Hiển thị các bài đăng có nhãn Hồ Sơ Wikileaks. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hồ Sơ Wikileaks. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2011
Công an quấy phá chùa Hòa Hảo, tu sĩ dọa tự thiêu
Ông Năm Liêm không xa lạ với đoàn ngoại giao Mỹ. Năm 1996, ông dựng cổng trên lối đi vô chùa, rồi bị chính quyền địa phương bắt tháo gỡ vì xây không có giấy phép. Ông từ chối, rồi khi công an tới bắt thì ông leo lên cây, “cũng cái cây đó,”
Vũ Quí Hạo Nhiên/Người Việt
Công an xông vào ngăn cản một buổi lễ Phật Giáo Hòa Hảo, cấm treo cờ Hòa Hảo, cấm treo chân dung Ðức Huỳnh Phú Sổ, khiến cho người tu sĩ leo lên cây dọa tự thiêu và làm cho ngoại giao đoàn Mỹ quan tâm đặc biệt, theo tiết lộ của một loạt công điện năm 2001 và nhắc lại trong nhiều năm sau đó.
Ngôi chùa Hòa Hảo bị công an đột nhập tọa lạc tại Chợ Mới, An Giang, và người dọa tự thiêu là tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm. Bức công điện không nêu, nhưng ngôi chùa này mang tên Quang Minh Tự. “Nhiều chục tín đồ Hòa Hảo đến đây thờ phượng hàng ngày,” công điện ngày 8 tháng 11 viết. Công điện này được gởi từ Hà Nội về Washington D.C., và cũng được gởi thêm cho tòa đại sứ Mỹ tại Geneva, Thụy Sĩ, nơi có trụ sở nhiều cơ quan Liên Hiệp Quốc.
Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011
Tài tử Đơn Dương bị ép rời khỏi Việt Nam như thế nào?
Lời Tòa Soạn: Nhân sự kiện tài tử Đơn Dương đang trong tình trạng hôn mê sâu, sau khi được đưa vào bệnh viện cấp cứu tại Alexander Regional Medical Center, miền Bắc California, vào tối khuya Thứ Ba, 6 tháng 12 (giờ California), Người Việt Online cho đăng bài viết trích từ các công điện của Ngoại Giao Mỹ, được tiết lộ mới đây qua Wikileaks, về việc Đơn Dương đã bị ép rời khỏi quê hương như thế nào vào năm 2003, sau khi đóng hai bộ phim ' We Were Soldiers' và 'Green Dragon'. Bài viết đã được đăng trong cuốn 'Bí Mật Việt Nam Qua Hồ Sơ Wikileaks' do báo Người Việt xuất bản giữa tháng 11 vừa qua. - Người Việt Online
Vũ Quí Hạo Nhiên/Người Việt
[ 2002-2003 ] - Hồi đầu thế kỷ, nhân dịp 25 năm chiến tranh Việt Nam chấm dứt, Hollywood sản xuất nhiều cuốn phim về đề tài này. Ngoài phim về chiến tranh, còn có phim về nước Việt Nam, và một số phim về người Việt Nam tại Mỹ.
Thứ Ba, 6 tháng 12, 2011
Việt Nam bất ngờ trả Thánh Ðịa La Vang cho Công Giáo
Ðỗ Dzũng/Người Việt
![]() |
Giáo dân La Vang trong đêm vọng Lễ Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời ngày 14 Tháng Tám, 2011. Bên phải là tháp nhà thờ La Vang nguyên thủy. (Hình: Tổng Giáo Phận Huế) |
Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011
Hồ sơ Wikileaks (41): Tổng Giám Mục Nguyễn Như Thể trấn an Mỹ về tự do tôn giáo
Vũ Quí Hạo Nhiên/Người Việt
![]() |
Tổng Giám Mục Stêphanô Nguyễn Như Thể, Tổng Giáo phận Huế (phải) tại Đại Hội Song Nguyền Thế Giới Kỳ 3, tháng 2, 2007. (Hình: www.tthngdtg.net) |
Nhiều lần tiếp xúc với giới chức Hoa Kỳ, Tổng Giám Mục Nguyễn Như Thể ở Huế trấn an phía Mỹ là tình hình tự do tôn giáo ở địa phương này tiến triển chậm nhưng tốt và khuyên phía Mỹ hành xử nhẹ nhàng nhạy cảm. Riêng về Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Tổng Giám Mục Thể cho rằng Linh Mục Lý bị tù là vì lý do chính trị, không phải tôn giáo.
