Hiển thị các bài đăng có nhãn Hiệu Minh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hiệu Minh. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014
Hiệu Minh - Ngoại giao thuyền thúng xứ Việt
Có lần trên tivi CBS chiều về cuộc đua sức toàn cầu “Amarazing Race số 3” tháng 12-2012, có một cảnh đi qua Hội An, người tham dự phải đi thuyền thúng. Mấy anh tây chưa bao giờ biết cái thuyền tròn, với một mái chèo, khỏa nước lung tung nên thuyền cứ quay tít, cuối cùng phải thuê người bản địa.
Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014
Hiệu Minh - Từ 4 tốt đến 4… không được
Dương Khiết Trì nói gì với Tổng Trọng?
Trong thời gian mấy chục năm qua, lãnh đạo Trung Quốc ép lãnh đạo Việt Nam bằng ý thức hệ, theo họ thì còn đảng, với những mỹ từ như 4 tốt “Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt”. 16 chữ vàng “Láng giềng hữu nghị. Hợp tác toàn diện. Ổn định lâu dài. Hướng tới tương lai” cũng là 4 cụm từ gồm 4 chữ, toàn là… tốt.
Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014
Hiệu Minh - Sau 25 năm đàn áp đẫm máu trên Thiên An Môn, Trung Quốc có mạnh?
Câu trả lời là không. Tại sao? Bởi kỷ niệm 25 năm sự kiện Thiên An
Môn đẫm máu, chính quyền đã phong tỏa quảng trường bằng rào thép, internet bị
cấm kỵ những từ nhậy cảm, an ninh được thắt chặt chưa từng thấy. Một xã hội văn
minh thì không thể có chuyện đó.
Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014
Hiệu Minh - Nguy và Cơ từ giàn khoan và gió chướng biển Đông
Gió “chướng” là tên gọi địa phương của bà con nông dân ở Nam Bộ đối với gió mùa Đông Bắc. Khi mùa gió chướng bắt đầu, gió đẩy nước biển vào bờ, nước dâng cao, gây ra xâm thực mặn, phá hoại mùa màng. Người đi biển phải rất khéo léo, lúc lật buồm bên trái, khi lật bên phải, mới có thể ra khơi.
Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014
Hiệu Minh - Thanh Kiếm
![]() |
Hình: internet |
Người Việt lên báo Nhật ít có tin vui, dù chủ tịch Sang vừa thăm Nhật Hoàng cũng không làm cho người xứ mình thêm sang trọng hùng dũng.
Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014
Hiệu Minh - Russia Grozny – nước Nga nguy hiểm
![]() |
Putin (Internet) |
Thời trẻ con, nếu ai chơi trò nguy hiểm như ném đá, cầm dao đâm, thường bị để ý và không có bạn. Họ bị loại khỏi cuộc chơi, không cách này hay cách khác.
Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014
Hiệu Minh - Gạc Ma, Crimea – chiếm đảo nhỏ, mất việc lớn
![]() |
Hình:internet |
Gạc Ma của Việt Nam bị xâm lược với đại liên Trung Quốc bắn thằng vào 73 người lính công binh không có vũ khí. Crimea bị Nga chiếm không có tiếng súng, lính Ukraine được lệnh cất vũ khí vào kho. Ở hai nơi rất khác nhau, hoàn cành khác nhau, nhưng có một điểm chung, đó là khả năng biến bạn thành thù của các nước lớn chỉ vì lợi ích ngắn hạn.
Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014
Hiệu Minh - Ukraine: Kết quả bỏ phiếu ở Crimea
![]() |
Bỏ phiếu ở Crimea. Ảnh: Internet |
Đúng như dự đoán, các hãng thông tấn lớn trên thế giới đều đồng loạt đưa tin, khoảng 93% cử tri Crimea ủng hộ việc gia nhập Nga trong cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi.
Trên tờ phiếu bầu, cử tri được hỏi liệu họ có muốn Crimea tái sáp nhập vào Nga hay không.
Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013
Hiệu Minh - Từ ép cung cá nhân đến ép cung quốc gia
Hiệu Minh -
Đồng ý hay không?
Mấy tuần nay, vụ ông Nguyễn Thanh Chấn bị án phạt tù oan đã gây chấn động dư luận. Có kẻ nhận tội nên ông được tha sau 10 năm ngồi tù. Dư luận cả nước băn khoăn, tù nhân này có bị nhục hình, bức cung hay không. Ngay trong Quốc hội, nhiều người phẫn nộ với cách hành xử của tòa án và các điều tra viên.
Khi biết các điều tra viên đều chối bay biến, người ta tự hỏi, một người lương thiện, bỗng nhận tội để tự vào tù. Đứa trẻ con biết đọc, biết viết cũng có thể trả lời được, chẳng cần đến lời giải thích vòng vo của Chánh án Tối cao Trương Hòa Bình.
Thế giới đầy những chuyện tù oan, từ xa xưa đến giờ và sẽ còn tồn tại mãi. Xứ tam quyền phân lập như Mỹ vẫn có người bị án oan. Nhưng không thể dựa vào đó mà nói, người ta sai, mình có quyền làm sai theo. Thấy kẻ khác giết người mà mình vác súng bắn, bởi “có người làm thế nên tôi bắt chước”. Chỉ có trộm cắp, côn đồ đường phố mới lý luận thế.
Tại các quốc gia tiến bộ, pháp luật nghiêm minh, khi phát hiện ra sai như thế, người ngồi ghế quan tòa, cảnh sát điều tra, hoặc là mất việc, nặng hơn là đi tù nếu phạm tội ép cung, nhục hình, hoặc phải đền cả triệu đô la. Hệ thống tòa án độc lập và luật sư có quyền tranh tụng đến cùng để bảo vệ thân chủ, nên án oan sai bớt đi rất nhiều.
Xã hội văn minh sinh ra “tam quyền phân lập” và báo chí là quyền lực thứ tư “chõ mũi” vào ba nhánh quyền lực trên, để đảm bảo “tam quyền” không thành nhóm mafia do thông đồng với nhau vì lợi ích nhóm. Chuyện rõ như ban ngày và chẳng cần chứng minh tính ưu việt của xã hội dân chủ. Nếu có cái nhìn dài hạn trong phát triển không tuyệt đối hóa sự lãnh đạo của bất kỳ ai.
Tại Việt Nam, như TBT Nguyễn Phú Trọng nói “Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng”, thì chẳng có tam quyền, mà đảng đứng trên tất cả. Báo chí đóng vai trò tuyên truyền cho đường lối của đảng mà không thể phản biện.
Độc đảng tạo nên quyền lực tuyệt đối, dẫn đến quyền lực bị tha hóa, chính là nguyên nhân làm cho khối Đông Âu đã sụp đổ, kéo theo Liên Xô tan vỡ. Thời internet đã dần bạch hóa những khiếm khuyết và lỗi lầm do hệ thống này gây ra. Các cuộc cách mạng màu nổ ra, những kẻ tàn bạo bị xử bắn, bị dân đập chết trên đường phố, xưa kia xử án dân bằng những phiên tòa kangaroo nay họ ngồi sau song sắt.
Nếu Hiến pháp được thông qua với điều 4 “Đảng lãnh đạo toàn diện” được giữ nguyên tại kỳ họp Quốc hội này thì các vị “Yes – Đồng ý” sẽ giúp cho “quyền lực tuyệt đối” được tiếp tục. Từ khi đảng giành chính quyền tới này, bất kỳ ai nói trái lời đảng dù nhiều lúc đảng sai nghiêm trọng, đều bị dọa dẫm, bị bắt, bị tù đầy, dân phải im mà đồng ý, bởi cơ chế phản biện xã hội không tồn tại. Đó kiểu “ép cung” 90 triệu người.
Ông Nguyễn Thanh Chấn
Quốc hội từng bỏ phiếu “lấy được” cho Hà Nội mở rộng, bắt dân Mường Mán thành người Thủ đô, bauxite Tây Nguyên là chủ trương lớn, và nhiều dự án trời ơi khác. Kết quả thế nào, chắc những người “Yes” còn nhớ.
Ông Nguyễn Thanh Chấn bị ép cung, bị dọa nạt và hạ nhục nên phải nhận tội, suốt 10 năm sống trong ngục tù. Đó là thảm họa cá nhân và nền pháp lý.
Nhưng chuyện gì xảy ra nếu một đất nước bị “ép cung” bởi vài điều trong Hiến pháp. Ở tầm quốc gia, khi nhận ra sai lầm, thời gian không phải là một thập kỷ như ông Chấn ngồi sau song sắt.
Các đại biểu Quốc hội hãy nghĩ một chút trước khi chọn nút Yes or No – Đồng ý hay Không việc sửa đổi Hiến pháp mà thực chất là chẳng thay đổi chút nào.
H.M.
Blog Hiệu Minh
Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013
Hiệu Minh - Thiền sư Thích Nhất Hạnh thăm World Bank
Hiệu Minh
Thiền sư Thích Nhất Hanh tại WB. Ảnh: HM
Có lẽ Chủ tịch Jim Young Kim thấy nhân viên của World Bank (WB) đang bị sức ép thay đổi đè nặng lên vai nên đã đích thân mời Thiền sư Thích Nhất Hạnh tới thăm và nói chuyện.
Anh Nguyễn Anh Tuấn, cựu TBT ở VietnamNet, hiện là Tổng Biên tập Diễn đàn toàn cầu Boston, đã gọi điện nhắc nhở tôi tham dự vì một người Việt ở Làng Mai (Pháp) nổi tiếng khắp thế giới, tựa như Dalai Lama của Tây Tạng. Buổi nói chuyện kéo dài gần 2 tiếng, người dự đông nghịt, dù là đầu tuần. Ngày mai, Thiền sư sẽ có buổi giảng trực tiếp về thiền cho những người đăng ký.
Theo thông báo của ban tổ chức, người muốn dự khá đông và chỗ thì có hạn. Nhân viên phải xin phép nghỉ trọn một ngày để nghe giảng và thực tập về thiền.
Đi theo Thiền sư, đoàn Làng Mai có tới mấy chục thành viên từ khắp thế giới, từ Pháp, Việt Nam, New York, California… Lần đầu mình thấy người phương Tây trong trang phục sư, chứng tỏ ảnh hưởng của Làng Mai trên thế giới là khá lớn.
Trong lúc đợi, thấy một vị ngồi trên hàng ghế đầu, mình tiến tới làm quen. Không biết xưng hô nên cứ gọi là sư thầy và xưng con. Mãi sau mới biết đây là sư cô Chân Không. Tự giới thiệu và bắt chuyện một lúc, mình cũng nói, ngoài làm việc ở WB, còn là Blogger Hiệu Minh. Sư cô mỉm cười thân thiện, anh Nguyễn Anh Tuấn đã giới thiệu từ trước rồi.
Mình cực kỳ lúng túng, chẳng biết xưng hô thế nào cho phải đạo, vì lần đầu tiếp xúc với sư. May quá, sư cô Chân Không giải thích cặn kẽ, sư có nhiều thứ bậc, khá phức tạp. Để cho tiện, Thiền sư Thích Nhất Hạnh được gọi là sư ông. Còn cô là nữ nên gọi là sư cô, chắc là tu khá lâu rồi. Sư cô Chân Không gọi mình là “em” nên thấy thoải mái hơn, bắt chuyện dễ dàng.
