Mẹ Con, tranh Nguyễn Đức Tuấn Đạt

Mạ xếp hạng chuyện học hành của con cái là quan trọng hàng đầu. Với tiệm sách và quán cà phê, Mạ đã quán xuyến, lo cho gia đình có cuộc sống sung túc, thoải mái một thời gian dài.

Chỉ hơn một năm sau cuộc đổi đời 1975, tiệm sách, quán cà phê, nhà cửa của Ba Mạ bị tước đoạt trong khi Ba bị giam đâu đó trong rừng sâu nước độc. Dẫu trắng tay, Mạ vẫn tìm cách đưa dần các con vào Sài Gòn để các con có điều kiện thuận lợi tiếp tục việc học. Mạ biết, các con sẽ phải rất khốn đốn với trường lớp ở miền Trung, vì chính quyền địa phương rất khắt khe, thù nghịch.

Sau khi nhà cửa bị tịch thu, thật may mắn, một người tuy chưa quen, mà thật tốt bụng, thương cảm tình cảnh khốn đốn của gia đình, đã nhường cho Mạ quán cơm ở bến xe lam. Mạ cho tôi và hai đứa em trai vào Sài Gòn, vì tôi sẽ xong trung học trong hai năm và hai đứa em trai có nguy cơ đi bộ đội khi đến tuổi. Em gái tôi, Hiền, đang học lớp Tám, cùng hai em đứa út, học trò mẫu giáo được ở lại Quảng Ngãi với Mạ. Đến trường, Hiền thường bị cô giáo dè bỉu, xỏ xiên. Cô cắt nghĩa tội ác Mỹ Ngụy thế này, thế kia và với vẻ hiểm độc, cô trỏ vào em nói: “Ví dụ như trò này là con nhà Mỹ Ngụy”. May thay, bạn bè trong lớp rất thương và binh vực Hiền. Hiền lên lớp Chín, chuẩn bị thi vào cấp III, tức là lớp 10. Hồ sơ dự thi, trong chế độ cộng sản, cần có bản khai lý lịch chi tiết với chứng nhận cư trú địa phương. Ông chủ tịch phường nhất định không chịu ký giấy cho em, vì lý lịch gia đình không “trong sạch”. Thế là Hiền phải học lại lớp Chín thêm một năm nữa.

Thứ Bảy, 5 tháng 6, 2021

Hoàng Quân: Món Quà Cho Con

Mẹ Con- Tranh Nguyễn Đức Tuấn Đạt
Lúc chị sanh con đầu lòng, cha mẹ chị còn ở Việt Nam. Mấy anh chị em của chị sống tứ tán khắp nơi trên nước Đức. Đứa bé là cháu nội, ngoại đầu tiên. Bởi thế, hai họ xúm lại nâng niu cháu. Các dì, các cậu, vài tuần đáp xe lửa về thăm cháu. Bên nội ở gần xịt, chạy xe 10 phút là đến. Chị luôn nghĩ, trẻ con sẽ có tuổi thơ đẹp hơn, nếu may mắn được lớn lên có ông bà nội ngoại. Ông bà ngoại chưa được gần để nựng nịu cháu, thì hiện tại, chị tận dụng cơ hội để cháu được gần gia đình nội.

Cuối tuần, anh chị đưa con qua gia đình nội chơi. Cô Năm đã đến tuổi cập kê, nhưng còn độc thân vui tính, ở chung nhà với bà nội. Thông thường, thứ Sáu, rời hãng làm việc, cô Năm rong ruổi đó đây đến Chủ Nhật mới về nhà. Vậy mà, từ ngày có đứa cháu, cô lơ là với những màn tụ tập bạn bè vào cuối tuần. Sáng thứ Bảy, cô Năm gọi điện thoại, giục giã:

-Anh chị mau đem cháu qua cho bà nội thăm.

Đứa nhỏ đến, ngồi trong lòng bà nội một chút, cô Năm giành ẵm cháu. Cô lăng xăng, cho thằng bé uống nước, đưa nó miếng bánh quy, cù vào người thằng bé, hai cô cháu cười rặt rặt. Thấy cô mến cháu, chị vui lắm. Lần nọ, bác hàng xóm ghé thăm, bác tấm tắc:

-Hai cô cháu giỡn với nhau dễ thương quá.

