Hiển thị các bài đăng có nhãn Hồ Hải. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hồ Hải. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

Bs Hồ Hải - Hai khắc khoải


Chúng tôi, những con người sinh ra ở hai phần đất nước, tuy cách nhau 2 thế hệ, được giáo dục, tắm trong 2 nền văn hóa và chính trị khác nhau. 

Anh ở Bắc được học tiểu học từ Trung Hoa, rồi trung học của miền Bắc Xã hội chủ nghĩa, sau đó được đào tạo ở Kiev, Liên Xô cũ, và cuối cùng là tiến sĩ ở Pháp. GS Chu Hảo là cựu thứ trưởng Bộ khoa học công nghệ Việt Nam, cựu Viện trưởng Viện nghiên cứu công nghệ quốc gia. Hiện ông  là Chủ tịch hội hữu nghị Việt Pháp. Ủy viên Hội đồng khoa học Trung Ương. Giám đốc Nhà Xuất Bản Tri Thức, kiêm phó chủ tịch Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh.

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Bác sĩ Hồ Hải - NGOẠI GIAO BÓNG RỔ LẠI NHỚ BÓNG BÀN


Bác sĩ Hồ Hải - 

Đầu năm nay tôi có viết 2 bài về tình hình ngoại giao giữa Hoa Kỳ với Trung Hoa và Bắc Hàn, trong đó, tôi đặc biệt nhấn mạnh về ngoại giao bóng rổ. Bài thứ nhất vào tháng 3/2013: Bày binh bố trận, và bài thứ hai vào tháng 4/2013 là bài Liệu có chiến tranh trên bán đảo liên Triều?


Không biết mọi người có còn nhớ tháng 8/2011 ông phó TT Biden sang thăm Trung Hoa bằng Ngoại giao bóng rổ ở Bắc Kinh mà, lúc ấy ông Hồ Cẩm Đào còn tại vị, và vận động viên Trung Hoa đánh vận động viên của Georgetown University mà không rõ vì sao, nhưng chắc chắn các lãnh đạo cao cấp 2 nước Mỹ Trung hiểu được nguyên nhân tại sao có vụ ẩu đả này, mọi người còn nhớ không?

Sau khi Kim Chính Ân lên ngôi thì vận động viên bóng rổ về vườn Dennis Rodman được Kim Chính Ân mời sang thăm 2 lần, trong đó có một lần dự sinh nhật của Kim Chính Ân không?

Xưa khi cuộc nội chiến Việt Nam đến hồi cuối, trước khi Nixon sang gặp Mao cuối năm 1972, thì các vận động viên Hoa Kỳ và Trung Hoa gặp nhau bằng ngoại giao bóng bàn vào tháng 4/1971. Sau ngoại giao bóng bàn Hoa Kỳ xóa cấm vận Trung Hoa. Sau nữa là Nixon gặp Mao ký kết Thông Cáo Thượng Hải bàn giao Đông Dương cho Trung Hoa cai quản, để Mẽo lấy Trung Hoa tiêu diệt Liên Xô. 18 năm sau, năm 1990, Liên Xô và Đông Âu tan rã. Gấu Nga như mãnh thú trúng tên cho đến nay vẫn chưa hồi phục sức mạnh ngày nào.

Ngoại giao bóng bàn là giao banh qua lại để thắng đối phương, nên cú giao bóng Đông Dương cho Trung Hoa và trả bóng Liên Xô và Đông Âu của Trung Hoa cho Hoa Kỳ là một trận bóng bàn của thế kỷ XX long trời lở đất. Nó cứu vớt hơn nửa tỷ nhân loại thoát ách gông cùm cộng sản ngay tại cái nôi của cộng sản được sinh ra.

