Hiển thị các bài đăng có nhãn Hạ Long Bụt Sĩ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hạ Long Bụt Sĩ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2020

Hạ Long Bụt sĩ: Cháo Nóng Đêm Đông

Trời lạnh, mưa gió, đi tìm món ăn ngon là một cái thú, da lạnh thì bụng phải nóng, sự đền bù tuy chẳng to tát cũng vẫn làm nguôi cơn buồn chốc lát. 

Việt Nam xứ nhiệt đới, món ăn phải mát như bún, như rau, mới hợp, món nóng như phở, bún riêu, chả cá, lẩu cá... vừa ăn vừa nhễ nhại mồ hôi thì thú ăn ngon giảm đi tới quá nửa... Hồi 1954 mới từ miền Bắc vào Sài Gòn, đi qua quán cà phê thấy các tay sành ăn uống đổ ly cà phê nóng ra đĩa cho nguội đi rồi mới uống, lại có cả cà phê đen đá... thì quả là khí hậu ảnh hưởng rất nhiều tới miếng ăn, chưa kể món quốc hồn quốc túy như bánh chưng, ăn không thể ngon miệng bằng ăn ở miền mưa phùn gió bấc... Trời lạnh bụng dễ đói... mà càng đói thì ăn càng ngon, thời 1949- 50 ở miền Bắc ngày Tết đến chúc nhau, nhà nào cũng mời bánh chưng, miền quê ngoại tôi, ở Quảng Yên, gần văn hóa Tầu Móng Cái, ngày Tết lại còn thêm bánh tài lùng ệp, giống như bánh dầy, mầu nâu, ngọt, mang rán lên ăn nóng deo dẻo... bẵng đi gần nửa thế kỷ lang thang ngày Tết đi chơi phố Tầu Cựu Kim Sơn hay Hạ Uy Di... lại thấy loại bánh ấy xuất hiện, gọi là bánh tổ dường như là món truyền thống của dân Quảng Châu, Hắc Cá cúng tổ tiên ngày Tết.

Những tay đầu bếp nhà nghề ở khu Tầu San Francisco có lần đắc chí : “ ông đừng sang Trung Quốc lúc này- 1996- chờ dăm năm nữa hãy sang, họ còn đang gửi người qua đây cho chúng tôi huấn luyện cách nấu ăn mà...” cũng chỉ đúng nếu đặt Hồng Kông sang một bên, cơm Tầu Cộng trong Hoa Lục rất khó ăn có lẽ vì mấy chục năm nghèo đói, kinh tế lụn bại nên không thể có cao lương mỹ vị được, chỉ còn Hồng Kông là giữ được tài nghệ nấu ăn truyền thống Trung Hoa cổ xưa...mà phải có thổ công dẫn đường mới vào được các nhà hàng chân truyền dành cho người bản xứ. Năm 1993 trên đường từ Việt Nam trở về Mỹ, tôi ngừng lại Hương Cảng vài hôm để thăm một cô Tầu, em một người bạn đồng nghiệp cùng làm việc ở Mỹ. Thời ấy, trước khi Hương Cảng trao lại cho Trung Cộng, dân chúng náo động chỉ mong được rời bỏ quê hương ...cô ta dẫn tôi lên một nhà hàng lớn lầu 4 lầu 5...chuyên hải sản và thực đơn viết toàn chữ Hán, không có phụ đề Anh ngữ... quả thực món ăn ngon siêu tuyệt hơn hẳn những nơi khác... Chỉ tiếc rằng cô bạn Tầu tìm chồng không được một nét của Gong Li hay Lâm Thiên Hà để làm trái tim viễn khách dừng lại lâu hơn chốn Cảng Thơm!

Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2020

Hạ Long Bụt Sĩ: Cung Đàn Bạc Mệnh Trong Thung Lũng Ma

 Mỗi thiên tài là một Tề Thiên Đại Thánh, chớp mắt chu du từ Hoa Quả Sơn lên Thiên đình, xuống cõi thế, vào ra cõi ma quỷ, như đi chơi mà không vướng mắc, vô chấp, buông mà không bỏ, cởi mà không vứt. 