Hồ sơ Wikileaks (40): Một lễ Phật Ðản, hai hình ảnh trái ngược
Hà Tường Cát/Người Việt
Ngày 27 tháng 5, 2008, Ðại Sứ Michalak gởi một công điện mô tả hình ảnh trái ngược của hai giáo hội Phật Giáo trong dịp lễ mừng Phật Ðản, với những thông tin thu thập được qua tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội cùng với sự phối hợp cùng tòa Tổng Lãnh Sự ở Sài Gòn.
Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011
Hồ Sơ Wikileaks (39): Tin Lành ở Thanh Hóa bị ‘quấy nhiễu’
Ðỗ Dzũng/Người Việt
LTS - Như đã thông báo, “loạt 1” tài liệu về Wikileaks, bao gồm đa số các bài viết khai thác các chủ đề “không tôn giáo,” đã kết thúc. Ðể đánh dấu loạt 1, Người Việt đang chuẩn bị phát hành tuyển tập Wikileaks vào ngày 15 tháng 11, bao gồm một phần các bài viết đã đăng và phần lớn là các bài chưa từng đăng báo. Nay, trong số báo này, Người Việt khởi đăng “loạt 2,” chỉ tập trung duy nhất vào chủ đề tự do tôn giáo, là một trong những chủ đề lớn của Việt Nam hiện nay. Mở đầu loạt bài này là bài viết của phóng viên Ðỗ Dzũng, liên quan đến công điện về sự quấy nhiễu của Hà Nội với người theo đạo Tin Lành tại Thanh Hóa.
Trong công điện ngoại giao viết ngày 14 Tháng Tám, 2008, Ðại Sứ Hoa Kỳ Michael Michalak cho biết hai giáo đoàn Hội Thánh Tin Lành Phúc Âm Toàn Vẹn (Full Gospel Church) Việt Nam tại Thanh Hóa bị công an và chính quyền địa phương quấy nhiễu liên tục, theo tiết lộ của Wikileaks.
Mục Sư Nguyễn Trung Tôn (phải), thuộc Hội Thánh Tin Lành Phúc Âm Toàn Vẹn Việt Nam,
Thanh Hóa, và chị Hồ Thị Bích Khương. (Hình: vietnoiket.net)
Thanh Hóa, và chị Hồ Thị Bích Khương. (Hình: vietnoiket.net)
Trong công điện, ông Michalak, qua các liên lạc của Tòa Ðại Sứ Mỹ và làm việc với chính quyền địa phương, kể ra ba vụ quấy nhiễu đối với hai giáo đoàn Tin Lành nêu trên.
Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011
Hồ sơ Wikileaks (38): Dân Biểu Cao tại Hà Nội: Ðòi CPC
Vũ Quí Hạo Nhiên/Người Việt
Ðầu năm 2010, Dân Biểu Joseph Cao Quang Ánh đi thăm chính thức Việt Nam. Ông đi mà không báo ai biết, phải tới khi ông xuất hiện tại Sài Gòn, báo chí trong nước đưa tin dồn dập, người ta mới biết vị dân biểu liên bang gốc Việt đầu tiên đã về nước.
![]() |
Dân Biểu Cao Quang Ánh tại Louisiana năm 2010. (Hình: Chris Graythen/Getty Images) |
Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011
Hồ sơ Wikileaks (37): Bạo loạn ở trung tâm cai nghiện Củ Chi
Nam Phương/Người Việt
Bản công điện ngày 14 tháng 10, 2005 từ Sài Gòn gửi về Washington phúc trình cuộc bạo loạn xảy ra trước đó gần hai tuần ở “Trung tâm giáo dục dạy nghề thanh thiếu niên 2” thuộc thành phố Sài Gòn đặt tại ấp 3, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi.