5 trong 7 đại trưởng lão của Kim Chính Nhật - bố của Kim Chính ân - những người đã giúp Kim Chính Ân vững vàng trên ngai vàng lại bị Kim Chính Ân hạ bệ, và kể cả tử hình. Trong hình: bên phải từ số 1-8: Kim Jong-un, Jang Song-taek, Kim Ki-nam, Choe Tae-bok, Ri Yong-ho, Kim Yong-chun, Kim Jong-gak và U Dong-chuk (Ảnh: AP)

Lần này ở Bắc Hàn, những biến đổi chính trị về mặt nhân sự mà, có đến 5 trong 7 người trong những vị bô lão chính đi cạnh quan tài ông Kim Chính Nhật - cha của Kim Chính Ân - bị hạ bệ, trong đó có dượng rể đầy uy quyền của Kim Chính Ân bị xử tử. Hơn thế nữa, tất cả các công ty khai khoán của Trung Hoa bị Kim Chính Ân đuổi về nước sau chỉ 8 tháng nắm quyền. Nó làm cho ông ngoại trưởng Vương Nghị của Trung Hoa phải hỏi ý kiến ông Lavarov của Nga về tình hình Bắc Hàn, là điều hiếm thấy xưa nay. Vì Bắc Hàn là phênh giậu, cũng là nơi nhận viện trợ của Trung Hoa kể từ 1953 đến nay từ giọt xăng đến hột gạo. Thế giới muốn biết tình hình Bắc Hàn đều phải hỏi Trung Hoa, nhưng lần này lại khác.

Giả thiết rằng, Kim Chính Nam anh cả Kim Chính Ân đang ở Hongkong Trung Hoa được Jang Song Thaek và Trung Hoa sắp xếp để lật đổ Kim Chính Ân, để về chấp chính Bắc Hàn, là một giả thiết đáng tin cậy. Đó là lý do để Kim Chính Ân giết dượng rể của mình. Vì sau khi Jang Song Thaek bị tử hình, thì con trai của Kim Chính Nam đang học ở Đại học Paris phải bỏ trốn. Có phải vì thế mà, Kim Chính Ân mới đoạn tuyệt với Trung Hoa?

Cách đây 2 hôm, tôi viết bài: Trào lưu thoát Trung Hoa của các chư hầu đang chuyển động? Hôm nay tôi hồi cứu lại ngoại giao bóng rổ của Hoa Kỳ, Trung Hoa và Bắc Hàn, khi mà sau khi bắt dượng rể của mình 2 ngày thì Kim Chính Ân thả cựu quân nhân Hoa Kỳ trong thời chiến tranh liên Triều bị bắt hồi tháng 10/2013 - ông Merrill Newman.

Trong cách chơi bóng rổ, hai đối thủ ghi điểm bằng cách bỏ banh và rổ kiểu úp sọt. Nó như một hành động mà Hoa Kỳ muốn nhắn gửi với Trung Hoa rằng, kỳ này tao hạ mày bằng cách úp sọt thông qua chư hầu của mày là Bắc Hàn. Thông điệp này có thể cho thấy Bắc Hàn sẽ được hưởng ân sủng bằng sự trao đổi như ngày xưa Trung Hoa được ân sủng của Hoa Kỳ, để hôm nay trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, và là đối thủ đáng sợ nhất của Hoa Kỳ ở vị trí cầm đầu thế giới trong tương lai.

Từ 2004 cho đến nay, cuộc chiến tranh tiền tệ, hàng hóa và cả quyền lực mềm lẫn quyền lực cứng giữa 2 phe tả hữu mà, đứng đầu là Nga Trung với Hoa Kỳ và đồng minh phương Tây diễn ra rất quyết liệt.

Cuộc chiến giữa đồng đô la và nhân dân tệ giằng co tỷ giá suốt 10 năm qua. Việc gây khó dễ Liên Minh châu Âu về cung cấp khí gas mùa Đông của Nga không hề đơn giản, ngay cả hôm nay dân Ô Khắc Lan - Ukraina - biểu tình chống chính phủ thân Nga buộc chính phủ phải nhượng bộ, đang diễn ra cũng là một trong những nước cờ trên bàn cờ tranh bá đồ vương của 2 phe tả hữu.

Hàng giá rẻ của Trung Hoa đã chiếm lĩnh thị trường toàn cầu, và thu hút tất cả các nhà tư bản đa quốc gia đổ xô đến Trung Hoa để kiếm lợi nhuận. Các nhà đại tư bản Hoa Kỳ và phương Tây ngày càng giàu nhờ nhân công rẻ mạt của Trung Hoa bao nhiêu thì, chính phủ của họ lại nghèo đi bấy nhiêu, để nước Mỹ phải ngưng hoạt động, và các thành viên EU trên bờ vực phá sản.

