Hiển thị các bài đăng có nhãn Hội thảo 20 năm văn học Miền Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hội thảo 20 năm văn học Miền Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Chủ Nhật, 11 tháng 1, 2015
Đinh Từ Bích Thúy - Tôi Là Ai: Nhận Thức Học Trong Truyện “Khi Từ Thức Về Trần” của Bình-Nguyên Lộc
Vì sao tôi đã chọn đề tài
thuyết trình truyện vừa “Khi Từ Thức Về Trần” của Bình-Nguyên Lộc cho Hội Thảo
Văn Học Miền Nam? Có nhiều lý do. Ông là một tác giả vừa đặc thù vừa tiêu biểu
cho nền văn học miền Nam Việt Nam. Văn nghiệp ông phong phú như nồi cơm không
đáy trong một truyện cổ tích tôi đọc hồi còn bé.
Có thể nói rằng không gian
văn chương của Bình-Nguyên Lộc rất rộng, rất đa nguyên, nó bao gồm lịch sử, văn
hóa, và bản sắc dân tộc. Văn chương của ông quan tâm về nhận thức học
(epistemology), vì nhận thức học đi liền với khái niệm về bản sắc và truyền
thống văn hóa. Bài khảo cứu của ông về nguồn gốc địa danh thành phố Sàigòn cũng
là một câu chuyện rất thú vị về lịch sử di dân và nền tảng văn hóa của người
dân miền Nam. Cái tên Sàigòn có phải từ gốc tiếng Miên là Prây Kor (Rừng Bò),
hoặc từ tiếng Tàu, trước được phiên âm là Thầy Gòn, Sài Gòng, Xì Cống hay Sài
Côn? Văn chương của Bình-Nguyên Lộc có sự nối kết giữa các thời đại, nhưng cũng
cho ta thấy những đặc điểm về phong tục, tâm lý, và ngôn ngữ của một chặng điểm
nhất định trong lịch sử miền Nam.
Thứ Bảy, 10 tháng 1, 2015
Đặng Thơ Thơ - Khảo Sát Khái Niệm Di Sản, Gia Tài, và Bóng Ma của Mẹ trong Văn Học Miền Nam
Đặng Thơ Thơ |
(qua
các tác phẩm của Viên Linh, Dương Nghiễm Mậu, Nhã Ca, Minh Quân, và Trùng Dương)
"Một ngàn năm nô
lệ giặc Tàu
Một trăm năm nô lệ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ để lại cho con
Gia tài của mẹ là nước Việt buồn.”
Một trăm năm nô lệ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ để lại cho con
Gia tài của mẹ là nước Việt buồn.”
Năm 1965 Trịnh Công Sơn viết ca khúc “Gia Tài Của Mẹ” và gọi cuộc chiến Việt Nam là nội chiến và ví đất nước như một thứ gia tài “buồn” của Mẹ. Trước đó, năm 1963, các nhà văn Viên Linh và Dương Nghiễm Mậu đã viết những tác phẩm với nội dung về di sản hay dự phóng về tương lai của dân tộc qua ẩn dụ về gia tài của Mẹ và qua việc tranh chấp giữa những người con. Phần trình bày của tôi là một cố gắng nhằm tìm hiểu quan điểm về màu da, giới tính, chủng tộc, và giai cấp như một thứ di sản của Miền Nam Việt Nam. Bài viết này là một cách đọc lại Thị Trấn Miền Đông (TTMĐ) của Viên Linh trong ý niệm về Mẹ/ Cái Chết của Mẹ/ Sự Ám Ảnh của Hồn Ma Mẹ/và tất nhiên trong một bao trùm lên tất cả, là cách những người con của dân tộc kế thừa Gia Tài của Mẹ ra sao. Vì chủ đề của bài viết này khởi đi từ việc đọc TTMĐ, những tác phẩm khác đề cập trong bài, tùy theo mức độ nhiều hay ít, đều nằm trong tương quan đối chiếu với TTMĐ, và những tác phẩm này bao gồm: hai truyện dài Gia Tài Người Mẹ (GTNM) của Dương Nghiễm Mậu và Đêm Nghe Tiếng Đại Bác (ĐNTĐB) của Nhã Ca về các mặt ý thức hệ và định nghĩa về di sản của Mẹ, truyện ngắn “Cuộc Chơi Đã Kết Thúc”(CCĐKT) của Trùng Dương về khái niệm cái Chết của Mẹ, và truyện ngắn “Ăn Chịu Thử Một Lần” (ĂCTML) của Minh Quân cùng với Gia Tài Người Mẹ về quan điểm màu da, giới tính, và chủng tộc trong di sản của Mẹ để lại. Bài viết sẽ tìm cách mở rộng những câu hỏi về căn cước Việt Nam trong cuộc “tranh chấp tương tàn” như Dương Nghiễm Mậu đã nêu ra, câu hỏi về tương lai của đất nước trong bối cảnh hậu thuộc địa và ý thức hệ nội chiến, và dự cảm của Văn Học Miền Nam đứng vào thời điểm năm 1963 khi Viên Linh viết TTMĐ và Dương Nghiễm Mậu viết GTNM.