Mẹ chồng chị đáp ngay:

-Dạ, phải chị. Thằng Tí mê cô nó hơn mẹ nó nữa.

Thứ Bảy, 8 tháng 5, 2021

Hoàng Quân: Mật Ong của Ba

Cha Con- Tranh Hoàng Thanh Tâm

Mới đó, Ba lìa đời đã bốn năm. Hai đứa con út của Ba, nay đã “già” hơn Ba thuở Ba đi tù cải tạo năm 1975. Giờ đây, mỗi khi bầy con quây quần kể chuyện, nhắc đến Ba thuở xưa, như nhắc một ông cụ, dẫu lúc đó, Ba chưa bước hẳn vào tuổi tri thiên mệnh.

Cùng Mạ, Ba đã cho bầy con của Ba Mạ tuổi ấu thơ tươi đẹp với biết bao kỷ niệm êm đềm. Với tấm lòng yêu thiên nhiên, Ba tập các con của Ba thích cây cảnh hoa lá. Trong vườn nhà, các con được ngắm những hoa ngọc lan, hoa trà mi, hoa trúc đào... được nghe tiếng chim sáo, chim khướu, chim chích chòe hót, được nhìn lũ cá kiểng tung tăng bơi lội. Đặc biệt nhất là những tổ ong Ba nuôi trong vườn. Ba sắm bộ đồ nghề khi “làm việc” với ong. Đó là chiếc mũ che kín đầu, có khăn lưới phủ mặt, tránh bị ong chích. Ống hun khói hơi giống phong cầm, khi kéo ra đẩy vào, làn khói sẽ tràn qua ống giống cái phễu. Hồi đó, nhà nấu chè dùng mật ong, pha nước chanh cũng mật ong. Bạn bè của các con còn nhớ được ăn mật ong còn nguyên trong tổ sáp. Sau này, gần nửa thế kỷ đã qua, mỗi khi con cái hỏi chuyện nuôi ong, Ba có thể kể rành mạch về sinh hoạt trong “xã hội” ong, về chức năng của bầy ong thợ, ong đực, ong chúa.

Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2021

Hoàng Quân: Con đường mùa xuân

Hoa Xuân- Tranh Hoàng Thanh Tâm

Diệu nhận điện thư của Loan với tựa đề: “Tin giựt gân”. Tính Loan vẫn vậy, luôn nổi đình, nổi đám. Diệu như nghe Loan liến thoắng: “Mi biết hôm qua tao gặp ai ngoài phố không? Bà Liên Diệp! Chị con Liên Hương. Tao mừng quá trời. Tao hỏi thăm con Liên Hương. Mi biết nó ở đâu không?” Những câu hỏi ào ào của Loan làm Diệu muốn ngộp thở. “Nó ở bên Đức đó! Gần chục năm rồi. Mi tệ thiệt!” Trời đất! Loan làm như Diệu phải biết tất cả mấy chục ngàn người Việt cư ngụ tại xứ này. “Nó ở cùng xứ với mi bao nhiêu lâu, mà mi chẳng biết gì hết trơn”. Loan dài dài thêm vài dòng mắng xéo, mắng xiên, rồi mới ghi số điện thoại của Liên Hương với tối hậu thư: “Mi phải tìm cách gặp con Liên Hương gấp. Nếu không, tao nghỉ chơi mi.” Diệu đành lẩm nhẩm với máy: “Ừ, biết rồi, làm ngay”.

