Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải Di Nguyễn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải Di Nguyễn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2023

Hải Di Nguyễn: Anh Y Phic H’dok và người cha tình nghi bị sát hại

Y Phic

Năm 2016, Y Phic H’dok đang ở Campuchia tổ chức Giáng sinh cho các em nhỏ khi nghe tin cha mất: “mẹ tìm thấy xác ba đang bị treo trên cây”.

Y Phic H’dok (thường dùng tên Jack) sinh năm 1993 và là người Êđê theo đạo Tin lành từ Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, đồng sáng lập tổ chức Người Thượng vì Công lý cùng Y Quynh Buondap và Y Pher Hdruê. Anh sang Thái Lan tỵ nạn đầu năm 2017 và hiện đang sống tại Hoa Kỳ. 

Ngày 4/5/2023, tôi nghe Y Phic H’dok kể câu chuyện của mình. 

Các bài hát Êđê và lần đầu bị bắt 

Anh Y Phic H’dok cho biết lần đầu bị công an bắt là năm 2012, khi một người chú nhờ tải về nhạc tiếng Êđê, “không biết sao chính quyền biết mà bắt người chú đó, họ hỏi nhạc tiếng mẹ đẻ của mình ở đâu ra”, rồi từ đó bắt anh.  


Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2023

Hải Di Nguyễn: Anh Y Quynh Buondap: Cả gia đình bị đàn áp và các sắc dân bản địa ở VN bị phân biệt đối xử

Anh Y Quynh Buondap

Năm 2008 và 2010, Y Quynh Buondap (sinh năm 1992) bị giam giữ và, theo lời kể của anh, bị công an đánh đập tra tấn dã man. Năm 2012, trong thời gian tạm giam 5 tháng, anh lại bị đánh bởi người trong tù – đến tận bây giờ, vẫn đôi khi bị đau ngực.

Y Quynh Buondap là người Êđê, là một trong những người đồng sáng lập tổ chức Người Thượng vì Công lý, và hiện đang tỵ nạn tại Thái Lan từ năm 2018. 

Ngày 28/4/2023, tôi có dịp trò chuyện với Y Quynh về anh và gia đình, và về vấn đề phân biệt đối xử với người Thượng ở Việt Nam. 


Thứ Ba, 9 tháng 5, 2023

Hải Di Nguyễn: Hoàng gia Anh tốn kém bao nhiêu? Người Anh nghĩ gì?

Vua Charles III ngồi trên Ghế đăng quang ở Tu viện Westminster ngày 6/5/2023. Hình Wikipedia

Ngày 6/5/2023, Vua Charles đăng quang tại Westminster Abbey, London. Lần nữa, người dân Anh cũng như thế giới lại đặt câu hỏi về hệ thống quân chủ Anh, về gia đình Hoàng gia và vấn đề chi phí. 

Thu nhập hàng năm của Hoàng gia Anh là gì? 

Nguồn thu nhập chính của Hoàng gia Anh là Sovereign Grant (thường dịch là Trợ cấp Hoàng gia) từ tiền thuế của người dân – 86 triệu bảng trong năm tính thuế 2021-2022, tương đương 236.000 bảng mỗi ngày, theo inews.co.uk. Ngoài ra họ cũng có thu nhập từ đất đai và bất động sản tư nhân như Công quốc Lancaster (Duchy of Lancaster, khoảng 24 triệu bảng mỗi năm) và Công quốc Cornwall (Duchy of Cornwall, khoảng 22 triệu bảng mỗi năm). 


Hải Di Nguyễn: Bà Nguyễn Uyên Thùy – Tỵ nạn ở Thái Lan, gia đình ở Việt Nam tiếp tục bị công an xách nhiễu

Bà Nguyễn Uyên Thùy.

Ngày 2/4/2023, gia đình bà Nguyễn Uyên Thùy ở Việt Nam bị ba công an – một người cấp huyện, hai người cấp phường – đến tra hỏi và đe dọa, chưa tới ba tháng sau đại phẫu não của cô con gái út. 

Bà Nguyễn Uyên Thùy (tên thật Nguyễn Thị Thùy, sinh năm 1969) là người sáng lập và đứng đầu nhóm Hiến Pháp, và đã tỵ nạn tại Thái Lan từ năm 2018.

Tôi đã phỏng vấn bà ngày 22/2 cho một bài viết trên BBC News Tiếng Việt ngày 5/3 và phỏng vấn thêm ngày 30/4 về tình hình hiện nay và quyết định của bà đưa con gái út sang Thái Lan.