Thứ Hai, 5 tháng 1, 2015
Nguyễn Hưng Quốc - Văn học miền Nam hay văn học đô thị miền Nam?
Nhân cuộc hội thảo về văn học Miền Nam 1954-75 được tổ chức tại California trong hai ngày 6 và 7 tháng 12 năm 2014 vừa qua, tôi không khỏi nghĩ ngợi về một thuật ngữ mới xuất hiện ở Việt Nam mấy năm gần đây: “văn học đô thị miền Nam”.
Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2015
Phạm Phú Minh - Công việc xuất bản và phát hành tại miền Nam trước 1975
![]() |
Nhà văn Phạm Phú Minh |
Nếu so sánh nền văn học của một quốc gia như là phần trí tuệ và tình cảm của một con người thì việc in sách, phát hành sách, việc mua bán sách lại có thể ví như chuyện ăn uống, tiêu hóa, dinh dưỡng cho cơ thể của con người đó. Ít ra cái này cũng là điều kiện sinh tồn cho cái kia. Sách viết ra mà không có nhà xuất bản coi sóc in ấn, không có nhà phát hành phân phối để tới tay người dân mua về đọc và thưởng thức, thì coi như cuốn sách đó chưa hiện hữu trong đời sống của một quốc gia, của một cộng đồng.
Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015
Nguyễn Đức Tùng - THƠ NHÂN CHỨNG: NGỌN LỬA CUỐI CÙNG CỦA TỰ DO
![]() |
Ảnh chụp tại cuộc Hội thảo Văn học Miền Nam ngày 6/12/2014, từ trái: Trần Doãn Nho, Bùi Vĩnh Phúc, Nguyễn Hoàng Nam, Lena Nguyễn, Nguyễn Hưng Quốc, Nguyễn Đức Tùng, Phạm Phú Minh, Phùng Nguyễn. |
Lời
dẫn: Một
bản rút ngắn của bài tham luận này đã được trình bày trong Hội thảo về Văn học
miền Nam, tổ chức ngày 6 và 7 tháng 12, 2014, tại California. Có nhiều định
nghĩa về một dòng văn học: tùy theo thời gian hay nội dung, tác giả hay tác phẩm.
Tác giả đã chọn định nghĩa nội dung: văn học miền Nam tràn qua ranh giới tháng 4 năm
1975. Nhìn chung, ở vùng kế tiếp, các giai đoạn văn học gần nhau đều nằm gối
lên nhau. - NĐT
Trong những hoàn cảnh
khắc nghiệt, thơ có thể làm được gì?
Đói khát, chiến tranh, tù
đầy, vượt biển, tra tấn. Cực điểm của lịch sử, tận cùng của số phận và nhân phẩm.
