Hiển thị các bài đăng có nhãn Hồ Phú Bông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hồ Phú Bông. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2022

Hồ Phú Bông: Chút hương vị quê nhà

D:\PhamPhuMinh\Download\IMG_0440 (1).jpg
Hình minh họa của tác giả

Tuy ở cùng thành phố nhưng hai năm qua chúng tôi không gặp mặt. Tự hạn chế giao tiếp vì đại dịch covid. Hiện biến chủng Omicron, tôi gọi là ô-ma-cà-rồng, hết còn nhát ma ai được nữa. Và, cũng vì lục tung trong kệ sách không tìm thấy quyển Trại Đầm Đùn, ấn bản đầu tiên mà tôi rất quý, nên nhớ lan man, có thể đã cho ông bạn mê đọc sách mượn. Text hỏi. Buổi tối, được text trả lời xác nhận và thêm “cũng nhân dịp còn năm mới mời anh tới chơi vì chúng tôi đã chích xong 3 mũi cả rồi nên không lo”. Tôi thở phào, hẹn sẽ đến.

Mới sáng sớm, ông bạn gọi phone hỏi “mấy giờ đến”. Tôi hiểu ngay nên nói “không ăn uống gì nghen, chỉ đưa thêm anh một số sách khác và lấy lại số trước”. Ông bạn nói tiếp “mời chị luôn, dù tôi biết chị rất cẩn thận vì là dân ngành dược mà”. Sau khi hỏi HH, tôi text “sorry anh chị, bà chủ không đi được”.

Trước khi đi tôi lục file in ra vài truyện vì nghĩ anh không quen search trên internet. Một bài ký ức vụn về một khoảnh khắc nhớ Đà Lạt, vì anh kể có 3 tháng ngắn ngủi tham dự một khóa học ở Đại học CTCT. Một truyện về người Mỹ con lai tại địa phương, nơi chúng tôi đang ở. Cũng là để đáp lại công khó nấu nướng của chị, vì chị cũng thích đọc.

Tôi đến hơi muộn vì lục file in bài nhưng cũng sớm hơn ông bạn văn đẹp trai, lúc nào cũng mặc lịch sự nhưng độc thân và có mái tóc trắng phơ rất nghệ sĩ. Gặp nhau không bắt tay hay hích cùi chỏ, không phải vì kiêng cử lây nhiễm. Nhưng nếu làm như thế có lẽ tình bạn sẽ mất đi ít nhiều.


Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2022

Hồ Phú Bông: Về Lại Bến Sông

Năm năm rồi thì phải, có thể hơn kém chút xíu, đi lễ nhà thờ, một ông Mỹ đen, to lớn cỡ gấp rưởi tôi, đưa tay ra bắt tay tôi. Tôi định nói “how are you doing” thì ông Mỹ chào trước:

- Dạ, cháu chào chú.

Tôi chưng hửng. Tưởng lầm là ông Mỹ thiệt.

- Chào anh. Qua lâu chưa?

- Dạ, cháu mới qua được hai tháng.

Trai, Mỹ lai, giống như Mỹ thiệt. Cao lớn. Vạm vỡ. Tóc xoăn tít. Nếu Trai có thêm giọng nói ồm ồm nữa, ban đêm tối trời, tình cờ gặp ngoài đường, ắt hẳn phải hồn phi phách tán! Trái lại, giọng Trai thật trong và nhẹ. Tôi không hình dung được giọng Trai thuộc vùng nào ở Việt Nam. Bắc, Huế thì chắc chắn không phải. Nam Kỳ Lục Tỉnh cũng không. Nếu bình thường người ta chia giọng nói ở Việt Nam chỉ đơn giản là Bắc, Huế và Nam thì giọng Trai thuộc miền Trung. Tôi nghĩ có thể khoảng từ Đà Nẵng tới Nha Trang. Cuộc chiến khốc liệt, tàn bạo và dai dẳng đã đẩy xô mọi người chạy tán loạn, nên âm sắc pha tạp lung tung. Nhưng nghe cách sử dụng ngôn từ cũng hình dung được nếp sống đôi chút. Nghe giọng Trai, tôi nghĩ anh là lai nhưng “chắc cũng đàng hoàng.” Trai có vợ, hai con và vợ đang mang thêm cái bầu. Gia đình Trai còn có thêm ông bà cụ, cha mẹ nuôi.

Chưa đọc “Unwanted” của Kiên Nguyễn nhưng tôi hình dung từ chữ unwanted là “tôi đâu có muốn thế!” cho nên chuyện con lai ở Việt Nam, nhất là sau năm 75, dưới cặp mắt căm thù Mỹ-Ngụy thì chắc chắn chỉ là loại cặn bã của xã hội. Thực tế, thì trước 75, con lai cũng bị xếp vào thành phần thấp nhất, nhưng không bị căm thù. Rồi những khuôn mặt mới vô Nam, đằng đằng sát khí sau 75, “đánh cho Mỹ cút,” thì con lai bị đè xuống tận sình lầy. Mỹ thiệt thì đã cao bay xa chạy, nhưng loại con nít Mỹ lai nầy còn lại, thì bị thêm một tầng địa ngục!

Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2021

Hồ Phú Bông: Những Viên Sỏi

Hình minh hoạ FreePik

Lam chuẩn bị đi thư viện thì nghe tiếng gõ cửa. Một thanh niên mặc rất giản dị và lịch sự hỏi nhà Liễu:

- Thưa cô, cô Liễu trước đây ở căn bên cạnh không biết đã dời về đâu? Tôi ở xa về, mất liên lạc nên không biết tin tức. Nếu cô biết xin chỉ giúp. Tôi đã hỏi chủ mới nhưng họ không biết.