 

Nguyễn Du cũng như Shakespeare trong McBeth, sống mà sống với cả người chết, sống cõi rất rộng, chùm lên thiên giới, trần gian, địa ngục. Vào tác phẩm tuyệt bút, tâm tư cao rộng ra, được trèo lên vai của ông khổng lồ để nhìn chân trời xa, óng ánh vạt áo Hằng nga, lấp láy khối tinh anh chập chùng quanh trời đất, tiếng thở u uất lẫn âm ba thảng thốt, nửa thật nửa mộng, biên giới Ú, OM, U, Ớ... âm thiêng vang vào vách núi, dội ra luồng ba động vằn vèo nhập mạt na thức !


Chất thiêng toát ra từ ngòi bút Nguyễn Du làm truyện Kiều trở thành một cuốn sách bói : - lậy vua Từ Hải, lậy vãi Giác Duyên, lậy tiên Thúy Kiều .. Bói Kiều xem vận may rủi như gieo âm dương, xin thẻ xin xâm. Ngày Tết người ta kiêng không giở Kiều ra đọc là vì trong tâm thức bình dị của người Việt Nam, truyện Kiều mang chất thiêng và chất ma quái gở :

 

            Rằng hay thì thực là hay

            Xem ra ngậm đắng nuốt cay thế nào

 

như một ngón đàn có ma nhập, cay đắng ngậm ngùi, chẳng ai dám tấu lên vào ngày đầu năm !

 

                                                                         *

Một đêm trăng bạc, Nguyễn Du 30 tuổi, ngồi nhớ người vợ đầu mới mất, ông tưởng tượng một cô hồn từ Thái Bình lặn lội qua đèo Tam Điệp, vượt sông Lam về thăm chồng nơi căn phòng trống trải dưới ngọn đèn dầu mờ tỏ xanh xao, nàng kể lể than van, chồng thương cảm phảng phất như nói chuyện với hồn nhập màn mờ sương ảo :

 

                        Mộng lai cô đăng thanh

                        Mộng khứ hàn phong xuy

                        Mỹ nhân bất tương kiến

                        Nhu tình loạn như ti

                                           Ký Mộng - Thanh Hiên Thi Tập

 

                        Dưới đèn leo lét mộng vào

                        mộng đi gió thổi thấy nào mỹ nhân

                        tơ lòng rối loạn muôn phần !

 


Thứ Tư, 2 tháng 9, 2020

Hạ Long Bụt Sĩ: Đọc sách NHẤT HẠNH

Các bản dịch Kinh và sách Phật học 
Từ D.T. Suzuki dẫn nhập Zen tới công trình phát huy Thiền toàn cầu của Nhất Hạnh. 

Thiền Sư Nhất Hạnh sinh năm 1926, đã 94 tuổi đời, 78 tuổi đạo, 60 năm rong ruổi Đường Xưa Mây Trắng, hiện đã trở lại chùa Từ Hiếu, nơi khởi nghiệp, chờ ngày viên tịch.

Đời thế gian đã khép lại, mọi bỉ thử của thế gian cũng trôi đi theo luật vô thường, cái còn lại là hào quang trí tuệ sắc bén, một luồng giác âm vang vọng Đông Tây, một vết chân tinh tiến đầy nghị lực…

Người sau, dù là Phật tử hay không, dù Tây hay Ta, dù tả hay hữu, đã là trí thức, muốn tỉnh thức, muốn tu luyện Tâm Thân, muốn giải thoát khỏi hờn giận đau thương của cuộc sống, không thể không đọc sách, không thể không nghe video ghi âm thuyết pháp Nhất Hạnh , và càng đọc, càng nghe, càng sực tỉnh, càng hiểu chính mình hơn, càng sáng nghĩa hơn.