Suốt hai mươi năm, 1954-1975,
thơ miền Nam hào hứng mở đường, mê mải làm mới ngôn ngữ, trong khi tạo ra những
giá trị không ai có thể nghi ngờ trong gia tài nghệ thuật chung của đất nước, tạo
nên một trong những nền thơ lớn nhất của dân tộc nửa sau thế kỷ hai mươi, thì
nó cố tình bỏ quên một điều.
Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014
Bùi Vĩnh Phúc - Về nhận định của nhà phê bình Vương Trí Nhàn
![]() |
Nhà phê bình Bùi Vĩnh Phúc (hình: Uyên Nguyên) |
(qua bài “Nhân Một Hội Thảo về Văn Học Miền Nam”)
Tôi đã được đọc bài viết của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn (VTN) ở trong nước, với tựa đề là “Nhân Một Hội Thảo về Văn Học Miền Nam” (*). Bài viết tương đối ngắn nhưng cho thấy có những thiện chí trong việc thắp sáng niềm tin vào sự tất yếu của một sự kết hợp văn học hai miền trong thời gian hai mươi năm chiến tranh 1954 – 1975, và
của văn học trong và ngoài nước.
Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014
TRANG CHUYÊN ÐỀ: HAI MƯƠI NĂM VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975
Cuộc hội thảo về hai mươi năm văn học Miền Nam 1954-1975 lần đầu tiên được tổ chức từ 10AM đến 4:30PM trong hai ngày 6 và 7 tháng 12, 2014 tại: Thứ Bảy 6/12/2014: Toà soạn nhật báo Người Việt 14771-14772 Moran Street Westminster, CA 92683; và Chủ Nhật 7/12/2014: Toà soạn nhật báo Việt Báo 14841 Moran St. Westminster, CA92683.
Gần 20 nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình và nghiên cứu văn học tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp và Úc sẽ phân tích những đặc điểm, thành tựu và ảnh hưởng của văn học tại Miền Nam trong giai đoạn từ 1954 đến 1975 vốn bị nhà cầm quyền trong nước tìm mọi cách cấm đoán và triệt tiêu từ sau biến cố 30/4/1975.
Ban tổ chức: Nhật báo NGƯỜI VIỆT - Nhật báo VIỆT BÁO - Báo mạng TIỀN VỆ (http://tienve.org) - Báo mạng DA MÀU (http://damau.org)
- Phạm Phú Minh - CÔNG VIỆC XUẤT BẢN VÀ PHÁT HÀNH TẠI MIỀN NAM TRƯỚC 1975
- Nguyễn Đức Tùng - THƠ NHÂN CHỨNG: NGỌN LỬA CUỐI CÙNG CỦA TỰ DO
- Trương Vũ - VỊ TRÍ CỦA SÁNG TẠO TRONG SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HỌC MIỀN NAM SAU 1954
- Ngự Thuyết - THANH TÂM TUYỀN, NHÀ THƠ TIÊN PHONG
- Phùng Nguyễn - VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975: ĐƯỜNG VỀ GIAN NAN
- Trần Doãn Nho - TÍNH “VĂN HỌC” TRONG VĂN HỌC MIỀN NAM
- Bùi Vĩnh Phúc - HAI MƯƠI NĂM VĂN HỌC MIỀN NAM (1954 – 1975): PHẨM TÍNH VÀ Ý NGHĨA (*)
- Trịnh Thanh Thủy - Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG TÁC PHẨM CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ TỪ 1954-1975
- Trangđài Glassey-Trầnguyễn - 40 NĂM VĂN HỌC MIỀN NAM THẤT THỦ: THẾ HỆ HẬU CHIẾN KHƯỚC TỪ THÂN PHẬN MỒ CÔI
- Du Tử Lê - VĂN HỌC MIỀN NAM 54-76 (59): VÀI KHÍA CẠNH ĐẶC THÙ CỦA 20 NĂM VĂN HỌC MIỀN NAM
Sẽ cập nhật thường xuyên
Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014
Trương Vũ - VỊ TRÍ CỦA SÁNG TẠO TRONG SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HỌC MIỀN NAM SAU 1954
Nguồn: Tiền Vệ
Bài tham luận của nhà văn/hoạ sĩ Trương Vũ trong HỘI THẢO VỀ 20 NĂM VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975, tại California, ngày 7 tháng 12 năm 2014.