Sư cô kể, mỗi người chúng ta đều có một phần tinh hoa của cha, của mẹ từng tế bào. Giỏi giang, tài ba, không phải do người đó tự có, mà do cha mẹ kết mà thành. Có một anh rất giỏi toán, chỉ cần đưa ra ví dụ ngày 22-2-2014, thì anh có thể nói ngay đó là thứ 7. Đầu óc điện tử của anh không phải do anh tạo nên mà nhờ vào phần tinh túy của cha và mẹ. Anh giỏi thì phải cảm ơn cha mẹ. Hiệu là Chân Không – không có ta riêng biệt – một kiểu tu đã đắc đạo.
Có lẽ đến WB, một nơi chuyên xóa đói, giảm nghèo cho thế giới, nên Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã kể về thời thơ ấu của mình, sống trong nghèo khó. Những năm 1960, chiến tranh liên miên, sống ở miền Trung, ngay cạnh vĩ tuyến 17 bom đạn, nhưng sư ông đã cùng phật tử lo giúp người nghèo.
Chuyện đơn giản như cái nhà vệ sinh cho nông dân cũng phải làm mẫu, giúp cho họ hiểu “công nghệ” rồi nhân rộng. Đôi khi, lớp học bắt đầu dưới gốc cây đầu làng. Trẻ em đến đông hơn, rồi bị mưa gió nên phải vào nhà tạm.
Chờ đợi chính phủ chắc còn lâu nên các vị sư đi vận động đóng góp. Người góp cây tre, người góp vài gánh tranh, người góp công, giầu hơn thì đóng tiền. Cứ như thế, việc làm từ thiện được nhân rộng. Muốn xóa đói giảm nghèo, ta hãy bắt đầu từ chính bản thân trước. Nội lực sẽ giúp cho người nghèo vượt lên.
Đôi lúc kể về những ngày đã qua, Thiền sư như lặng đi, hội trường im phắc khi nhắc đến chiến tranh, bom đạn và mất mát.
Thiền ở tại tâm. Ảnh: HM
Ông kể cuộc gặp Martin Luther King (MLK) trong một bữa sáng. MLK từng đề cử Thiền sư vào giải Nobel hòa bình. Cả hai trao đổi về cuộc chiến phi nghĩa và đồng ý cần có những bước đi nhằm thay đổi tư duy bom đạn bằng hòa bình. Rất tiếc, sau đó MLK bị ám sát, giấc mơ của hai người theo đuổi đấu tranh bất bạo động dang dở.
Tháng 4 năm 1965, đoàn sinh viên Vạn Hạnh, trường đại học do ông sáng lập, đưa ra thông điệp vì hoà bình “Đã đến lúc hai miền Bắc-Nam của Việt Nam họp lại để tìm một giải pháp chấm dứt chiến tranh và đem lại cho mọi người Việt Nam cuộc sống hoà bình với lòng tôn trọng lẫn nhau”.
Phải 10 năm sau, với bao nhiêu máu đổ của cả hai bên, hòa bình mới có, nhưng di chứng sau gần 40 năm vẫn còn đó. Thiền sư có nhắc đến vụ tự thiêu của nhà sư Thích Quảng Đức tại Sài Gòn năm 1963. Ông cho rằng đây là tín hiệu gửi cho cả thế giới, vì muốn mọi người hãy lắng nghe tâm tư của những người khốn khổ. Việc tự thiêu hoàn toàn không liên quan đến cổ vũ cho bạo lực.
Sau đó Thiền sư có nói về triết lý thiền. Có lẽ ông đã đạt đến đỉnh cao về tu nhân tích đức nên có thể gói gọn trong vài câu đơn giản nhưng trở thành nổi tiếng.
“Lắng nghe và thấu hiểu những đau khổ trong nội tâm sẽ giúp chúng ta giải quyết được hầu hết các vấn đề ta gặp phải”.
“Muốn chữa lành cho người khác, trước tiên ta cần tự chữa lành cho chính mình. Để làm được điều đó, ta phải biết cách giải quyết những vấn đề của bản thân. Tuy nhiên, hầu hết mọi người không biết lắng nghe và thấu hiểu những nỗi khổ của chính mình”.
Do cuộc sống hiện đại với công nghệ thay đổi chóng mặt, thế hệ trẻ có xu hướng không muốn đối mặt với nguồn gốc của những khó khăn, thách thức, kể cả khổ đau, mà lại tìm cách giải tỏa bằng vật chất.
Ông khuyên “Suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta là những điều gây ra sự tức giận, sợ hãi và nghi ngờ cho người khác. Bởi vậy, chúng ta không thể đổ lỗi cho họ mà nên sử dụng ngôn ngữ để hiểu nhau hơn, cũng không nên chỉ trích, buộc tội khi đang lắng nghe họ nói”.
“Người mắc tội với ta thì bản thân họ đã tự chuốc lấy đau khổ vào người.” Có lẽ thế mà đúng thật. Tổng thống Assad từng gây tội ác chống dân tộc mình nên ông đang chuốc lấy hậu họa.
Một người nghe hỏi về công nghệ IT hiện có làm thay đổi cách truyền đạo thiền không, Thiền sư đùa vui, ông dùng telephone lần cuối cách đây 30 năm và cho đến thời điểm này, cách truyền thông của ông vẫn thấy ổn. Cả hội trường cười ồ.
Thiền sư biết làm cho người nghe không chán về đạo thiền, có vẻ mới tại WB. Có người hỏi làm sao tránh được stress, bị công việc thúc đẩy đúng hẹn. Dường như Thiền sư đã nắm chắc triết lý hạnh phúc là tại tâm, đỉnh cao là ước vọng khó mang tính định lượng, người ta chỉ có thể chọn một trong hai, hoặc hạnh phúc hoặc là số 1.
Ông nhắc đến triết lý, hôm qua là quá khứ, không thể kéo lại được, ngày mai là tương lai chưa chắc chắn. Vì thế cuộc sống hiện tại mới quan trọng. Thiền sư nói có sở hữu chiếc đồng hồ không có số 1, 2, .. 12 như thường lệ, mà chỉ có chữ now, now, now (hiện tại), để nhắc nhở về thời ta đang sống. Người nghe thán phục sự uyên bác của diễn giả.
Sau này đọc thêm, tôi mới biết, Thiền sư hiện 87 tuổi, không thể tin vào mắt mình. Ông rất nhanh nhẹn và uyên bác, nhà hoạt động toàn cầu về giáo phái thiền, được yêu mến và kính trọng trên khắp thế giới. Thiền sư từng đến Quốc hội Mỹ, Anh, Ấn độ, UNESCO và gần đây sang Hàn Quốc giảng về thiền, về hòa bình, chống chiến tranh. Theo ông, các chính trị gia cần biết lắng nghe, hiểu Phật giáo thì sẽ biết hòa giải và yêu thương.
Mấy hôm trước, viết về hai ông người Hàn Quốc là Jim Young Kim, chủ tịch WB, và Ban Ki Mon, Tổng thư ký UN, tôi mơ người Việt tới WB nói chuyện và được người nghe chăm chú. Hôm nay, một phần của giấc mơ đã thành sự thực.
Tiếng Anh của Thiền sư trôi chảy, từ body language (ngôn ngữ cơ thể), đến nội dung chuyển tải rất rõ ràng, chẳng cần một chút giấy tờ. Mọi thứ cứ như tuôn như suối từ trong tim và khối óc của người nói. Gần 2 tiếng mà người nghe vẫn muốn cuộc nói chuyện tiếp, đông người xếp hàng đợi hỏi nhưng thời gian có hạn nên đành thôi.
Nơi đây thường mời chính khách như Bill Clinton, Hillary Clinton, Tony Blair, Al Gore, Ban Ki Mon và nhiều nhà kinh tế, khoa học được giải Nobel… tới đàm đạo. Hôm nay Thiền sư xuất hiện, hẳn nhiều người Việt tại tổ chức quốc tế này cảm thấy tự hào.
Có một câu hỏi của đồng nghiệp đọng mãi trong tôi. Anh nói, sức mạnh mềm của Việt Nam là văn hóa thiền, còn tìm đâu xa. Tại sao ngài Thích Nhất Hạnh và Làng Mai, một cái tên thuần Việt, được cả thế giới ngưỡng mộ về kiến thức và kính trọng về nhân cách, lại ngụ cư ở nước Pháp xa xôi.
Quốc gia nào cũng có người xuất chúng. Vấn đề là sử dụng chất xám, sức mạnh mềm và nền văn hóa như thế nào trong phát triển. Lãnh đạo biết triết lý của đạo thiền, biết sống tại tâm, biết hướng tới Chân Không như vị sư nữ, biết tự hỏi mình như Thiền sư và các đồng môn Làng Mai, thì dân sẽ noi theo và đất nước đó sẽ vượt lên.
HM. 9-9-2013
Đoàn Làng Mai từ khắp thế giới. Ảnh: HM
Sư cô Chân Không (phải) và Pháp Hựu. Ảnh: HM
Người nghe ghi lại. Ảnh: HM
Một góc của hội trường. Ảnh: HM
Đoàn Làng Mai. Ảnh: HM
Hỏi Thiền sư. Ảnh: HM
Giây phút vui vẻ. Ảnh: HM
Khoảnh khắc tự tại. Ảnh: HM
Nguồn: hieuminh.org
Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013
Hiệu Minh - Thư gửi Hillary Clinton nhân chuyện lương bạc tỷ ở VN
Hiệu Minh
Phụ nữ làm Tổng thống. Ảnh: HM
Hôm qua (28-8-2013), kỷ niệm 50 năm “I Have a Dream” của MLK, tôi ngó ra National Mall một lúc. Chỗ cửa kiểm tra an ninh phía War II Wall có dòng chữ to tướng Ms. President 1872-2016. Có lẽ người ta muốn bầu chị Hillary Clinton vào Nhà Trắng năm 2016. Vì thế, tôi viết thư này, mong chị đừng ứng cử chức Tổng thống Mỹ nữa.
Chả là mấy hôm nay, dân nước tôi đang đồn ầm chuyện lương bổng của các quan ở Sài Gòn, lên mấy tỷ một năm, ai cũng tròn mắt. Hóa ra lương bên VN hơn cả lương Mỹ, dù giá cả bên Tây cao gấp nhiều lần giá ta.
Vụ tung bí mật lương bổng này cũng là đòn khá hiểm để các quan trị nhau. Nhìn vào thu nhập chính thức và số của cải, nhà cửa, xe hơi, kể cả nhà thờ họ xây mấy chục tỷ, con cái du học, tài khoản bí mật…có thể đoán ra tiền của từ đâu mà có. Đã từ lâu lắm rồi, người ta kêu gọi công khai tài sản của cán bộ ăn lương bằng thuế của nhân dân nhưng chẳng đi đến đâu.
Chị Hillary chắc còn nhớ thời làm Ngoại trưởng Mỹ. Lương của chị khoảng 180 ngàn đô la năm, tương đương 3,6 tỷ VNĐ, đóng thuế khoảng 40%. Phần lấy về nhà cho anh Bill và con gái Chelsea khoảng 2,1 tỷ VNĐ. So với lương của ông giám đốc Công ty thoát nước đô thị ở Sài Gòn là 2,6 tỷ VNĐ, ông chiếu sáng công cộng là 2,2 tỷ VNĐ, kế toán trưởng với lương 1,6 tỷ, thì Tổng Cua khuyên chị Hillary nên xin việc bên Việt Nam.
Chị hay đi chợ Safeway nên biết, một mớ thì là bên Mỹ giá 1,2$, đủ nấu một bát canh cá, bên xứ Việt với cùng số tiền có thể mua được một rổ, ăn cả chục cân cá basa. Chủ Nhà Trắng mệt lắm. Làm tổng thống không xong bị dân đuổi đó.