NHẤT HẠNH : NHÀ HOẰNG PHÁP KHÔNG MỆT MỎI


Kinh sách Đại thừa của ta thường thường dịch từ bản chữ Hán, mà chữ Hán lại dịch từ bản gốc chữ Phạn, cho nên thường khó hiểu, từ ngữ súc tích, danh từ tâm học rất trừu tượng, nhưng tới Nhất Hạnh ta mới có những cuốn kinh dịch sáng sủa, những pháp thoại rõ ràng , với bút pháp giản dị như :

Thở vào tâm tĩnh lặng
Thở ra miệng mỉm cười…

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2020

Hạ Long Bụt sĩ : Những Loại Hình Tình Yêu Và Chất Thơ Trong Văn Khái Hưng 

THƠ và THIÊN NHIÊN


Khái Hưng (1896-1947) viết văn như làm thơ ngay trong tác phẩm đầu tay Hồn Bướm Mơ Tiên, xuất bản 1933 :

Bên phía đông nam mấy trái đồi phản chiếu ánh chiều tà nhuộm một sắc da cam. Nền trời xanh nhạt, lơ thơ mấy áng mây hồng. In trên cánh đồng lúa chín, màu vàng thẫm, con cò trắng thong thả bay về phía tây, đôi cánh lờ đờ cất lên đập xuống loang loáng ánh mặt trời. ( phần 3- Hồn Bướm Mơ Tiên).

Bên bờ suối mấy gốc cây thông già gió chiều hiu hắt, lá thông khô lác đác rơi xuống suối rồi theo dòng nước trong trôi đi. ( phần 7- HBMT)

Phần kết có tới 7 câu Lá Rụng :

Gió chiều hiu hiu…Lá rụng ! (phần 9).

Nhưng tới tập truyện ngắn Đợi Chờ, 1940, diễn tả niềm tưởng nhớ một hình bóng thoáng qua, thì Khái Hưng thật sự làm thơ :

Cả những làn mây nhạt đang lững thững trôi trên ngọn đồi xa cũng ngập ngừng dừng lại. Hình như cùng chàng mong ngóng người xưa, cỏ cây mây nước cũng trầm ngâm mong ngóng xuân về. ( đoạn đầu)

Và trên đồi xa, làn mây bạc vẫn ngập ngừng dừng lại…. ( tr 4-12)

Cùng chàng mong ngóng người năm ấy, vạn vật trầm ngâm mong ngóng xuân về. ( kết)

Và nếu kể cả Tiêu Sơn Tráng Sĩ, một cuốn tiểu thuyết dã sử võ hiệp,1937, mô tả mối tình đồng chí cao thượng giữa Quang Ngọc và Nhị Nương, thì đoạn kết cũng là lời thơ bi phẫn lãng mạn của Phạm Thái :

Than ôi chí lớn trong thiên hạ, đựng không đầy đôi mắt mỹ nhân !

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2020

Hạ Long Bụt sĩ: Văn Hoá Nam Bộ Là Tương Lai Của Việt Nam

Vô Chiêu hoá giải tà chiêu!
Vô Tư thuần hoá giáo điều 
Vô Tâm phá chấp mưu đồ 

Sông nước MIỀN NAM rất mới trong lịch sử dân tộc, mới khoảng hơn 250 năm, nhưng chính nơi đây là cánh cửa mở rộng mênh mông cho vùng đất cổ Việt đã rất chật, rất cũ, suy tàn, cứng nhắc trong khung cũi giáo điều Tống Nho phong kiến, kiềm tỏa trong lũy tre làng mạc... Người ta ví mảnh đất Việt hình chữ S hai đầu là hai thúng gạo, ở giữa là đòn gánh...hình ảnh rất tiêu biểu, đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu, ruộng lúa phù sa nuôi sống triệu triệu dân, đòn gánh Trường Sơn gánh trĩu, gánh nặng quá, suốt 200 năm, từ đời Gia Long thống nhất lần đầu, đến thời cờ đỏ thống nhất lần hai, hai lần giống nhau, thúng gạo hai đầu dân tình đồng bằng có nhu cầu tương đồng. Nhưng thúng gạo mới đồng bằng Cửu Long so với đồng bằng Hồng Hà, phì nhiêu gấp bội, tôm cá vớt lên là có ăn, mật độ dân số chưa đẩy tới nạn kèn cựa sát phạt nhau, đấu tố nhau... một bữa cơm thường ngày của một tiểu công chức miền Tây, thời 1960-70, một tô canh chua thật lớn, tôm càng nướng... thịnh soạn hơn bữa ăn một nhà giầu quan chức ở miền Bắc thời xưa, nếp sống thảnh thơi, không mưa phùn gió bấc, tạo nên một xã hội Việt Nam mới, rộng lượng, hiền hòa, có thực tất vực được đạo, dân no bụng mới hướng về đạo nghĩa, cho nên miền Nam, Tiền giang Hậu giang, lại là nơi tiếp tục dòng đạo lý cổ truyền dân tộc, dân tình chất phác lễ độ, trọng và nghe những ông thầy có học, có tu... Thất sơn linh thiêng, Bà Ðen huyền bí, Phật Thầy Tây An vào thời Tây sang, Hòa Hảo, Cao Ðài vào thời kháng Pháp, khất sĩ Tiểu thừa sâu rễ bền gốc khắp nẻo... rồi đến ông Ðạo Dừa... tạo một dòng đạo sĩ đôn hậu, mang chút kỳ bí, có dân dã bao bọc tin cậy tôn kính đi theo, sinh hoạt hồn nhiên trên vùng đất mới.