Tháng 10 năm 1956, tạp chí Sáng Tạo ra đời,
đóng góp vào sự phát triển của nền văn học miền Nam trong một giai đoạn đầy biến
động của đất nước. Trong suốt hơn 20 năm, từ 1954 đến 1975, có rất nhiều nỗ lực
khác nhau, cá nhân hay tập thể, trong hay ngoài văn giới, đóng góp vào sự phát
triển này. Thế nhưng, đóng góp của Sáng Tạo, như một tạp chí, một vận
động văn học, và như một tập thể, vẫn có một tính cách đặc biệt, và giữ một vai
trò quan trọng.
Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014
Ngự Thuyết - Thanh Tâm Tuyền, Nhà Thơ Tiên Phong
(Đã
được tác giả thuyết trình trong cuộc hội thảo về Văn học Miền Nam 1954-1975, được
tổ chức tại Little Saigon Nam California vào hai ngày 6 và 7 tháng 12, 2014)
![]() |
Nhà văn Ngự Thuyết |
Kính thưa quý vị, tôi rất
hân hạnh trình bày đề tài “Thanh Tâm Tuyền (TTT), Nhà Thơ Tiên Phong”. TTT
tên thật là Dzư Văn Tâm, sinh ngày 13/3/1936 tại
Vinh, Nghệ An, viết văn, làm thơ, thỉnh thoảng viết về phê bình, và lý
luận văn học khi còn rất trẻ. Tập thơ Tôi Không Còn Cô Độc (TKCCĐ), xuất bản năm 1956 tại Sài Gòn khi TTT mới 20
tuổi. Tám năm sau, năm 1964, Liên, Đêm, Mặt Trời Tìm Thấy (LĐMTTT) ra đời. Theo lệnh động viên, ông nhập ngũ năm 1962,
giải ngũ năm 1966. Năm 1968 tình hình chiến sự căng thẳng, ông tái ngũ
và phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cho đến khi Miền Nam thất
thủ năm 1975. Ông ở tù bảy năm dưới chế độ Cộng Sản. Năm 1990, theo diện HO, ông sang định cư tại Hoa Kỳ, cho
in tập thơ cuối cùng, Thơ Ở Đâu Xa (TỞĐX), và qua đời
ngày 22/3/2006 tại Minnesota, Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014
Phùng Nguyễn - Văn Học Miền Nam 1954-1975: Đường Về Gian Nan
![]() |
Nhà văn Phùng Nguyễn |
Tham luận
LTG: Dưới đây là toàn văn bài tham luận dành cho cuộc Hội thảo Văn Học Miền Nam 1954-1975 tổ chức vào hai ngày 6 và 7 tháng 12 năm 2014 tại quận Cam, California – USA. Chỉ một phần của bài tham luận này được trình bày trong buổi hội thảo vì giới hạn thì giờ dành cho mỗi diễn giả. PN
Tiệm
cho thuê sách của gia đình
Vào những
ngày đầu tháng 5 năm 1975, một cậu bé 6 tuổi chứng kiến một điều khó quên. 30
năm sau, năm 2005, cậu ghi lại hình ảnh này trong một bài thơ có tựa đề “Tiệm cho thuê sách của gia đình.” Bài thơ được
chọn đăng trên mạng Da Màu vào tháng 5 năm 2007 nhân kỷ niệm 32 năm ngày miền
Nam đổi chủ.
Khi người ta đem xe ba gác đến dẹp,
bố tôi mở cửa mời mấy người hàng xóm
vào xem và lấy tùy thích.
Những quyển sách chính tay ông chọn
mua về, đóng bìa cho thêm chắc chắn,
đóng dấu của tiệm vào vài chỗ, và
đánh số mục trước khi xếp lên kệ.
