Hiển thị các bài đăng có nhãn Hồ Đắc Túc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hồ Đắc Túc. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2020

Hồ Đắc Túc: Đem theo ký ức thành phố


Nhà thờ Kiruna - Ảnh Hồ Đắc Túc

Tôi đang ở một nơi gần Bắc cực, nơi người ta đang dời một thị trấn nhỏ. Và không khỏi nhớ đến cách người ta đối xử với các thành phố cũ trên quê hương.

Kiruna là thị trấn cực bắc của Thụy Điển, nằm trong Vòng Bắc Cực. Mùa đông, mặt trời hiện lúc gần trưa đến hai giờ chiều là biến. Mùa hè, mặt trời mọc giữa đêm. Tôi đến vào giữa mùa đông, đầu tháng 1 năm 2019. Lúc đó đã gần bảy giờ tối. Bác tài xe buýt thả xuống đâu đó, ân cần chỉ hướng tìm nhà khách. Tuyết kêu ken két dưới chân. Những hạt tuyết mịn thong thả rơi óng ả lấp lánh. Ánh đèn đường vàng vàng dọi xuống, màu tuyết trắng hắt nhẹ lên. Đôi khi một chiếc xe chậm rãi đi ngang. Cả không gian trắng sáng và trắng mờ ảo ảo. Âm 12 độ C.Không gay gắt, buốt giá hay tê tái gì cả. Lạnh một cách bình thản.

Giáng sinh đã đi qua nhưng dọc đường còn cây Noel trước vài sân nhỏ. Những căn nhà ở đây thấp, ánh sáng từ bên trong lọt qua khe cửa một dải vàng in trên tuyết. Đêm đông.

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2019

Hồ Đắc Túc: Ký Giả Dương Hùng Cường nơi Đài Tưởng Niệm Phóng Viên ở Normandie


Ký giả Dương Hùng Cường được khắc tên trên bia đá tại Đài Tưởng Niệm Phóng Viên (Mémorial des Reporters) nơi vùng Normandie của Pháp. 

Khu vườn tưởng niệm gồm 27 bia đá khắc tên gần 2.500 phóng viên khắp thế giới đã hy sinh từ năm 1944 đến nay. Hy sinh vì sứ mạng đưa tin của họ. 

Khu tưởng niệm nằm ở thị trấn Bayeux, cách bờ biển Normandie gần 10 cây số, nơi liên quân Anh và Canada đổ bộ vào ngày 6 tháng 6 năm 1944 ở đoạn bờ biển có ám danh Gold Beach. Vườn tưởng niệm do tổ chức Phóng viên Không Biên giới (Reporters sans Frontières) của Pháp thành lập. “Đây là đài tưởng niệm độc đáo nhất ở châu Âu,” trang web của RSF và của thị trấn Bayeux cho biết. Độc đáo ­­không chỉ vì nơi dành riêng để tưởng nhớ công lao của những phóng viên xông pha lửa đạn và phải chết vì nhiệm vụ đưa tin; độc đáo còn vì vườn tưởng niệm xinh đẹp này nằm lặng lẽ bên cạnh nghĩa trang quân đội chôn cất gần 5.000 người lính Anh đã hy sinh trong Thế chiến 2, và Bảo tàng Trận chiến Normandie. 

Tôi đến Normandie lần này đúng dịp kỷ niệm 75 năm đổ bộ Normandie, nhưng không biết đài tưởng niệm này cho đến khi đọc một cột thông tin nhỏ trong cuốn sách viết về các nghĩa trang ở Normandie. 

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2019

Hồ Đắc Túc: Normandie, những mộ phần bên nhau



Tôi vào tiệm tạp hóa Tàu ở Luân Đôn mua một thẻ nhang ngắn rồi xuống Portsmouth, bắt phà qua Normandy. 

Chiếc phà mang tên Normandie của Pháp rời bờ biển Anh lúc gần nửa đêm. Mùa hạ năm nào. Vào giờ này những người lính nhảy dù Anh sắp nhảy xuống chiếm và giữ chiếc cầu Pegasus cách bờ biển Normandy chừng 7 cây số, như trong phim The Longest Day (Ngày Dài Nhất). Giờ này, những người lính nhảy dù Mỹ đã trên phi cơ nam tiến. Tôi muốn đến Normandy vào sáng sớm, lúc mặt trời chưa lên. 

Bây giờ là mùa đông. Khi phà tiến gần vào bờ cho đến khi cặp bến Ouistreham nằm phía cực đông của bờ biển Normandy, trời còn rất tối. Sao Mai sáng long lanh, các ngọn đèn rải thưa quanh bến tàu, ánh sáng vàng đứng bóng, không hắt hiu. Yên tĩnh. Trong bóng đêm lành lặn, không thấy dấu tích gì, như trong phim, và sau này, phim Saving Private Ryan.