Trung Hoa đã thành công khi biến đất nước mình thành công xưởng của toàn cầu. Kinh tế Trung Hoa đã tăng trưởng thần kỳ với 30 năm liên tục, mỗi năm 10% tăng trưởng để đổi lại ô nhiễm môi trường và bất công xã hội. Trung Hoa cướp việc làm của thế giới còn lại, của Hoa Kỳ và phương Tây. Nạn thất nghiệp của các quốc gia này tăng nhanh.

Hậu quả của những quốc gia có tỷ lệ dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế, như Hoa Kỳ và phương Tây là, khủng hoảng kinh tế do nhập khẩu, do không có công ăn việc làm. Cái gì đến đã đến là khủng hoảng kinh tế Hoa Kỳ 2008, kéo theo đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Liên minh châu Âu điêu đứng, Ý, tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp trên bờ vực phá sản. Đây lại là nguyên nhân để Trung Hoa suy yếu. Một vòng xoắn suy thoái kinh tế toàn cầu đang quay.

Hoa Kỳ và phương Tây giật mình, tháng Mười năm 2010, Hoa Kỳ sử dụng sáng kiến của 4 nước thành viên Singapore, Brunei, Chile và New Zealand đã ký kết với nhau vào tháng 6/2005 để đưa ra chiến lược châu Á Thái Bình Dương - TransPacific Partnership - TPP. Tháng Bảy năm 2013, Hoa Kỳ và Liên Minh Châu Âu bàn thảo chiến lược xuyên Đại Tây Dương - TransAtlantic Partnership - TAP. Hai gọng kiềm bắt đầu siết chặt, những thông tin hàng Trung Hoa độc hại được tung ra, cả thế giới tẩy chay hàng hóa có xuất xứ từ Trung Hoa. Nhưng cốt lõi vẫn là Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu khủng hoảng kinh tế, nên thị trường xuất khẩu của Trung Hoa giảm mạnh.




Ngoài ra, chính sách đầu tư, ưu đãi thuế và trẻ hóa lao động của Hoa Kỳ cho sau 2018 - khi mà thế hệ Baby Boomers sẽ về hưu - đang lôi kéo các nhà đại tư bản Hoa Kỳ quay về lại bản quốc. Chương trình thắt lưng buộc bụng của Châu Âu cũng làm giảm sản lượng công nghiệp của Trung Hoa. Trung Hoa đang cải tổ để đối phó những nước cờ bao vây của Hoa Kỳ và phương Tây bằng Hội nghị Trung ương lần 3 của nhiệm kỳ Tập - Lý: Tăng tiêu thụ nội địa, giảm nợ xấu, ngưng cung cấp tín dụng cho đầu tư công ở các chính phủ địa phương, với cái gọi là Likonomics trong lưỡng đầu thọ địch, trong bất ổn nội bộ cộng sản Trung Hoa, bất ổn sắc tộc và bất bình đẳng giàu nghèo, giai cấp đến tột đỉnh như hiện nay.

Hãy thử tiên đóan tương lai gần, Kim Chính Ân chịu ngồi vào đàm phán để giải giáp vũ khí hạt nhân để đổi lấy xóa cấm vận, mở cửa, để được các nhà đầu tư nước ngoài vào đưa Bắc Hàn ra khỏi sự lệ thuộc kinh tế với Trung Hoa. Vì mới gần đây, sau khi đuổi các công ty khai khoán Trung Hoa ra khỏi Bắc Hàn, Kim Chính Ân đã ký hợp đồng 25 năm với Tập đoàn Korea National Resources Trading Corporation của Hàn Quốc về việc thành lập một liên doanh Pacific Century Rare Earth Mineral Limited để khai thác mỏ đất hiếm "Jeonju" là một động thái có thiện chí không chối cãi.

Hãy tiên đoán tương lai gần, lương công nhân ở Trung Hoa tăng cao. Trung Hoa không còn là mảnh đất màu mỡ để các nhà đại tư bản đổ xô và kiếm lợi nhuận.

Hãy tiên đoán tương lai gần, phênh giậu của Trung Hoa không còn nữa, ngoại trừ nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa mang hình bóng Trung Hoa ở phía Nam.