![]() |
Tù trong trại cai nghiện Củ Chi. Năm 2005, đã có một cuộc nổi loạn lớn trong trại cai nghiện này. (Hình: xalo.vn) |
Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011
Hồ sơ Wikileaks (36): Nhật-Việt nói chuyện hạt nhân
Nhật kể lại cho Mỹ
Một công điện xếp hạng “mật” gửi từ Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Tokyo cho Bộ Ngoại Giao tại Washington ngày 22 Tháng Hai, 2011 cho thấy hai điều, thứ nhất là trong lãnh vực vũ khí hạt nhân có lẽ chẳng có gì thực sự là mật, và thứ hai, quan hệ rất chặt chẽ giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản, ít nhất là trong phương diện vũ khí hạt nhân.
Công điện trên được viết trong bối cảnh Nhật Bản và Việt Nam ở trong giai đoạn chuẩn bị đàm phán về một thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự giữa hai bên, đã tường trình những gì viên chức kinh tế ở Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Tokyo thu thập được trong buổi gặp gỡ với ông Takatoshi Mori, phó giám đốc chính (Principal) đặc trách khu vực Ðông Nam của Bộ Ngoại Giao Nhật Bản.
Hà Giang/Người Việt
Một công điện xếp hạng “mật” gửi từ Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Tokyo cho Bộ Ngoại Giao tại Washington ngày 22 Tháng Hai, 2011 cho thấy hai điều, thứ nhất là trong lãnh vực vũ khí hạt nhân có lẽ chẳng có gì thực sự là mật, và thứ hai, quan hệ rất chặt chẽ giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản, ít nhất là trong phương diện vũ khí hạt nhân.
Công điện trên được viết trong bối cảnh Nhật Bản và Việt Nam ở trong giai đoạn chuẩn bị đàm phán về một thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự giữa hai bên, đã tường trình những gì viên chức kinh tế ở Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Tokyo thu thập được trong buổi gặp gỡ với ông Takatoshi Mori, phó giám đốc chính (Principal) đặc trách khu vực Ðông Nam của Bộ Ngoại Giao Nhật Bản.
Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011
Hồ sơ wikileaks: (35): Video LS Lê Công Ðịnh 'nhận tội' bị cắt xén
Ðỗ Dzũng/Người Việt
Ðoạn video dài 20 phút về Luật Sư Lê Công Ðịnh “nhận tội” đã bị chính quyền cắt xén rất nhiều, và được chiếu trên đài truyền hình nhà nước Việt Nam VTV vào lúc 7 giờ tối ngày 19 Tháng Tám, 2009, theo công điện ngoại giao do Ðại Sứ Hoa Kỳ Michael Mikhalak gởi từ Hà Nội về Washington D.C.
![]() |
Luật Sư Lê Công Ðịnh tại một buổi họp ở Sài Gòn hồi Tháng Năm, 2009, trước khi bị bắt. (Hình: AFP/AFP/Getty Images) |
Thứ Tư, 12 tháng 10, 2011
Hồ sơ Wikileaks (34): “Ðại gia” FPT từng bị kiện $300 ngàn
Vi phạm tác quyền âm nhạc
WikiLeaks tiết lộ công điện ngoại giao về việc Hiệp Hội Công Nghiệp Thu Âm Việt Nam (RIAV) xác nhận thắng một kèo lớn đối với FPT, một tay cỡ bự về viễn thông trong nước, trong trận chiến chống vi phạm sản phẩm trí tuệ.
Sau nhiều tháng đeo đuổi vụ kiện vi phạm tác quyền âm nhạc của FPT, công ty làm ăn chung với Nokia, cuối cùng RIAV nhận được tiền bồi thường $300,000, qua sự dàn xếp bên ngoài tòa án.
Triệu Phong/Người Việt
WikiLeaks tiết lộ công điện ngoại giao về việc Hiệp Hội Công Nghiệp Thu Âm Việt Nam (RIAV) xác nhận thắng một kèo lớn đối với FPT, một tay cỡ bự về viễn thông trong nước, trong trận chiến chống vi phạm sản phẩm trí tuệ.