Ðiểm nổi bật của nhân sĩ miền Nam, thế hệ cũ, là nét đạo sĩ, hiền, thẳng, không quanh co, ăn nói mộc mạc chân tình, ruột để ngoài da, không mưu đồ hiểm hóc. Thế hệ cụ phối sư Trần Văn Quế, cụ Trần Văn Hương (Cao đẳng Sư phạm Ðông dương)... là thế hệ đạo sĩ miền Nam, đậm nét Nho phong Võ Trường Toản, Phan Văn Trị, rõ nét mộc mạc có sao nói vậy... hình ảnh cụ Hương trên TV ngày cuối tháng 4, 1975, khi trao quyền cho Tướng Dương Văn Minh, thật cảm động và khó quên : tay cụ run rẩy, ứa nước mắt : đại tướng giờ đây lấy thế gì mà nói chuyện với bên kia? thế này là thế mất nước... tính hào sảng khí khái cương trực của kẻ sĩ còn để lại trong nhân sĩ già Ðồng Nai ! Hồ

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2019

Hạ Long Bụt Sĩ: Một Dòng Nhạc Trẻ Mỹ


Giọng hát mới, trẻ, ngôn từ nổi loạn trong bài Blue Jeans của Lana Del Rey (sinh 1985 tại Nữu Ước), vừa lãng mạn tuổi hai mươi, vừa gợi lại dư âm thời 1950-60 :

Anh mặc quần jeans xanh
Áo sơ mi trắng
Anh vừa bước vào
Mắt em bốc cháy
Như nhìn thấy James Dean ngày xưa…
Em biết em sẽ yêu anh tới tận cuối dòng đời
Em sẽ đợi anh vạn năm, triệu năm
Em biết em sẽ yêu anh tới tận cuối dòng đời
…Em yêu anh hơn bao nhiêu con đĩ đi qua đời anh
Khi anh bỏ em, bước ra khỏi cửa, 
Một mảnh hồn em chết lúc tươi xanh…
( phóng trích dịch lời ca trong album Sinh Ra Để Chết-Born to Die 2012)

Lana Del Rey tên thật là Elizabeth Woolridge Grants, người ca sĩ vừa viết nhạc vừa hát này nổi danh như sóng cồn từ năm 18 tuổi, một thần tượng của âm nhạc Mỹ hiện tại, riêng album Born To Die bán tới 4.4 triệu bản, từng đoạt giải Golden Globe Awards (bài ca độc đáo nhất-best original song), nàng sinh ra và lớn lên trong đại đô thị New York, cao 5 f 7, đã sống bạt mạng, bứt phá khung cũi, từng nghiện rượu, từng làm người mẫu, mới học được sáu hoà âm chords Guitar đã dám viết nhạc, nhạc

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2019

Hạ Long Bụt sĩ: Triết Lý Tranh Con Lợn Ngày Tết



Triết lý bình dân Việt Nam bao giờ cũng thực tế, không nằm ở trên mây mà nằm ở bụng, nằm ở tim chứ không kênh kiệu trên óc, như trong bài ca dao Thằng Bờm :

Thằng Bờm có cái quạt moPhú ông xin đổi ba bò chín trâu 
Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâuPhú ông xin đổi một xâu cá mè 
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mèPhú ông xin đổi một bè gỗ lim 
Bờm rằng Bờm chẳng lấy limPhú ông xin đổi đôi chim đồi mồi 
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồiPhú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười !

Ở đây, tương phản giữa phú ông giầu có ba bò chín trâu...nhưng hẳn là nhức đầu bực bội với đống vật chất nặng nề vô tri gỗ lim, đồi mồi, vớithằng bờm nghèo đói nhưng thảnh thơi phe phảy quạt mo...tìm thấy hạnh phúc sung sướng giản dị ở một nắm xôi thực tế, no bụng có thực mớivực được đạo.Thằng Bờm chính là hình ảnh một thiền sư đắc đạo, không cầu tìm đâu xa, không phiền phức tô vẽ cuộc sống bằng những sự vật chết, mà thấy thoải mái, đói thì ăn, nóng thì quạt, cần thì đổi, đói quan trọng hơn nóng nên đổi quạt lấy xôi, là đúng !

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2019

Hạ Long Bụt sĩ: Từ Vũ Trụ Nhất Thống Trường của Albert Einstein tới VẠN PHÁP DUNG THÔNG TRƯỜNG của nhà Phật Từ Vật Lý Lượng Tử Quantum tới Lân Không Diệu lý Hoa Nghiêm

Giải thưởng Nobel Vật Lý 2012 trao cho Serge Haroche và David Wineland về công trình nghiên cứu lượng tử Quantums, đo lường mà không làm hư hoại những hạt vi tử nhỏ nhất của vật chất và ánh sáng (smallest particles of matter and light), thấy sự kỳ diệu như trò chơi tinh quái (strange behavior like parlour trick), cùng lúc mà đặt được một vật vào 2 nơi !  
Haroche Nobel 2012 dùng phương pháp quan sát lượng tử qua các tấm gương, ném chúng nẩy qua nẩy lại (bouncing) để thấy tính cách kỳ lạ của các hạt. 
Wineland dùng tia Laser photons xạc điện lên điện tử (ion) để nghiệm chứng trạng thái kỳ diệu của điện tử. Từ đó có thể chế tạo ra đồng hồ chính xác nhất, và máy điện toán mới, cực mạnh và nhanh với một hệ thống lượng tử rất nhỏ (tiny quantum system). 
Cả hai phương pháp đã đo lường và xử nghiệm các hạt lượng tử, mà xưa nay tưởng như không thể làm được.
Quantum biến hoá kỳ diệu, sắc đó mà không đó, sắc bất dị không... chẳng xa với quán chiếu nhà Phật về diệu lý vạn pháp. Trung Quán Luận từng luận về giả không giả hữu, kinh Kim Cương thuyết rằng vạn hữu “như mộng huyễn bào ảnh”. Vật lý tiến gần tới Diệu lý chăng ?

VẬT LÝ PHÁ CHẤP


Điều kiện cần yếu để phát minh sáng tạo, theo A. Einstein, là tâm tư ngoại lệ, không chấp trước, không thành kiến, tự do tưởng tượng, vô bờ, fantaisies, chứ không phải là kiến thức đầy đặc thành khuôn nếp trong đầu, ông từng nói : "I am enough of an artist to draw freely upon my imagination...the gift of fantasy has meant more to me than my talent for absorbing positive knowledge", không tự do thì không có sáng tạo, không phá chấp, thì không thể chuyển hóa, cho nên giống như Phật pháp, cần phá chấp, không biên kiến, không bị kẹt vào có với không, nhỏ với to, cao hay thấp, tất cả chỉ là những danh từ, những kiến chấp, rất tương đối.

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2018

Hạ Long Bụt sĩ: Nền Phật Đạo của Toà Tư Tưởng Tam Giáo Trạng Trình

Tác giả tại Bạch Vân Am tân tạo (khu di tích)
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm bao giờ cũng nhận mình là một nhà Nho, rất khiêm tốn khi đề cập tới Phật : “Tôi cũng có lòng thích điều thiện,nhưng tôi là nhà Nho, tuy chưa thấu đáo về đạo Phật, đạo Lão, song đọc rộng, suy nghĩ những điều nghi hoặc, cũng nắmđược một hai về các luận thuyết này.(Văn bia Tượng Tam Giáo), bài Độc Phật Kinh Hữu Cảm trong Bạch Vân Thi nói rõ cảm tưởng đó :

Văn thuyết như thiên thị Thích ca
Tuỳ duyên công đức đẳng hà sa
Vô cùng xuất một niên niên nguyệt
Kỷ độ vinh khô thụ thụ hoa
Thiên hạnh phú hiềm thiên cổ thiểu
Số cơ bần hận nhất thân đa
Tâm trung túng hữu nhàn điền địa
Vị tiễn kinh trăn, thực giác hoa.

