Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2023
Hội họa Lê Đại Chúc, Hoàng Hưng giới thiệu
![]() |
Họa sĩ Lê Đại Chúc. Ảnh: Báo Thể Thao&Văn hóa. |
Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2023
Giải Nobel Văn chương 2023
Hoàng Hưng: Jon Fosse, nhà văn Na Uy nhận giải Nobel Văn học 2023
![]() |
Nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch Jon Fosse. |
(Điểm những dòng viết đầu tiên trên báo Pháp Le Monde và báo Mỹ New York Times)
Chín mươi lăm năm sau Sigrid Undset, nhà viết kịch có tác phẩm được trình diễn khắp thế giới và cũng là một tiểu thuyết gia, Jon Fosse là người Na Uy thứ tư nhận được giải Nobel Văn học. Ủy ban Nobel muốn chào mừng “những tác phẩm sáng tạo và văn xuôi của ông đã mang lại tiếng nói cho những điều không thể diễn tả được”.
Các nhà phê bình từ lâu đã so sánh những vở kịch của Fosse với tác phẩm của hai người đoạt giải Nobel trước đó: Harold Pinter và Samuel Beckett. Và từ lâu ông đã được cho là sẽ giành chiến thắng. Vào năm 2013, các nhà cái ở Anh đã tạm thời đình chỉ đặt cược vào giải thưởng sau một loạt vụ cá cược vào chiến thắng của Fosse khi cuối cùng Alice Munro, nhà văn truyện ngắn người Canada, đã nhận giải.
Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2023
Hoàng Hưng: Hậu giám sát toàn cảnh (Post-Panopticon)
![]() |
Camera giám sát có mặt ở khắp mọi nơi trong cuộc sống hiện đại |
Nhân ra mắt sách “Giám sát & Trừng phạt” của Foucault trong buổi khai mạc Thư viện tại trụ sở mới của Viện Pháp Hà Nội, Hoàng Hưng trích lược luận văn “Bentham, Deleuze and Beyond: An Overview of Surveillance Theories from the Panopticon to Participation” của Maša Galič, Tjerk Timan & Bert-Jaap Koops
Thứ Ba, 11 tháng 7, 2023
Tiếng Việt đang bị làm hỏng đi như thế nào?
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với ông Hoàng Hưng, cựu giáo viên trung học môn Văn, nhà thơ, dịch giả từ miền Bắc, và ông Lê Nguyễn, nhà nghiên cứu lịch sử độc lập, cựu Phụ tá Tỉnh trưởng đặc trách Phát triển Kinh tế dưới chế độ VNCH, từ miền Nam.
![]() |
Nhà thơ, dịch giả Hoàng Hưng |
![]() |
Nhà nghiên cứu lịch sử độc lập Lê Nguyễn |
DĐTK: Thưa nhà thơ Hoàng Hưng, thưa nhà nghiên cứu Lê Nguyễn, bây giờ phải nói là hiện tượng sai chính tả hay “nói ngọng” từ những biểu ngữ, bảng hiệu ngoài đường, trong sách giáo khoa dạy vỡ lòng, cấp 1, cấp 2 cho tới báo chí truyền thông chính thức… không phải ít; tệ hơn nữa, ngay một số từ điển chính tả mà cũng bị sai chính tả-đã từng có những trường hợp cuốn sách bị thu hồi vì bị dư luận lên tiếng. Có những người bào chữa cho rằng “cũng chưa có quy định nào về chuẩn chính tả do Nhà nước ban hành”. |
Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2023
Thơ Hoàng Hưng: America
Chùm thơ viết trong chuyến đi Mỹ đầu tiên 2003
AMERICA
I
Gửi Paul Hoover
(nhà thơ, tác giả sách Postmodern American Poetry, đồng chủ biện tạp chí New American Writing…)
Ga bay LAX1 xám xịt
Gã an ninh không cao lớn như tôi tưởng
Hành lý tôi không bị mở vì anh hải quan da đen thích tìm hiểu sử Việt Nam.
Toát mồ hôi tìm lối chuyển đường bay
Bỗng sững sờ hoa đào bừng mặt phố
Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2023
Hoàng Hưng: Sách về các Hội viên Tam Điểm người Việt Nam của nhà nghiên cứu Trần Thu Dung mới ra mắt tại Paris: “Les frères francs-maçons vietnamiens oubliés en indochine”
![]() |
(bản gốc tiếng Việt, đã được dịch ra tiếng Pháp và in trong sách tiếng Pháp mới xuất bản)
Đáng lưu ý và khá “bất ngờ”: rất nhiều trí thức, nhà hoạt động xã hội chính trị người Việt từng tam gia Hội Tam điểm, trong đó có cả Nguyễn Ái Quấc (Quốc), các vị sáng lập đạo Cao Đài (biểu tượng Con Mắt của Cao Đài chính là biểu tượng của Hội Tam điểm).
Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2023
Đọc lại: Hoàng Hưng: Vụ án “Về Kinh Bắc” – một sự kiện hậu Nhân Văn
Vụ án liên quan đến tập thơ “Về Kinh Bắc” của nhà thơ Hoàng Cầm khiến tác giả Hoàng Cầm phải bị tù 16 tháng vì tội “phản động”, còn nhà thơ Hoàng Hưng vì mang tập thơ bên người mà bị khép tội “tuyên truyền văn hóa phẩm phản động, đồi trụy” (!) cộng thêm ngang bướng, không nhận tội nên bị 39 tháng tù! Đọc lại để thấy toàn bộ sự việc hết sức ngớ ngẩn, phi lý đến mức không tin nổi. Nhưng ở đất nước này, suốt gần tám thập kỷ qua cho đến tận bây giờ là thế kỷ XXI, đã và vẫn đang có biết bao nhiêu vụ án phi lý, phi nhân, vừa nực cười vừa chua xót vừa phẫn nộ như thế. Và biết bao nhiêu văn nghệ sĩ, trí thức, nhân sĩ đã bị tiêu diệt tài năng, sĩ khí, nhân phẩm ở vào những năm tháng mà họ đang tràn đầy năng lượng, sức sáng tạo và lẽ ra có thể cống hiến cho đất nước, dân tộc nhiều hơn gấp bội…
Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2023
Thơ Hoàng Hưng: Nhật ký chung (chúng) cư
![]() |
Bán đảo Linh Đàm, Hà Nội. Hình: VNExpress. |
CÁI TÊN THẬT NGỘ
Chưa có cái tên nhà nào như thế
NƠ viết tắt của Nhà Ở
Không phải NO = Numero
Tìm nhà tôi cực kỳ khó
Vì nhà ở đây đánh số tùm lum
Có lần tôi đứng ở ngã ba
Một giờ có đến năm người hỏi đường
Xây dựng khu đô thị kiểu Tây này
Là những người nhà quê Việt Nam
đích thực
Nhà NƠ 7A Bán đảo Linh Đàm
Tôi cam đoan cả thế giới không có cái địa chỉ nào
đẹp như thế
Vì chúng tôi ở giữa một bán đảo
Một cái hồ không lớn lắm
Nhưng có cái tên rất oách: "Hồ thiêng"
Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023
Thơ Tình Hoàng Hưng
NGƯỜI YÊU MIỆT BIỂN
Đồng cói đầy trăng em ơi
đồng cói
Nhưng em đã bay đi như cánh vạc
Để rợn vàng đồng cói trăng rơi.
Bãi dài ngập nắng em ơi
bãi nắng
Nhưng thịt da em ráng chiều vụt tắt
Cát không màu khép dưới bàn chân.
Triều dâng sóng trắng em ơi
sóng nở
Nhưng đến trước ngực ta sóng vỡ
Bọt tan sôi réo lòng chiều.
Lưới thu đóng bạc mình thu em ơi
Mắt em nhìn ta qua lưới thưa
Xa lạ như là con mắt cá
Sắp quẫy vào lòng biển sâu
Đồ Sơn 1969
Thứ Ba, 28 tháng 2, 2023
Hoàng Hưng: Nguyễn Gia Trí, bậc đạo sư của sơn mài nghệ thuật
Họa sĩ Nguyễn Gia Trí, Wikipedia |
“Tôi làm sơn mài từ khi nó mới có, nên tuổi của tôi cùng tuổi với sơn mài. Tôi sống với nó như cá sống với nước nên không biết mình sống nữa”. Đó là lời họa sĩ Nguyễn Gia Trí nói với họa sĩ trẻ Nguyễn Xuân Việt, người mà ông nhận làm đệ tử vào những năm cuối đời. [1]
Đã 90 năm từ ngày cậu Trí ra đời trong một làng quê vùng đá ong Bắc Bộ (làng An Tràng, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Đông). Giấy Chứng minh Nhân dân (CMND) của ông sau này ghi ông sinh ngày 6 tháng 10 năm 1912, nhưng ông Trí cùng mọi người thân đều khẳng định ông sinh năm 1908 (Kỷ Dậu). Không có tài liệu nói rõ về gia thế ông. Sinh thời ông Trí chỉ kể sơ với vợ con: cụ tổ Nguyễn Gia Phúc là người chuyên thêu y phục triều đình, đến đời ông thân sinh là Nguyễn Gia Cư còn làm công việc ấy. Chỉ riêng một việc: ba anh em ruột Nguyễn Gia Tường là giáo sư nổi tiếng của Collège Bưởi, Nguyễn Gia Trí học Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ngành hội hoạ (theo hoạ sĩ Hoàng Tích Chù [2] thì ông Trí học Collège Bưởi rồi thi ngay vào Cao Đẳng Mỹ Thuật, bà Trí lại cho biết chồng mình có kể rằng ông đã theo học trường Y một thời gian rồi mới bỏ đi học vẽ), Nguyễn Gia Đức học Cao Đẳng Mỹ Thuật ngành Kiến trúc (và sau này trở thành một kiến trúc sư hàng đầu), cũng khiến ta hình dung được môi trường văn hoá gia đình rất thuận lợi cho một người đi vào con đường nghệ thuật.