* * *

Diệu vào trường Marie Curie sau 1975, chơi chung với Liên Hương và Loan từ lớp 10 cho đến xong trung học. Cả ba không phải cư dân thứ thiệt của Hòn Ngọc Viễn Đông, mà quê quán ở mãi tận miền quê hương thùy dương/ nước chảy còn vương bao niềm thương. Gia đình Loan “di cư” đầu thập niên 70. Liên Hương và Diệu có chung “lịch sử”, cùng chạy loạn năm 75. Loan coi như mất gốc, chỉ hiểu, chứ không nói giọng Huế. Diệu trở thành người trầm lặng, vì sợ người ta chọc ghẹo giọng “ngoài nớ” của mình. Liên Hương thuộc dạng “đa hệ”, có năng khiếu “ngoại ngữ”, nói giọng bắc trung nam, đâu ra đó, hết sức duyên dáng. Liên Hương lúc nào cũng tự tin, bặt thiệp nắm đầu “bộ ba trung kỳ”. Loan và Diệu chăm chỉ cày bừa, học gạo, học tủ đủ kiểu. Liên Hương, ngược lại, rất tài tử, mà lúc nào bài vở cũng ngon lành. Loan, Diệu dần dần bớt đi mặc cảm nhà quê, nhờ nép dưới hào quang của Liên Hương. Lớp ban Văn và Anh Văn, âm thịnh dương suy. Hơn ba chục đứa con gái ngồi những bàn đầu, đùn mười đứa con trai xuống bàn chót.

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2021

Hoàng Quân: Huế Quảng Sương Sương

Tưởng nhớ anh Trần Quang Đoàn/ nhà thơ Đoàn Vị Thượng

Nhà thơ Đoàn Vị Thượng (1959-2021) qua nét vẽ của nhạc sĩ Phạm Đăng Khương

Khoảng 10 năm trước, nhờ chị Mỹ Hạnh thư đi, tin lại, tôi “tương ngộ” nhà thơ Đoàn Vị Thượng, cũng là “tái ngộ” anh Trần Quang Đoàn, một người “rất quen” của quãng đời như thơ, như mộng cách đây hơn 4 thập niên “ở một nơi ai cũng quen nhau: Café Uyên”.

Gặp lại anh Đoàn, tôi vui quá chừng. Có lẽ, ai cũng vậy, nhắc chuyện ngày xưa, tuổi có năm mươi, sáu mươi lòng vẫn xôn xao như thể mười lăm, mười sáu. Sau bao nhiêu năm, vật đổi, sao dời. Chị Mỹ Hạnh nói, anh Trần Quang Đoàn giờ đây là nhà thơ Đoàn Vị Thượng, ngồi ở “chiếu trên”, với những tên tuổi dành cho các cô cậu học trò “Mực Tím, Áo Trắng...”. Bởi vậy, ban đầu, tôi rụt rè, hỏi dè chừng đôi câu, sợ quấy rầy “người cao”. Nhưng khi nghe giọng kể hào hứng của anh, (theo tưởng tượng của tôi, chứ anh chỉ “nói” trong email mà thôi) tôi dạn dĩ hơn, liên tục vẽ thêm nhiều dấu chấm hỏi gởi anh Đoàn. Rõ là, được voi, đòi tiên. Thấy thư của doanvithuong1959 đến, tôi mở ngay, đọc say sưa, rồi thảo thêm nhiều câu hỏi khác. Chuỗi điện thư của anh Đoàn như những thước phim sống động, về ngày tháng vào thập niên 70 ở Quảng Ngãi với những cô nàng Thanh Tâm, Cẩm Thành, Thương Thương... với những anh chàng Trầm Thụy Du, Nguyễn Minh Phúc, Mai Sơn, Lý Văn Hiền, Nguyễn Hải, Nguyễn Xuân Phước, Nguyễn Xuân Đức, Bùi Tuấn Kiệt, Nguyễn Tấn Cư, Trần Hữu Hoài Bão... Giữa những câu chuyện về “người lớn”, về các anh, các chị, sắp sửa là cậu tú, cô tú, sinh viên, anh Đoàn chợt reo lên, nhắc đến “người nhỏ”: “À, anh nhớ thêm một chi tiết, Café Uyên có cái xích đu, xeo xéo quầy tính tiền. Anh nhớ, từng ngồi đong đưa trên đó, thơ mộng nhâm nhi cà phê và... quan sát Thúy”. Phút chốc, tôi cảm thấy mình như con bé 15 tuổi năm nao, bẽn lẽn, e thẹn, vì biết có người đang nhìn mình. Mơ màng, tôi nghe nhà thơ Đoàn Vị Thượng nói giùm tâm trạng của tôi:

Thứ Bảy, 13 tháng 2, 2021

Hoàng Quân: Giọng Huế của Mạ

Chưa đến ba mươi tuổi, một nách hai đứa con thơ, theo Ba, Mạ phải xa Huế. Từ đó, hơn nửa thế kỷ qua cho đến khi lìa đời, Mạ xuôi Nam, rồi sang Đức. Suốt mấy chục năm, Mạ chỉ còn những lần về Huế đôi ba ngày ngắn ngủi thăm gia đình, chứ Mạ không còn được sống ở Huế nữa. Bầy con Mạ sanh ở Quảng Ngãi, có lẽ đã ngấm giọng ru ngọt ngào của Mạ từ thuở chưa lọt lòng… à ơi, chiều chiều ông Ngự đi câu, cái ve cái chén cái bầu sau lưng... Bởi vậy, đứa nào giọng nói cũng đầy đủ sáu vày, mười hai nhịp.

Ở Quảng Ngãi, ở Sài Gòn, đi đâu chăng nữa, lời ăn tiếng nói của Mạ luôn xếp đặt mọi việc ổn thỏa ba bên, bốn bề. Mạ vào Sài Gòn đặt sách báo cho tiệm sách. Mạ đi mua trang thiết bị cho quán cà phê. Mạ đến những công sở ở Quảng Ngãi để tham dự đấu thầu cung cấp bút chỉ văn phòng. Mùa hè đỏ lửa, Ba không thể rời nhiệm sở ở miền Trung, Mạ dẫn bầy con nhỏ vào Sài Gòn chạy loạn. Thời gian này, một cảnh hai quê, lòng Mạ lo lắng ngổn ngang trăm mối. Tuy vậy, Mạ vẫn sắp xếp dắt bầy con nhỏ đi đó đây khắp Sài Gòn. Mạ muốn đưa mấy đứa con đi Chợ Lớn. Mạ hỏi đường, người Sài Gòn ngẩn người, không biết “Chợ Lợn” ở đâu. Nhưng rồi, Mạ vẫn tìm đến được những địa điểm như ý muốn. Người bạn của Mạ ở gần chợ Cầu Muối. Bác diễn tả, nhà bác có lát gạch bông đàng trước. Bình thường, với thông tin như vậy, có lẽ ai cũng phải lắc đầu, từ bỏ ý định tìm kiếm. Mạ lặn lội hỏi quanh và cuối cùng Mạ cũng đến thăm được người bạn.

Mạ giải quyết êm đẹp những “bất đồng ý kiến” giữa khách của quán cà phê nhà và các cô hàng cà phê. Một người khách quen kể: “Thiệt kỳ lạ, mỗi lần anh hồi tưởng về quê nhà Quảng Ngãi, là anh nhớ tới Mạ các em. Một người phụ nữ Huế, có khuôn mặt đẹp, cương nghị, dáng điệu khoan thai, trầm tĩnh, cư xử dịu dàng, nói năng nhỏ nhẹ. Các cô trong nhà chỉ cần học Mạ các em là đủ, không cần học thêm bất cứ ai”.

Người giúp việc trong nhà không hề chịu cảnh chủ tớ, mặc dầu có những người quen gọi Ba Mạ là ông chủ, bà chủ. Có nhiều người, đã nghỉ việc, nhưng khi có dịp vẫn ghé qua nhà, thăm hỏi gia đình.

Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2021

Hoàng Quân: Ca Dao

Nhạt Nhòa- Tranh Hoàng Thanh Tâm

Nhờ vài sự kiện ngẫu nhiên, chị và nàng trở thành đôi bạn. Cả hai ở chung thành phố gần mười năm trời, mà mãi đến giờ mới chạm mặt. Có lẽ muốn bù đắp cho thời gian dài hụt nhau, chị và nàng thân thiết ngay trong buổi gặp gỡ đầu tiên. Hai đứa ngồi nói bao nhiêu là chuyện, tưởng như đã quen tự xửa, tự xưa. Rù rì chuyện trò, chị và nàng nhận ra hai đứa có nhiều mẫu số chung đó đây trong những góc nhìn cuộc đời. Nàng cũng nghĩ như chị, sự mong đợi trong quan hệ tình cảm của người nữ và người nam khác biệt rất nhiều. Chị đã đến gần, thật gần một mối tình. Sợi dây nối giữa chị và người ấy là những điện thư nhiều trang và những cuộc điện đàm hàng tiếng đồng hồ. Tình cảm hai người khắng khít thật nhanh trong giai đoạn người-tình-không-chân-dung. Nàng tưởng tượng được sự hồi hộp của chị, khi nhận được điện thư có kèm tấm hình của người ấy. Lúc trên màn ảnh hiện lên hình người ấy, chị đã tắt vội máy trong giây phút hốt hoảng, hụt hẫng. Không phải vì người ấy giống Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà hay Trương Chi. Nhưng những lá thư và những cuộc điện đàm đã vẽ trong trí chị một nhân dạng khác. Trấn tĩnh lại, chị dần dà tìm được những đại đồng, tiểu dị giữa văn và người của người ấy. Chị hân hoan trong mơ mộng của một hạnh ngộ. Với những sắp xếp mang vẻ tình cờ mà lãng mạn, người trong mộng đến với chị. Điều kiện khách quan, chủ quan hết thảy đều thuận lợi. Cuộc sống hình như sắp tròn trịa, gặp nhau đôi tâm hồn được nghỉ ngơi. Nhưng mọi việc diễn tiến khác với dự tưởng của chị, của người ấy. Cả hai cùng choáng váng, cùng mất thăng bằng. Chị xuống tinh thần dữ dội. Người ấy vẫn giữ liên lạc với chị. Nhưng những tờ giấy đầy chữ không thể gọi là thư mà là những bài báo cáo khô như ngói. “Anh đang đi làm ở tỉnh X. Anh sắp sửa đi dự hội nghị ở tỉnh Y”. Chị tiếc, chị nhớ những lá thư đầu Ngô, mình Sở, chêm vào đôi câu ca dao ngất ngơ. “Thương em chẳng dám vô nhà/ Đi ngang qua ngõ hỏi: 'gà bán không?'”. Những lá thư mở đầu với những danh từ ngọt ngào của nhiều ngôn ngữ Cưng, Schatz, Honey, Chérie...

Chị ngưng câu chuyện. Cả hai ngồi lặng yên một lúc, quan sát nhân gian rộn rịp giữa phố. Nàng quay qua chị: 

Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2020

Hoàng Quân: Dọn nhà, dọn lòng

Vào Thu- Tranh Hoàng Thanh Tâm
Chị rời Việt Nam khi tuổi vừa ngoài đôi mươi. Trong chuyến dọn nhà vượt đại dương gần mười ngàn cây số, hành trang của gia đình chị lỏng chỏng mấy cuốn Album, một số sách vở, vài món quà mỹ nghệ, dăm ba chiếc áo dài, hai cây đàn guitar chung của mấy chị em và cây đàn tranh của chị. Sau mười ngày ở trại chuyển tiếp, gia đình chị dọn về nhà riêng. Mấy tháng sau, chị xuôi nam theo khóa học Đức ngữ, ở một thành phố nhỏ có con sông hiền hòa chảy ngang. Hết khóa Đức ngữ, chị ngược lên miền bắc, ở ký túc xá, làm học trò trung học. Rồi chị về miền trung, vui vầy đèn sách đại học Frankfurt. Cứ vậy, chị tung hoành, ngang dọc khắp nước Đức. Hơn ba mươi năm ở nơi gọi là quê hương thứ hai này, số lần dọn nhà của chị đã lên đến gần chục rưỡi. Tính chị ưa đầu cơ tích trữ những mặt hàng mua không ai bán, mà cho chẳng ai lấy. Mỗi trạm dừng, chị gom đây một chút, nhặt kia một tí. Cho nên, kiến tha lâu, đầy tràn tổ. Bởi thế, mỗi lần chị dọn nhà là lỉnh cà, lỉnh kỉnh, túi này, thùng nọ. “Kho báu” của chị ngồn ngộn những sách vở, báo chí. Những hộp xếp đầy thư từ, thiệp tết, thiệp sinh nhật, bưu thiếp du lịch, các tập thơ, tập nhạc chép tay. Những sản phẩm thủ công chị tỉ mỉ làm lấy hoặc quà của người khác. Món nào chị cũng thương, cũng nâng niu. Bên giường ngủ, chị trưng chiếc giỏ tre, trong đó quây quần mấy con thú nhồi bông be bé. Con Monchichi mặt mày láu lỉnh, chị mua con khỉ bé tẹo ở chợ trời lúc mới qua Đức. Con chuột màu vàng, chị làm quà cho chồng đã lâu. Chị quý nhất con hải cẩu len màu đen và con voi nỉ màu xám, những “tác phẩm nghệ thuật” của đứa con, khi thằng bé ở tiểu học. Lâu lâu, chồng chị khuân “sở thú” ra ban-công, lấy chổi lông gà đập nhè nhẹ. Nhìn lớp bụi mỏng bay vòng vòng, anh nói bâng quơ:

-Mấy thứ bụi này mới gây bịnh dữ a. Toàn là Bakterien, vi trùng trỏng không hà.

Chị vội vàng binh vực “sở thú”: 

-Chút xíu bụi đâu sao anh! Cơ thể mình phải tập quen chút bụi bẩn. Chớ lúc nào cũng sạch bóng, hệ thống “phòng thủ” của mình sẽ yếu dần đi.

Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2020

Hoàng Quân: Kiếp này, kiếp sau

 Tranh và Ảnh - Hoàng Thanh Tâm
Một chị bạn mở cuộc thăm dò ý kiến những đôi uyên ương cao niên. Hỏi, trong túp lều tranh có bao nhiêu trái tim vàng xin ông tơ bà nguyệt xe thêm kiếp nữa. 

Bà sốt sắng tham gia chương trình. Bà không dám trả lời cho ông. Nhưng bà nghĩ, rất có thể ông nói “không”. Vì, có lần bà đang lim dim thổn thức theo lời ca của một trong những bài hát bà mê nhất đời “Trăm năm dù lỗi hẹn/ Nghìn năm vẫn không quên/ Vẫn nhớ y nguyên” thì ông lay phắt bà ra khỏi cơn mơ với lời bàn “vớ vẩn”. 

Thuở ông bà còn là vợ chồng son, dù chẳng là gái trong song cửa, nhưng lúc đó, trong mắt bà, ông quả thật là mây bốn phương trời. Những năm ấy, hai vợ chồng không nhất thiết phải có râu tôm, ruột bầu, mà ăn uống gì, cả hai cũng chan, cũng húp, cũng gật đầu khen ngon, miễn là ngồi bên nhau. 

Bà không nhớ rõ, từ lúc nào hai ông bà thôi không còn ngâm nga, ôi đẹp sao là thuở ban đầu. Mức độ ông chẳng, bà chuộc gia tăng tỷ lệ thuận với những mùa thu ông bà chung đếm. 

Thời bà còn miệt mài đèn sách đại học, ông lắc đầu khi nhìn bàn học của bà. Những cuốn tạp chí Việt ngữ nằm lẫn lộn giữa các sách giáo khoa, tự điển. Bên cạnh những bài vở bà ghi chép ở giảng đường là những thư từ bà nhận được hoặc bà đang viết. Bà vừa hí hoáy làm bài tập, vừa ngắm nghía mấy tấm hình ở Việt Nam gởi qua. Ông thấy mệt mắt lắm:

-Nếu bàn học của em gọn gàng hơn, chắc chắn em sẽ học giỏi tới đâu. 

Bà tỉnh queo:

-Em học được tới đây là nhờ bàn học em như vậy. Em để đồ đạc theo thứ tự hợp lý của em. Anh nghe ông văn thi sĩ Paul Claudel nói nè: Die Ordnung ist die Lust der Vernunft, aber die Unordnung ist die Wonne der Phantasie. Ngăn nắp là niềm vui của lý trí. Nhưng lộn xộn mới là niềm vui cho trí tưởng tượng.

Cuối tuần, bà dọn dẹp lau chùi nhà cửa. Thỉnh thoảng, chiến dịch vệ sinh của bà bị đình trệ ở tủ sách. Bà đang lau lau, chùi chùi, chợt thấy một cuốn truyện bà đọc đã lâu. Bà lật lật vài trang, thấy lý thú. Thế là bà tháo găng tay, dựng chổi sát tường, ngồi đọc sách ngon lành. Ông đi ngang, vướng mắt: 

-Em bận đọc sách thì để anh làm. 

Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2020

Hoàng Quân: Vẫn chuyện cố nhân

Lặng lẽ- tranh Hoàng Thanh Tâm

Điện thoại reo sau mười giờ tối, khi nàng vừa ủi áo quần, vừa coi Late Night Show. Khuya như vậy, thường là mấy chị em trong nhà, gọi tán gẫu, kể chuyện trời trăng, mây nước. Nàng nhấc máy, vừa nói, vừa cười: 

-Phủ tổng thống nghe đây. 

Đầu dây bên kia, giọng nữ, ngập ngừng: 

-Hello, cho nói chuyện với Định. 

Không mảy may nghĩ đến chuyện hỏi danh tính người gọi, nàng máy móc: 

-Chị chờ một chút. 

Nàng ló vào phòng, đưa điện thoại cho chàng, đang ngồi nơi computer.

-Có điện thoại cho anh. 

Nàng trở ra tiếp tục với bàn ủi và ti-vi. Tiếng chàng vọng ra từ phòng, rộn ràng, sống động: 

-Chứ sao, có người đẹp chiếu cố là phải tiếp đón trọng thể... Nhằm nhò gì, việc này mất, tìm việc khác. Bạn xưa là quan trọng nhất. Yên tâm! Qua đây nhe, mình sẽ lo từ A đến Z mà. 

Lát sau, khi mang điện thoại gác lại vào máy, chàng vắn tắt: 

-Duyên bên Canada sẽ qua thăm tụi mình vào tháng Bảy. 

 

Tai nàng đang nghe những câu chuyện thú vị, dí dỏm của anh phóng viên. Nghe thông tin của chàng, nàng dạ dạ. Cảm nhận như một sinh hoạt bình thường. Như kiểu cuối tuần này mình đi chợ mua thêm thùng bột giặt, mua vài két nước suối. Nhưng nàng đã lầm to. Đó chẳng phải thông tin của một ngày như mọi ngày. Mà là dấu hiệu giông bão sắp đến trong mùa hè của gia đình nàng. 

 


Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2020

Hoàng Quân: Người trong mộng

Đôi bóng – tranh Hoàng Thanh Tâm

Chàng đi làm về, thấy nàng ngồi thừ ở salon, tờ báo chương trình truyền hình trước mặt. Đứa con bên cạnh chăm chú chơi cái xylophone. Ti-vi đang sặc sỡ những đoạn phim quảng cáo. Chàng ngạc nhiên lắm. Thường ngày, nghe tiếng chàng lách cách mở khóa cửa, nàng hớn hở bế con ra đón. Thể nào nàng cũng chuyền con cho chàng bế và bắt chàng phải hôn con một cái thật kêu. Thế mà hôm nay, nàng dường như không biết chàng vào nhà. Nàng giật bắn người khi chàng hỏi:

-Sao, hai mẹ con bữa nay ở nhà vui không?

Nàng lí nhí câu gì trong miệng, chàng nghe không rõ. Đến tối, chàng thực sự kinh ngạc. Thấy nàng đang bận rộn lo cơm nước, chàng bảo:

-Giờ này ti-vi chưa có gì. Anh tắt nha. 

Nàng bỗng cao giọng, vẻ bất bình:

-Sao anh biết không có! Anh không xem thì em xem. 

Khuôn mặt nàng đỏ bừng, giận dữ. Chàng đấu dịu:

-Ừ, thì để. 

Từ trước đến nay, nàng thường xuyên mắng nhiếc cái ti-vi, vì tội rù quến chàng. Nàng từng nói: “Nếu túng tiền phải bán vật dụng trong nhà, thì ti-vi sẽ là món hàng đầu tiên phải ra đi”. Nàng rất lạnh nhạt với ti-vi. Chỉ khi có phim xưa, các chương trình ca nhạc, tạp kỹ đặc sắc, nàng mới ngồi trước màn hình nhỏ. Nàng khăng khăng: “Phim hay, ra hẳn ngoài rạp chiếu bóng xem mới thích”.

Ngược lại, chàng mắc bệnh ghiền máy truyền hình. Chàng thường “ôm” ti-vi xem phim trinh thám của Mỹ, hoặc phim kiếm hiệp từ máy video. Nhiều lúc nàng mát mẻ: “Em phải ghen với ti-vi. Coi bộ anh yêu nó hơn em.”