Chị sang VN làm Giám đốc Thoát nước cho Hà Nội hay Sài Gòn, tha hồ mà sướng. Nước thoát hay không thoát, chả quan trọng. Mưa lụt khắp nơi, chị cứ mặc mẹ cho họ bơi. Làm bên ngành điện cứ tăng giá thoải mái, bố thằng dân nào biểu tình. Ai ra đường hò hét, chị cứ kêu công an đến bắt, liệt họ vào loại phần tử chống phá nhà nước, chống đảng, chống nhân dân. Phải im lặng để cho chị ăn thoải mái đã.
Lương cao chị cứ hưởng. Nhiệm vụ này do đảng phân công, cứ làm cho đến hết đời nha. Chả đâu sướng bằng làm cán bộ ở Việt Nam, nhiệm vụ không thành, đôi khi còn phá hoại, nhưng chẳng ai bị đuổi việc. Đó là nguyên tắc tổ chức. Có ông Thủ tướng cả đời chẳng kỷ luật ai.
Chỉ hơi bất tiện, khi sang VN chị Hillary phải học rất nhiều về đạo đức của người Cộng sản. Nước tôi bị ảnh hưởng của Khổng giáo rất nhiều. Cụ Khổng từng dạy trò “Lập đạo của trời nói âm và dương, lập đạo của đất nói nhu và cương, lập đạo của người nói nhân và nghĩa.” Tất cả các tính khác của con người đều do nhân và nghĩa mà nên, cũng như vạn vật, vạn việc trên trời dưới đất do âm dương, nhu cương tạo tạo thành vậy, con người bất nhân là ác, bất nghĩa là bạc, chính vì lẽ đó con người muốn được coi là “nhân” thì phải có nhân, nghĩa phải có lương tâm.”
Cán bộ đều thấm nhuần, nhất là cán bộ cao cấp. Có một thời nước tôi còn được phong là lương tâm thời đại, cả thế giới muốn làm người VN. Thế nhưng vốn kiến thức về đạo Khổng bị mai một dần với thời gian. Nhiều người thấy làm việc có lương tâm thì khó sống nên mới tách bạch hai chữ này thành hai nghĩa: lương là lương bổng, tâm là đạo đức, là có tâm.
Lương thấp và không hợp lý nên cần phải ăn cắp để bù vào, kéo theo tâm thấp. Bé ăn cắp kiểu bé, to ăn cắp kiểu to, người không ăn cắp được gì ăn cắp thời gian. Vì quen mùi rồi, lẽ ra lương cao rồi thì tâm cũng cao theo số tiền, nhưng thật đáng tiếc, lòng tham con người là vô cùng. Vì thế lương cao nhưng tâm vẫn thấp, có khi còn thấp lúc hơn cả lúc lương hẻo. Mới có chuyện Giám đốc ngành cấp thoát nước để thành phố lụt lội thường xuyên sau mưa mà lương vẫn cao hơn cả Ngoại trưởng Mỹ.
Chị nên khuyên chính phủ VN vay vốn ODA để trả lương thật cao cho cán bộ. Lương cao, nhưng pháp luật chặt chẽ như Singapore, báo chí có quyền được lên tiếng, bố bảo anh nào dám ăn cắp. Nếu cứ để thế này, đạo đức sẽ bị băng hoại, đất nước không thể phát triển, mà vốn vay và tiền thuế dân đóng vẫn bị xà xẻo bằng mọi cách. Tệ nạn mua quan bán chức kéo theo tham nhũng. Lương bạc tỷ như mấy ông cán bộ ở Sài Gòn chẳng làm ai ngạc nhiên. Nếu được phép tìm ra của chìm của các quan thì còn khối chuyện ối giời ôi.
Mong chị Hillary nghĩ thật kỹ trước khi tranh chức Tổng thống Mỹ hay sang Việt Nam làm cán bộ nguồn. Nếu được chọn vào chức to, công việc không trôi chảy, anh Bill và cháu Chelsea túng thiếu, chị cứ tách LƯƠNG và TÂM ra làm hai, thế là ổn ngay.
Kính chúc chị thành công.
HM. Cua Times. 29-8-2013
Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013
Hiệu Minh - Văn sỹ, thi sỹ, còm sỹ và chuyện…tắc đường
Hiệu Minh
Tắc đường anh Thăng vẫn làm thơ.
Hồi xưa mình quen một nhà thơ. Chị bảo, thơ và văn khác nhau nhiều. Thơ nhìn đời qua lăng kính vạn hoa, cái gì cũng đẹp, văn nhìn đời qua kính lúp, thấy rõ cả con vi trùng ngoe nguẩy cái đuôi. Mình cứ nghi nghi, chả biết đúng sai.
Chuyện chả có gì đáng nói nếu như mình không đọc tin anh Thăng vừa cử bảy thứ trưởng Bộ GTVT “vi hành” tới các địa phương nắm tình hình và giải quyết việc đảm bảo an toàn giao thông, quản lý vận tải.
Lại ra quân kiểu La Thăng, chả hiểu có cơm cháo gì không, hay tắc vẫn hoàn tắc.
Hôm qua, đọc báo Lao Động online thấy đưa tin “Người dân bắt gặp Bộ trưởng đứng đợi xe ở trạm xe buýt. Ông đi một mình, không thư ký, đệ tử điếu đóm, hầu hạ lon ton. Gương mặt ông trầm ngâm, lẩn trong đám đông như những người dân bình thường.
Trên xe buýt, bộ trưởng ngồi đọc tờ báo khá phổ biến để nắm thông tin. Ông không có nhiều thời giờ, nên trên chặng đường đi phải tranh thủ cập nhật tin tức trong nước và quốc tế.
Những lúc xe buýt đông người, bộ trưởng đứng chen chúc trong đám đông. Ông không kiểu cách, không cần đàn em hay đệ tử sắp xếp hầu hạ. Ông là một thường dân như những người dân thường khác, không một chút trịch thượng, riêng biệt.
Bộ trưởng không phải làm màu mè thử đi một chuyến xe buýt rồi trống giong cờ mở, báo chí đưa tin. Bộ trưởng đi nhiều lần, lặng lẽ và ông nói rằng phải đi như vậy để kiểm tra hệ thống giao thông.”
Đọc mà choáng, cứ tưởng anh Đinh La Thăng đang vi hành, hóa ra là ông Lui Tuck Yew – Bộ trưởng GT Singapore. Anh nhà báo câu views giỏi thật, còn đá đểu Bộ trưởng Thăng “nói nhiều làm ít” này.
Giá như anh Thăng đi thử xe bus, chị Tiến vào nằm thử bệnh viện, các bác cao cao cho con cháu thử học trong nước, có lẽ cả ba ngành Giao thông, Y tế và Giáo dục đã thăng tiến như tên của hai Bộ trưởng, vượt xa thế giới rồi.
Nói chuyện tắc đường triền miên, mấy người bạn sang công tác DC kể, dù lịch sự đến mấy, nếu đi xe đoạn Ngã Tư Sở về Hà Đông hay bất kỳ ngã nào quanh Hà Nội vào giờ cao điểm, thế nào cũng văng bậy. Hôm nào anh Cua về mà chiêm nghiệm.
Anh gửi cho tôi truyện “Tắc đường” của nhà văn (?) Phan Trang Hy. Ông này viết buồn cười, trong khi kẹt xe, nóng nực như thiêu đốt, lại nghĩ đến sex.
Rồi chửi bậy thì kinh hồn “Từ ngày sắm được chiếc xe mới, hắn những tưởng sẽ đi làm đúng giờ, tưởng sẽ ra người sang trọng. Nhưng, giờ đi làm vẫn trễ. Và trong cái hỗn độn người và xe, xe và người chen chúc, dính kết, hắn cũng chẳng là người sang trọng được. Hắn cũng như mọi người. Cũng lầm rầm chửi đổng. Mà cái miệng muốn chửi thiên hạ thì là người sang được sao? Hắn biết vậy, nhưng không muốn chửi cũng không được.
” Đột nhiên, hắn nghe nhiều tiếng nói ở chung quanh. Nào là giọng lè nhè của một anh chàng có chút cồn trong lời nói: “Đù mẹ! Tắc đường rồi. Tao chẳng về kịp đâu. Mày ở nhà lo cơm nước, đón con chưa?”.
Nào là giọng chát chua của một ai đó: ” Mày kẹt đường ở đâu? Bộ mình mày bị tắc đường chắc?”. Và có tiếng phẫn nộ của một thằng: “Mẹ kiếp! Vợ với con!”.
Tiếng bóp còi, rú ga. Cả đám đông cũng bóp còi, rú ga, và giữ thắng. Tiếng còi, tiếng xe nổ to, nhưng chẳng có chiếc xe nào nhích lên được một tí nào cả.
Lần đầu tiên, hắn tức mình và chửi: “Đù mẹ!”. Bên cạnh hắn vang lên những tiếng chửi đù mẹ, đù má, tiên sư thằng chó chết nào làm tắc đường. Đủ giọng chửi. Bắc có, Trung có, Nam có. Đàn ông, đàn bà, con trai, con gái, đều chửi cho hả cơn tức tối vì bị tắc đường.”
Ngược phố tan tầm, ngược chiều gió thổi
Thật kỳ lạ, hôm qua cô bạn vừa gửi bài thơ của ông Bùi Sim Sim nào đó. Thi sỹ nhìn cảnh người đẹp lái xe đi ngược chiều lãng mạn, mong tắc đường để cho lòng vô định, ngẫm nghĩ về tình yêu và tín hiệu khó giải.
Em ngược đường, ngược nắng để yêu anh
Ngược phố tan tầm, ngược chiều gió thổi
Ngược lòng mình tìm về nông nổi
Lãng du đi vô định cánh chim trời
Cảnh sát giao thông nên phạt ông Sim vì dám làm thơ tuyên truyền đi ngược đường. Chiều hè ngột ngạt, đi từ nội thành ra phía Hà Đông, mặt trời hướng Tây chiếu thẳng vào mặt dưới cái nóng 40oC, gió thốc vào từ phía sông Tô Lịch hôi thối, xe nhích từng cm một, liệu cô gái có còn nông nổi tìm người yêu. Đảm bảo ông thơ Sim ngồi trên xe máy, bị tắc đường, sẽ chửi “đù” hay hơn ông văn Hy
Sau nửa đời phiêu bạt, bây giờ mình mới hiểu văn và thơ khác nhau trời vực, như chị bạn từng nói. Giới này nhiều người không ai phục ai. Chả thế mà người ta đùa, xây khu tập thể cho họ, không cần nhà vệ sinh.
Sao thấy giống vài còm sỹ hang Cua. Một số nhìn đời thấy cái gì cũng xấu, số khác thấy thế này là tươi, y chang giới văn thơ chẳng bao giờ ngồi với nhau được nửa phút mà không nhét vào mồm nhau những từ ngữ đáng lẽ không nên dùng như lúc tắc đường.
Viết tới đây định văng “đéo” cho bõ tức, nhưng Cua Times lịch sự, cố nhoẻn cười như anh Thăng ở trên
HM. 30-7-2013
PS. Bạn nào có sưu tầm thơ, văn hay hay về tắc đường, xin gửi lên comment. Tổng Cua thu thập và gửi tặng anh Đinh La Thăng
Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013
Hiệu Minh - Thư Lê Nin gửi Cua Times
Blog Hiệu Minh
Dear đ/c
Cua Times – Привет Товарищ KUA
Bác Lê
Nin viết thư này cho Cua Times từ Quảng trường Đỏ ở
thủ đô Moscow, nơi bác đã nằm trong lăng suốt 88 năm
nay, tựa như người đang ngủ, theo dõi hậu thế đang học
tập và làm theo di sản Mác-Lê.
