Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải Di Nguyễn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải Di Nguyễn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2023

Hải Di Nguyễn: Báo cáo Liên Hiệp Quốc: Các đường dây buôn người và lừa đảo trực tuyến Đông Nam Á

Ngày 29/8/2023 vừa qua, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) đưa ra báo cáo về các đường dây buôn người và cưỡng ép vào các hoạt động lừa đảo ở Đông Nam Á [1]

Họ cũng khuyến nghị chính phủ các quốc gia nên có cách tiếp cận dựa trên nhân quyền. 

Các đường dây lừa đảo nằm ở đâu?

Hình lấy từ báo cáo của OHCHR.


Thứ Ba, 29 tháng 8, 2023

Hải Di Nguyễn: Các tín đồ Cao Đài 1926 nghĩ gì về chiến thắng pháp lý ngày 16/8/2023?

Ngày 16/8/2023 vừa qua, Tòa án Texas ở Dallas, Hoa Kỳ đã đưa ra phán quyết rằng chi phái Cao Đài 1997, do nhà nước Việt Nam lập nên, là tổ chức tội phạm theo luật Racketeer Influenced and Corrupt Organisations (RICO).

Vậy các tín đồ Cao Đài 1926 nghĩ gì về phán quyết này?

Vì sao chi phái Cao Đài 1997 bị xem là tổ chức tội phạm?

Đạo Cao Đài có từ năm 1926, với tên đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

Năm 1997, nhà nước Việt Nam thành lập chi phái Cao Đài Tây Ninh, với tên đạo chính thức là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tây Ninh, và từ năm 2007 đổi thành Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh). Gọi tắt là chi phái 1997.

Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2023

Hải Di Nguyễn: Ông Cao Hà Trực--4 năm 7 tháng từ ngày cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng

DĐTK: Từ 1954, Vườn rau Lộc Hưng đã là nơi trú ngụ của bao nhiêu gia đình, bao nhiêu thế hệ từ Bắc vào Nam sinh sống.

Sau 1975, đây là nơi cư ngụ của hàng trăm người, hầu hết là những người thu nhập thấp, sinh viên nghèo, các cựu tù nhân lương tâm và các thương phế binh Việt Nam Cộng hòa.


Vào ngày 4/1/2019, chính quyền quận Tân Bình, TP.HCM đã đưa hàng trăm người gồm công an, cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông, dân phòng đến tiến hành cưỡng chế khu vườn rau Lộc Hưng, phường 6, quận Tân Bình, phá dỡ hàng trăm căn nhà vào thời điểm Tết Nguyên đán Kỷ Hợi cận kề, gây bức xúc mạnh mẽ trong dư luận lúc bấy giờ.

Bài của tác giả Hải Di Nguyễn phỏng vấn ông Cao Hà Trực, một cư dân của vườn rau Lộc Hưng, nhìn lại 4 năm 7 tháng kể từ ngày khu vực này bị cưỡng chế. 

***


Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2023

Hải Di Nguyễn: Nhà nước Việt Nam trả lời Báo cáo viên Đặc biệt Liên Hiệp Quốc, nói Việt Nam “không có người bản địa”

Ngày 9/8 là Ngày Quốc tế Dân tộc Bản địa Thế giới (International Day of the World’s Indigenous Peoples).

Trong thư phản hồi [1] của Việt Nam ngày 27/7/2023 cho thư tố giác [2]của Báo cáo viên Đặc biệt LHQ ngày 6/9/2022, họ nói Việt Nam không có người bản địa, và cũng không có cái gọi là người Thượng bản địa (indigenous Montagnards).

Việt Nam cũng phủ nhận có đàn áp người Thượng về vấn đề tôn giáo.

Nhóm Tin lành Buôn Dhiă cầu nguyện cho các nạn nhân bị bách hại vì lý do tôn giáo 22/8/2022.

Thứ Ba, 8 tháng 8, 2023

Hải Di Nguyễn: Anh Vừ Bá Súa – cuộc sống muôn vàn khó khăn vì theo đạo

Anh Vừ Bá Súa
“Vừ Bá Súa sinh ra hai đứa con, cứ sinh ra là con nó mất, cứ sinh ra là con nó mất,” anh Lý Phi nói. Vì trong gia đình có chị dâu “đã tin Chúa lâu năm” nên “lúc bắt đầu có em bé [thứ ba] trong bụng, hai vợ chồng [Vừ Bá Súa] đã cầu nguyện, nếu đứa con sinh ra và không mất, hai vợ chồng sẽ theo Chúa.”

