Hiển thị các bài đăng có nhãn Hội họa thời kỳ Phục Hưng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hội họa thời kỳ Phục Hưng. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2022
Trùng Dương: Leonardo và ‘Bữa Tiệc Cuối Cùng’: Tuyệt phẩm ‘tình cờ’ và công trình trùng tu kéo dài 21 năm
Báo NY Times, 7/2/1995, Mục 2, trg. 31
Một trong những tác phẩm hội hoạ cổ điển còn tồn tại tới nay “Last Supper” (Bữa tiệc cuối cùng) của danh họa Leonardo da Vinci, hoàn tất vào năm 1498 sau bốn năm thực hiện, là một trong những tác phẩm cổ điển được giới nghiên cứu nghệ thuật bàn thảo nhiều nhất. Đó cũng là tác phẩm đòi hỏi nhiều lần trùng tu hơn cả, với lần cuối vào cuối thế kỷ trước kéo dài tới 21 năm. Đây cũng là tác phẩm tuy là về một đề tài tôn giáo song đã vượt ra ngoài lãnh vực tôn giáo tới giới yêu nghệ thuật không thuộc hoặc thấm nhuần đạo Thiên Chúa giáo, với một quan tâm hoàn toàn có tính cách nghệ thuật.
Trong bài này người viết sẽ duyệt qua bối cảnh thực hiện và kỹ thuật sử dụng của thiên tài Leonardo trong tác phẩm “Last Supper” – một kỹ thuật không phù hợp với tranh tường và là một trong các nguyên do dẫn tới nhiều nỗ lực trùng tu liên tiếp, không lâu sau khi bức tranh vĩ đại này hoàn tất. Tại sao có người gọi tác phẩm này là một “tuyệt tác tình cờ” (accidental masterpiece)? Những công trình trùng tu nào đã được thực hiện trên “Last Supper”? Và cuối cùng, bài viết sẽ tập trung vào công trình trùng tu, có thể nói là đại qui mô, kéo dài 21 năm của bà Pinin Brambilla Barcilon và một nhóm nhỏ chuyên viên Ý tại nơi chứa bức tranh tường vĩ đại – vĩ đại cả ở vóc dáng lẫn giá trị nghệ thuật vượt trên cả mục đích tôn giáo của tác phẩm – tại nhà thờ Santa Maria delle Grazie ở trung tâm thành phố Milan, Ý.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)