Những gì
đã thấy vài thập kỷ qua ở Liên Xô, Đông Âu và sau
này ở nhiều nơi trên thế giới, bác thấy nhà thơ
Goethe đã đúng “Mọi lý thuyết đều là màu xám, chỉ
cây đời là mãi mãi xanh tươi”.
Nhưng đây
không phải là đề tài muốn bàn với các bạn trong email
này.
Chả là
vừa rồi, có mấy người Việt vào viếng Lê Nin. Họ đi
vòng xung quanh quan tài và lầm bầm “Quái lạ, nước Nga
vi phạm Nghị định 105/ND-CP về việc tổ chức tang lễ
cán bộ, công chức, viên chức.”
Theo họ,
Nghị định này có hai điểm đáng bàn (1) Lễ viếng tổ
chức ở nhà tang lễ. Đưa tang và an táng thực hiện
trong cùng một ngày. Ở địa phương không được quá 48
tiếng. (2) Linh cữu người từ trần không được để
ô cửa có lắp kính trên nắp quan tài.
Bác nhỏm
dậy định cãi. Nhưng ĐCS LX dưới sự dẫn dắt của
Stalin đã qui định, người quá cố, dù là vĩ nhân, không
được tham gia ý kiến. Phải nằm im để hậu thế
dùng làm biểu tượng cho mọi mục đích.
Biết bao
di huấn, lời dạy treo đầy trên tường, nhưng có ai nghe
đâu. Một tay cầm phong bì đút lót, sau lưng là khẩu
hiệu “cần kiệm liêm chính…”
Bác nằm
đây đã gần một thế kỷ, chẳng bao giờ được an táng
như mong muốn của cá nhân, là được chôn cất ở quê
nhà cùng với mẹ và vợ tại Kazan.
Nhìn xung
quanh thấy người đông nghịt, chợt phát hiện thêm,
chiếc quan tài trong veo, không phải một nắp kính nhỏ mà
toàn bộ bằng kính, xác hở từ đầu đến chân.
Trong cảnh
trống trơn như thế, vì tôn trọng khách khứa ra vào, bác
Lê Nin đây cứ phải nằm im như tượng sáp, không dám
cựa quậy. Nhiều lúc mỏi lưng, mỏi chân, muốn trở
mình cũng không được. Lãnh tụ cộng sản khổ cả khi
đã chết.
Như vậy,
việc dùng quan tài bằng kính, không an táng sau 48 tiếng,
theo bác, Ban Quản lý Lăng Lê Nin đã vi phạm Nghị định
105/ND-CP ký ngày 17-12-2012. Mấy tay người Việt nói thế
mà đúng.
Rồi đây
thế nào cũng bị phạt tiền. Mà ĐCS Nga yếu quá rồi,
tiền chả còn nhiều, èo uột hoạt động, làm sao có đủ
số rúp mà nộp phạt.
Thi hài
Lê Nin trong quan tài kính. Ảnh: internet
Tuy hai
quốc gia Nga-Việt chưa có hiệp định thỏa thuận khung
về pháp luật và nghị định cấp Chính phủ, nhưng bác
đoán, mấy cha quản lý ngu dốt về pháp luật bên
Nga, nhưng tham lam, thế nào cũng mang cái NĐ này về thí
điểm bên Moscow.
Sau đó
chưa chừng, mafia Nga còn gợi ý các đồng chí
quốc tế bên Trung Quốc, Triều Tiên, học tập và làm
theo.
Cán bộ
sa lông máy lạnh chẳng nghĩ gì đến vệ sinh môi
trường, tập quán của dân, mà có khi đưa ra NĐ sơ
hở là dịp kiếm tiền. Dân trí thấp nên dễ vi
phạm.
Con cháu
đi xa, bố mẹ chết phải đợi chúng về nhìn mặt lần
cuối rồi mới chôn. Có đứa ở bên tận DC, bay 2 ngày
mới về đến Hà Nội (à quên Moscow), thế là quản lý
đến xin tiền trong lúc tang gia bối rối.
Chưa hết,
muốn cho con nhìn mặt cha, người nhà phải làm miếng
kính trên nắp quan tài. Chả lẽ nó về, quan tài đã
đóng, lại cậy ván thiên cho nó nhìn bố à.
Thế là
vi phạm, quan đến, vừa viếng, tranh thủ ăn cỗ, rồi
chơi tá lả, sát phạt tổ tôm, vừa đưa hóa đơn phạt,
lợi đủ đường.
Mặt khác
nguy hại hơn, để thực hiện triệt để qui định đó,
các bạn có biết hậu quả là gì không. Đó là tất cả
các lãnh tụ vô sản đang nằm trong quan tài bằng kính
như Lê Nin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, Kim Nhất
Chính và vài đồng chí X, Y sẽ bị thay bằng quan tài gỗ
và đem ra khỏi lăng.
Đối với
từng cá nhân, đó là niềm vui. Vì lãnh tụ, dù vĩ đại
đến đâu, lúc chết cũng muốn về với đất trời như
một lẽ tự nhiên. Chẳng ai muốn nằm trong lăng cô độc,
lạnh lẽo. Thỉnh thoảng còn bị lôi ra tắm rửa, cắt
móng chân, móng tay, chả khác gì người sống.
Bác chỉ
lo cho người danh xưng vô sản, nay đã tư bản hóa hoàn
toàn, tiền của gửi bên Thụy Sỹ, con cái đưa sang
Mỹ, của chìm nổi khắp nơi. Họ không biết nương tựa
vào đâu, khi làm sai trái, muốn bảo vệ lợi ích nhóm,
không còn ai lôi ra làm bình phong che chắn.
Viết thư
này xong, chẳng biết buồn hay vui. Thôi, bác Lê Nin dừng
bút, và đi vào hiệu cắt tóc.
VILN.
Viết từ lăng Lê Nin, Moscow.
Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012
Hiệu Minh - Tit for Tat – Chính chủ và Tham nhũng
Blog Hiệu Minh
Ngày 20-11-2012, WB, Bộ Phát triển Quốc tế Anh, UNDP và Chính phủ Việt Nam vừa công bố kết quả cuộc khảo sát mang chủ đề “Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ – công chức – viên chức”.
Phỏng vấn trực tiếp 2.600 người dân, 1.000 doanh nghiệp và 1.800 cán bộ công chức (CBCC) tại 10 tỉnh/thành phố lớn cho thấy hơn ba phần tư người được hỏi cho rằng tham nhũng là vấn đề nghiêm trọng nhất tại Việt Nam.
Bốn lĩnh vực tham nhũng phổ biến nhất là cảnh sát giao thông, quản lý đất đai, hải quan và xây dựng. Nhưng cũng không loại trừ những ngành khác cũng có chỉ số tham nhũng cao. Y tế, giáo dục là hai ngành cứu người và trồng người cũng khó mà thoát khỏi vấn nạn này.
Kết quả cho thấy tham nhũng tầm quốc gia, ở mức nghiêm trọng, đứng cuối bảng toàn cầu, đâu phải là lời đồn thổi, hay các thế lực thù địch dựng lên.
Trong lễ công bố kết quả khảo sát, chị Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam, đã đặt vài câu hỏi
- Tại sao tham nhũng lại phổ biến như vậy?
- Tại sao lại khó loại trừ tham nhũng đến như vậy?
- Tham nhũng vận hành thế nào?
- Trong số rất nhiều các biện pháp đã được đưa ra, những biện pháp nào thành công và những biện pháp nào thất bại?
- Trong những năm tới cần ưu tiên điều gì?
16 năm trước đây, cựu Chủ tịch WB, James Wolfensohn, từng gọi tham nhũng là “căn bệnh ung thư”. Sau vài chục năm phát triển, đất nước giảm nghèo nhưng nảy sinh căn bệnh thế kỷ, lây lan ra toàn bộ xã hội Việt Nam từ thấp đến cao, gây hiểm họa cho chế độ.
Để trả lời những câu hỏi trên không đơn giản. Hội nghị TW 6 cũng muốn bắt vài con sâu chúa nhưng chưa thể được vì ung thư đã di căn vào lục phủ ngũ tạng, dường như vô phương cứu chữa.
Không phải bỗng nhiên mà TBT Nguyễn Phú Trọng đã phải nghẹn ngào nhận lỗi, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thở dài ngao ngán.
Nói một cách sòng phẳng như báo cáo WB đã nêu, tham nhũng có hệ thống được nuôi dưỡng bằng cả cung và cầu. Người nhận hối lộ nói, đó là người ta cứ nhét vào tay em. Người hối lộ cãi, đó là cán bộ gợi ý. Một cái vòng luẩn quẩn của chế độ tham nhũng.
Tuy vậy, khảo sát cũng cho thấy các công ty tìm kiếm những lựa chọn thay thế cho việc hối lộ thực sự hoạt động tốt hơn.
Chị Kwakwa cho rằng, khi các vấn đề tham nhũng bắt nguồn từ phía cung, phải thay đổi thái độ của xã hội. Doanh nghiệp và người dân cần biết, họ có những lựa chọn khác ngoài việc hối lộ. Nếu không có lựa chọn khác, lãnh đạo Việt Nam cần tạo ra các lựa chọn thay thế đó.
Giải quyết cầu như thế nào. Ngoài chuyện luật pháp công bằng và nghiêm minh thì cần có tiếng nói của xã hội. Tham nhũng và minh bạch không thể đi với nhau. Chừng nào báo chí bị tuýt còi vì những bài báo liên quan đến hối lộ từ cấp tỉnh trở lên thì cuộc chiến chống tham nhũng sẽ còn “kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hay lâu hơn nữa”.
Tit for Tat – Ăn miếng trả miếng
Mới đây, nghị định 71 qui định dân phải đi xe chính chủ. Theo một nghĩa nào đó, đấy là nghị định đúng vì bắt buộc người có xe phải chứng minh được quyền hợp pháp trong khi dùng phương tiện giao thông.
Bên các nước tiên tiến cũng vậy. Không qui định đi xe chính chủ nhưng hệ thống luật về đăng ký xe, đóng thuế, bắt người dân phải tuân thủ.
Bên bảo hiểm luôn chặt chẽ để sao cho xe gây tai nạn phải do chủ chịu, không phải người mượn xe. Người mượn xe phải chịu phí tổn về thương tật của người khác nếu cố tình gây tai nạn. Phí tổn về phương tiện do phía bảo hiểm của chủ xe đền. Như vậy, sẽ ít đi chuyện mượn xe bừa bãi, bán xe không sang tên đổi chủ.
Bao giờ thì tệ nạn đút lót chấm dứt?
Nghị định 71 có thể ảnh hưởng đến hàng chục triệu người. Nếu thay đổi cách đăng ký xe, đóng thuế hợp lý, và cách làm nhanh gọn, văn minh, thì sau vài năm, hầu hết người dân sẽ dùng xe ch
Không hiểu sao tôi vẫn tin là làm được. Giống như bắt đội mũ bảo hiểm dù gây tranh cãi nhưng cuối cùng đã thành công.
Quay lại chuyện tham nhũng. Nếu các vị quan trên cho rằng, Nghị định 71 có thể thực thi thì tại sao không áp dụng “chính chủ” cho những của cải do các quan to kiếm được.
