Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2023
Hải Di Nguyễn: 50 năm Hiệp định Paris: Việt Nam trên ván cờ chính trị thế giới
27/1/2023 là tròn 50 năm ngày ký Hiệp định Paris, để Mỹ rút quân khỏi cuộc chiến Việt Nam.
Nhìn lại Hiệp định Paris sau nửa thế kỷ, tôi phỏng vấn ông Từ Thức, ký giả của miền Nam có mặt theo dõi hội đàm từ đầu đến cuối; sử gia Lê Mạnh Hùng; và kỹ sư Nguyễn Gia Kiểng, người sáng lập và đứng đầu Tập hợp Dân chủ Đa nguyên.
Hiệp định Paris có những lỗ hổng nào?
Hiệp định Paris là hiệp định chấm dứt chiến tranh, ký ngày 27/1/1973. Các bên đàm phán chính thức là Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt), Việt Nam Cộng hòa (Nam Việt Nam), và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam).
Ông Nguyễn Gia Kiểng cho rằng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam “được coi như là một trong hai “bên miền Nam” trong khi ai cũng biết nó không có thực chất nào cả mà chỉ là một danh xưng rỗng nghĩa. Lực lượng cộng sản chiến đấu tại miền Nam hoàn toàn của Hà Nội và do Hà Nội điều khiển.
Bùi Văn Phú: Nhớ về ngày 27-1 năm mươi năm trước
Năm 1972 là quãng thời gian với nhiều lo âu cho tôi và các bạn nam sinh cùng lớp vì hết niên học chúng tôi phải qua kỳ thi Tú tài I, đậu hay rớt tương lai sẽ là những khúc rẽ cuộc đời. Tôi học lớp 11 ban B toán lý hoá, ngoài những giờ trong lớp tại trường Nguyễn Bá Tòng Gia Định tôi còn đi học luyện thi ở trường Hàn Thuyên nằm trong một ngõ trên đường Chi Lăng để cố gắng thi đậu, mừng cho chính bản thân và là niềm vui cho gia đình.
Còn ba tháng nữa đến ngày thi, cuối tháng 3-1972 bộ đội cộng sản Bắc Việt mở ra các cuộc tấn công vào miền Nam mà báo chí gọi là “Mùa Hè Đỏ Lửa”, từ Quảng Trị, Kontum vào Bình Long, An Lộc. Không như những cuộc tấn công du kích hồi Tết Mậu Thân 1968 vào nhiều tỉnh thành, lần này bộ đội cộng sản đem cả xe tăng, đại pháo tràn qua vĩ tuyến 17 đánh chiếm Quảng Trị.
Đại uý Không quân Trần Thế Vinh, một cựu học sinh trường Nguyễn Bá Tòng, đã trở thành anh hùng diệt tăng T-54 và đã bỏ mình trong một phi vụ khi chiến đấu cơ của anh trúng đạn phòng không nơi tuyến đầu tổ quốc.
Trương Nhân Tuấn: Hiệp định Paris 27 tháng Giêng năm 1973: 50 năm nhìn lại

Ông Trương Nhân Tuấn,
nhà nghiên cứu về lãnh thổ,
biên giới, biển đảo và luật quốc tế
1/ Hiệp định Paris 27 tháng Giêng 1973 về Chấm dứt chiến tranh và Thiết lập lại hòa bình (từ nay gọi là Hiệp định Paris 1973).

nhà nghiên cứu về lãnh thổ,
biên giới, biển đảo và luật quốc tế
Nguyên thủy gồm hai bản được đánh dấu (a) và (b), nội dung hầu như không khác nhau. Cả hai bản được lưu trữ ở Liên Hiệp Quốc, do phía Mỹ đệ trình, ngày 13 tháng Năm năm 1974.
Hiệp định được viết bằng tiếng Anh và tiếng Việt, cả hai đều có giá trị tương đương như nhau.
Ngoài ra Mỹ còn đính kèm hồ sơ lưu trữ Liên Hiệp Quốc văn bản thứ ba, đánh dấu (ab), là bản tuyên bố chung cuộc Hiệp định Genève 1954 về vấn đề thiết lập nền hòa bình tại Đông Dương.
Hiệp định Paris 1973 có 9 Chương và 23 Điều.
Chương 1, gồm điều 1, nói về Quyền dân tộc cơ bản của nhân dân VN.
Chương 2, từ điều 2 đến điều 7, nói về “chấm dứt chiến sự và rút quân”.
Chương 3 gồm điều 8 nói về việc trao trả tù nhân.
Chương 4, từ điều 9 đến điều 14, nói về việc thực hiện quyền dân tộc tự quyết của nhân dân miền Nam.
Chương 5 gồm điều 15 nói về việc thống nhứt đất nước và vấn đề quan hệ giữa miền Bắc và miền Nam.