Đó cũng là lúc thấp thoáng bóng dáng của 2 cuộc ngoại giao bóng rổ bắt đầu chuyển động như Thông cáo Thượng Hải 1972, như Hiệp định Paris 1973, như làn sóng cộng sản khắp toàn cầu vào giữa cuối thập niên 1970s, và sau đó là cộng sản sụp đổ ngay trên quê hương sinh ra nó. Liệu thời gian để có ngày ấy là bao lâu? Khi Liên Xô mất 18 năm để sụp đổ, thì Trung Hoa sẽ mất bao lâu để tan rã như cuối đời nhà Thanh? Tất cả đều bắt đầu từ Bắc Hàn, một quốc gia bí hiểm, nghèo khổ có những chính sách ngoại giao bất thường, nhưng đủ làm cho các cường quốc phải âu lo. Và liệu sinh mạng của Kim Chính Ân có được bảo toàn cho đến lúc đó?


Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Hồ Hải - Ai trách nhiệm vụ Nhân văn giai phẩm?

Hồ Hải

Ông Nguyễn Hữu Ðang
Hôm trước kỷ niệm ngày mất Văn Cao, mình đưa ý kiến của Văn Cao về chủ xị làm vụ đấu tố Nhân Văn Giai Phẩm để diệt trí thức, thì theo ông người chủ xị là ông Longe Marche - Trường Chinh. Nhưng với những người bị đấu nặng nề nhất - Nguyễn Hữu Đang - thì cho là ông Trường Chinh chỉ là đấu đá để hạ bệ người khác nhằm cho ngôi vị của mình. Còn đầu não đấu tố là nhân vật lớn hơn. Mình đưa ra đây một phần sưu tập rất nhỏ của Thụy Khuê để mọi người đọc.

Ai trách nhiệm vụ Nhân văn giai phẩm?
 Trả lời câu hỏi chủ tịch Hồ Chí Minh có trách nhiệm như thế nào về vụ NVGP, Nguyễn Hữu Đang tuyên bố: "Cái việc mà người ta cứ nói là việc nọ việc kia là người dưới làm chứ cụ Hồ không biết, cụ Hồ không thực tiễn làm, đó là một cách nói không đúng sự thật. Người ta thấy việc gì mà có dư luận kêu ca, thắc mắc thì không muốn để cái kêu ca thắc mắc đó hướng vào vị lãnh tụ mà người ta suy tôn tuyệt đối. Có thể nói là người ta thần thánh hóa cụ Hồ. Vì cái lý do nó là như thế. Thực chất thì cụ Hồ không phải là người bị vô hiệu hóa trong bộ máy lãnh đạo của đảng và của dân tộc. Cụ Hồ lúc nào cũng là người có đầy đủ quyền hành, lúc nào cụ cũng sáng suốt, linh lợi, lúc nào cụ cũng có uy tín với dân và cũng có quyền đối với các đồng chí trong đảng, đối với những người lãnh đạo khác. Chắc bà cũng biết rằng những vị lãnh đạo khác của đảng, đối với cụ Hồ là học trò chứ không phải như ở các đảng Cộng sản khác đâu. Cho nên uy tín của cụ Hồ, quyền hành của cụ Hồ bao giờ cũng rất vững, cụ Hồ biết hết cả, và việc đó cụ Hồ cũng đồng tình làm.

 Có thể nói tóm một câu là cho đến mấy năm sau cùng, vì cụ yếu cụ ít chăm nom công việc, cụ khoán cho Bộ chính trị, cụ ít can thiệp trực tiếp, chứ còn trước đó thì bất cứ việc gì cũng là trong phạm vi chỉ đạo của cụ cả. Hay cũng ở cụ, dở cũng ở cụ. Cụ phải gánh trách nhiệm đó, điều đó rõ ràng.

 Có khi nào một lãnh tụ tối cao đối với dân tộc, lãnh tụ tối cao của Đảng mà lại không có trách nhiệm về việc nọ, việc kia. Điều đó không đúng. Chế độ gọi là "báo cáo thỉnh thị" rất chặt chẽ trong nội bộ đảng Cộng sản và trong bộ máy chuyên chính của nhà nước cũng thế, nghiêm ngặt lắm". (Nguyễn Hữu Đang, trả lời phỏng vấn RFI, ngày 3/9/1995).