Số lượng quan chức tầm trung ương không nhiều, khoảng vài trăm đến vài ngàn. Xử lý “chính chủ” cho các tài sản dễ hơn nhiều so với phạt không chính chủ hàng chục triệu xe máy của dân nghèo.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo đang phải đối mặt với cáo buộc gia đình sở hữu 2,7 tỷ đô la. Nếu chuyện có thực thì việc về vườn của ông có thể kết thúc trong trại giam. Phe cánh đánh nhau và họ sẽ lôi ra kẻ thù cũ khi không còn tại vị. Một vị thủ tướng hết quyền phải chứng minh chính chủ cho gia tài hàng tỷ đô la quả là khó.
Để chống tham nhũng cần cả hai phía. Dạy dân không đưa phong bì thì chính các ngài cũng không được gợi ý lót tay. Đòi hỏi dân đi phương tiện chính chủ thì các quan cũng phải chứng minh tài sản của mình cũng là chính chủ.
Xã hội văn minh phải chứng minh tài sản hợp pháp từ chiếc xe máy, nhà lầu, khu nghỉ mát, building sang trọng cho đến tài khoản hàng trăm triệu đô la ở ngân hàng nước ngoài.
Muốn làm được điều đó, minh bạch do báo chí truyền thông dẫn đầu, là liều thuốc chống tham nhũng tốt và hiệu quả. Nó sẽ giúp cho cả phía cung và cầu phải chùn tay.
Để giảm thiểu tham nhũng, chị Kwakwa kết luận “Điều này tùy thuộc vào các nhà lãnh đạo của Việt Nam – những nhà lãnh đạo chính trị, những đại biểu dân cử, những lãnh đạo của cộng đồng doanh nghiệp, xã hội dân sự và các nhóm công dân – những người sẽ giúp chiếu ánh sáng vào bóng tối, chuyển từ tham nhũng sang liêm chính và tiến hành sự thay đổi. Khi Việt Nam bước vào hàng ngũ các quốc gia có thu nhập trung bình, thời điểm để hiện đại hóa các thể chế phòng chống tham nhũng chính là thời điểm này.”
Có lẽ đây là điều TBT Trọng và Chủ tịch Sang đang cần.
HM. 28-11-2012
PS. Khi comment về cách chống tham nhũng và hối lộ, các bạn nói về nguyên nhân thì cũng đưa ra giải pháp cụ thể, tốt nhất là dựa vào chính kinh nghiệm đã trải qua. Cảm ơn các bạn.
Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012
Hiệu Minh - Thư Lão Tử gửi Tập Cận Bình
Hiệu Minh
hưa Tập tiên sinh
Xin tự giới thiệu, ta là Lão Tử (www.老子.com – Lao Tzu), sống cách đây 2600 năm. Chắc Tập tiên sinh cũng biết, ta từng viết cuốn Đạo Đức Kinh (道德經) nói về Đạo giáo có ảnh hưởng lớn trong lịch sử, và ta được coi là Đạo tổ (道祖).
Hẳn tiên sinh còn nhớ, ta sinh ra đầu đã bạc trắng vì ở trong bụng mẹ tới 80 năm. Ra đời đã là một người hiền triết, bụng chứa hết cả thư viện sách thời nhà Chu và từng tranh cãi nẩy lửa với Khổng Tử về những vấn đề của nho giáo. Sau này người Trung Quốc hiện đại lấy đó làm nền tảng cho sức mạnh mềm, đưa đất nước này thành cường quốc.
Vì thế, ta hiểu thế nào là sức mạnh mềm của văn hóa làm nền tảng cho phát triển. Ta muốn bàn với tiên sinh vài chuyện liên quan đến Trung Quốc hiện đại.
Nhớ ngày xưa, biết trước nhà Chu sẽ diệt vong nên ta đã cưỡi trâu qua nước Tần. Rất may hồi đó, người gác ải Hàm Cốc là Doãn Hy đã khuyên ta viết lại những gì ta có trong đầu thành cuốn sách mà nay bất kỳ một vị vua hay lãnh đạo nào của Trung Quốc cũng phải đọc.
Cuốn “Đạo đức kinh” có giá trị như một cẩm nang cho mọi thế hệ trị vì đất nước bằng những lời đơn giản “Cai trị bằng cách không cai trị”, “Không tán dương người quyền quý thì người dân không tranh tụng” hay đơn giản “Không đề cao giá trị đồ quý thì người dân không tranh cướp.”
Sinh thời, ta có những câu nói nổi tiếng như
“Tri túc bất nhục” – Người biết đủ, không bao giờ nhục
“Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất thất”- Lưới trời lồng lộng, cao mà khó lọt
”Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghị tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái sinh vạn vật”. Tự biết mình là người sáng suốt. Thắng được người là có sức mạnh. Thắng được mình là kiên cường.
”Đạo khả Đạo phi thường Đạo. Danh khả danh phi thường danh”. Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên.
Từ Tôn Trung Sơn, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Lâm Bưu, cả Tưởng Giới Thạch đến Đặng Tiểu Bình, những nhân vật lịch sử đều thuộc lòng những lời ta để lại cho hậu thế.
Sau mấy chục năm phát triển thành công, thế giới đang nhìn vào Trung Hoa với hy vọng là một cường quốc gương mẫu trong hành xử, với cách đối nội, đối ngoại đàng hoàng của một nước lớn, trỗi dậy trong hòa bình.
Nhưng sức mạnh cơ bắp của một anh nông dân bắt đầu thể hiện từ khi các người kiếm được đồng ra đồng vào. Cứ nghĩ có tiền có của sẽ làm bá chủ thế giới. Tại sao các ngươi không thể thay đổi được hình ảnh của kẻ to xác, nhỏ nhen, ích kỷ, và đầy thủ đoạn mà người đời gọi mỉa mai là “thâm Tầu”.
Những sự kiện xảy ra ở biển Đông, cắt cáp tầu bạn, đâm chìm thuyền đánh cá của người nghèo lại do người Hoa làm trong đêm tối làm ta không khỏi xấu hổ về triết lý Trung Hoa có từ 5000 năm lại bị báng bổ đến thế.
Hộ chiếu có đường lưỡi bò. Ảnh: ABS
Hôm nay ta nhận được một email của tạp chí Cua Times xứ Việt. Họ than phiền về cách cai trị đất nước của các người, dùng tiền bạc trong trao đổi chính trị và ngoại giao, coi trọng đồng tiền hơn mọi giá trị khác, rồi bất hòa với tất cả các nước láng giềng.
Các ngươi đã quên rằng, thuật cai trị bằng sức mạnh mềm, cai trị mà không cai trị, mới là vĩnh hằng và làm nên sức mạnh. Dùng quân đội, cảnh sát, an ninh bắt bớ bừa bãi, tòa án lệ Kangaroo thì các ngươi có thể thắng chiến thuật, nhưng về lâu về dài, lòng dân bất an, các ngươi khó mà trụ lại được.
Gần đây, các ngươi còn ra lệnh cho in cả cái lưỡi bò liếm hết biển Đông vào hộ chiếu của công dân Trung Quốc.
Đi ra nước ngoài, nước bạn nhìn thấy hộ chiếu như vậy, họ sẽ nghĩ gì về Big and Bad China, mà nghe nói dân Việt dịch là “Trung Quốc to xác và tham lam”. Nhục thay cho thế hệ con cháu Lão Tử.
Biển Đông có nhiều khoáng sản, dầu lửa, khí đốt và hải sản, là cửa ngõ đi lên biển Bắc, bất kỳ cường quốc nào cũng dòm ngó. Các ngươi đã phạm sai lầm “đề cao giá trị đồ quí” để thiên hạ tranh cướp.
Ai cũng hiểu chính trị, kinh tế, văn hóa – tôn giáo làm nên sức mạnh quốc gia, cộng lại thành quyền lực cứng và quyền lực mềm.
Trung Quốc hiện có cả quyền lực cứng, kinh tế mạnh và quyền lực mềm. Nhưng các ngươi có biết không, việc cho cái lưỡi bò vào hộ chiếu là các ngươi đã cắt đi quyền lực mềm của nước Trung Hoa vĩ đại. Mất đi cái mềm, chỉ còn lại cái cứng, quốc gia này sẽ diệt vong như nhà Chu, nơi ta sinh ra và đã phải nương ở nhà Tần.
Ta chỉ dặn các ngươi một câu cuối “Tri túc bất quốc nhục – Người biết đủ, không bao giờ để nhục quốc thể”.
Để phát triển trong hội nhập, đừng bao giờ để thế giới nhìn người Trung Quốc như một kẻ đại diện cho bành trướng Đại Hán, tham lam và độc ác với tư duy lỗi thời.
Kết thúc thư này, ta kể chuyện lần thăm người thầy là Thương Dung bị bệnh nặng. Ta tranh thủ hỏi xin những lời dạy bảo quý báu. Thầy Thương Dung thấy ta là người hiền nên thè lưỡi hỏi:
– Lưỡi của ta còn không?
– Thưa thầy, lưỡi của thầy còn ạ!
– Thế răng của ta còn không?
– Thưa thầy không còn ạ!
– Anh có biết ta hỏi anh vấn đề này có thâm ý gì không?
– Lão Tử trả lời: Thưa thầy, sỡ dĩ cái lưỡi còn vì cái lưỡi mềm, còn răng rụng hết là vì nó cứng. Thưa thầy, có phải thế không ạ?
Thầy Thương Dung nghe xong chỉ nói, đó đó, mọi việc trong thiên hạ đều như thế cả.
Liệu tiên sinh trong vai TBT của một nước to nhất hành tinh có học được gì từ bài học cái lưỡi và răng này không.
Chúc Tiên sinh lãnh đạo nước Trung Quốc cho tới hết nhiệm kỳ.
Đã ký www.老子.com - Lao Tzu
HM. 26-11-2012
Theo blog HM
Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012
Hiệu Minh - Bớt đi hai chữ…Nhân Dân
Blog Hiệu Minh
Nhân dân. Ảnh: internet
Nhân đọc bài “Lặng lẽ ra khỏi đảng”, chợt giật mình, lo thay cho người rời đảng thì về đâu. Quan nhất thời, dân vạn đại. Làm dân thì làm tới cuối đời, không lo tăng chức, chẳng sợ mất chức, vừa sướng, vừa khổ.
Trước kia, nhiều nước trên thế giới họ hay nhấn mạnh từ Nhân dân trong các tên gọi của quốc gia, các tổ chức chính quyền hay xã hội, kể cả lực lượng vũ trang hay an ninh thường ăn theo.
Nay chỉ còn 5 quốc gia có People (nhân dân) là Trung Quốc, Bắc Triều tiên, Lào, Bangladesh và Algeria. Còn hầu hết có thêm chữ Cộng hòa (republic).
Quốc gia nào thêm chữ “nhân dân” trong tên gọi là y như khổ. Sang hỏi Lào, Trung Quốc hay dân Bắc Triều tiên là biết ngay.
Chính quyền Mỹ phi…nhân dân
Riêng nước Mỹ chẳng có Cộng hòa hay Nhân dân gì hết. Tên nước Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ. Quân đội gọi là USA Army, cảnh sát điều tra gọi là FBI, công an là police, gián điệp là CIA. Chính phủ gọi là Nhà Trắng, Quốc hội gọi là đồi Capitol.
Nhân dân Mỹ chống chính phủ. Ảnh: HM
Tòa án tối cao (Supreme Court) chỉ là… tòa án, vì gọi Tòa án Nhân dân chắc chỉ xử nhân dân, không xử cán bộ, trong khi tòa án Mỹ xử cả Tổng thống nếu phạm tội.
Từ chính quyền 50 bang và một tỉnh DC đến quận huyện chẳng thấy People đi kèm. Bang Texas đơn giản chứ không phải là Tiểu bang Nhân dân Texas. Bang Virginia, bang Maryland, tỉnh Washington DC là thủ đô đều thế cả.