Được đứa con khỏe mạnh, hai vợ chồng anh Vừ Bá Súa quyết định bỏ phong tục tập quán, bỏ bàn thờ truyền thống H’mông, và theo đạo Tin lành.

Thế nhưng từ đó cuộc sống hai vợ chồng trở nên vô cùng khó khăn – liên tục bị chính quyền địa phương đàn áp, bị ép bỏ đạo – và đến cuối năm 2022, gia đình phải sang Thái Lan xin tỵ nạn.

Tôi phỏng vấn anh Vừ Bá Súa ngày 1/8/2023, qua người thông dịch là anh Lý Phi, cũng là người H’mông đang sống tại Thái Lan.

Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2023

Hải Di Nguyễn: Chị Nguyễn Thị Luyến: lao động như nô lệ ở Jordan và 10 năm long đong ở Thái

Chị Nguyễn Thị Luyến
Tháng 2/2008, chị Nguyễn Thị Luyến (sinh năm 1985) cùng nhiều phụ nữ Việt khác cùng đình công đòi hỏi quyền lợi người lao động ở Jordan.

Tiếp tục đấu tranh đòi lại công lý khi về lại Việt Nam, chị bị dồn đến “không còn đất sống” và phải sang Thái Lan lánh nạn.

Chị đến Canada định cư ngày 6/10/2022, sau 10 năm thăng trầm ở Thái Lan, và kể lại câu chuyện của mình ngày 17/7/2023.

Bị lừa đi xuất khẩu lao động ở Jordan thế nào?

Ở Việt Nam, chị Nguyễn Thị Luyến ở Phú Thọ.

“Cuộc sống của những người như mình ở vùng quê, điều kiện kinh tế khó khăn, mọi người cũng mong muốn có cuộc sống tốt hơn nên đăng ký đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài.”

Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2023

Hải Di Nguyễn: Người Thượng bị ảnh hưởng như thế nào sau vụ xả súng 11/6?

Lực lượng chức năng điều tra tại hiện trường - trụ sở UBND và Công an xã Ea Tiêu. Ảnh: VnExpress.

Ngày 11/6/2023 vừa qua, đã có vụ xả súng tấn công trụ sở công an xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk làm chín người thiệt mạng, bao gồm công an xã, cán bộ xã, và người dân.

Tại Hội nghị của Ban Tuyên giáo ngày 16/6 Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Chánh văn phòng Bộ Công an được dẫn lời là “Theo đánh giá bước đầu, nguyên nhân do âm mưu của các thế lực thù địch, một số nghi phạm FULRO [bài gốc viết là Fulro] lưu vong kích động một số người dân tộc thiểu số chia rẽ người Kinh với dân tộc thiểu số gây mất trật tự và gây tiếng vang ở nước ngoài.”

Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2023

Hải Di Nguyễn: H Bhét Niê và “việc nhẹ lương cao” ở Ả Rập Xê Út

H Bhét Niê.

Năm 2018, cũng như bao người khác có hoàn cảnh khó khăn, chị H Bhét Niê (sinh năm 1993) quyết định sang Ả Rập Xê Út theo chương trình xuất khẩu lao động. 

Chỉ khi đã tới Riyadh, chị mới nhận ra đó không phải là “việc nhẹ lương cao” như đã quảng cáo. Nhưng khi đó đã quá muộn, chị bị lấy đi giấy tờ lẫn điện thoại, không thể gọi công ty môi giới, cũng chẳng thể liên lạc người nhà – phải “chịu nhục” đến năm 2020 và tự nhốt mình trong phòng để được về Việt Nam. 

Thế nhưng mọi chuyện không dừng ở đó. 

Năm 2022, chị H Bhét Niê trốn sang tỵ nạn tại Thái Lan – vì sao? Tôi nghe chị kể câu chuyện của mình ngày 21/6/2023. 


Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2023

Hải Di Nguyễn: H Thái Ayun: nạn nhân buôn người bị sứ quán sách nhiễu

H Thái Ayun khi còn ở Ả Rập Xê Út.
Hình do nhân vật cung cấp.

Năm 2020, trên internet có loan truyền một video của các nữ lao động Việt ở Ả Rập Xê Út cầu cứu và xin có chuyến bay về nước. Một trong những phụ nữ đó là chị H Thái Ayun (sinh năm 1983), sang Ả Rập Xê Út theo chương trình xuất khẩu lao động từ 2018. 