- Liễu là bạn tôi. Liễu đi Úc lâu rồi. Tôi có địa chỉ Liễu nhưng không nhớ. Nếu cần, tối anh chịu khó ghé lại tôi sẽ lục tìm cho anh vì bây giờ tôi có việc phải đi ngay.

- Thành thật cám ơn cô. Tôi sẽ trở lại.

Đến thư viện thì Thành đã đợi sẵn ở đó.

- Lam đến trễ một chút vì vừa chuẩn bị đi thì gặp một ông Việt kiều hỏi nhà Liễu.

- Ông Việt kiều là bạn của Liễu? Chưa khi nào Thành nghe Liễu kể cả.

- Lam cũng hơi ngạc nhiên. Tối ổng sẽ trở lại. Thành muốn gặp ổng không?

- Chắc là không rồi.

Ngày trước Thành và Liễu rất thân nhau. Họ có thể là một cặp rất xứng đôi nhưng bạn của chị Liễu, ở Úc về, cuỗm mất Liễu. Thành không ưa Việt kiều từ đó. Thành tiếp:

- Cô nào cũng mơ Việt kiều, Lam có nghĩ vậy không?

- Thành có vẻ không vui phải không? Quên đi một kỷ niệm buồn cũng là điều tốt chứ. Sống hoài với nó có ích gì. Đời sống vẫn còn đang ở phía trước cơ mà!

Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2018

Hồ Phú Bông: Suy nghĩ vụn cuối năm


Cuối năm thường nghĩ về, còn đầu năm không mấy ai muốn nói chuyện ra đi, dù chỉ mới nghĩ đến thì tâm trạng đã rối bời.  Đã bâng khuâng, xao xuyến.  Ra đi như vậy là sẽ quay về.  Quay về vì tình quê hương là sợi dây vô hình ràng buộc đã thấm đẫm trong máu, trong tim.  Về, để hồi sinh vùng ký ức nhạt nhòa.  Về, để thăm chốn cũ.  Cuốn rún vẫn chưa lìa. 

Ra đi như vậy là cưu mang nỗi niềm không thể dứt bỏ. 

Ra đi để nhớ về.

Buổi sáng gần ngày tiễn Ông Táo, ngồi bên cửa sổ, đọc.  Ngoài trời mưa bụi, lạnh 2 độ C.  Ly cà phê nóng mới pha.  Đậm.  Pha theo kiểu ngày xưa dù biết đậm có thể ảnh hưởng sức khỏe.  Nhưng cần đậm.  Cái đậm sẽ đi vào máu, sẽ vỗ vào nhịp tim, vỗ vào vùng ký ức mà ngày tháng lê thê muốn vùi lấp. 

Đọc “Tạm biệt Nga: một thế hệ xách túi ra nước ngoài” [1] của phóng viên Lucy Ash đài BBC.  Nội dung viết bỗng chòi đạp, quẫy cựa, đập thình thịch vào tiềm thức.  Nhịp đập của trái tim như tiếng ai đó gõ dồn dập vào cánh cửa thời gian đã đóng kín im lìm.  Hóa ra quá khứ tưởng đã được phong kín chỉ là lớp tro bụi thời gian phủ rất mong manh bên ngoài.  Một cơn gió vô tình thổi qua cũng đủ tung tóe bụi mù và trong chốc lát lại trơ ra những gai góc thời cuộc, chua xót đến quặn lòng. 

Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

Hồ Phú Bông: Tản mạn về chuyện The VietNam War


Khi bộ phim tài liệu dài 10 tập, The VietNam War, mà toán làm phim do đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick bỏ ra cả 10 năm để thực hiện chỉ mới chiếu trailer quảng cáo thì dư luận đã bàn tán, bình luận xôn xao về nhiều mặt.  Điều nầy cho thấy người Việt Nam vẫn đang còn băn khuăn tự hỏi về cuộc chiến đã chấm dứt từ 42 năm trước.  Tại sao có chiến tranh và mục đích đã đạt được là gì?  Khi đặt câu hỏi như vậy thì tự nó đã mang nội hàm là tại sao lại chọn con đường chiến tranh trong khi các nước chọn con đường khác cũng đạt cùng mục đích mà không gây ra thảm họa?  Thảm họa ở đây là xương máu, là sự chia rẽ đến cùng cực trong lòng dân tộc!

Đặt dấu hỏi là đương nhiên không chấp nhận thực trạng như đang có.  Vì nếu Việt Nam đang là Nam Hàn thì cuộc chiến tàn khốc 20 năm tại miền Nam trước 1975 (còn miền Bắc bị bom Mỹ tàn phá là hậu quả tất yếu về chiến thuật của Mỹ lúc đó, một vấn đề khác) tự nó đã đi vào lịch sử với ý nghĩa là tan biến theo thời gian.  Việc còn lại là nghiên cứu để viết sử của giới sử gia mà thôi.  Vì khi chế độ thành công việc thực hiện tự do hạnh phúc cho người dân, vật chất đầy đủ, tinh thần thoải mái, dân chủ pháp quyền, người Việt đang ngẩng cao đầu trước thế giới... thì đương nhiên họ đã nghĩ cuộc chiến đó là cần thiết. 

Nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược!