Vì sao phải sang Thái Lan tỵ nạn?


Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2023

Hải Di Nguyễn: Ông Dương Xuân Lương và đạo Cao Đài 1926

Ông Dương Xuân Lương tham dự một cuộc họp do Ủy Ban Tự do \Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF: United States Commission on International Religious Freedom) tổ chức.


Năm 2016, sau tám năm lẩn trốn tại Việt Nam vì bị truy nã do hoạt động tôn giáo liên quan đến đạo Cao Đài 1926, ông Dương Xuân Lương sang Thái Lan tìm tỵ nạn.


Nay đã định cư sáu năm tại Hoa Kỳ và đã có quốc tịch Mỹ ông trở lại Bangkok tháng 4/2023, và trả lời phỏng vấn ngày 11/4 về đạo Cao Đài 1926 cũng như thời gian ở Thái Lan.


Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2023

Hải Di Nguyễn: Mục sư A Ga-Chuyện một người tỵ nạn suýt bị trục xuất

Mục sư A Ga ở Thái Lan.
Ngày 13/4 vừa qua, ông Đường Văn Thái, tức YouTuber Thái Văn Đường, đã bị công an Việt Nam có lẽ là phối hợp với cảnh sát Thái, “bắt cóc” tại Bangkok, Thái Lan. Ông Đường Văn Thái là người chuyên đưa tin chính trị nội bộ Việt Nam và tị nạn ở Thái Lan từ năm 2019, đã được Cao uỷ Liên Hiệp quốc về người tị nạn (UNHCR) cấp quy chế tị nạn. Báo chí Việt Nam thì đưa tin rằng công an Hà Tĩnh vào ngày 14/4 phát hiện một đối tượng “không có giấy tờ tuỳ thân, xâm nhập trái phép vào Việt Nam qua đường mòn, lối mở ở khu vực biên giới thuộc xã Sơn Kim 1… Đối tượng khai nhận tên Đường Văn Thái”.

Chuyện này đã làm cho những người Việt đang tỵ nạn chính trị ở Thái Lan (dù chưa hay đã được cấp quy chế tỵ nạn) hết sức lo lắng.

Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2023

Hải Di Nguyễn: Gia đình bà Lê Thị Trang - “Ba thế hệ vô tổ quốc”

Bà Lê Thị Trang 

Trong số những người Việt tỵ nạn lâu nay tại Thái Lan, có một trường hợp đặc biệt là bà Lê Thị Trang, vừa qua đời tháng 2/2023 ở tuổi 85, sau hơn 30 năm lưu lạc tại nước này. 

Còn lại là con gái Nguyễn Thị Na (55 tuổi) và cháu trai A Tỷ (20 tuổi). 

Cả ba thế hệ đều vô tổ quốc, giấy tờ Việt Nam không còn, giấy tờ Thái Lan không có. 

Vì cô Nguyễn Thị Na bị bệnh tâm thần, ngày 11/4/2023 tôi phỏng vấn anh Nguyễn Văn Ân (sinh năm 1988), một người tỵ nạn tại Thái Lan đã nhiều lần đến thăm và hỗ trợ, về gia đình bà Lê Thị Trang.


Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2023

Hải Di Nguyễn: Ông Trần Thanh Mẫn: “hết đời người” mắc kẹt ở Thái Lan

Ông Trần Thanh Mẫn nói tay trái bị tật
và mặt còn sẹo từ lần bị đánh năm 1998.

Năm 1989 ông Trần Thanh Mẫn (sinh năm 1970) đến Thái Lan, nhưng bị cưỡng bức hồi hương. Hiện nay, ông là một trong số những cựu thuyền nhân vẫn còn kẹt lại tại Thái Lan, không giấy tờ, không quy chế tỵ nạn.

“Một số người ở hải ngoại cũng không nghĩ là ở Thái Lan còn người tỵ nạn đâu, họ không nghĩ là còn thuyền nhân… Họ nói tại sao mấy chục năm vẫn còn thuyền nhân? Nói chung là, chúng tôi là thuyền nhân bị bỏ rơi.”

Ông Trần Thanh Mẫn nói ngày 16/3/2023.

Vượt biên

Ông Trần Thanh Mẫn tìm cách vượt biên từ năm 1987, và đến Thái Lan lần đầu tiên ngày 6/4/1989.

“Tôi sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Khi Cộng sản Bắc Việt vào chiếm Sài Gòn, gia đình tôi bị tịch thu tài sản và đưa về vùng kinh tế mới.”