Hồi bố tôi đi cải tạo, một số sách muốn trở về.
Vài người hàng xóm tốt bụng đem trả.
Nhưng mẹ tôi từ chối: có những quyển
họ mua lại ngoài chợ trời nhờ nhận ra
cái bìa, những quyển kia, họ đã lấy —
từ hôm ấy — và đọc thoải mái.
Lẩn vào trong bài thơ, nên không
dễ thấy như một cái bìa sách,
Lại thường xa cách hơn một người hàng xóm,
Nhưng tôi, cũng muốn người đọcgiữ luôn một cái gì.
Khi người ta đem xe ba gác đến dẹp,
bố tôi mở cửa mời mấy người hàng xóm
vào xem và lấy tùy thích.
Những quyển sách chính tay ông chọn
mua về, đóng bìa cho thêm chắc chắn,
đóng dấu của tiệm vào vài chỗ, và
đánh số mục trước khi xếp lên kệ.
Hồi bố tôi đi cải tạo, một số sách muốn trở về.
Vài người hàng xóm tốt bụng đem trả.
Nhưng mẹ tôi từ chối: có những quyển
họ mua lại ngoài chợ trời nhờ nhận ra
cái bìa, những quyển kia, họ đã lấy —
từ hôm ấy — và đọc thoải mái.
Lẩn vào trong bài thơ, nên không
dễ thấy như một cái bìa sách,
Lại thường xa cách hơn một người hàng xóm,
Nhưng tôi, cũng muốn người đọcgiữ luôn một cái gì.
Cậu bé 6
tuổi ngày xưa chính là nhà thơ Lê Đình Nhất Lang, và người chọn sách để mua,
đóng thêm bìa cho chắc chắn là nhà thơ, nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội
nay đã quá cố Lê Đình Điểu, một tên tuổi rất quen thuộc trong giới cầm bút ở
Hải ngoại. Trong bài thơ này, “Tiệm cho thuê sách của gia đình,” “một cái gì”
mà tác giả Lê Đình Nhất Lang muốn chúng ta giữ luôn chứ không chỉ giữ
lại, đối với tôi chính là một mảnh, dù rất nhỏ, của một nền văn học đầy hứa hẹn
được xây dựng và phát triển trong hơn hai mươi năm ở miền Nam. Nền văn học này
thường được biết dưới cái tên Văn Học Miền Nam giai đoạn 1954-1975.
Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014
Trần Doãn Nho - Tính “văn học” trong văn học miền Nam
![]() |
Nhà văn Trần Doãn Nho |
(LTG: Đây là bản chính bài thuyết trình trong buổi hội thảo về VHMN tổ chức tại
tòa soạn nhật báo Người Việt vào ngày 6/12/2014. Do giới hạn về thời gian, nhiều
chi tiết trong bài viết đã không được trình bày tại buổi hội thảo; và ngược lại,
một số chi tiết được triền khai khi phát biểu vốn không có trong bài viết.)
Đề tài tôi trình bày trong buổi hội
thảo hôm này là “Tính văn học trong văn học miền Nam”.
Chắc có người cho rằng chữ dùng
nghe có vẻ không mấy thích hợp. Và thừa. Đã nói về một nền văn học, sao còn đặt
vấn đề “tính văn học”?
Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014
ĐẶNG PHÚ PHONG - HỘI THẢO 20 NĂM VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975. (Phần tiếp theo vào ngày 7/12/14)
Buổi Hội thảo được tiếp thục vào
ngày 7/12/14 tại hội trường Việt Báo. Chủ tọa là hai nhà phê bình Nguyễn Hưng
Quốc và Hoàng Ngọc Tuấn đến từ Úc . Diễn già đầu tiên là nhà biên khào, lý luận
văn học Đinh Từ Bích Thúy với chủ đề:
“Trách Nhiệm của Người Trí Thức Trong Môi Trường Đa Nguyên của Miền Nam
Trước 1975: Đọc (Truyện Vừa) Khi Từ Thức Về Trần của Bình Nguyên Lộc”
![]() |
Nhà biên khảo Đinh Từ Bích Thúy |
Tiểu sử: Đinh Từ Bích Thúy là biên tập viên tạp chí văn chương mạng Da Màu, chuyên về lãnh vực phê bình, dịch thuật và biên khảo. Tốt nghiệp ngành Luật và cử nhân danh dự môn văn chương Anh/Pháp từ University of Virginia. Ngoài Da Màu, cũng từng cộng tác với Việt Báo, Hợp Lưu, Diacritics, Amerasia Journal, Manoa và Rain Taxi Review of Books.
Nhà biên khảo Đinh Từ Bích Thuý (ĐTBT) giải thích tại sao chọn đề
tài thuyết trình truyện vừa “Khi Từ Thức Về Trần” của Bình-Nguyên Lộc trong Hội
Thảo Văn Học Miền Nam: “Ông là một tác giả vừa đặc thù vừa tiêu biểu cho nền
văn học miền Nam Việt Nam. Văn nghiệp ông phong phú, có thể nói rằng không gian
văn chương của Bình-Nguyên Lộc rất rộng, rất đa nguyên, nó bao gồm lịch sử, văn
hóa, và bản sắc dân tộc. Văn chương của ông quan tâm về nhận thức học
(epistemology), vì nhận thức học đi liền với khái niệm về bản sắc và truyền thống
văn hóa. Bài khảo cứu của ông về nguồn gốc địa danh thành phố Sàigòn cũng là một
câu chuyện rất thú vị về lịch sử di dân và nền tảng văn hóa của người dân miền
Nam. Cái tên Sàigòn có phải từ gốc tiếng Miên là Prây Kor (Rừng Bò), hoặc từ tiếng
Tàu, trước được phiên âm là Thầy Gòn, Sài Gòng, Xì Cống hay Sài Côn? Văn chương
của Bình-Nguyên Lộc có sự nối kết giữa các thời đại, nhưng cũng cho ta thấy những
đặc điểm về phong tục, tâm lý, và ngôn ngữ của một chặng điểm nhất định trong lịch
sử miền Nam.”
Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014
Bùi Vĩnh Phúc - Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam (1954 – 1975): Phẩm Tính và Ý Nghĩa (*)
![]() |
Nhà lý luận, phê bình văn học Bùi Vĩnh Phúc (Hình: Uyên Nguyên) |
I. Giới thiệu vấn đề
Văn học miền
Nam, từ 1954 đến 1975, là một đóng góp và một thành tựu của văn học Việt Nam,
trong một giai đoạn thuộc nửa sau thế kỷ XX.
Nó chỉ tồn tại trong vòng 20 năm, nhưng nó đã là một tồn tại quan trọng
và không thể thiếu của giai đoạn này. Nói
một cách thẳng thắn, nền văn học này nối kết Việt Nam với thế giới, với nhân
loại, trong những khía cạnh hiện-hữu-người một cách vừa bao quát vừa thâm sâu
nhất. Nó chia sẻ và phản ánh thân phận
và những tình cảm của con người ở những
độ rung, những bảng mầu gần gũi với các nền văn học hiện đại của thế giới, dĩ
nhiên với những âm vang và sắc độ riêng của đời sống xã hội và tinh thần của
người Việt.
Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014
ĐẶNG PHÚ PHONG - HỘI THẢO 20 NĂM VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975.
![]() |
Nhà văn Đặng Phú Phong (Hình: Uyên Nguyên) |
LITTLE SAIGON. Trong
2 ngày 6-7/12/2014, nhật báo Người Việt và nhật báo Việt Báo kết hợp với 2 trang mạng văn học là Da Màu và
Tiền Vệ đã tổ chức một cuộc hội thảo khá quy mô với 16 diễn giả nói về các đề
tài trong phạm vi văn học miền Nam Việt Nam từ 1954 đến 1975.