Các hội đồng, tổ chức xã hội, nhân đạo các cấp không có people nốt.
Khổ thế, một quốc gia số một thế giới mà chính quyền các cấp không có nổi hai chữ “nhân dân”.
Không có people, chính quyền có “của dân, do dân và vì dân” hay không thì Tổng Cua chịu. Có lẽ cần vài trăm cuốn sách mới viết nổi.
Chính quyền Việt Nam đầy…nhân dân
Nước mình có bàn giao thế hệ hẳn hoi. Mới đẻ gọi là sơ sinh. Đi học vỡ lòng làm nhi đồng, hết tuổi nhi đồng thành thiếu niên tiền phong. Sau đó là đoàn viên nếu muốn. Ai may thành đảng viên. Ra đoàn, rời đảng, chỉ còn cách thành quần chúng, hay còn gọi chung là nhân dân.
Số đảng viên khoảng 3 triệu, số đoàn viên khoảng 6 triệu. Khối quần chúng đông đảo, khoảng 80 triệu người. Có lẽ vì thế mà đất nước này luôn có những từ kèm “nhân dân” rất đặc thù. Ít nhất là trong các tên gọi.
Ủy ban Nhân dân từ trung ương đến địa phương, Hội đồng Nhân dân các cấp.
Viện Kiểm sát Nhân dân và Tòa án Nhân dân.
Quân đội Nhân dân “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”
Cảnh sát Nhân dân, Công an Nhân dân “Đối với nhân dân, phải kính trọng lễ phép”
Rồi danh hiệu như Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Nghệ sỹ Nhân dân đến mảnh giấy nho nhỏ Chứng minh…Nhân dân.
Kể ra thì rất nhiều tổ chức, cơ quan chính phủ mang danh nhân dân. Chưa kể tờ báo Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân mà độc giả hướng tới là quân đội, công an, đảng viên.
Cứ như là không có nhân dân thì người ta không biết những lực lượng này không phục vụ quần chúng.
Đơn giản hóa các tên gọi
Hội nhập, internet, thông tin quá nhiều, cần ngắn gọn ngay cả trong cái tên. Để đỡ tốn mực in laser, giấy in, báo chí tiết kiệm từ ngữ, nói năng đỡ dài dòng, nghe lặp đi lặp lại từ “nhân dân” rất nhàm, hay quần chúng đỡ mang tiếng xấu, ta nên đơn giản hóa các tên tổ chức chính quyền hay xã hội.
Quân đội Nhân dân Việt nam – tại sao không gọi là Quân đội Việt Nam
Công an Nhân dân Việt Nam – Công an Việt Nam đơn giản hơn nhiều
UB Nhân dân Tỉnh – UB tỉnh, xã, huyện. Ủy ban Tỉnh Ninh Bình chắc là ngắn và đầy đủ hơn là UB Nhân dân tỉnh Ninh Bình.
Tòa án Nhân dân Tối cao – Tòa án Tối cao để đảm bảo không ai ngồi trên luật.
Và nhiều tên có từ “nhân dân” khác có thể viết ngắn lại mà không mất đi ý nghĩa “vì dân, do dân và của dân”.
Ai cũng biết, có hai từ đó hay không, các tổ chức và lực lượng này đều phục vụ nhân dân. UB Nhân dân Hành chính xã lại thành “hành dân là chính” thì càng không nên thêm hai chữ này vào.
Tại sao vậy. Vì rằng dân cũng sướng và… khổ lắm rồi.
Nhân dân gánh vác trọng trách và cả lỗi lầm
Quần chúng mang vác rất nhiều trọng trách, nhỏ thì tầm địa phương, lớn hơn là tầm quốc gia, xa hơn là khu vực, không kể cả vai trò nhân loại. Đôi lúc cũng sướng như các chân dài trên bãi biển dưới đây. Lúc nào đói kém, bán vài cái, vừa sướng vừa kiếm ối tiền.
Dân mình cũng sướng. Ảnh: TPO
Thời chống Mỹ, chống Pháp, chúng ta là nhân dân mang trên vai sứ mệnh lịch sử, phải chiến thắng mọi kẻ xâm lược, từ nhỏ đến to, từ mạnh đến yếu.
Chiến tranh với Campuchia, và Tầu, lời kêu gọi bảo vệ Tổ quốc được vang lên “Một lần nữa, sứ mệnh lịch sử lại giao phó cho nhân dân ta đánh bại chủ nghĩa bành trướng Bắc Kinh”.
Đến nỗi, người ta tự hỏi, lịch sử là thằng nào mà toàn giao cho quần chúng toàn sứ mệnh… khó thế.
Khi chiến thắng, được nghe những câu “vẻ vang này thuộc về nhân dân”, mất mát cũng thế “sự hy sinh xương máu cao quí này thuộc về nhân dân”.
Đôi lúc lỗi lầm, bất cập của chính quyền cũng thuộc về số đông này.
Văn hóa xuống cấp là các bác trên đổ luôn cho dân trí.
Giao thông lộn xộn, anh La Thăng nói đó là dân ý thức kém, Bộ Giao thông chẳng có trách nhiệm.
Kiến trúc tạp nham do dân trình độ thấp, không biết thiết kế nhà cửa cho ra hồn.
Nói bậy, chửi thề, toàn do dân hết.
Tham nhũng hối lộ cũng tại đám dân đen, chứ quan nào lại nhận tiền của người nghèo, họ cứ nhét vào tay, chả lẽ không nhận.
Nhớ vụ phá đổ cái lều trông cá của anh Đoàn Văn Vươn ở Tiên lãng, đại tá Ca thản nhiên nói “đó là do nhân dân bức xúc phá”. Sau này người ta hiểu “nhân dân” không phải là… nhân dân.
Kết luận về việc cưỡng chế ở Văn Giang, Tiên Lãng và nhiều nơi khác, có nhiều sai lầm, nhưng chính quyền địa phương vẫn khẳng định “được nhân dân đồng tình ủng hộ”.
“Nhân dân” ở đây là mấy ngàn cảnh sát vũ trang, quân đội, đại gia giầu có, nhân dân thật thì bị cưỡng chế mất đất.
Đất cát chiếm xong rồi, chỉ có số ít “nhân dân” có tiền mua biệt thự, văn phòng trong đó. Còn “đại bộ phận nhân dân là tốt” đứng ngoài hàng rào nhìn cùng với “quân đội nhân dân, công an nhân dân” vì họ giải ngũ rồi cũng thành…quần chúng
Ở nước mình làm gì tốt xấu đều mang danh chung chung như thế. Kể cũng khổ, dân có tiếng không có miếng.
Vì thế, xin các vị hoạch định chính sách, các nhà chính trị, nhà trí thức, văn hóa khi định đặt tên cho tổ chức nên bỏ chữ nhân dân đi, mà chỉ cần thực hiện đúng lời hứa, chính quyền là “của dân, do dân và vì dân”, thế là phúc cho quần chúng lắm rồi.
HM. 25-06-201
Đọc thêm: Tôi có phải là Nhân Dân không? (Blog Anh Vũ)
BLOG ANH VŨ
Thứ ba, ngày 25 tháng mười năm 2011
Lâu nay tôi cứ ngỡ tôi hiểu rõ nghĩa của từ nhân dân. Thì từ này ai mà chả hiểu, nhân là người mà dân tức không phải là quan.
Nay đọc được bài viết của TS Nguyễn Văn Quang trên báo QĐND mới giật mình vỡ lẽ ra rằng từ nhân dân tưởng là đơn giản mà hóa ra phức tạp ra phết. Ai không tin thì hỏi ông xã tôi xem (học tập bác Ba Phi ấy mà!).
Còn nếu không muốn hỏi ông xã tôi, thì cứ tìm đọc kỹ bài của TS Quang trên báo QĐND cũng được. Nhưng tôi phải báo trước là bài ấy sâu sắc lắm, khó đọc lắm đấy nhé.
Là một người làm nghề đi dạy học, lại luôn tự hào là công dân tốt, nên tôi đã bỏ công ra đọc đi đọc lại bài viết này xem chính mình có nhầm lẫn gì không. Hóa ra là có, các bạn ạ.
Nhầm lẫn lớn nhất của tôi là ở chỗ này: Vì lâu nay hiểu nghĩa của từ nhân dân một cách đơn giản nên tôi cứ đinh ninh mình là nhân dân, nói nôm na là người dân. Tức không phải là quan. Nói cách khác, tôi là người được (Đảng) lãnh đạo, không phải là giai cấp đi lãnh đạo người khác.
Nhưng sau khi nghiền ngẫm bài viết rất sâu sắc của TS Quang – một vị đại tá quân đội – thì tôi mới biết là vấn đề không đơn giản thế, mà phức tạp hơn rất nhiều. Nên mới có cái câu hỏi mà tôi đưa lên làm tựa của entry này, là như thế.
Phức tạp như thế nào? Này nhé, trước hết là câu này, trích từ bài viết (đoạn số 2):
Nhân dân là chủ thể của mọi quyền lực Nhà nước và là người thực hiện cuối cùng các quyết sách chính trị do chính mình định ra.
Chiếu theo nghĩa của câu này thì rõ ràng tôi không phải là nhân dân. Vì tôi không phải là chủ thể của mọi quyền lực Nhà nước, cũng chưa bao giờ nghĩ rằng mình đã từng định ra bất kỳ quyết sách chính trị nào cả, mặc dù có lẽ cũng đang (phải) thực hiện nhiều quyết sách chính trị do người khác định ra.
Nhưng nếu không là dân, thì tôi là ai? Chẳng lẽ là … quan? Gì chứ quan hay là giới lãnh đạo thì tôi biết chắc chắn không phải là tôi. Thử đọc thêm một chút nữa để hiểu rõ hơn.
Đoạn 3 của bài viết là đoạn nêu rõ nhất định nghĩa nhân dân của tác giả bài viết. Có 3 câu viết liên tiếp cạnh nhau, khẳng định rất rõ ràng bản chất sâu sắc nhất của từ nhân dân. Xin xét từng câu.
Nhân dân không chỉ được hiểu một cách phổ thông, đơn thuần là khối người đông đảo làm nền tảng cho một nước trong một thời gian lịch sử nhất định.
Theo câu này, thì hình như theo nghĩa rộng, nghĩa phổ thông, có thể xem tôi là nhân dân vì tôi là một trong khối người đông đảo làm nền tảng cho nước VN trong giai đoạn lịch sử hiện nay. May quá, vậy là lâu nay tôi cũng hiểu đúng. Nhưng tất nhiên đây chỉ mới là một cách hiểu, cách thô thiển, tầm thường, phổ thông, đơn giản nhất.
Nhân dân còn với nghĩa là một tầng lớp, một giai cấp đại diện cho một quốc gia, dân tộc trong một Nhà nước nhất định.
Câu trên đây cho thấy một nghĩa khác, nghĩa không phổ thông, nghĩa đặc thù, sâu sắc của từ nhân dân (chắc cái nghĩa nhân dân này chỉ có ở mấy nước XHCN ưu việt mới có). Theo nghĩa này thì nhân dân chỉ là một tầng lớp, một giai cấp đại diện cho cả quốc gia VN, dân tộc VN trong Nhà nước VN hiện nay.
Nếu hiểu theo nghĩa này, thì hẳn tôi không thể là nhân dân, vì (chắc là) tôi không có tư cách gì để có thể đại diện cho cả quốc gia, cả dân tộc VN trong Nhà nước XHCN hiện nay.