Nhận định trên đây của Nguyễn Hữu Đang phù hợp với một số nhận định khác về vai trò của chủ tịch Hồ Chí Minh trong đời sống văn hóa văn nghệ:

 Hà Xuân Trường nói về vai trò của Đảng trong "Mặt trận văn hoá văn nghệ" : "Tôi muốn trở lại ý cơ bản này: buổi đầu cách mạng và kháng chiến, tờ báo Đảng đã có sự quan tâm thích đáng đến mặt trận văn hoá - văn nghệ.(...) Sự đầu tư công sức và tâm huyết của Đảng vào mặt trận này là đáng kể: từ Bác, đến các anh Trường Chinh, Tố Hữu. Cần nhắc thêm vai trò của Bác và các ý kiến của Bác căn dặn giới báo chí và văn hoá - văn nghệ ngay từ buổi đầu này. Bác thường gửi bài cho báo Đảng, trên Sự Thật lúc ấy, cũng như trên tờ Nhân Dân sau này [Nhân Dân, tiếp tục tờ Sự thật, ra số 1, ngày 11/3/1951] dưới các bút danh ta đã quen thuộc: C.B, X.Y.Z, A.G (chúng tôi thường gọi Anh Già)... Điều đặc biệt là Bác viết rất ngắn và mỗi lần gửi bài cho báo, Bác thường viết luôn một loạt có đánh số thư tự. Bác dặn anh em chúng tôi là đánh số như thế để cho bạn đọc và cả Bác dễ nhớ, bao giờ gần hết bài thì Bác chỉ cần xem trên báo là Bác biết để Bác kịp viết tiếp, "các chú không cần phải nhắc". (Hà Xuân Trường, Cách mạng kháng chiến và đời sống văn học, tập II, nxb Tác Phẩm Mới, 1987, trang 44-45).
Và ông xác định vị trí và trách nhiệm của từng người trong cấp lãnh đạo:"Công tác văn hoá - văn nghệ lúc bấy giờ nằm trong sự chỉ đạo của Tiểu ban tuyên truyền do anh Trường Chinh đứng đầu. Anh Tố Hữu lúc này được Trung Ương giao trực tiếp tổ chức, chỉ đạo công tác văn nghệ. Tôi là người của Tiểu ban tuyên truyền, làm tờ Sự thật, do vậy mà có trách nhiệm liên lạc giữa Trung ương và bộ phận văn hoá - văn nghệ, giữa anh Trường Chinh và anh Tố Hữu. Trách nhiệm chính là làm sao giúp Trung ương nắm tình hình văn nghệ, và từ góc độ báo Đảng, mà góp phần gợi giúp cho người văn nghệ mạnh dạn đi vào quần chúng, dần dần nắm hiểu đời sống, tham gia công tác cách mạng, và khắc phục từng bước các ảnh hưởng của cách nhìn và thói quen cảm xúc tiểu tư sản..." (Hà Xuân Trường, bđd, trang 41)

"Anh [tức Trường Chinh] còn cho biết thêm là bản báo cáo [Chủ nghiã Mác và văn hoá Việt Nam] tuy là do anh trực tiếp soạn thảo, nhưng đã được ban thường vụ Trung ương thông qua và Bác đã xem và góp ý kiến" (Hà Xuân Trường, bđd, trang 42).
Hoàng Trung Thông cho biết: "Sau này tôi mới biết cuốn truyện về chiến sĩ thi đua đầu tiên là do Bác Hồ viết để làm mẫu cho những người khác viết theo" (Hoàng Trung Thông, Cách mạng kháng chiến và đời sống văn học,Tập I, nxb Tác Phẩm Mới, 1985, trang 191).