Ngày đầu tiên (6/12/14)
được tổ chức tại phòng hội của báo Người Việt bắt đầu lúc 10:00 sáng. Mở
đầu bằng nghi thức chào cờ VNCH và phần mặc niệm tưởng nhớ các văn nghệ sĩ đã mất, đặc biệt những người mất trong các trại
cải tạo sau năm 1975. Sau đó LS. Phan Huy Đạt, Chủ Nhiệm báo Người Việt tuyên bố khai mạc, chào mừng quan khách.
Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014
Trịnh Thanh Thủy - Ý thức nữ quyền trong tác phẩm của các nhà văn nữ từ 1954-1975
![]() |
Nhà văn Trịnh Thanh Thủy (Hình: Uyên Nguyên) |
Bài nói chuyện trong buổi
“Hội Thảo 20 năm văn học Miền Nam Việt Nam”
Gần đây, có lẽ nhiều người trong chúng ta từng nghe nói đến giải Nobel Hoà Bình năm nay được trao cho hai người, một Ấn Độ và một Pakistan. Họ đều là các nhà hoạt động vì quyền lợi của phụ nữ và trẻ em.
Người thứ nhất, Ông Kailash Satyarthi là một kỹ sư điện Ấn Độ, 60 tuổi, từng đấu tranh hỗ trợ cho các trẻ em và phụ nữ, những người làm việc tại các nhà máy Ấn Độ như những kẻ nô lê. Họ bị bóc lột sức lao động và là nạn nhân của bạo lực cũng như tấn công tình dục.
Trangđài Glassey-Trầnguyễn - 40 Năm Văn Học Miền Nam Thất Thủ: Thế hệ Hậu Chiến khước từ Thân phận mồ côi
TIỂU SỬ NGẮN do
Chủ Toạ/Nhà văn Bùi Bích Hà giới thiệu:Trangđài
Glassey-Trầnguyễn (trangdai.net), một chuyên gia nghiên cứu về Cộng đồng người
Việt hải ngoại, là học giả duy nhất trên thế giới đã thực hiện hàng trăm cuộc
phỏng vấn lịch sử truyền khẩu với người Việt ở cả bốn châu lục: Á, Âu, Úc, và Mỹ.
Một tác giả song ngữ đoạt nhiều giải thưởng, Trangđài tiên phong ghi lại lịch sử
của người Việt tại Quận Cam qua Dự án Vietnamese American Project từ thập niên
1990 bằng chính student loans của mình, và đoạt giải quán quân tại cuộc tranh
tài nghiên cứu của CSU năm 2004 với bài viết “Quận Cam, Sử Vàng.” Cô là người
Việt duy nhất được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cấp học bổng Fulbright tòan phần, bậc tối
ưu, để nghiên cứu về người Việt tại Thụy Điển. Cô tốt nghiệp 4 cử nhân cùng
lúc, là thủ khoa 2 ngành và cũng tốt nghiệp cao học Sử Học với hai giải thủ
khoa tại CSUF. Trangđài tốt nghiệp Cao học ngành Nhân chủng học tại Đại học
Stanford, và hiện đang hoàn tất chương trình tiến sĩ.
Xin cám ơn Nhà văn Bùi Bích Hà,
Xin trân trọng kính chào quý vị,
Trong phần trình bày của mình, tôi xin
nhắm tới bốn điểm chính.
1. Thứ nhất, 40 năm Văn học miền Nam thất thủ từ cái nhìn của thế hệ hậu chiến;
2. Thứ hai, một số hệ quả văn học và ngôn ngữ đối với thế hệ hậu chiến;
3. Thứ ba, chúng tôi từng mồ côi, nhưng không chấp nhận mồ côi;
4. Và để kết, tôi xin đưa ra một vài gợi ý về căn tính sắc tộc trong sáng tác của những thế hệ ngoại biên, nhất là tương quan của họ với tiếng Mẹ đẻ trong quá trình sáng tạo.