Thực ra thì tác giả cũng không nói rõ tầng lớp nào, giai cấp nào mới là đại diện trong số các giai cấp hiện có ở VN như giai cấp công - nông , giai cấp tiểu tư sản, giai cấp vô sản, giai cấp lãnh đạo, nên biết đâu cái giai cấp mà tôi đang ở trong (hình như là giai cấp tiểu tư sản) cũng có thể là nhân dân thì sao nhỉ? Nhưng chỉ chọn một giai cấp, một tầng lớp để đại diện cho cả quốc gia, dân tộc VN hiện nay trong NN xã hội chủ nghĩa, thì tôi e rằng tiểu tư sản chắc là không xứng đáng. Chắc là giai cấp khác, không có giai cấp của tôi.
Nhân dân là chủ thể quyền lực của một chế độ xã hội nhất định. Nhân dân luôn mang tính cộng đồng dân tộc, song cũng mang bản chất giai cấp sâu sắc.
Câu này nhắc lại ý “chủ thể quyền lực” mà tôi đã nêu hồi nãy, và nhấn mạnh nó thuộc về “một chế độ xã hội nhất định”. Trong xã hội VN XHCN hiện nay thì tôi – và rất nhiều người khác quanh tôi – không phải là chủ thể quyền lực. Thì đó, ngay cả việc biểu lộ tình cảm yêu nước cũng phải chờ định hướng của NN, chứ không có định hướng thì lớ ngớ là rơi vào bẫy của bọn thế lực thù địch ngay.
Không chỉ là chủ thế quyền lực. Theo câu này thì nhân dân vừa có tính cộng đồng dân tộc (cái này thì tôi có), nhưng lại cũng mang bản chất giai cấp sâu sắc (cái này thì còn tùy cái giai cấp đó là giai cấp nào đã, xin xem lại phần trên).
Tóm lại, câu này có 3 ý (chủ thể quyền lực, tính dân tộc, tính giai cấp), có một ý tôi đạt (tính dân tộc), một ý không đạt (chủ thể quyền lực), còn ý thứ ba thì có lẽ không đạt. Như vậy là 50-50. Vẫn chưa ngã ngũ, phải đọc thêm nữa.
Ở đoạn 4, mọi việc dường như có rõ ràng, cụ thể hơn, ít lý luận trừu tượng như 3 câu ở đoạn 3 mới nêu. Chúng ta thử đọc ở dưới đây. Cũng có mấy ý, xin phân tích từng ý.
Rõ ràng, nhân dân là những người lao động, nông dân, công nhân, trí thức, binh sĩ, nhân sĩ, tiểu thương yêu nước đã bị thực dân, phong kiến bóc lột, áp bức tù đày, tước đoạt đi mọi quyền sống cơ bản của con người, quyền tự do phát triển của một dân tộc.
Cái phần rõ ràng này thực ra chẳng rõ ràng gì hết. Tôi tự xét thấy mình thuộc vế đầu tiên của câu này, tức những người lao động, …, trí thức (ừ thì cũng có đi học, có bằng cấp, làm giảng viên, nên tôi tạm nhận mình là trí thức) yêu nước. Nhưng tôi lại không may, chẳng bị thực dân, phong kiến bóc lột áp bức tù đày gì cả. Vậy tôi có thể được xem là nhân dân không nhỉ? Gay quá.
Nhân dân ở đây còn là “toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo”… nhưng dứt khoát không thể là những kẻ đã áp bức, bóc lột, bám gót thực dân hay quan lại phong kiến, phản động Việt gian và tước đi các quyền cơ bản đó của đồng bào, dân tộc.
Đến câu này thì hình như có chút ánh sáng le lói. Tôi chắc chắn phải là một phần của toàn dân, không phân biệt … tôn giáo (gia đình tôi gốc đạo Công giáo), và, ơn trên phù hộ, tôi không phải là kẻ đã áp bức, bóc lột, bám gót thực dân quan lại phong kiến hay phản động Việt gian gì hết. Vậy có lẽ tôi cũng là nhân dân? Đỡ quá, có thế chứ, lâu nay tôi vẫn tin mình là nhân dân mà.
Nhưng bài viết chưa hết, mà vẫn còn một đoạn nữa, hơi khó hiểu, và … hơi có giọng đe dọa, làm tôi cũng hơi run run, chẳng biết nếu mình tự nhận là nhân dân thì có đúng không, hay là tôi đang nhầm lẫn, hoặc thậm chí lợi dụng từ “nhân dân”. Đây này:
[N]hân dân Việt Nam […] có quyền đòi hỏi không một nước nào, một thế lực nào, một cá nhân nào được can thiệp vào quyền tự quyết lập hiến của nhân dân Việt Nam; càng không được cả gan nhận mình là “nhân dân” để phá hoại công cuộc xây dựng, kiến thiết và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam.
Chao ơi, tôi đau đầu quá. Chẳng hiểu có phải tôi đang cả gan nhận mình là nhân dân để phá hoại công cuộc xây dựng, kiến thiết và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân VN không? Chả là vì lâu lâu tôi cũng hay có chút thắc mắc về tình hình biển đảo của VN ấy mà, mặc dù ngoan lắm, cứ toàn phải đợi Đảng và nhà nước định hướng rồi mới dám biểu lộ.
Có ai bảo giúp cho tôi biết xem tôi có phải là nhân dân không nhé? Cái này có lẽ phải nhờ đến TS Quang thôi.
Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012
Hiệu Minh - Thư gửi bạn nhân 1-6
Blog Hiệu Minh
Bài viết của tác giả KIM…SÓC, gửi từ độ cao 10.000m của VNA, trên đường đi công tác Hà Nội. Cảm ơn bạn Sóc.
Bạn thân mến!
Kể từ khi bạn rời quê hương xứ sở, mình ít dịp được chuyện trò cùng bạn. Lúc chat thì bạn ngủ, mình thức, bên bạn đi làm thì bên mình đã vào đêm.
Hôm nay nhân tiện đưa con đi luyện chữ, mình ngồi ngoài vỉa hè uống ly trà và nhớ đến bạn. Không biết nơi ấy, con bạn có đi luyện chữ để thi vở sạch chữ đẹp không?
Hẳn bạn nhớ cuốn “Con cái chúng ta giỏi thật” của nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ Azit Nexin không. Hồi xưa chúng ta cùng đọc và cười bò, thấy chuyện nước Thổ sao giống chuyện xứ ta đến thế.
Nào là chuyện các thày cô giáo cho học sinh học tủ để thanh tra giáo dục xuống dự giờ, lũ học sinh thơ dại trả lời lệch “tủ” gây nên bao tình huống dở khóc dở cười. Nào là chuyện ông bố bà mẹ nào cũng xạo rằng ngày xưa mình học giỏi nhất lớp, quá khứ huy hoàng thế nào. Lũ trẻ con đánh nhau to vì “bố tao mới là nhất”, bạn có nhớ không?
Tám một hồi chẳng nhớ định viết cái gì. À, hôm nay định kể chuyện Việt Nam, bây giờ con cái chúng ta giỏi thật.
1 – Phụ huynh rủ nhau đi học thêm.
Đây là chuyện hoàn toàn nghiêm túc, có lẽ chỉ xứ mình mới có. Con mình vào lớp 1 năm ngoái. Một buổi tối, điện thoại réo vang, phụ huynh gọi nhau í ới hỏi cách làm bài tập toán về nhà của mấy đứa lớp 1.
Trong lúc một chị phụ huynh hết sức dịu dàng nói trên điện thoại hỏi có biết cách làm không, thì chồng chị ấy, một ông tiến sĩ đứng ngoài hét to: tôi đã nói bà là phải giải theo bài toán hệ thập phân, đáp số là 70,85. Thằng con cả học lớp 8 của chị cũng hét theo: bố không biết gì cả, làm theo phương trình 2 ẩn số.
Mình thú thật mình không biết làm, và khuyên chị gọi hỏi cô giáo.
Một lúc sau lại 1 cú điện thoại nữa, mình lại khuyên gọi hỏi cô giáo. Đến cuộc thứ 3 thì không hay rồi, cô giáo mà tiếp phone của 70 cháu thì không hiểu gia đình cô sẽ ra sao.
Với tư cách là trưởng ban phụ huynh, mình đã viết ngay email gửi các bậc cao niên rằng: “Chúng ta không nên làm phiền cô giáo nữa. Chúng ta sẽ tổ chức lớp học thêm cho phụ huynh, đề nghị ghi danh. Tôi xin chịu trách nhiệm.”
Mình quên chưa nói rằng, lớp học ở xứ đó chỉ có 25 em bé thì ít quá, ít cơ hội giao lưu. Thế là không bằng xứ ta rồi, lớp con mình 70 bé lận, học chung trong phòng 30 m2 nên tình cảm học trò gắn kết nhau.
Nhờ có mình lập lớp phụ đạo cho học sinh, cuối cùng, thi hết lớp, lớp con mình đều đạt học sinh xuất sắc.
Ở xứ bạn ở làm gì có thành tích tuyệt đối thế phải không bạn?
2 - Gấp máy bay đuôi rời.
Năm nay con mình học lớp 2, hôm rồi cháu phải làm bài tập để thi học kỳ môn kỹ thuật gấp máy bay đuôi rời. Con mình không biết làm, bà nội, rồi tới mẹ nhìn sách để dạy theo cũng không sao làm được. Ông nội tức quá kêu : Để tôi làm, hơn 1 tiếng ông cũng không làm xong.
Cả nhà bó tay, kêu chờ bố nó về, bố nó dân kiến trúc, tưởng tượng không gian giỏi, chắc chắn sẽ làm được. Chàng kiến trúc sư loay hoay trong không gian ba chiều, rồi áp dụng cả phối cảnh, đo đạc, thử đi thử lại, rồi mất sáu tờ giấy màu, cũng đành bó tay.
Lên mạng search có video hay hướng dẫn cách làm không thì phá ra cười. Cả một núi comment, ý kiến của các vị phụ huynh có chung niềm đau khổ gửi về từ khắp xó xỉnh về một chuyện đơn giản.
Xin trích mấy comment ấn tượng:
Cô giáo của con em (đang học lớp 2) yêu cầu về làm bài gấp ” máy bay đuôi rời”, em loay hoay gấp được 6,7 bước rồi tịt luôn không biết nữa bác nào biết hướng dẫn cho em với. Em xin cảm ơn trước.
Cả nhà tôi đều pó tay. Không hiểu mấy ông trên bộ giáo dục, cái đầu nghĩ gì mà bắt học sinh lớp 2 làm máy bay lạ này. Chắc các lão hết việc rồi chăng.
Tôi đọc sách giáo khoa hướng dẫn mà còn không hiểu nổi cách nào gấp hình 7 ra được hình 8, làm sao con tôi 7 tuổi làm được?!!!
Mấy lão tiến sĩ giấy chỉ biết ngồi trên hành hạ con trẻ, viết sách cũng không ra hồn. May quá, mình mò ra được clip này, thấy xuất xứ trên youtube từ xứ tư bản giãy chết, mình đã chia sẻ cho các phụ huynh khác để hướng dẫn con làm.
Hai vợ chồng tôi thức cả đêm cũng không sao gấp được. Thế là đành “nghĩ” thêm thằng cu khác, liệu nó có thông minh hơn. Kết quả là gấp đống chăn màn đã nhầu nhĩ.
Mình ngồi vỉa hè chờ con ra, cháu đi luyện chữ bạn ạ. Chữ nào chữ đó phải giống nhau mới gọi là đẹp. Chứ như bên xứ bạn, thế là không được đâu.