Trụ sở FPT tại Hà Nội. (Hình: Hoàng Đình Nam/Getty Images)
Sau nhiều tháng đeo đuổi vụ kiện vi phạm tác quyền âm nhạc của FPT, công ty làm ăn chung với Nokia, cuối cùng RIAV nhận được tiền bồi thường $300,000, qua sự dàn xếp bên ngoài tòa án.
Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011
HỒ SƠ WIKILEAKS (33): Những phi vụ của Huỳnh Ngọc Sỹ
Vũ Quí Hạo Nhiên/Người Việt
Vụ án nhận hối lộ của hãng PCI Nhật trong việc xây cất đại lộ Ðông Tây tưởng đã không bao giờ đem ra xử vì gốc bự dù to của ông Huỳnh Ngọc Sỹ, cho tới khi Nhật tạm cắt viện trợ Việt Nam, theo các công điện của đoàn ngoại giao Mỹ ở Việt Nam gởi về, trong số tài liệu bị Wikileaks tiết lộ.
Số tiền ông Sỹ, phó giám đốc Sở Giao Thông Vận Tải và giám đốc Ban Quản Lý Dự Án đại lộ Ðông Tây, nhận từ PCI được tiết lộ là lên tới $2.3 triệu đô la. Ông Sỹ còn bị phát giác ngăn chặn một dự án liên quan một công ty Mỹ chỉ vì công ty này không chịu đưa hối lộ.
Huỳnh Ngọc Sỹ bị đưa ra phiên tòa sơ thẩm hôm 11 tháng 3, 2009.
(Hình: AFP/Getty Images)
(Hình: AFP/Getty Images)
Ăn hối lộ hãng Nhật, đòi hối lộ từ hãng Mỹ
Dự án đại lộ Ðông Tây là một chương trình viện trợ của Nhật cho Việt Nam, xây một tuyến đường, vừa xây mới vừa cải tạo đường cũ, chạy từ Bình Chánh vào tới Sài Gòn gần cầu Calmette, xuống hầm qua Thủ Thiêm rồi chạy tới Ngã ba Cát Lái trên đường về miền Tây.
Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011
Hồ sơ Wikileaks (32): An ninh vụng về quậy phá Ðỗ Nam Hải
Vũ Quí Hạo Nhiên/Người Việt
![]() |
Kỹ sư Đỗ Nam Hải |
Giả làm khách uống nước, nhưng nhân viên an ninh chìm Việt Nam lại đọc báo ngược - đó là một chi tiết hài hước trong chuyện công an Việt Nam quấy nhiễu cuộc gặp mặt giữa đại sứ Mỹ và kỹ sư Phương Nam Ðỗ Nam Hải, được tường thuật lại trong một công điện bị Wikileaks tiết lộ.
Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2011
HỒ SƠ WIKILEAKS (31): Tranh giành quyền lực làm ASEAN lúng túng và kém hiệu quả
Nam Phương/Người Việt
Từ trái, Tổng Thư Ký ASEAN Surin Pitsuwan, Ngoại Trưởng Indonesia Marty Natalegawa và Ðại Diện Thường Trực Việt Nam Vũ Ðăng Dzũng thổi nến sinh nhật thứ 43 của ASEAN vào Tháng Chín, 2010, ở Jakarta, Indonesia. Ông Dzũng cho rằng Hoa Kỳ là “đối tác quan trọng nhất của ASEAN.” (Hình: Bay Ismoyo/AFP/Getty Images)
Bức công điện không thấy đề tên người gửi mà chỉ ghi chức vụ “đại diện thường trực” nên có thể hiểu, nhiều khả năng là ông Scot Marciel, phó phụ tá ngoại trưởng phụ trách Ðông Nam Á, kiêm đại sứ thường trực của Hoa Kỳ tại ASEAN.
Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011
Hồ sơ Wikileaks (3): Công an tra tấn chết tín đồ Tin Lành
Hà Giang/Người Việt
![]() |
Các thành viên sáng hội Montagnard Foundation tuần hành trước tòa nhà Quốc Hội Mỹ đòi hỏi tự do tôn giáo và chính trị tại Việt Nam. (Hình: ASSIST News Service) |
Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2011
Hồ sơ Wikileaks (29): Tàu ngầm Nga giúp Việt Nam 'tước quyền kiểm soát của Trung Quốc'
Vũ Quí Hạo Nhiên/Người Việt
![]() | |
|
Việc Việt Nam chi 1.8 tỷ đô la Mỹ để mua 6 tàu ngầm hạng Kilo của Nga là nằm trong mục tiêu đối phó với mối đe dọa đến từ Bắc Kinh, theo một công điện ngoại giao của Ðại Sứ Quán Mỹ bị Wikileaks tiết lộ.
Sáu tàu ngầm hạng Kilo, cộng 12 máy bay Su-30 MK2 nằm trong kế hoạch hiện đại hóa quân đội kéo dài từ 10 tới 20 năm, theo Phó Ðại Sứ Virginia Palmer viết trong công điện đề ngày 23 tháng 6, 2009.
Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011
Hồ Sơ Wikileaks (28): Bộ Chính Trị coi Trung Ương Ðảng như ‘con nít’
Ðỗ Dzũng/Người Việt
“Tất cả mọi cố gắng để gia tăng quyền lực Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng Cộng Sản Việt Nam, đồng thời giảm ảnh hưởng của Bộ Chính Trị, nếu có, chỉ là giả tạo, vì Bộ Chính Trị coi trung ương đảng như 'con nít.'”
Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011
HỒ SƠ WIKILEAKS (24): Siết mạng, chặn Facebook, cấm nói ‘Trường Sa’
Vũ Quí Hạo Nhiên/Người Việt
Quyết tâm siết chặt Internet, nhà nước Việt Nam ra lệnh chặn Facebook và cấm không cho nói chuyện Trường Sa trên mạng, dù là đang chơi game - đó là những tiết lộ trong công điện ký tên Ðại Sứ Michael Michalak và gởi ngày 25 tháng 11, 2009, bị tiết lộ trong kho công điện ngoại giao của Wikileaks.
Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011
HỒ SƠ WIKILEAKS (23): Vàng - nơi ẩn nấu cuối cùng
Ðông Bàn/Người Việt
Người Việt Nam có niềm tin mãnh liệt vào giá trị của vàng. Niềm tin ấy thể hiện rõ rệt ở hai ngàn tiệm vàng trên địa bàn thành phố Sài Gòn, và tạo thành một thị trường độc đáo hiếm thấy ở đất nước này: Hiệu quả nhất, minh bạch nhất, và tự do nhất!
Mua vàng tại một tiệm vàng ở Sài Gòn, hình minh họa,
chụp ngày 9 tháng 8, 2011. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Vàng còn là “nơi trú ẩn an toàn” cho nền kinh tế Việt Nam. Người dân giữ vàng để tích trữ tài sản, và người dân dùng vàng để đối phó với bất ổn của nền kinh tế.
Vì rất nhiều lý do, vàng được xem là “chỉ số xác định niềm tin,” là “chỉ số quan trọng hàng đầu,” là “van an toàn,” là “chỉ số của mọi chỉ số,” phản ánh niềm tin của người dân đối với chính sách kinh tế của nhà nứoc.
Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011
HỒ SƠ WIKILEAKS (22): Bí thư xử thiếu tướng: Ðòn độc của Nguyễn Bá Thanh
Vũ Quí Hạo Nhiên/Người Việt
Vì bị chặn đường chuyển đi Hà Nội, viên bí thư chủ tịch Ðà Nẵng đánh đòn nặng nề để trả thù kẻ địch trong đó có cả một thiếu tướng công an.
Bí thư Thành ủy Ðà Nẵng Nguyễn Bá Thanh
chủ trì một phiên họp hồi tháng 4. (Hình: vtvdanang.vn)
Ðiều này được tường thuật lại trong một công điện đánh đi từ Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Sài Gòn đề ngày 1 tháng 4, 2009, với tựa đề “Người khổng lồ chính trị thoát án tham nhũng, còn công an và phóng viên thì đi tù.”
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)