1. Thứ nhất, 40 năm Văn học miền Nam thất thủ từ cái nhìn của thế hệ hậu chiến;
2. Thứ hai, một số hệ quả văn học và ngôn ngữ đối với thế hệ hậu chiến;
3. Thứ ba, chúng tôi từng mồ côi, nhưng không chấp nhận mồ côi;
4. Và để kết, tôi xin đưa ra một vài gợi ý về căn tính sắc tộc trong sáng tác của những thế hệ ngoại biên, nhất là tương quan của họ với tiếng Mẹ đẻ trong quá trình sáng tạo.
DU TỬ LÊ - VÀI KHÍA CẠNH ĐẶC THÙ CỦA 20 NĂM VĂN HỌC MIỀN NAM
(Bài nói chuyện trong cuộc Hội thảo chủ đề “20 Năm văn học miền Nam, tổ chức tại phòng SH nhật báo Người Việt, Thứ Bảy, ngày 6 tháng 12-2014)
![]() |
Nhà thơ Du Tử Lê (Hình: Uyên Nguyên) |
Không cần phải nhấn mạnh, chúng ta đều biết dòng VH miền Nam 20 năm, là một dòng văn học cực kỳ phong phú, nhiều mầu sắc. Dù tuổi thọ của dòng VH đó, chỉ kéo dài vỏn vẹn có 20 năm.
- Đứng về phương diện nhân sự tức những cá nhân làm thành dòng VH này, tôi trộm nghĩ, có thể tạm chia thành 3 thành phần chính:
- Thành phần thứ nhất: Những nhà văn, nhà thơ gốc miền Bắc
- Thành phần thứ hai: Những nhà văn nhà thơ gốc miền Trung. (Và)
- Thành phần thứ ba: Những nhà văn, nhà thơ Nam Bộ.
-Vì miền Nam phải đương đầu với cuộc chiến được khởi xướng bởi nhà cầm quyền CS Hà Nội, nên miền Nam sớm có chế độ quân dịch hay động viên.
Do đó, trừ một thiểu số thanh niên được hoãn dịch vì lý do gia cảnh hay nghề nghiệp thì, trong hạn tuổi quân dịch, ai cũng phải nhập ngũ. Và nhà văn, nhà thơ không ngoại lệ.
Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014
Du Tử Lê - Văn nghệ sĩ và “sân chơi” xuất bản của miền Nam, 20 năm
![]() |
Nhà thơ Du Tử Lê |
Nói tới sinh hoạt văn học, nghệ thuật
miền Nam, 20 năm mà, không đề cập tới lãnh vực xuất bản, theo tôi là một thiếu sót
lớn.
Lãnh vực này, có nhiều điều để nói. Nhưng trong bài viết này,
tôi chỉ muốn nhắc tới một khía cạnh mà thôi. Đó là sự kiện rất nhiều văn nghệ sĩ
đã bước vào sân chơi xuất bản, với những bảng hiệu riêng; do chính họ làm chủ -
Chủ yếu để in tác phẩm của chính họ và, một số bằng hữu.
Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014
Kalynh Ngô/Người Việt - Văn Học Miền Nam 54-75 'chỉ 20 năm, nhưng vô cùng quan trọng'
![]() |
Hội thảo 20 năm Văn học miền Nam. |
WESTMINSTER, CALIFORNIA (NV) – Tám nhà văn, nhà thơ từ Úc Châu, Boston và các thành phố khác ở California tề tựu về tòa soạn Nhật báo Người Việt cho ngày đầu tiên của Hội Thảo 20 Văn Học Miền Nam 1954-1975.
Nguyễn Hưng Quốc: VHMN, nền văn học “bất hạnh”
“Tổng quan văn học miền Nam 1954-1975” là nội dung phần khai diễn của nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc, đến từ Úc Châu.
Có ba điều được ông nhắc đến ngay khi bắt đầu phần thuyết trình. Điều đầu tiên ông gọi là “sự bất hạnh của văn học miền Nam.”
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)