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2023

Hải Di Nguyễn: Vài suy nghĩ về ChatGPT

Trong thời gian gần đây, phần mềm trí tuệ nhân tạo này là một trong những chủ đề nóng sốt nhất trên mạng xã hội, tiếng Việt cũng như tiếng Anh. Người người nhà nhà đều thử ChatGPT, nói về ChatGPT, tranh cãi về ChatGPT. Nhưng nó thực ra là gì? Có điểm mạnh, điểm yếu gì? Trong tương lai sẽ ra sao? Trong bài viết này, tôi sẽ bàn về ChatGPT từ vài khía cạnh khác nhau. 

ChatGPT là language model, không phải knowledge model 

Nói cách khác, ChatGPT là một chatbot, một công cụ để nói chuyện. Nó được nạp kiến thức và thông tin để trả lời câu hỏi và đối thoại, nhưng không phải là bách khoa toàn thư. Nó càng không có khả năng phân biệt đúng sai. 

Nhìn từ góc độ đó, ChatGPT là sản phẩm thành công, ít nhất trong tiếng Anh. Trong tiếng Việt, ChatGPT có thể nói nhiều câu ngô nghê, nhưng nó vô cùng trơn tru trôi chảy trong tiếng Anh—không những không sai đánh vần hay ngữ pháp mà rất tự nhiên và mạch lạc. 

Ngay cả khi trả lời sai bét. 


Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2023

The Economist: Ukraine có ý nghĩa gì đối với thế giới (Hải Di Nguyễn lược dịch)

Kết quả của cuộc xung đột sẽ quyết định quyền lực của phương Tây

Hải Di Nguyễn lược dịch một trong loạt bài của The Economist nhân kỷ niệm một năm ngày Nga xâm lược Ukraine, 24/2.


Chuyện Vladimir Putin xâm lược Ukraine ngày 24/2/2022 làm hồi sinh NATO. Lần đầu kể từ năm 1967, NATO đặt mục tiêu mới, và hiện được xây dựng lại để ngăn chặn Nga trong thời bình và đáp trả ngay lập tức và bằng vũ lực khi nước này đe dọa xâm phạm lãnh thổ các thành viên.

Cuộc chiến còn thay đổi Ukraine nhiều hơn. Ông Putin lên kế hoạch tấn công chớp nhoáng nhằm lật đổ chính phủ, là đỉnh điểm của chiến dịch xâm lược và gây bất ổn đã bắt đầu từ năm 2014 ở Crimea và vùng Donbas. Thay vào đó, giữa đống hoang tàn, Ukraine đã rèn giũa thành một nước dân chủ thống nhất hơn, thân phương Tây hơn, và kiên cường hơn. Trong khi đó nước Nga lại bị định hình quanh cuộc chiến và sự thù ghét của Putin với NATO, và các biện pháp trừng phạt cũng như sự bỏ đi của nhiều công dân có học thức làm ảnh hưởng tới triển vọng kinh tế về lâu về dài của quốc gia này. Chuyện Nga rơi vào chủ nghĩa quân phiệt, NATO thêm sinh lực, và Ukraine chuyển đổi đã khiến cuộc chiến trở thành phép thử các hệ thống ý thức hệ đối địch.

Hải Di Nguyễn: AI sẽ ảnh hưởng nghệ thuật thế nào?

Minh họa: hình tác giả tạo bằng DALL-E
Trong vài tháng vừa qua, một trong những chủ đề được gây chú ý nhiều nhất là sự phát triển và khả năng của AI (artificial intelligence, tức trí tuệ nhân tạo): không chỉ ChatGPT mà những công cụ tạo hình ảnh từ chữ như Midjourney, DALL-E, hay Stable Diffusion. Đi kèm là nhiều tranh luận khác về ảnh hưởng của AI và tương lai của nghệ thuật. 

Nghệ thuật của AI có phải là nghệ thuật không? 

Đây là một trong những câu hỏi gây tranh cãi nhất hiện nay, đặc biệt khi một tác phẩm AI của Jason M. Allen đoạt giải tại Colorado State Fair năm 20221, và trong năm 2023, tác phẩm chiến thắng một cuộc thi nhiếp ảnh của Úc được tiết lộ là sản phẩm của AI2

Một mặt, ai đó có thể nói chuyện đó có quan trọng không khi người thường không thấy sự khác biệt và tác phẩm đoạt giải? Nhưng mặt khác, đó có phải là nghệ thuật không khi không có dấu ấn riêng của cá nhân, không có hồn trong đó, và tổng hợp hình ảnh có sẵn?


Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2023

Hải Di Nguyễn: "Life and Fate", "Chiến tranh và Hòa bình" của Liên Xô

Bìa sách
Được viết từ thập niên 50 của thế kỷ XX ở Liên Xô nhưng xuất bản lần đầu tiên năm 1980 ở nước ngoài và dịch lần đầu sang tiếng Anh năm 1985,
Life and FateCuộc đời và Số phận (Жизнь и судьба) của Vasily Grossman có vẻ không được biết đến nhiều ở Việt Nam. 

Tuy nhiên trong thế giới tiếng Anh, Life and Fate được ca ngợi là War and Peace của Liên Xô và một trong những tiểu thuyết vỹ đại nhất của thế kỷ XX. 

Life and Fate đặc biệt càng đáng đọc trong thời điểm hiện nay, khi cuộc chiến Ukraine đang diễn ra. 

Tác giả Vasily Grossman 

Vasily Semyonovich Grossman sinh ngày 12/12/1905 tại Berdichev, nay thuộc Ukraine. Ông là người Do Thái và, như nhân vật chính Viktor Shtrum trong Life and Fate, mẹ ông bị giết bởi phát xít Đức.

Ông bắt đầu viết truyện ngắn khi đang học kỹ thuật hóa học ở Moscow. 


Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2023

Hải Di Nguyễn: 50 năm Hiệp định Paris: Việt Nam trên ván cờ chính trị thế giới

 27/1/2023 là tròn 50 năm ngày ký Hiệp định Paris, để Mỹ rút quân khỏi cuộc chiến Việt Nam. 

Nhìn lại Hiệp định Paris sau nửa thế kỷ, tôi phỏng vấn ông Từ Thức, ký giả của miền Nam có mặt theo dõi hội đàm từ đầu đến cuối; sử gia Lê Mạnh Hùng; và kỹ sư Nguyễn Gia Kiểng, người sáng lập và đứng đầu Tập hợp Dân chủ Đa nguyên. 

Hiệp định Paris có những lỗ hổng nào? 

Hiệp định Paris là hiệp định chấm dứt chiến tranh, ký ngày 27/1/1973. Các bên đàm phán chính thức là Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt), Việt Nam Cộng hòa (Nam Việt Nam), và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam). 

Ông Nguyễn Gia Kiểng cho rằng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam “được coi như là một trong hai “bên miền Nam” trong khi ai cũng biết nó không có thực chất nào cả mà chỉ là một danh xưng rỗng nghĩa. Lực lượng cộng sản chiến đấu tại miền Nam hoàn toàn của Hà Nội và do Hà Nội điều khiển.


Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2023

Hải Di Nguyễn: Người Việt bị bắt cóc sang Campuchia kể lại những ngày tháng bị đọa đày

H Nguôt Êban

Ngày 14/10/2022, H Nguôt Êban (sinh năm 2000) đến chỗ hẹn ở ngã tư An Sương, Sài Gòn, được giới thiệu công việc lương cao ở Long An. H Nguôt bị chuốc thuốc ngủ và đưa sang Campuchia, phải trả 5.000 USD nếu muốn về.

H Nguôt may mắn được giải cứu ngày 30/11/2022, nhưng hiện nay vẫn phải sống với nhiều vấn đề sức khỏe do khoảng thời gian ở Campuchia.

Người viết bài này phỏng vấn H Nguôt Êban ngày 3/1, và ngày 5/1 phỏng vấn ông Y Quynh Buondap, người liên lạc trực tiếp với H Nguôt và một trong những người giúp giải cứu cô từ Campuchia. 


Thứ Ba, 22 tháng 11, 2022

Hải Di Nguyễn (BBC News Tiếng Việt) : 'My South Vietnam’: phim tài liệu dựng lại bức tranh về VNCH trước 1975

Đường phố Sài Gòn 1968, Wikipedia

Vietnam Film Club, một nhóm làm phim tài liệu độc lập tại Mỹ về lịch sử và văn hóa Việt Nam, đang trong thời gian thực hiện ‘My South Vietnam’, một phim tài liệu nhiều tập về nhiều khía cạnh của Việt Nam Cộng Hòa.

Với chủ trương “Trình bày sự thật lịch sử và bảo tồn văn hoá Việt Nam”, Vietnam Film Club được thành lập năm 2010 bởi Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích và ông Chu Lynh.

‘My South Vietnam’ là một nỗ lực “vẽ lại bức tranh tổng quát của Miền Nam Việt Nam, tức VNCH, dưới nhiều hình thức, từ kinh tế, văn hóa, giáo dục, âm nhạc, thể thao, phụ nữ cho tới quân đội.”