Hiển thị các bài đăng có nhãn Hội Hoạ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hội Hoạ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 31 tháng 1, 2023

Tranh Mèo Của Họa Sĩ Nguyễn Đình Đăng

Họa sĩ Nguyễn Đình Đăng sinh năm 1958 tại Hà Nội, hiện sống tại Nhật Bản, nơi ông nghiên cứu lý thuyết vật lý hạt nhân tại viện RIKEN đồng thời vẽ tranh và tham gia triển lãm thường niên của hội Mỹ thuật Chủ Thể (主体美術協会) tại Bảo tàng Mỹ thuật Tokyo. Ông là hội viên của hội này từ năm 2005 và của hội Mỹ thuật Việt Nam từ năm 1987.

Với kinh nghiệm 50 năm vẽ sơn dầu và hơn 50 năm vẽ dessin, trong thời gian 9 năm (2009 - 2018) Nguyễn Đình Đăng đã làm 9 thuyết trình và viết hơn 40 chuyên khảo để truyền bá kỹ pháp vẽ sơn dầu nhiều lớp của các bậc thầy Cổ điển và các hiểu biết về chất liệu sơn dầu tới các sinh viên mỹ thuật và các họa sỹ Việt Nam. Những kiến thức của ông được tập hợp lại trong 2 cuốn sách “Kỹ thuật vẽ sơn dầu”Nghệ thuật dessin, đều do Công ty Cổ phần Văn hóa Đông A và NXB Dân trí xuất bản năm 2018 và 2022.

Đón chào năm Quý Mão, họa sĩ Nguyễn Đình Đăng có bộ tranh Mèo Quý Mão rất đặc sắc. Diễn Đàn Thế Kỷ xin giới thiệu vài bức trong bộ tranh này:



Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2022

Trangđài Glassey-Trầnguyễn: giấy gói lửa, gói mong manh - nghệ thuật điêu khắc giấy Đinh Trường Giang

 TỪ MỘT TẤM THIỆP XUÂN


Nhẹ nhàng. Linh động. Thú vị. Sống động. Chiết lọc. Sáng tạo. Mềm mại. Thiền.


Đó là những cảm nhận đầu tiên tôi có được khi xem trang web https://giangdinh.com/diagrams/ của kiến trúc sư Đinh Trường Giang (ĐTG), trưởng nam của Hoạ sĩ Đinh Cường.


THIỆP CHÚC TẾT NHÂM DẦN 2022

Đinh Trường Giang thực hiện (30.1.2022)

Nguồn: https://tranthinguyetmai.wordpress.com/


Mấy hôm Tết Nhâm Dần, tôi tình cờ thấy thiệp xuân của ĐTG trên trang blog của Thi sĩ Trần Thị Nguyệt Mai. Hoạ sĩ Đinh Trường Chinh, một người bạn mới quen, cho tôi biết, đó là anh trai của mình, và giới thiệu cho tôi webiste. Tôi chột dạ, sợ mình... lỡ lời rồi, vì Hoạ sĩ Đinh Cường có hai con trai, mà tôi đã gọi trai út của ông là “Đinh-Cường Chinh." Vậy có thiếu sót đối với trưởng nam của ông không? Lỡ ĐTG cũng... vẽ giống thân phụ thì tôi… mắc tội thiên vị mất. May cho tôi! ĐTG đi hẳn hướng khác, tôi đỡ áy náy. Nhưng rồi khi coi website thì tôi thấy thú vị quá, nên phải viết bài này.



Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2021

Ngô Thế Vinh : 100 Năm Sinh Hoạ Sĩ Tạ Tỵ Và Giấc Mộng Con Năm 2000 (Phần 1)

 Tôi thường nghĩ, nước Việt Nam dù dưới chủ nghĩa nào cũng chỉ tạm thời, cái Vĩnh Viễn là mảnh đất do tất cả Dân Tộc dựng nên, cái đó mới tồn tại lâu dài, Vĩnh Viễn! Tôi nhìn mãi tấm hình chiếc cầu Mỹ Thuận, lòng thấy vui vô cùng. Thế là người Việt Nam thoát được cái cảnh “sang sông” phải lụy phà… Chúng tôi nhất quyết về Việt Nam dù không biết phía trước cái gì sẽ xảy ra cho mình. Nhưng dù sao, tôi cũng muốn an nghỉ ở Việt Nam nơi mình đã sinh ra và đã sống 60 năm trời! Tạ Tỵ [thư gửi Ngô Thế Vinh viết ngày 29.2 & 27.7.2000]