3. Vĩ thanh
Thôi viết vội vài dòng cho bạn. Con mình ra rồi, hai mẹ con mình phải đi ăn nhẹ rồi còn chạy sô học thêm 1 cua nữa, nên dừng bút bạn nhé
Chúc bạn và cháu một ngày vui vẻ. Giờ chắc 7 giờ sáng bên đó, bắt đầu một ngày mới rồi.
Bạn nên rủ con bạn đi học thêm đi. Ở xứ mình nhà nhà học thêm, người người học thêm đấy, chứ con bạn suốt ngày chơi với thiên nhiên là mình lo, lo lắm. Bạn nên làm theo mình, sắp tới ngày 1-6 rồi, có 3 tháng nghỉ hè. Mình đang lên lịch học hè cho con đây.
Con cái chúng ta giỏi thật bạn ạ. Các nước khác nghỉ hè là con nít lên kế hoạch cho bố mẹ đi chơi. Xứ mình thì lớp học hè vẫn đông nghịt kể từ khi ve sầu kêu đến lúc lột xác, cuốc kêu, cuốc chết, con cháu vẫn ê a trong lớp như con cuốc cuốc thuở nào.
Phải học như thế mới có chỗ để chứa đống kiến thức Bộ giáo dục đã soạn ra. Con học, bố mẹ học, học ngày đêm, học qua hè mà chưa bao giờ hết lượng sách giáo khoa của bộ in ra, rồi được sự sáng tạo học thêm của các thầy cô vì đông lương ít ỏi đã nghĩ ra cách “kêu gọi” các em tới lớp.
Bộ giáo dục VN giỏi thật, con cái chúng ta giỏi thật, thế mà có mỗi anh Ngô Bảo Châu lại phải nhập quốc tịch Pháp, rồi sang Mỹ, mới thành người. Lạ thật đó.
Thân chào bạn
Kim Sóc 1-6-2012
Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012
Hiệu Minh - Email gửi Bí thư Thành ủy Hải Phòng
Blog Hiệu Minh -
Thưa anh Nguyễn Văn Thành,
Tôi viết thư này đúng lúc nghe tin ông Robert (Bob) Zoellick, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), tuyên bố không ứng cử vào nhiệm kỳ tiếp theo.
Năm 2007, WB trải qua khủng hoảng về lãnh đạo do ông Paul Wolfowitz, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ từ Lầu Năm Góc, về làm chủ tịch.
Trong thư gửi nhân viên, ông Bob Zoellick tự tin tổng kết, WB đã vượt lên số phận, tiếp tục đóng vai trò lãnh đạo thế giới trong phát triển, giúp nhiều quốc gia thoát nghèo trong đó có Việt Nam, bảo vệ môi trường, nâng cao giáo dục, chống tham nhũng, xây dựng chính phủ minh bạch và nhiều thành tựu khác.
Nhớ lại năm 2007, hàng chục ngàn cán bộ ưu tú của WB đã nổi giận vì cách thức mà ông Paul Wolfowitz điều hành, lại còn tăng lương cho người tình vô lối. Cuối cùng do sức ép của dư luận, Paul phải từ chức.
Ông Bob Zoellick đến với nhiệm vụ xử lý “WB đổ nát” mà người tiền nhiệm để lại. Nhìn những comment của nhân viên viết dưới bức thư, Chủ tịch sắp ra đi có thể tự hào vì đã làm được nhiều điều kỳ diệu.
Thật hạnh phúc, khi thủ trưởng rời nhiệm sở, có thể tự tin viết về những gì mình đã làm và được hàng ngàn nhân viên dưới quyền ca ngợi.
Là đồng hương Ninh Bình của anh, tôi muốn viết đôi chút về Hoa Lư. Vua Đinh Bộ Lĩnh cho rằng, miền đất địa linh nhân kiệt này xứng ngang tầm thủ đô Bắc Kinh cách đây hơn 1000 năm, nên ông gọi là Tràng An và sau đổi là Trường Yên.
Xã của chúng ta có họ Giang, tương truyền có họ hàng với nhà tiên tri mọi thời đại Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Theo gia phả họ Giang, người con thứ hai của Nguyễn Bỉnh Khiêm về ở ẩn tại Hoa Lư, thấy Hoàng Long Giang (sông Hoàng Long) và phong cảnh hữu tình nơi đây, nên đã đổi thành họ Giang và ông tự gọi là Hàn Giang Hầu (Giang Hàn Hầu).
Bia công đức nói về họ Giang. Ảnh: HM
Các cụ trong họ còn nói, ông Giang Văn Minh, được mệnh danh là vị sứ thần “Bất nhục quân mệnh” (Không để nhục mệnh vua), vì đã đối đáp thẳng thắn ở Trung Quốc và bị vua Minh Tư Tông hành hình vào năm 1638.
Theo các bậc trưởng lão thì tôi là hậu duệ thứ 34 hay 35 của ông cố tổ Giang Hàn Hầu. Đương nhiên, chuyện này cần có chứng minh bằng lịch sử rõ ràng hơn.
Viết đôi dòng mang tính truyền thuyết về dòng họ, tôi chỉ muốn nói rằng, Trường Yên người tài đức không thiếu.
Quê mình có Thượng tướng Nguyễn Hữu An, đánh đông dẹp bắc, từ thời Điện Biên Phủ đến đường 9 Nam Lào, vào Tây Nguyên rồi, sang Lào chiến thắng cánh đồng Chum, tới Campuchia diệt Pol Pot.
Hiện nay, xã có hơn một chục ngàn dân mà có nhiều người làm to. Thượng tướng CA Đặng Văn Hiếu đương chức, cựu Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến, và nhiều cán bộ cao cấp khác.
Đọc tin hôm nay lại nhận ra thêm một người nổi tiếng khác, chính là anh, Nguyễn Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, gốc Trường Yên. Làm tới Bí thư Thành ủy một thành phố quan trọng nhất nhì ở Việt Nam, người Ninh Bình rất tự hào.
Lâu lâu rồi, nghe tin anh Tiến mắc chuyện PMU18, dân trong xã cũng buồn. Nhưng đóng góp của anh Tiến cho con đường từ quốc lộ 1 về cố đô Hoa Lư được dân mấy xã Ninh Mỹ, Ninh Hòa, Ninh Giang và Trường Yên khen hết lời. Đường làm hơn chục năm mà vẫn tốt.
Những người nổi tiếng làm cho danh thơm của quê hương Đinh Bộ Lĩnh thêm lan tỏa khắp thế giới. Họ làm tốt được dân nhớ tới. Nếu làm sai dân cũng khó quên. Có những người như sứ thần Giang Văn Minh hay Trạng Trình danh nhân nước Việt, mấy trăm năm sau dân vẫn tôn thờ.
Nhà thờ họ Giang. Ảnh: HM
Mấy tháng gần đây, vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng đã làm cả nước sôi sục. Thủ tướng cũng phải vào cuộc vì những bất cập do cách hành xử lạ lùng của chính quyền địa phương.
Chuyện sai trái đã rõ. Đẩy người lương thiện vào chân tường, đưa bộ đội, công an vào những trấn áp sai nghiêm trọng. Lạm dụng quyền lực, dối trên, lừa dưới, đổ thừa lỗi cho người khác một cách ngang nhiên mà các quan địa phương không biết xấu hổ.
Chiến thắng hay thất bại, được và mất ở địa phương nào dù to nhỏ, trách nhiệm và cả công lao thuộc về Bí thư đảng. Vì ở nước mình, Đảng lãnh đạo, Chính quyền thực hiện.
Dù Thủ tướng đã kết luận rõ ràng, thế nhưng tại CLB Bạch Đằng, trước 500 bô lão Hải Phòng, anh Thành đã ngang nhiên nói với người tham dự : “Báo chí nói sai, ghép ảnh chỗ khác chứ đâu có chuyện xe ủi nhà ông Vươn, không ca ngượi công an-bộ đội, có biểu hiện bôi nhọ; Có bậc lão thành nói không chuẩn; Ông Vươn xây nhà không có trong quy hoạch- trốn nợ thuế- không có tí công tích gì-trong khí đó Tiên Lãng tạo mọi thuận lợi cho anh Vươn. Đã gây dư luận phủ nhận công lao quá khứ của huyện Tiên Lãng, nhân dân cả nước chỉ tập trung vào vụ này để ngưng trệ sản xuất”.
Nếu cấp dưới như đại tá Đỗ Hữu Ca, chủ tịch huyện Tiên Lãng, chủ tịch xã Vinh Quang, hay kể cả phó chủ tịch Hải Phòng nói như vậy, đã là quá sai.
Nhưng từ miệng một người lãnh đạo tối cao về Đảng ở Hải Phòng, thì quả thật, anh Thành đã đi quá xa.
Nhân dân, rồi báo chí, và blog đã bình chán về lời anh rồi. Kể cả các vị lão thành cách mạng cũng bức xúc vì những gì chính quyền Hải Phòng gây ra cho gia đình anh Đoàn Văn Vươn. Tôi không muốn gợi lại nỗi đau.
Tôi chỉ muốn nói, con đường công danh của anh còn khá vì sinh năm 1957, có thể vào Bộ Chính trị, lên cao nữa. Đã có nhiều người thành đạt rất cao từ đất cảng. Ở anh có cả hai yếu tố trời cho: người gốc Cố đô Hoa Lư, trưởng thành ở Hải Phòng hoa phượng đỏ.
Vụ việc Tiên Lãng đang ở trong tay, nếu biết xử lý, anh sẽ tiến xa. Nếu chỉ lo ôm ghế, bảo vệ thuộc hạ làm sai, thì tôi tin, số phận anh sẽ giống như Paul Wolfwitz, cựu chủ tịch WB, ra đi trong sự cười chê của thiên hạ.
Cố đô Hoa Lư. Ảnh: HM
Người dân mong khi từ nhiệm, anh tự tin viết vài trang về những đóng góp lớn lao cho Hải Phòng như anh Bob Zoellick đã nói ở trên.
Hay anh muốn ra đi trong sự thở dài ngao ngán của hàng triệu người dân, nhất là huyện Tiên Lãng, quê nhạc phụ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Muốn làm người cố đô địa linh nhân kiệt, để khi anh về quê, có xe đưa lọng đón, hay đi trong lặng lẽ, chẳng dám ngẩng đầu chào ai. Có người ở quê mình từng làm quan to đã và đang như thế rồi.
Việc đó tùy thuộc vào cung cách anh xử lý vụ việc Tiên Lãng hôm nay. Hoàn toàn chưa muộn. Quả bóng vẫn trong chân anh.
Chúc Bí thư Nguyễn Văn Thành…thành đạt, xứng tầm con cháu Đinh – Lê và giúp cải thiện hình ảnh quê ngoại Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Tiên Lãng, không còn xấu hổ vì chuyện cưỡng chế đất vừa qua.
Cuối thư, xin chép tặng anh bài thơ, được cho là của Trạng Trình viết cách đây hơn 500 năm mà vẫn còn nguyên giá trị cho thời đại này
Trạng Trình trong nhà thờ họ Giang.
Ảnh: HM
THÓI ĐỜI 1 – Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm
Thế gian biến cải vũng nên đồi,
Mặn nhạt, chua cay, lẫn ngọt bùi.
Còn bạc còn tiền, còn đệ tử,
Hết cơm hết rượu, hết ông tôi.
Xưa nay đều trọng người chân thực,
Ai nấy nào ưa kẻ đãi bôi.
Ở thế mới hay người bạc ác,
Giàu thì tìm đến, khó tìm lui.
Cảm ơn bác LVS và bác Codamanxoi đã giúp sửa cái tít cho đúng nguồn.
Hiệu Minh. Gửi từ Washington DC. 21-02-2012.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)