Thứ Bảy, 3 tháng 6, 2017

Hồ Phú Bông: Memorial Day, đêm tình yêu thức giấc


Gió thổi mạnh từ sau lưng nên tóc Như cứ bay ngược về phía trước. Như liên tục đưa hai tay hất lại phía sau. Vĩnh bất chợt giữ tay Như lại, nói nhỏ: “Cổ Như trắng hồng còn chưn tóc thì đen mượt, rất đẹp. Coi chừng bị... mê đó”. Trong đầu Như bỗng có ngay ý nghĩ “không biết đã bao nhiêu lần Vĩnh nói những câu tương tự?” Chỉ mới nghĩ thế thôi, đã có chút ân hận nên Như tiếp: “Sao Vĩnh chưa chịu lập gia đình?” Vĩnh yên lặng một quãng dài: “Tại chưa có dịp” “Lỡ bao nhiêu dịp rồi?” “Đã bảo chưa thì lấy đâu mà lỡ?” “là Vĩnh vẫn còn đi tìm dịp?” “Không, cũng chẳng đi tìm” “lười?” “cũng không hẳn” “lười, chẳng đi tìm thì làm sao có dịp?” Vĩnh nhìn Như trêu ghẹo: “thì... biết đâu đây là dịp?”. Như yên lặng, giấu cảm xúc thật nhanh: “Vĩnh sợ bị trói chưn? Thích lang bạt kỳ hồ?” Vĩnh ngạc nhiên, tròn mắt: “Ở đâu mà Như biết mấy chữ cổ từ đầu thế kỷ trước đó?” Như cười: “ông Nội kể chuyện về thương lái thuở còn ghe bầu xuôi ngược. Đọc sách báo viết về lịch sử Đàng Trong thì rõ. Gốc tích người miền Nam cũng từ tội phạm của các triều đại phong kiến phía Bắc chạy vô trốn nên mới gọi là Đàng Trong mà”. Vĩnh nháy mắt, cười: “cứ như bà cụ í” Như hứ: “bộ dùng chữ cổ là trở thành bà cụ chắc?” rồi tiếp: “mà là bà cụ rùi chứ còn chi nữa?” Bất ngờ, Vĩnh kéo Như đứng lại, nhìn vào mắt: “Nói tầm bậy”. Ba tiếng “nói tầm bậy” như một cái lệnh. Nó ngang như cua, cộc lốc và khô khan, thế mà không hiểu sao Như lại thích. Chắc tại phản ứng nhanh không có chuẩn bị nên nó thể hiện thẳng thừng và trung thật nhất! Vĩnh tiếp: “Vĩnh không phải là loại người thích lang bạt kỳ hồ. Có ai dại gì suốt đời chỉ làm kẻ qua đường?” Như cứng: “Thế tại sao cứ làng nhàng? Tội nghiệp, chỉ có má Vĩnh là dài cổ vì Vĩnh thôi!”. Vĩnh trầm ngâm: “Đừng nhắc đến Má, lôi Má vô đây Vĩnh thấy mình có lỗi. Với Má, thì Vĩnh lấy bất cứ ai Má cũng mừng. Má chỉ đợi có bi nhiêu thôi!” Vĩnh hỏi lại: “Thế tại sao Như ít đến nhà Vĩnh chơi mà mời thì cứ lấy cớ bận?” “Sợ má Vĩnh hiểu lầm?” “lầm gì?” Như hơi quỷnh: “lầm là... lầm... là ham ăn uống... chớ là gì” Vĩnh ép: “đừng ba xạo, lầm gì?”. Quỷnh quá, bí quá nên nói đại... “là lấy điểm”. Vừa nói xong, biết bị hớ rồi, mặt Như lúc đó chắc đỏ lắm, không biết có thoát khỏi đôi mắt tinh tế của Vĩnh không? “Nếu lấy điểm thì phải là Vĩnh mới đúng! Như có chịu cho Vĩnh lấy điểm với Như, với Má nữa không?” Một cảm giác đột ngột như muốn òa vỡ nhưng Như lấy lại bình tĩnh, bảnh chọe: “Tán... tỉnh nghe cũng tàm tạm... được” Vĩnh đốp chát ngay: “có ai dại gì đi tán thứ hách xì xằng! Gái ngầu mình ngầu lại!” rồi Vĩnh cười khoái chí. Như cố làm mặt nghiêm nhưng không được, phải cười toe với Vĩnh: “Tán có nghề như vậy khác chi thương lái tìm mua sản phẩm tốt với giá rẻ í” “Bậy nà, sản phẩm hiếm quý chớ rẻ sao được?”

Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

Hồ Phú Bông - Memorial Day, đêm tình yêu thức giấc


Gió thổi mạnh từ sau l
ưng nên tóc Như An cứ bay ngược về phía trước.  Như An liên tục đưa hai tay hất lại phía sau.  Vĩnh bất chợt giữ tay Như An lại, nói nhỏ: “Cổ Như An trắng hồng còn chưn tóc thì đen mượt, rất đẹp.  Coi chừng bị... mê đó”.  Trong đầu Như An bỗng có ngay ý nghĩ “không biết đã bao nhiêu lần Vĩnh nói những câu tương tự?” Chỉ mới nghĩ thế thôi, đã có chút ân hận nên Như An tiếp: “Sao Vĩnh chưa chịu lập gia đình?” Vĩnh yên lặng một quãng dài: “Tại chưa có dịp” “Lỡ bao nhiêu dịp rồi?” “Đã bảo chưa thì lấy đâu mà lỡ?” “là Vĩnh vẫn còn đi tìm dịp?” “Không, cũng chẳng đi tìm” “lười?” “cũng không hẳn” “lười, chẳng đi tìm thì làm sao có dịp?”  Vĩnh nhìn Như An trêu ghẹo: “thì... biết đâu đây là dịp?”.  Như An yên lặng, giấu cảm xúc thật nhanh: “Vĩnh sợ bị trói chưn?  Thích lang bạt kỳ hồ?”  Vĩnh ngạc nhiên, tròn mắt: “Ở đâu mà Như An biết mấy chữ cổ từ đầu thế kỷ trước đó?”  Như An cười: “ông Nội kể chuyện về thương lái thuở còn ghe bầu xuôi ngược.  Đọc sách báo viết về lịch sử Đàng Trong thì rõ.  Gốc tích người miền Nam cũng từ tội phạm của các triều đại phong kiến phía Bắc chạy vô trốn nên mới gọi là Đàng Trong mà”.  Vĩnh nháy mắt, cười: “cứ như bà cụ í”  Như An hứ: “bộ dùng chữ cổ là trở thành bà cụ chắc?” rồi tiếp: “mà là bà cụ rùi chứ còn chi nữa?”  Bất ngờ, Vĩnh kéo Như An đứng lại, nhìn vào mắt: “Nói tầm bậy”.  Ba tiếng “nói tầm bậy” như một cái lệnh.  Nó ngang như cua, cộc lốc và khô khan, thế mà không hiểu sao Như An lại thích.  Chắc tại phản ứng nhanh không có chuẩn bị nên nó thể hiện thẳng thừng và trung thật nhất.  Vĩnh tiếp: “Vĩnh không phải là loại người thích lang bạt kỳ hồ.  Có ai dại gì suốt đời chỉ làm kẻ qua đường?”  Như An cứng: “Thế tại sao cứ làng nhàng?  Tội nghiệp, chỉ có Má Vĩnh là dài cổ vì Vĩnh thôi!”.  Vĩnh trầm ngâm: “Đừng nhắc đến Má, lôi Má vô đây Vĩnh thấy mình có lỗi.  Với Má, thì Vĩnh lấy bất cứ ai Má cũng mừng.  Má chỉ đợi có bi nhiêu thôi!”  Vĩnh hỏi lại: “Thế tại sao Như An ít đến nhà Vĩnh chơi mà mời thì cứ lấy cớ bận?” “Sợ Má Vĩnh hiểu lầm?” “lầm gì?” Như An hơi quỷnh: “lầm là... lầm... là ham ăn uống... chớ là gì”  Vĩnh ép: “đừng ba xạo, lầm gì?”.  Quỷnh quá, bí quá nên nói đại... “là lấy điểm”  Vừa nói xong, biết bị hớ rồi, mặt Như An lúc đó chắc đỏ lắm, không biết có thoát khỏi đôi mắt tinh tế của Vĩnh không?  “Nếu lấy điểm thì phải là Vĩnh mới đúng!  Như An có chịu cho Vĩnh lấy điểm với Như An, với Má nữa không?”  Một cảm giác đột ngột như muốn òa vỡ nhưng Như An lấy lại bình tĩnh, bảnh chọe: “Tán... tỉnh nghe cũng tàm tạm... được”  Vĩnh đốp chát ngay: “có ai dại gì đi tán thứ hách xì xằng!  Gái ngầu mình ngầu lại!” rồi Vĩnh cười khoái chí.  Như An cố làm mặt nghiêm nhưng không được, phải cười toe với Vĩnh: “Tán có nghề như vậy khác chi thương lái tìm mua sản phẩm tốt với giá rẻ í” “Bậy nà, sản phẩm hiếm quý chớ rẻ sao được?” 
 

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

Hồ Phú Bông - 40 năm đắng cay trong thời bình


40 năm ngày 30 tháng T
ư đã trôi qua.  Trôi qua không yên tĩnh!  Giá như chế độ cộng sản Việt Nam không cho tổ chức kỷ niệm “hoành tráng” thì chắc sẽ không có số lượng hình ảnh, bài vở, tin tức, bình luận đồ sộ nhắc về biến cố đau thương tang tóc nhất cho người miền Nam.  Chính thông tin ngồn ngộn nhắc lại ngày này làm bùng vỡ thêm vết thương vốn chưa bao giờ lành trong tâm thức của người Việt Nam, cả Nam lẫn Bắc.  

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Hồ Phú Bông - Nẩy mầm trong Tự do


Chúng tôi c
ưới lúc HH đang học năm cuối bậc cử nhân tại viện Đại Học Đà Lạt.  Cưới xong, sống với đồng lương lính Việt Nam Cộng Hòa.  Với đồng lương đó mà phải mướn nhà để ở nữa thì dễ dàng hình dung được chúng tôi đã sống như thế nào.  Nhưng rất hạnh phúc!  Chấp nhận như thế với hy vọng sau khi HH hoàn tất Đại học sẽ bắt tay vào gầy dựng tương lai.  Chúng tôi không có giấc mơ của cô bé đang đội thúng trứng trên đầu mà mơ có một đàn gà, rồi bán đàn gà để mua con bò sữa... mừng đến nỗi nhảy cẫng lên làm thúng trứng rơi xuống đất.  Không, không mộng mơ như thế.  Nhưng lịch sử miền Nam bị sang trang đột ngột chúng tôi bỗng chốc trở thành cô bé đó.  Và còn hơn thế nữa.  Không những vỡ mấy cái trứng trên đầu mà còn vỡ nát cả trái tim!  Giấc mơ bị gãy đổ.  HH trở thành nạn nhân của học lực.  Tôi trở thành nạn nhân của “ôm chân đế quốc, bán nước cầu vinh”.  Chế độ mới đẩy HH về vùng Kinh tế mới.  Đẩy tôi vào trại Tập trung cải tạo!  Đêm đêm phòng họp đốt đèn dầu.  HH ôm đứa con mới sinh vào lòng để nghe xỉa xói “tội ác ngụy quân/ngụy quyền”, để biết như thế nào là “công điểm/hợp tác xã”.  Như thế nào là cuốc đất, trồng khoai, làm cỏ...  Biết “bình bầu tiên tiến”.  Biết như thế nào là “lao động là quang vinh”!  Tôi phải biết như thế nào là “ăn gan người, uống máu người”!  Phải biết như thế nào là “khoan hồng nhân đạo của chế độ ưu việt Xã hội Chủ nghĩa”, là “đỉnh cao trí tuệ của loài người”...!  Còn Thông cáo “Tập trung 10 ngày” trở thành thời gian lê lết từ trại giam nầy đến trại giam khác, từ Nam ra Bắc.  Thân tàn ma dại từ giữa rừng thiêng đến hai vòng tường cao nghễu nghện có công an canh gác ngày đêm, với hai ba tầng cửa khóa, với tháng năm vô tận!  Phải hiểu ra là “ngày XHCN” khác hẳn với ngày thường.  Thời gian của XHCN là thứ thời gian khác, không phải tính bằng vòng quay trái đất, ngày/đêm có 24 giờ! 

Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Hồ Phú Bông - Một xã hội cởi mở và bao dung


Có lẽ không có câu viết nào, chỉ có 4 chữ ngắn gọn, nhưng mang cả một thông điệp lớn được quảng bá rộng rãi nhất trên thế giới bằng câu In God We Trust.  Vì đây là câu được in trên tất cả các loại giấy bạc hiện tại của Hoa Kỳ. 

Là câu viết cô đọng Đức tin của người Hoa Kỳ từ ngày tìm được vùng Đất Hứa để lập quốc! 

Ban đầu là cuộc di cư của một số người phản đối sự hà khắc của Thanh giáo ở Anh nên lần lượt tìm cách sang các nước lân cận để thực hiện quyền được tự do thờ phượng Thượng Đế theo đức tin của họ.  Từ năm 1607, 1608 họ đã lần lượt đến Hòa Lan, rồi sau đó chuẩn bị cho một cuộc hành trình dài bằng tàu để đi tìm một vùng đất mới, vùng đất mà họ hoàn toàn được Tự do.

Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2015

Hồ Phú Bông - Khách Quê Choa, “con đò chở sự thật”, bây giờ đang ở đâu?


Tròn một tháng, từ ngày 6/12/2014, nhân viên chung cư xin vào “kiểm soát hệ thống chữa cháy” căn hộ của vợ chồng nhà văn Nguyễn Quang Lập, tức Bọ Lập, chủ blog Quê Choa, cửa vừa mở thì công an tràn vào và sau đó tuyên bố là “bắt quả tang” nhưng “quả tang” gì thì không nghe thêm chi tiết.  Bà Hồ Thị Hồng, vợ anh, cho biết lúc đó Bọ Lập đang viết văn trên bàn phím!  Như vậy thì cứ tạm gọi là “bắt quả tang” Bọ Lập đang viết văn, trước khi có chứng cứ khác do công an đưa ra!  Khi công an muốn lục lọi, khám xét đồ đạc trong nhà, Bọ Lập cho họ biết là muốn tìm gì thì tất cả đều ở trong máy, không còn nơi nào khác.  Trước khi bị dẫn ra khỏi cửa anh nói vói:  “Nếu 9 ngày không về thì 3 năm”.  

Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Hồ Phú Bông - Cuộc Cách mạng Dù Hồng Kông và đàn ong mật


Mờ sáng, ra lượm tờ báo ở trước sân, hình ảnh đập ngay vào mắt là chiếc tổ ong với những con ong mật bụ bẫm đang bâu kín, chứ không phải là những đề tài thời sự nóng bỏng như nhiễm virus Ebola, kinh tế, chính trị… lấy làm lạ nên tôi đọc tin nầy trước.  

Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2014

Hồ Phú Bông - Níu kéo những giờ vui


* Các bạn Xướng, Tường, Thọ, Phát, Vinh, Thành và Thành.

Cuộc ly tán lớn nhất của người miền Nam là 30/4/1975.  Cuộc ly tán nhỏ hơn, bi tráng không kém và cũng của người miền Nam, là chia tay những người bạn khi lần lượt được ra khỏi lao tù cải tạo.  Vì chia tay lúc nầy mỗi cuộc đời lại nổi trôi vô định, cho dù trên giấy ra trại cũng có địa chỉ nơi nầy hay nơi khác, nhưng khi tìm về gia đình thì có vô số trường hợp đã không còn lại một dấu vết nào.  Với cụ Tú Xương bỡn cợt “khách hỏi nhà ông đến, nhà ông đã bán rồi, vợ lăm le ở vú, con tấp tễnh đi bồi” nhưng với người tù cải tạo về thì cay đắng rất nhiều. ‘Ông gõ cửa nhà ông, người lạ hoắc ra hỏi, “ông hỏi nhà ai đó?”, nhà ông đã mất rồi, vợ biệt tăm biệt tích, con vất vưởng phương nào’!

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Hồ Phú Bông - Chiến sĩ Hoàng Thu, ngọn đuốc sống giữa đêm đen VN

Nơi ông Hoàng Thu tự thiêu

Đọc bản tin và xem tấm ảnh đầu tiên trên báo Bradenton Herald Newspaper, quận Manatee, Tiểu bang Florida, ngày 20/6/2014, cho biết người tự thiêu đã để lại một mảnh giấy “dùng chữ nước ngoài” (foreign language) nên cảnh sát chưa hiểu nội dung.  Mảnh giấy được dán rất ngay ngắn, cân phân giữa một ô trống hình chữ nhật bên góc trái tấm bảng tên của khu gia cư “Silver Lake Community” tại ngã ba đường Lockwood Ridge và 59th Avenue East ở Bradenton, chúng tôi biết ngay người tự thiêu là VN.  Những chữ viết tay khá bay bướm, nội dung cô đọng, chỉ trên một mảnh giấy cỡ A-4 nhưng có mãnh lực mạnh đến độ có thể gây sốc cho người bệnh tim!  

Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

Hồ Phú Bông - Đã qua rồi trò chính trị đu dây của CSVN


Sự kiện giàn khoan HD 981 xảy ra đã hơn một tháng.  Một tháng với không biết bao nhiêu biến cố dồn dập ngoài thềm lục địa VN và trên đất liền, loang rộng xung đột làm cả biển Đông dậy sóng dư luận.  Một tháng không biết bao nhiêu phân tích, bình luận và ngoạị giao con thoi.  Nội vụ bây giờ vẫn còn nguyên đó nhưng ồn ào sóng nước mặt nổi đang lắng xuống để lộ dần cốt lõi sự việc.

Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014

Hồ Phú Bông - Cơn Mưa Biển


Chúng tôi đang thả bộ trên bãi biển thì cơn mưa ập đến thật nhanh, chạy trốn không kịp.  Vừa chạy tôi vừa cởi cái áo gió trùm lên đầu Di. “Giữ đầu tóc không ướt là tốt rồi.  Còn áo quần ướt chút đỉnh cũng không sao.  Đẹp như Di thì không chừng càng ướt càng thấy đẹp” “Gớm, người đâu mà lợi dụng mọi cơ hội để dụ dỗ” vừa chạy Di vừa trả lời, hơi thở bị đứt quãng.  “Ơ hay, nình bà con gái kỳ lạ thật.  Không khen thì quẹo đeo, nghe khen cứ giả bộ”.  Di bất chợt dừng lại.  Tưởng giận, tôi tiếp: “Mình thiệt tình mà.  Đẹp thì nói đẹp chứ có nịnh ai bao giờ”.  Di cười: “Chạy hết nổi.  Mệt quá.  Thôi đứng lại chịu ướt cho… tình.” “Ừa, ướt càng tình chứ sao.  Trong phim muốn có cảnh tình tứ đạo diễn thường cho ôm nhau dưới mưa mà” “Di mệt rồi.  Đi chậm thôi nhưng Hải đừng lợi dụng phim” “Đâu có lợi dụng. Thiệt mà”.  Di chưa kịp phản ứng, tôi quàng tay ôm Di.  Đặt một nụ hôn nhẹ lên môi.  Di không tránh.  Những giọt mưa chen vào giữa nụ hôn.  Tôi hỏi: “Di thấy mưa biển ngọt hay mặn”  Vén mái tóc cho gọn để giấu kín dưới áo phông “biết âm mưu Hải rồi.  Có trả lời cách nào cũng không khỏi bị Hải xiên xẹo”.  Tôi cười “thiệt, hỏi thiệt mà” “bi chừ Di nói mặn, Hải sẽ nói tại tình đã mặn nồng.  Di nói ngọt, Hải sẽ nói ngọt ngào như trái chín tình yêu.  Di nói như nước uống, Hải sẽ nói đời thiếu nước thì khô hạn.  Thấy chưa, Di đi guốc trong bụng” “hehe… như vậy là Di tự khai ra…chứ mình đâu có biết gì”.  

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

Hồ Phú Bông - Ở Quê

Hình minh họa: Minh Huyên Nguyễn
Vũ trèo lên cây khế thoăn thoắt. Mấy cái chán ba, mấy nhánh ngang, là những điểm tựa chân quen thuộc. Nhàn đứng nhìn lên, chỉ chỏ. Vũ điệu nghệ như một chú khỉ. Hai tay chịu vào thân cây, một chân chịu vào chán ba. Chân còn lại xoạc rộng tối đa, cố đè cho được chùm khế vàng ươm phía ngoài, để Nhàn vói được nhánh, kéo sà xuống.

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

Hồ Phú Bông - Những bụi gai trên lối về (2)

Bữa ăn đón khách ở "kinh tế mới"
(Tiếp theo và hết)

Tân Rai, Lộc Ngãi

Khi tôi ra tù, khu kinh tế mới Lộc Ngãi, Tân Rai còn rừng rú hoang sơ, đường đèo đất đỏ quanh co khúc khuỷu.  Nắng thì bụi mù.  Mưa mà đi bộ thì trợt té ịch đụi, bùn nhão đến mắt cá chân.  Đi xe đạp thì vô phương, vì bùn quện cứng bánh, dắt cũng không được.  Lúc đó tại địa phương không một ai có xe gắn máy, nếu có, chắc thuộc vào loại đại ‘đại gia’!  Ấy thế mà (cũng dân đi kinh tế mới với nhau) gọi ‘xóm 8 là xóm nhà giàu’ vì ‘dân ở Sài Gòn lên’, cho dù chỉ là nhà chắp vá ộp ẹp, gỗ cũ với tôn méo, dựng nên do những bàn tay chưa biết cầm búa đóng đinh!  Bây giờ tất cả là nhà xây, có khá nhiều mái ngói, đường tráng nhựa (nghe nói có thể thông lên tận Đà Lạt mà khỏi quành ra quốc lộ 20). Ven đường đã có cơ sở kinh doanh, tuy không nhiều, nhưng cảnh quạnh vắng hoang sơ ban đầu không còn nữa.  Những ‘người xóm 8’ hầu hết đã bỏ lại ‘cơ ngơi’ sau mấy năm đói lên đói xuống và quay về lây lất ở Sài Gòn, chỉ những người cùng đường mới bám trụ. Gia đình em họ tôi thuộc trong số đó!  Nhìn bữa đãi tôi được dọn dưới nền, một con gà luộc, một son cháo loãng, chén đũa mộc mạc cho mười mấy người cả lớn bé còm cõi chung vui… tự nó đã nói lên tất cả ‘thành quả’ hơn 35 năm cật lực gầy dựng!  Vườn cà phê cỗi, chết, máy bơm nước hư mà không có tiền sửa, trong lúc cà phê lại rớt giá… nên chỉ còn một cách là cấy ghép loại khác, hoặc phá đi trồng thứ khác nhưng không có vốn! Sức của đứa em, một thời thuộc loại khỏe và lao động giỏi nhất xóm, bây giờ gần tuổi 60, giống như cái máy bơm han rĩ. Cạn kiệt và bất lực!  Tôi nản nên không buồn hỏi chuyện boxit. Cơ ngơi cả đời gầy dựng đã như thế mà còn bị lấy đất làm ‘bom môi trường’ ‘chuẩn bị thả xuống miền xuôi’, dù biết sẽ bị lỗ nặng nhưng vẫn phải thi hành lệnh của ai đó, chỉ vì “đây là chủ trương lớn của đảng”, như lời giải thích của ông Nguyễn Tấn Dũng, thì tìm hiểu thêm cũng vô ích! 

Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014

Hồ Phú Bông - Những bụi gai trên lối về (1)

"Đất vàng" bị bỏ hoang
HH và tôi chuẩn bị hành trang về thăm lại quê hương lần nầy đã không còn háo hức như trước.  Háo hức như những cháu bé mẫu giáo chờ đợi được gặp cha mẹ sau giờ tan trường, hay được òa vỡ ôm chầm người thân trong giây phút trùng phùng!  Lần nầy, từ khi đặt chân lên máy bay dường như đã thấm đẫm nỗi đau buồn!  Vì nỗi đau buồn nên đi mà không muốn đến!  Trạng thái dùng dằng thật sự không lạ, vì chúng tôi biết chuyến về chỉ là hành trình tìm lại kỷ niệm!  Vì nơi chúng tôi đến đã vắng bóng hai người mẹ hiền!  Lại thêm một người cha vừa mới qua đời tháng trước!  Má tôi, ở Sài Gòn, sẽ không còn đứng đợi sẵn nơi cửa khi taxi trờ tới.  Ba tôi, mù không ra đón, cũng vắng câu nói vói từ trên ‘divan’ trong nhà vọng ra: “Tụi con về đó hả?”. 

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Hồ Phú Bông - Sự sợ hãi và niềm vui

Hồ Phú Bông

Ngày 28/11/2013 Quốc Hội của đảng CSVN thông qua bản Hiến Pháp 2013 và có hiệu lực kể từ 01/01/2014 từ văn bản Hiến pháp 1992 sửa đổi, là điều không lạ, vì trước khi họ nhóm họp để thông qua thì báo chí Lề Trái đã nói rất nhiều rồi!  Nhưng có một điều lạ, không mấy ai tiên đoán nổi, là con số phiếu nhấn nút thông qua gần như tuyệt đối, 486/488 thuận, chỉ có 2 đại biểu không nhấn nút thông qua, chứ không phải nhấn nút chống!  



Ông Lê Hiếu Đằng

Thử nhìn tất cả các nước có thể chế bầu bán ở Quốc Hội trên thế giới sẽ nhận ra tính bất thường của Quốc Hội đảng viên đảng CSVN!  Mà sự thật khi gọi “Quốc Hội đảng viên đảng CSVN” là chính xác, vì trong Quốc Hội có hơn 90% là đảng viên do “đảng cử dân bầu”, cho nên tự nó phải khác biệt với danh xưng Quốc Hội thông thường của các nước dân chủ văn minh!  

Vậy con số “nhất trí” thông qua Bản Dự thảo Hiến pháp (DTHP) vừa rồi nói lên điều gì?

Năm trước, ngay cả trong số chỉ có 12 ông/bà nắm chóp bu quyền lực ở Bộ Chính Trị cũng đã bất nhất về tư cách và tài cán lãnh đạo của ông Thủ Tướng nên mới đem ra Đại hội Trung ương Đảng 16 để giải quyết và chỉ một ngày sau khi kết thúc đại hội đó thì tên “Đồng chí X” được ông Chủ tịch nước lấn cấn cho chào đời(!) trái ngược hẳn với 488 đại biểu của cái gọi là Quốc Hội mà lại “nhất trí” thông qua bản Hiến Pháp 2013 thì tự nó đã cho thấy sự khuất tất rất lớn tiềm ẩn đàng sau hậu trường chính trị VN.

Đã gọi là “Quốc Hội nhóm họp để thông qua Bản Dự thảo HP” mà gần đến ngày bàn cãi nội dung chính, đúng như lịch trình ấn định tại diễn đàn, bỗng dưng bị cắt ngang, rút ngắn 1 ngày, thay vào đó là “đại biểu tự viết tay để góp ý”.  Ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch QH, cũng không buồn giải thích được lý do gì quan trọng đến nỗi phải cắt ngang phần thảo luận công khai trong một văn bản cốt lõi của luật pháp như vậy!  Trong khi đó Quốc Hội đã bàn cãi về rất nhiều vấn đề khác, khá rôm rả, nên dư luận đang chờ đợi đến phần bàn cãi chính về những điều quan trọng nhất của bản DTHP.  Đó là Điều 4 dành đặc quyền lãnh đạo duy nhất cho đảng CSVN.  Đó là kinh tế nhà nước vẫn do kinh tế quốc doanh chủ đạo.  Đó là quân đội phải tuyệt đối trung thành với Đảng.  Đó là luật đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân!

Nếu thảo luận công khai tại diễn đàn thì cho dù là đảng-viên-đại-biểu nhưng khi bị/được  trực tiếp truyền hình thì hình ảnh, tên tuổi của từng cá nhân đồng ý thông qua/chống thông qua cũng sẽ ghi lại được ấn tượng trong công luận.  Hình ảnh đó sẽ tồn tại với niềm hãnh diện hay hệ lụy đến gia phả cho con cháu họ sau nầy.  Vì thể diện cá nhân, vì giòng tộc, vì danh dự riêng trước lịch sử nên có thể trong phút giây đó họ vượt qua được nỗi sợ hãi thâm căn cố đế về “tấm thẻ đảng” để công khai đứng về phía dân tộc!  Nếu thế thì chắc chắn nghị trường sẽ biến động, vượt hẳn ra ngoài tầm kiểm soát của cơ quan đầu não của “đảng ta”!  

“Đảng ta” sợ hãi biến cố đó xảy ra nên phải cắt ngang ngày thảo luận chính!