**

Hình 1: trái, Tạ Tỵ 31 tuổi, sau 4 năm theo kháng chiến chống Pháp và về thành (Hà Nội, 1952); giữa, Thiếu Tá Tạ Tỵ trong quân đội Việt Nam Cộng Hoà; phải, chân dung Tạ Tỵ năm 2000. Sau 1975, ông đã phải đi tù cải tạo 6 năm, hồi ký Đáy Địa Ngục ghi lại kinh nghiệm ông đã trải qua trong những năm tháng nghiệt ngã tù đày với lao động khổ sai “ăn không đủ no, đói không đủ chết”;  [nguồn: album gia đình Tạ Tỵ, photo by Phạm Phú Minh, Đáy Địa Ngục, Nxb Thằng Mõ 1985]


TIỂU SỬ

Tạ Tỵ là bút danh, Tạ Văn Tỵ là tên thật, sinh ngày 3 tháng 5 năm 1921 (tức ngày 26 tháng 3 năm Tân Dậu) tại Hà Nội, nhưng trên giấy khai sinh lại ghi là ngày 24 tháng 9 năm 1922, vì khai muộn một năm. Ngay từ khi còn là một sinh viên trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương / École Supérieure des Beaux-Arts de l’Indochine, Tạ Tỵ đã thành danh khá sớm.


Năm 1941, ở tuổi 20,do đoạt một giải thưởng tranh của nhà trường, Tạ Tỵ được đến thăm kinh đô Huế.


Năm 1943, Tạ Tỵ tốt nghiệp khoa Sơn Mài tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương nhưng dấu ấn Hội hoạ của ông không phải là những tác phẩm Sơn Mài. Tạ Tỵ luôn luôn đi tìm cái mới, và được xem là người đi tiên phong vào lãnh vực Lập Thể / Cubisme và Trừu Tượng / Abstrait của hội hoạ Việt Nam.


Và cũng năm 1943, sau khi vừa tốt nghiệp,Tạ Tỵ đoạt ngay một giải thưởng với bức tranh“Mùa Hạ” (tân ấn tượng / néo-impressionnisme) được giải thưởng tại phòng Triển lãm Duy nhất (Salon Unique) “vì có một phương pháp diễn tả theo khuynh hướng mới, tuy chưa hẳn là lập thể, nhưng các hình thể đã được biến cải theo sở thích riêng.”[1]


Ngô Thế Vinh: 100 Năm Sinh Hoạ Sĩ Tạ Tỵ Và Giấc Mộng Con Năm 2000 (Phần 2)

 ĐÁY ĐỊA NGỤC: HỒI KÝ VIẾT TRÊN ĐẢO

Ngay từ ngày đặt chân lên đảo, Tạ Tỵ đã cầm bút ghi lại kinh nghiệm những năm tù đày kinh hoàng mà anh và các đồng đội vừa trải qua. Cuốn Hồi ký Đáy Địa Ngục, dày 678 trang được khởi viết ngày 25/9/1982 và viết xong ngày 15/12/1982 tại trại Tỵ Nạn chuyển tiếp Sungai Besi, Malaysia, được Nxb Thằng Mõ, California xuất bản năm 1985 và tái bản một năm sau đó. Ngay trang mở đầu cuốn Hồi ký, Tạ Tỵ viết: 


      Cuốn “Đáy Địa Ngục” được thực hiện trong hoàn cảnh vô cùng phức tạp, giữa những tiếng ồn ào, sinh động của một trại Tỵ Nạn trên vùng đất Mã Lai… Khoảng thời gian, từ ngày Cộng sản chiếm miền Nam, tính đến hôm nay, mới gần 8 năm. Quả thực không lâu so với cuộc luân hành miên viễn của thời gian, nhưng đích thực, đó là một chuỗi đau thương đan kết bằng máu và nước mắt của mỗi con người Việt Nam đã và đang sống trong một bối cảnh vô cùng khốn khổ trực diện với một chế độ mình không ưa thích, không muốn phục vụ, vẫn phải làm như nhiệt tình, thành khẩn!

      Sau ngày 30-4-1975, Việt Nam là một nhà tù lớn, bên trong nó, có rất nhiều nhà tù nhỏ, được quây kín sau dãy Trường Sơn trùng điệp, sau những lũy tre dày đặc, hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài. Không một ký giả nào thuộc Thế Giới Tự Do, kể cả các ký giả thuộc các nước Cộng sản anh em, được “tham quan” những vùng đất cấm đó. Đối với Cộng sản, cái gì cũng được giữ bí mật tối đa, cái gì cũng được che giấu bằng dối trá, lừa bịp!