Tuy nhiên, do nhiều lần bị sứ quán sách nhiễu và đe dọa, cuối tháng 12/2020, chị không về Việt Nam mà sang Thái Lan tỵ nạn. 

Ngày 18/6/2023, tôi nghe chị H Thái Ayun kể câu chuyện của mình. 

2006-2012: liên tục bị áp giải 

Chị H Thái Ayun là người sắc tộc Êđê ở Đắk Lắk.  


Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2023

Hải Di Nguyễn: Ông Y Dú Ksơr: hai lần đi tù, một năm bị nhốt trong hầm kín

Ông Y Dú Ksơr

“[Công an] nhốt tôi vào hầm kín mịt mù, không thấy mặt trời mặt trăng, đúng một năm”, ông Y Dú Ksơr nói về lần bị tạm giam năm 2005.

Ông sinh năm 1953. Như Y Pher Hdruê, Y Phic H’dok, Y Quynh Buondap, và Y Arôn Êban mà tôi đã phỏng vấn, viết bài trước đây, ông Y Dú Ksơr cũng là người Êđê theo đạo Tin lành, nhưng không sống ở vùng Tây Nguyên mà ở Phú Yên.

Ông từng hai lần đi tù ở Việt Nam, bị cáo buộc “Phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc”, và hiện nay đang tỵ nạn tại Thái Lan. 

Tôi phỏng vấn ông ngày 26/5/2023.

Vì sao bị bắt giam năm 2005?


Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2023

Hải Di Nguyễn: Anh Y Phic H’dok và người cha tình nghi bị sát hại

Y Phic

Năm 2016, Y Phic H’dok đang ở Campuchia tổ chức Giáng sinh cho các em nhỏ khi nghe tin cha mất: “mẹ tìm thấy xác ba đang bị treo trên cây”.

Y Phic H’dok (thường dùng tên Jack) sinh năm 1993 và là người Êđê theo đạo Tin lành từ Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, đồng sáng lập tổ chức Người Thượng vì Công lý cùng Y Quynh Buondap và Y Pher Hdruê. Anh sang Thái Lan tỵ nạn đầu năm 2017 và hiện đang sống tại Hoa Kỳ. 

Ngày 4/5/2023, tôi nghe Y Phic H’dok kể câu chuyện của mình. 

Các bài hát Êđê và lần đầu bị bắt 

Anh Y Phic H’dok cho biết lần đầu bị công an bắt là năm 2012, khi một người chú nhờ tải về nhạc tiếng Êđê, “không biết sao chính quyền biết mà bắt người chú đó, họ hỏi nhạc tiếng mẹ đẻ của mình ở đâu ra”, rồi từ đó bắt anh.  


Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2023

Hải Di Nguyễn: Anh Y Quynh Buondap: Cả gia đình bị đàn áp và các sắc dân bản địa ở VN bị phân biệt đối xử

Anh Y Quynh Buondap

Năm 2008 và 2010, Y Quynh Buondap (sinh năm 1992) bị giam giữ và, theo lời kể của anh, bị công an đánh đập tra tấn dã man. Năm 2012, trong thời gian tạm giam 5 tháng, anh lại bị đánh bởi người trong tù – đến tận bây giờ, vẫn đôi khi bị đau ngực.

Y Quynh Buondap là người Êđê, là một trong những người đồng sáng lập tổ chức Người Thượng vì Công lý, và hiện đang tỵ nạn tại Thái Lan từ năm 2018. 

Ngày 28/4/2023, tôi có dịp trò chuyện với Y Quynh về anh và gia đình, và về vấn đề phân biệt đối xử với người Thượng ở Việt Nam. 


Thứ Ba, 9 tháng 5, 2023

Hải Di Nguyễn: Hoàng gia Anh tốn kém bao nhiêu? Người Anh nghĩ gì?

Vua Charles III ngồi trên Ghế đăng quang ở Tu viện Westminster ngày 6/5/2023. Hình Wikipedia

Ngày 6/5/2023, Vua Charles đăng quang tại Westminster Abbey, London. Lần nữa, người dân Anh cũng như thế giới lại đặt câu hỏi về hệ thống quân chủ Anh, về gia đình Hoàng gia và vấn đề chi phí. 

Thu nhập hàng năm của Hoàng gia Anh là gì? 

Nguồn thu nhập chính của Hoàng gia Anh là Sovereign Grant (thường dịch là Trợ cấp Hoàng gia) từ tiền thuế của người dân – 86 triệu bảng trong năm tính thuế 2021-2022, tương đương 236.000 bảng mỗi ngày, theo inews.co.uk. Ngoài ra họ cũng có thu nhập từ đất đai và bất động sản tư nhân như Công quốc Lancaster (Duchy of Lancaster, khoảng 24 triệu bảng mỗi năm) và Công quốc Cornwall (Duchy of Cornwall, khoảng 22 triệu bảng mỗi năm). 