Thì ra chính “đảng ta” không yên tâm về lòng trung thành của đảng viên trong giờ phút chót khi họ phải đối diện với lịch sử!  Và “đảng ta” đã hiểu tâm trạng một số đảng viên bị đảng dùng quyền lực vô hình để cưỡng ép họ nhấn nút thông qua HP!  

Sự thật đó cho thấy giữa đảng và đảng viên vẫn nghi ngờ nhau, dè chừng nhau, sợ hãi lẫn nhau!   Cho nên con số “nhất trí” thông qua HP không phải là con số “đoàn kết nội bộ đảng” mà thực ra chỉ là con số bị ám ảnh bởi bóng ma của quyền lực vô hình!   Điều nầy chỉ xảy ra ở những trường hợp con người tự biết mình đang làm những việc trái với đạo lý và lương tâm!

Về phần trách nhiệm thì ngay cả ông Thủ tướng, cho dẫu đã chai lỳ, nhưng cũng còn ngại công khai trước công luận huống chi đại biểu?  

Điển hình là hôm 21/11/2013 ông cũng tránh né trực tiếp trả lời câu hỏi về thành tích của chính phủ chống “giặc nội xâm” tham nhũng, “đã cắt được bao nhiêu ung nhọt” với lý do là “hết giờ”(?)  Rồi hẹn sẽ trả lời bằng văn bản!  Chuyện trực tiếp tại diễn đàn khác hẳn với trả lời trên văn bản vì khi đối thoại thì giữa người hỏi và người trả lời sẽ nảy ra rất nhiều vấn đề bất cập, khó ai lường hết trước được, nên sự thật về hậu trường chính trị có thể qua đó sẽ bị phanh phui!  Thí dụ như trước kia ông Thủ tướng đã rơi vào thế bí khi bị hỏi về trách nhiệm của người đứng đầu chính phủ và “văn hóa từ chức”!  Ông đã trả lời là ông không xin chức xin quyền mà chỉ thi hành mệnh lệnh được đảng giao!  

Điều nầy nói lên thực chất về những người có quyền lực cao nhất của chế độ:  Họ hoàn toàn vô trách nhiệm với đất nước và dân tộc! 

Thực chất của cái gọi là “trả lời chất vấn” của Quốc Hội đảng CSVN chỉ có vậy!

Từ những người có chức vụ cao nhất trong chế độ đến cái được gọi là đại biểu chẳng ai dám nhận lãnh trách nhiệm cá nhân về mọi hậu quả việc họ đã gây ra!  

Những lãnh đạo chóp bu trong đảng cũng không khác!



Tất cả đều nhập nhằng, hỗ lốn và đổ cho nhau, cho “thể chế”, cho “đất nước mình nó vậy”!  Họ là một tập thể dựa dẫm vào nhau, lợi dụng lẫn nhau! 

Với vẻ bên ngoài thì họ có đầy quyền lực và tranh nhau lợi lộc nhưng thực chất bên trong là nỗi sợ hãi câm nín, ám ảnh triền miên!  Nỗi sợ hãi sẽ bị đối chứng trước lịch sử trong tương lai.  

Nỗi sợ hãi rơi vào thân phận như vợ chồng Chủ tịch Nicolae Ceausescue, là kết quả cuộc cách mạng thoát vòng xiềng xích CS của dân tộc Romania!

Sự sợ hãi nầy đang bao trùm xã hội.  Cho nên mỗi lãnh đạo tự nhốt mình trong tù ngục riêng của sợ hãi.  Và chỉ những ai có can đảm tự vượt thoát ra khỏi nhà tù đó mới òa vỡ trước ánh sáng văn minh của thời đại, trước dòng chảy của lịch sử nhân loại, mới choáng ngợp được niềm vui của Tự Do.  

Mới tìm lại được bản chất thật của con người là Tự Do!

Trước kia có quý ông Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Kiến Giang (vừa mới qua đời).  Có và có rất nhiều người đang sống, đang âm thầm hay công khai đóng góp cho công cuộc giải phóng đất nước ra khỏi họa cộng sản mà không thể kể ra hết!  

Mới nhất, đáng vui mừng nhất là luật gia Lê Hiếu Đằng!  Ông đã tự thoát ra khỏi cánh cửa của tù ngục mà chính ông tự giam hãm 40 năm qua với biết bao nhiêu tâm huyết và trăn trở, đặc biệt từ sau 1975, khi đối mặt với sự thật là Mặt trận Giải phóng Miền Nam chỉ là công cụ để đảng CSVN chiếm được miền Nam, rồi loại bỏ!  

Đảng CSVN không chỉ đánh lừa riêng MTGPMN của ông mà đã đánh lừa toàn dân tộc! 

Chỉ với 92 chữ viết tay cùng với chữ ký, ông Lê Hiếu Đằng đã tự cởi được trói sau 40 năm dài tự giam hãm để nếm lại niềm vui của Tự Do!


TUYÊN BỐ

Tôi tên LÊ HIẾU ĐẰNG là ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỌNG SẢN VN, hơn 40 tuổi đảng. Nay tôi tuyên bố công khai ra khỏi đảng CSVN vì:

ĐCSVN bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc. Đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân.

Tôi xin xác định đây là quyết định của tôi.

Ngày 04.12.2013
Lê hiếu Đằng

Giữa sợ hãi và niềm vui tự do chỉ trong gang tấc!  Ông Lê Hiếu Đằng đang là hiện tượng mới nhất cho những đảng viên còn sợ hãi! 

Quay đầu lại là bờ!  Là hạnh phúc, là niềm vui không chỉ riêng cho cá nhân và gia đình cựu đảng viên Lê Hiếu Đằng, mà cho cả Dân Tộc!

Xin được chúc mừng ông Lê Hiếu Đằng vừa tìm lại được những gì tưởng đã mất!

(Dec 5th, 2013)