Tháng Giêng năm 1956, Giai Phẩm Mùa Xuân vừa ló dạng thể hiện tự do sáng tác, đã bị dập tắt ngay. Vậy có thể hiểu là Trường Chinh đã giao cho Tố Hữu, người có tư thù với Hoàng Cầm, Trần Dần và Lê Đạt trong việc phê bình tập thơ Việt Bắc, xử lý vụ Giai phẩm mùa xuân theo chỉ thị của Hồ Chí Minh.
Trong tháng 8 và 9 năm 1956, có hai sự kiện trùng hợp đáng kể:

1. Trường Chinh phải từ chức Tổng Bí thư. Phong trào NVGP phát triển trở lại.

2. Quyết định cho phép Hội văn nghệ tổ chức lớp học tập dân chủ 18 ngày, theo đường lối Liên Xô, trong tháng 8/1956, đến từ ai, nếu không phải là Hồ Chí Minh?

Lớp học này do Nguyễn Hữu Đang phụ trách. Vai trò của Nguyễn Hữu Đang sẽ nổi bật trong lớp học này và bài tham luận ông đọc ngày 26/8/56 tổng kết lớp học sẽ là cái mốc quan trọng đẩy mạnh tiến trình đòi hỏi tự do dân chủ, việc thành lập báo Nhân Văn và tục bản tờ Giai Phẩm, tạo nên cuộc Cách mạng mùa thu của tư tưởng.

Tháng 10/56 Hungary nổi dậy. Tháng 11/56 xe tăng Xô Viết tiến vào Budapest.
Ngày 9/12/1956 Hồ Chí Minh ký sắc lệnh báo chí. Đóng cửa Nhân Văn.

Phong trào NVGP bị dập tắt lần thứ nhì, tháng12/56.
Tháng 2/57 trong Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ hai, họp từ 20 đến 28/2 tại Hà Nội, Trường Chinh kêu gọi đấu tranh "đập nát âm mưu phản động" của nhóm NVGP.

Cuối năm 57: Mao Trạch Đông hạ lệnh đánh phái hữu. Huy Cận và Hà Xuân Trường được cử đi học tập chính sách của Trung Quốc. Khi họ trở về, tháng 2/58 việc thanh trừng NVGP được tổ chức quy mô và toàn diện trong hai lớp đấu tranh Thái Hà.

Lần này nữa, trách nhiệm hẳn cũng đến từ từng cao nhất của cấp lãnh đạo: Chủ tịch Hồ Chí Minh? 

Khảo sát bị kịch Nhân Văn, chúng ta thấy rõ sự đối lập giữa hai nhân vật: Nguyễn Hữu Đang và Trường Chinh, cả hai đều được Hồ Chí Minh tin dùng.

Trường Chinh là Tổng bí thư đảng Cộng sản, còn Nguyễn Hữu Đang là ai?
Tại sao ông lại được Hồ Chí Minh giao cho trách nhiệm tổ chức ngày lễ độc lập 2/9/45. Vì bất đồng ý kiến với Trường Chinh, năm 1948, ông đã bỏ đảng. Nhưng sau khi hoà bình lập lại, năm 1954, ông lại được gọi về làm việc và đến tháng 8/56, ông được phép đứng ra tổ chức lớp học tập dân chủ 18 ngày.

Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm chống lại toàn bộ chính sách văn hoá văn nghệ của đảng Cộng sản. Vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu chính sách văn hoá văn nghệ ấy như thế nào?

Nói đến đường lối văn hoá văn nghệ của đảng Cộng sản là phải nói đến Trường Chinh, vì chính Trường Chinh (chứ không phải Hồ Chí Minh) đã viết bản đề cương văn hoá văn nghệ và cũng chính Trường Chinh trực tiếp lãnh đạo văn hoá văn nghệ.

Trường Chinh  
Trường Chinh Đặng Xuân Khu (1907-1988) là nhà chính trị, nhưng trước tiên, ông là nhà báo, viết văn và làm thơ (bút hiệu Sóng Hồng). 1927, gia nhậpViệt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội (tiền thân của đảng cộng sản). 1940 là chủ bút báo Cờ Giải phóng, cơ quan của xứ ủy Bắc Kỳ. Sau đó làm chủ bút tờ Sự thật, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản. Từ tháng 5/1941 đến tháng 9/ 1956, làm Tổng Bí Thư đảng cộng sản Việt Nam.