Hải Di Nguyễn: Bà Nguyễn Uyên Thùy – Tỵ nạn ở Thái Lan, gia đình ở Việt Nam tiếp tục bị công an xách nhiễu

Bà Nguyễn Uyên Thùy.

Ngày 2/4/2023, gia đình bà Nguyễn Uyên Thùy ở Việt Nam bị ba công an – một người cấp huyện, hai người cấp phường – đến tra hỏi và đe dọa, chưa tới ba tháng sau đại phẫu não của cô con gái út. 

Bà Nguyễn Uyên Thùy (tên thật Nguyễn Thị Thùy, sinh năm 1969) là người sáng lập và đứng đầu nhóm Hiến Pháp, và đã tỵ nạn tại Thái Lan từ năm 2018.

Tôi đã phỏng vấn bà ngày 22/2 cho một bài viết trên BBC News Tiếng Việt ngày 5/3 và phỏng vấn thêm ngày 30/4 về tình hình hiện nay và quyết định của bà đưa con gái út sang Thái Lan.

Vì sao phải sang Thái Lan tỵ nạn?


Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2023

Hải Di Nguyễn: Ông Dương Xuân Lương và đạo Cao Đài 1926

Ông Dương Xuân Lương tham dự một cuộc họp do Ủy Ban Tự do \Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF: United States Commission on International Religious Freedom) tổ chức.


Năm 2016, sau tám năm lẩn trốn tại Việt Nam vì bị truy nã do hoạt động tôn giáo liên quan đến đạo Cao Đài 1926, ông Dương Xuân Lương sang Thái Lan tìm tỵ nạn.


Nay đã định cư sáu năm tại Hoa Kỳ và đã có quốc tịch Mỹ ông trở lại Bangkok tháng 4/2023, và trả lời phỏng vấn ngày 11/4 về đạo Cao Đài 1926 cũng như thời gian ở Thái Lan.


Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2023

Hải Di Nguyễn: Mục sư A Ga-Chuyện một người tỵ nạn suýt bị trục xuất

Mục sư A Ga ở Thái Lan.
Ngày 13/4 vừa qua, ông Đường Văn Thái, tức YouTuber Thái Văn Đường, đã bị công an Việt Nam có lẽ là phối hợp với cảnh sát Thái, “bắt cóc” tại Bangkok, Thái Lan. Ông Đường Văn Thái là người chuyên đưa tin chính trị nội bộ Việt Nam và tị nạn ở Thái Lan từ năm 2019, đã được Cao uỷ Liên Hiệp quốc về người tị nạn (UNHCR) cấp quy chế tị nạn. Báo chí Việt Nam thì đưa tin rằng công an Hà Tĩnh vào ngày 14/4 phát hiện một đối tượng “không có giấy tờ tuỳ thân, xâm nhập trái phép vào Việt Nam qua đường mòn, lối mở ở khu vực biên giới thuộc xã Sơn Kim 1… Đối tượng khai nhận tên Đường Văn Thái”.

Chuyện này đã làm cho những người Việt đang tỵ nạn chính trị ở Thái Lan (dù chưa hay đã được cấp quy chế tỵ nạn) hết sức lo lắng.

Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2023

Hải Di Nguyễn: Gia đình bà Lê Thị Trang - “Ba thế hệ vô tổ quốc”

Bà Lê Thị Trang 

Trong số những người Việt tỵ nạn lâu nay tại Thái Lan, có một trường hợp đặc biệt là bà Lê Thị Trang, vừa qua đời tháng 2/2023 ở tuổi 85, sau hơn 30 năm lưu lạc tại nước này. 

Còn lại là con gái Nguyễn Thị Na (55 tuổi) và cháu trai A Tỷ (20 tuổi). 

Cả ba thế hệ đều vô tổ quốc, giấy tờ Việt Nam không còn, giấy tờ Thái Lan không có. 

Vì cô Nguyễn Thị Na bị bệnh tâm thần, ngày 11/4/2023 tôi phỏng vấn anh Nguyễn Văn Ân (sinh năm 1988), một người tỵ nạn tại Thái Lan đã nhiều lần đến thăm và hỗ trợ, về gia đình bà Lê Thị Trang.


Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2023

Hải Di Nguyễn: Ông Trần Thanh Mẫn: “hết đời người” mắc kẹt ở Thái Lan

Ông Trần Thanh Mẫn nói tay trái bị tật
và mặt còn sẹo từ lần bị đánh năm 1998.

Năm 1989 ông Trần Thanh Mẫn (sinh năm 1970) đến Thái Lan, nhưng bị cưỡng bức hồi hương. Hiện nay, ông là một trong số những cựu thuyền nhân vẫn còn kẹt lại tại Thái Lan, không giấy tờ, không quy chế tỵ nạn.

“Một số người ở hải ngoại cũng không nghĩ là ở Thái Lan còn người tỵ nạn đâu, họ không nghĩ là còn thuyền nhân… Họ nói tại sao mấy chục năm vẫn còn thuyền nhân? Nói chung là, chúng tôi là thuyền nhân bị bỏ rơi.”

Ông Trần Thanh Mẫn nói ngày 16/3/2023.

Vượt biên

Ông Trần Thanh Mẫn tìm cách vượt biên từ năm 1987, và đến Thái Lan lần đầu tiên ngày 6/4/1989.

“Tôi sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Khi Cộng sản Bắc Việt vào chiếm Sài Gòn, gia đình tôi bị tịch thu tài sản và đưa về vùng kinh tế mới.”

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2023

Hải Di Nguyễn: Vài suy nghĩ về ChatGPT

Trong thời gian gần đây, phần mềm trí tuệ nhân tạo này là một trong những chủ đề nóng sốt nhất trên mạng xã hội, tiếng Việt cũng như tiếng Anh. Người người nhà nhà đều thử ChatGPT, nói về ChatGPT, tranh cãi về ChatGPT. Nhưng nó thực ra là gì? Có điểm mạnh, điểm yếu gì? Trong tương lai sẽ ra sao? Trong bài viết này, tôi sẽ bàn về ChatGPT từ vài khía cạnh khác nhau. 

ChatGPT là language model, không phải knowledge model 

Nói cách khác, ChatGPT là một chatbot, một công cụ để nói chuyện. Nó được nạp kiến thức và thông tin để trả lời câu hỏi và đối thoại, nhưng không phải là bách khoa toàn thư. Nó càng không có khả năng phân biệt đúng sai. 

Nhìn từ góc độ đó, ChatGPT là sản phẩm thành công, ít nhất trong tiếng Anh. Trong tiếng Việt, ChatGPT có thể nói nhiều câu ngô nghê, nhưng nó vô cùng trơn tru trôi chảy trong tiếng Anh—không những không sai đánh vần hay ngữ pháp mà rất tự nhiên và mạch lạc. 

Ngay cả khi trả lời sai bét. 


Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2023

The Economist: Ukraine có ý nghĩa gì đối với thế giới (Hải Di Nguyễn lược dịch)

Kết quả của cuộc xung đột sẽ quyết định quyền lực của phương Tây

Hải Di Nguyễn lược dịch một trong loạt bài của The Economist nhân kỷ niệm một năm ngày Nga xâm lược Ukraine, 24/2.


Chuyện Vladimir Putin xâm lược Ukraine ngày 24/2/2022 làm hồi sinh NATO. Lần đầu kể từ năm 1967, NATO đặt mục tiêu mới, và hiện được xây dựng lại để ngăn chặn Nga trong thời bình và đáp trả ngay lập tức và bằng vũ lực khi nước này đe dọa xâm phạm lãnh thổ các thành viên.

Cuộc chiến còn thay đổi Ukraine nhiều hơn. Ông Putin lên kế hoạch tấn công chớp nhoáng nhằm lật đổ chính phủ, là đỉnh điểm của chiến dịch xâm lược và gây bất ổn đã bắt đầu từ năm 2014 ở Crimea và vùng Donbas. Thay vào đó, giữa đống hoang tàn, Ukraine đã rèn giũa thành một nước dân chủ thống nhất hơn, thân phương Tây hơn, và kiên cường hơn. Trong khi đó nước Nga lại bị định hình quanh cuộc chiến và sự thù ghét của Putin với NATO, và các biện pháp trừng phạt cũng như sự bỏ đi của nhiều công dân có học thức làm ảnh hưởng tới triển vọng kinh tế về lâu về dài của quốc gia này. Chuyện Nga rơi vào chủ nghĩa quân phiệt, NATO thêm sinh lực, và Ukraine chuyển đổi đã khiến cuộc chiến trở thành phép thử các hệ thống ý thức hệ đối địch.