Hiển thị các bài đăng có nhãn Hồng Thủy. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hồng Thủy. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017
Hồng Thủy: Học giả Mỹ đề xuất 4 bước phá hủy đảo Trung Quốc xây trái phép ở Biển Đông
(GDVN) - CSBA cũng kết luận rằng, Hoa Kỳ hoàn toàn có thể phá hủy các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở Biển Đông sau khi trình bày 4 bước tác chiến.
Đa Chiều
ngày 27/2 bình luận, Biển Đông được xem như thùng thuốc súng có thể nổ ra chiến
tranh thế giới trong thế kỷ 21. Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động bồi lấp, quân sự
hóa (bất hợp pháp) đảo nhân tạo, trong khi Mỹ điều binh khiến tướng thể hiện sức
mạnh ở Biển Đông.
Trong lúc cụm
tàu sân bay tấn công của Mỹ USS Carl Vinson đang tuần tra ở Biển Đông thì Trung
tâm Đánh giá quốc phòng và dự toán Hoa Kỳ (CSBA) đã tổ chức một diễn đàn về tác
chiến đổ bộ, đề xuất phương án 4 bước chiếm đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt
Nam) hiện bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1974 đến nay.
Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016
HỒNG THỦY: Học giả gốc Hoa phản bác quan điểm của Trung Quốc về Biển Đông, Trường Sa
Giáo sư Trương Bác Thụ, ảnh: Internet.
(GDVN) - Ông
Tập Cận Bình nói điều này, có lẽ là do nhu cầu chính trị, và cũng có thể phản
ánh một thực tế rằng ông ấy không hiểu về chuyện này.
Ngày 27/12,
Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đăng bài Học giả gốc Hoa: Tranh chấp Biển Đông khó giải quyết vì "ý thức hệ",
là bài phân tích của Giáo sư Trương Bác Thụ từ Hoa Kỳ. Ông đưa ra một số bình
luận rất đáng chú ý với thái độ khách quan, tôn trọng luật pháp quốc tế về Biển
Đông.
Hôm nay
chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tiếp đến quý bạn đọc bình luận của ông về
việc tại sao Trung Quốc chống lại Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982
(UNCLOS 1982) mà chính họ đã rất tích cực tham gia đóng góp, xây dựng
nên?
Thực hư cái
gọi là "Trung Quốc có chủ quyền với Biển Đông, Trường Sa từ thời cổ đại",
hay "Biển Đông, Trường Sa là của tổ tiên chúng tôi để lại" cũng được
Giáo sư Trương Bác Thụ mổ xẻ dưới lăng kính pháp lý, khoa học.
Đây là những
phân tích rất có giá trị từ một học giả người Trung Quốc phản bác chính các yêu
sách phi lý mà nước này đang theo đuổi ở Biển Đông, tìm cách biến nó thành ao
nhà.
Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016
Hồng Thủy: Có cần thiết giải thích thêm lập trường của Tổng thống Putin về Biển Đông?
(GDVN) - Việt -
Nga có rất nhiều điểm chung có thể mang lại lợi ích thiết thực cho hai dân tộc,
không nên để những khác biệt nho nhỏ trở thành rào cản.
Khi nguyên thủ cả giận gặp chính khách lão làng Putin ủng hộ Trung Quốc chống Phán quyết Trọng tài vụ kiện
Biển ĐôngG-20: Putin không muốn "bên thứ 3" can thiệp vào
Biển Đông
Ngày 5/9 tờ
Sputnik News bản tiếng Anh và tiếng Trung Quốc của Nga đưa tin, Tổng thống
Vladimir Putin tuyên bố Nga ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong việc chống
lại Phán quyết Trọng tài ngày 12/7 về vụ kiện Biển Đông khiến dư luận đặc biệt
quan tâm, chú ý.
Ngày 6/9, phiên
bản tiếng Việt của Sputnik News đăng bài viết dẫn lời Giáo sư Dmitry Mosyakov
nhận định: "Nga không công nhận quyết định của Tòa án Hague
không phải về nội dung mà về hình thức".
Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016
Hồng Thủy - Học giả Trung Quốc bày mưu chia cắt Việt Nam từ phía biển
![]() |
2 chiến hạm Nhật Bản cập cảng Cam Ranh, Việt Nam hôm 12/4, ảnh: thanhniennews.com. |
(GDVN) - Một khi lực lượng hải quân ngoại bang triển khai từ trên biển thì về mặt địa hình, Việt Nam như "dưa hấu gặp dao sắc", có thể bị tấn công.
Mỹ phát triển loại vũ khí chống Trung Quốc thống
trị Biển ĐôngMáy bay quân sự Trung Quốc hạ cánh phi pháp ở Chữ
Thập, Trường SaVõ mồm và vũ lực
Ngày 18/4, Mã Hiểu, nghiên cứu viên
Viện Nghiên cứu Quan hệ quốc tế - Sự vụ quốc tế thuộc Đại học
Ngoại ngữ Thượng Hải viết bài bình luận trên website Đài phát thanh
Quốc tế Trung Quốc (news.cri.cn) vu cáo, Nhật Bản lần đầu tiên cho
chiến hạm cập cảng Cam Ranh, Việt Nam là nhằm "kiềm chế"
Trung Quốc.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)