 [Đảng này thành lập tháng 2/1930. Từ tháng 9/1930 đến tháng 11/1945, lấy tên là Đảng Cộng sản Đông dương (theo chỉ thị của quốc tế cộng sản). Tháng 11/1945 Đảng "tự giải thể", rút vào bí mật. 1951, Đảng công khai trở lại với tên Lao Động và đến năm 1976, mới chính thức lấy tên là đảng Cộng sản VN]

 Hà Xuân Trường kể lại: "Đảng lúc bấy giờ, sau khi tuyên bố "tự giải tán", để chuyển thành Hội nghiên cứu chủ nghiã Mác ở Đông Dương (ngày 11/11/1945). Anh Trường Chinh lúc bấy giờ là Tổng bí thư Đảng, Trưởng tiểu ban tuyên truyền của Trung ương, kiêm chủ bút (tức Tổng biên tập) tờ Sự thật" (ra số 1, ngày 5/12/1945 ở Hà Nội)" (Hà Xuân Trường, Cách mạng kháng chiến và đời sống văn học, tập II, trang 31).

Đảng trải qua hai biến cố quan trọng: Ngày 2/9/1945: Tuyên ngôn độc lập. Hơn hai tháng sau, ngày 11/11/1945, Đảng tuyên bố "tự giải tán", đổi tên thànhHội nghiên cứu chủ nghiã Mác ở Đông Dương. Đó là chiến thuật chính trị của Hồ Chí Minh: Chính phủ lâm thời tạm giấu cái gốc quốc tế cộng sản, lấy danh nghĩa Mặt trận Việt Minh để tập hợp mọi thành phần dân tộc cả quốc gia lẫn cộng sản trong công cuộc kháng chiến chống Pháp. 

Nguyễn Hữu Đang cho biết: "Vai trò của Hồ chủ tịch rất quan trọng. Cụ có thành lập Mặt trận Việt Minh thì mới có Cách mạng tháng Tám. Nếu đảng Cộng sản đứng ra vận động cuộc Cách mạng tháng Tám, tôi tin là không được kết quả như là Mặt trận Việt Minh, đó là một mặt trận gồm nhiều thành phần, nhiều tầng lớp tham gia cho nên phát triển mạnh, được nhân dân ta hưởng ứng hơn chứ còn nếu đảng Cộng sản đứng ra thì vẫn bị hạn chế đấy""Đảng Cộng sản lúc bấy giờ có 5000 người chứ ăn thua gì đâu".(Nguyễn Hữu Đang, trả lời phỏng vấn RFI)

Cụ Hồ khóc sau đấu tố NVGP và CCRĐ 1957
Về mặt thực tế, đảng cộng sản vẫn lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp.

Trường Chinh là người thảo đề cương, vạch rõ đường lối văn hoá và văn nghệ Mác-xít của đảng cộng sản Việt nam qua hai văn bản quan trọng: "Đề cương văn hoá Việt Nam" (1943) và Chủ nghiã Mác và văn hoá Việt Nam đọc tại Đại hội Văn hóa toàn quốc lần thứ nhì, ở Việt Bắc, ngày 19/7/1948.
Tầm quan trọng và ảnh hưởng của hai văn bản này trong đời sống văn hoá văn nghệ Việt Nam dưới chế độ cộng sản, được Hà Xuân Trường so sánh với lập thuyết của Mao: "Chúng ta chỉ cần nghiên cứu Đề cương văn hoá Việt Nam năm 1943, báo cáo Chủ nghiã Mác và văn hoá Việt Nam năm 1948 của đồng chí Trường Chinh, và so sánh những văn kiện đó với phần "Văn hóa dân chủ mới" và "Tọa đàm văn nghệ ở Diên An" của Mao Trạch Đông thì rõ ràng khác nhau lắm, khác từ gốc, khác từ mục tiêu đến phương pháp nhận thức". (Hà Xuân Trường, bđd, trang 46).

Như vậy, Trường Chinh là người được Hồ Chí Minh giao cho trọng trách khai thảo đường lối văn học mác-xít của đảng cộng sản Việt Nam. Trường Chinh chính là người khai sinh và chỉ đạo chính sách văn hoá văn nghệ kháng chiến. Tố Hữu, trách nhiệm phần lãnh đạo văn nghệ:
"Công tác văn hoá - văn nghệ lúc bấy giờ nằm trong sự chỉ đạo của Tiểu ban tuyên truyền do anh Trường Chinh đứng đầu. Anh Tố Hữu lúc này được Trung Ương giao trực tiếp tổ chức, chỉ đạo công tác văn nghệ" (Hà Xuân Trường, bđd, trang 41).