      Tôi đã trải qua 8 trại Tập Trung Cải Tạo, từ Nam ra Bắc. Tôi đã sống và đã chứng kiến bao nhiêu trạng thái bi thương…

Người tù chính trị Việt Nam sau ngày 30-4-1975, quả thực, một vết nhơ trên “tấm thảm lương tri nhân loại”. Họ được đối xử như những con vật, đôi khi không bằng con vật. Họ luôn luôn sống trong lo âu, hồi hộp, chẳng biết chuyện gì sẽ xảy đến với họ, buổi sớm mai khi thức dậy, sau một đêm trằn trọc với ác mộng và muỗi rệp! Họ “ăn không đủ no, đói không đủ chết”, nên lúc nào miếng ăn cũng ám ảnh, giày vò họ, làm khổ sở, ngày này qua ngày khác, mùa nắng cũng như mùa mưa, mùa hạ cũng như mùa đông, không mùa nào họ có thể tìm thấy chút gì để tạo nên nguồn hy vọng. Nếu ai đã trải qua một lần trong bất cứ Trại Tập Trung Cải Tạo nào của Cộng sản Việt Nam, người đó có quyền coi thường mọi nhà tù trên Thế Giới!

… “Nhưng trang sử đã lật. Cái gì qua, phải qua. Nó là bài học vô cùng quý giá, miễn rằng bài học này đừng bao giờ ôn / lặp lại trong ngày mai.” [1] [hết trích dẫn]


      Tạ Tỵ đã đặt chân tới Mỹ với tập bản thảo hồi ký Đáy Địa Ngục vừa được viết xong. 



Hình 12:Tạ Tỵ và các thân hữuở Little Saigon, hàng ngồi từ phải: Tạ Tỵ, Ngô Bảo; hàng đứng từ trái: Thanh Chương, Phan Diên, Phạm Quốc Bảo, Nguyễn Văn Định. [photo by Phạm Phú Minh, do Phạm Quốc Bảo nhận diện]



RA MẮT TUYỂN TẬP VĂN – THƠ – HOẠ TẠ TỴ 2001

Trong khoảng thời gian 21 năm sống tại California Hoa Kỳ, khi thì San Diego, khi thành phố Garden Grove, Tạ Tỵ tiếp tục sáng tác vẽ và viết; ông hoàn tất được một số tranh với phong cách trừu tượng và một số tác phẩm viết và xuất bản ở hải ngoại. 


Tuyển Tập Văn – Thơ – Hoạ của Tạ Tỵ là cuốn sách cuối cùng được xuất bản và ra mắt tại Hoa Kỳ. Sách gồm bốn tập truyện: Những Viên Sỏi, Yêu và Thù, Bao Giờ, Xóm Cũ, và một tập thơ Mây Bay, đặc biệt có 12 phụ bản màu: gồm 6 bức tranh Sơn Dầu Trừu Tượng, tất cả được vẽ tại Hoa Kỳ và 6 Ký hoạ Bột màu / Gouache các Khuôn Mặt Văn Nghệ Sĩ. 


Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2019

Trịnh Cung: Tôi đã vẽ như thế nào sau ngày 30 tháng Tư 1975?

Tự họa 1989, sơn dầu trên canvas, 25 x45cm. Sưu tập của Phan Nguyên.

1. Vẽ Trong Trại Tù


Ngày đó, không chỉ mình tôi hoang mang, lơ láo mà hầu hết các bạn cùng thời ở trong hệ thống chính quyền Sài Gòn đều có chung tâm trạng.

Làm gì đây, sẽ ra sao? Trong lúc đó những người ủng hộ cách mạng đang ăn mừng, “ anh em ta về mừng như bão tố/ cờ bay trăm ngọn cờ bay”.

Rồi cái gì đến cũng phải đến, tôi cùng cả trăm ngàn sĩ quan và chức sắc hành chánh khăn gói đi tập trung cải tạo. Thế là giã từ nghiệp vẽ.

Nhưng số tôi, việc vẽ đã bị cột vào đời mình, chạy trời không khỏi. Tinh thần của một hàng bình như tôi là vừa sợ vừa chấp nhận, mất khả năng chiến đấu nên dễ tuân theo chủ trương của trại tù, bảo gì làm đó miễn không quá sức và không hại anh em.