Vai trò của Trường Chinh trong giai đoạn đầu cách mạng được xác định như sau: "1943, ông đã chỉ đạo việc thành lập hội văn hoá cứu quốc-tổ chức văn nghệ cách mạng đầu tiên ở Việt Nam, và là người soạn thảo "Đề cương văn hoá Việt Nam" (Nguyễn Hoành Khung, Từ điển Văn Học).

Bản Đề cương văn hoá Việt Nam  
Bản Đề Cương Văn Hoá Việt Nam có 5 phần chính:
 1- Cách đặt vấn đề.
 2- Phân đoạn văn hoá VN.
 3- Những nguy cơ văn hoá dưới ách phát- xít Nhật Pháp.
 4- Xác định văn hoá cách mạng VN.
 5- Nhiệm vụ của các nhà văn hoá mác-xít VN.
[in trong Tiên Phong số 1, ra ngày 10/11/45, và in lại trong Sưu tập trọn bộ Tiên Phong 1945-1946 của Lại Nguyên Ân, nxb Hội Nhà Văn, 1996]

 Phần đầu, Trường Chinh giới hạn lãnh vực của văn hoá: "Văn hoá bao gồm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật". Và xác định sự lãnh đạo của đảng:"đảng tiên phong phải lãnh đạo văn hoá tiên phong" .
Phần hai, phân chia văn hoá VN làm ba giai đoạn: từ Quang Trung trở về trước "phong kiến", "nô lệ", "phụ thuộc vào văn hoá Tàu"; từ Quang Trung đến thời Pháp thuộc "phong kiến, tiểu tư sản"; từ Pháp thuộc đến1943: "phong kiến, tư bản, thuộc địa".

Phần ba, tác giả vạch rõ "những thủ đoạn phát-xít trói buộc văn hoá và giết chết văn hoá Việt Nam".
Phần bốn, ông đặt hai tiêu đề chính:
- "Cách mạng văn hoá muốn hoàn thành phải do đảng C.S.Đ.D. lãnh đạo"
Và "Nền văn hoá mà cuộc cách mạng văn hoá Đông Dương phải thực hiện sẽ là văn hoá xã hội chủ nghiã".

Và phần năm, xác định "nhiệm vụ cần kíp của những nhà văn hoá mác xít Đ.D và nhất là những nhà văn hoá mác xít V.N", qua hai công việc chính phải làm:
 a/ Tranh đấu về học thuật tư tưởng (đánh tan những quan niệm sai lầm của triết học Âu, Á có ít nhiều ảnh hưởng tai hại ở ta: triết học Khổng, Mạnh, Đê-các-tơ (Descartes), Béc-son (Bergson), Căng (Kant), Nít-sờ (Nietzsche), v.v...; làm cho thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử thắng.
b/ tranh đấu về tông phái văn nghệ (chống chủ nghiã cổ điển, chủ nghiã lãng mạn, chủ nghiã tự nhiên, chủ nghiã tượng trưng v.v... làm cho xu hướng tả thực xã hội chủ nghiã thắng).

 Đây là văn bản chính thức của đảng cộng sản, xác định đường lối văn hoá văn nghệ mác-xít. Văn bản này là đầu mối trách nhiệm tình trạng suy đồi của văn hoá văn nghệ Việt Nam: bắt buộc sáng tác và phê bình phải theo con đường duy nhất là tuyên truyền và phục vụ sự lãnh đạo độc tôn của đảng cộng sản. Triệt hạ những đường hướng tư tưởng khác. Triệt hạ những tài năng có tư tưởng tự do.

Nguồn: 
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/115/article_4277.as


Thứ Năm, 23 tháng 9, 2010

Ghé thăm các Blog [23/09/2010]

BLOG BS HỒ HẢI

NÊN LO HAY NÊN MỪNG?

Với những ngôi trường trung học có không gian rộng với nhiều họat động ngọai khóa rèn luyện kỹ năng sống và để học sinh có những buổi họat động với thiên nhiên thì làm sao trẻ có thời gian để đối xử nhau bằng nắm đấm?