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2018

Hạ Long Bụt sĩ: Khẩu Nghiệp - Từ tiếng cười tới lối chửi của người Việt

Hình minh hoạ: Internet
Thời xưa nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh trong loạt bài Xét Tật Mình (Đông Dương Tạp Chí số 22) đã bàn về tật “Gì Cũng Cười“ như sau : “An Nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng hì, mà dở cũng hì, quấy cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng mọi việc hết nghiêm trang.

…Nhưng mà xét ra cái cười của ta nhiều khi có cái vô tình độc ác, có cách láo xược khinh người, có câu chửi người ta, có nghĩa yên trí không phải nghe hết lời người ta mà đã gièm trước ý tưởng người ta, không phải nhìn kỹ việc người ta làm mà đã chê sẵn công cuộc người ta….”

Tiếng cười chắc hẳn mang nhiều ý nghĩa phản ảnh tâm lý con người, văn hào triết gia Do Thái Pháp Henri Bergson (Nobel văn chương 1927) từng bàn luận sâu sắc về Cười trong cả một cuốn sách triết lý Le Rire, ông viết : hài hước nằm trong bản tính con người (Il n’y a pas de comique en dehors de ce qui est proprement humain) người Việt với văn hóa trọng lễ, ngại nói thẳng, tránh nói rõ trắng hay đen vì sợ làm mất lòng người khác, trường hợp ấy có lẽ cười là thượng sách ! cười là hòa cả làng (Bergson cũng nhận định tương tự : rien ne désarme comme le rire, không gì giải tỏa bằng cười !), nếu chỉ như thế thì tiếng cười là nhân cách của người hiền, coi mọi chuyện phải trái như tấn tuồng đời, chẳng cần bận tâm tranh cãi, đối đáp… nhưng cụ Nguyễn Văn Vĩnh cũng hé thấy một khía cạnh tâm lý của tiếng cười An Nam ta : cái tính độc ác! mà tính độc ác thì chẳng những phản ảnh ở tiếng cười diễu cợt mà còn phản ảnh trong nhiều câu tục ngữ nhằm chê bai gièm người khác xuống không chút thương cảm, thí dụ nói : Nhất lé, nhì lùn, tam hô, tứ sún... để chê bai người có tật, cứ người ngoại quốc thì miệt thị gọi bằng thằng, bằng con, bằng ... dường như chúng ta rất hà tiện lời khen nhưng rất bừa bãi lời chê, khen ai thì sợ người đó hơn mình, chê bai vì muốn nâng mình lên trên. Đã có một người Pháp ở thời Pháp thuộc phê phán An Nam ta qua ba chữ rất gọn và rất độc : nói dối, ăn cắp, sát nhân (menteur, voleur, assassin) ! Tìm hiểu tính độc ác, thiết tưởng cần phân tích thêm lối CHỬI, vốn dĩ phản ảnh tâm thức sâu xa của con người trong bất kỳ văn hóa nào.

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018

Hạ Long Bụt Sĩ LVV: NHÀ NGUYỄN VÀ NHỮNG ÔNG VUA TỐT


Hai nhân vật chủ chốt của VN tk 20,
hai tướng diện, hai ngả đường lịch sử. - 
( Nguồn: Google) 
Trong hơn 140 năm, 1802- 1945, nhà Nguyễn là triều đại đầu tiên thống nhất Việt Nam từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu. Các vua Nguyễn nếu không là minh quân thì cũng chẳng có ai là hôn quân bạo chúa, có điều vua Gia Long lỡ dựa vào lực Âu Tây để lấy lại cơ đồ, nên rất khó chặn được làn sóng tôn giáo và thực dân rất mạnh của thế kỷ 19. Ðấy là khó khăn bên ngoài mà liên tiếp ba đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Ðức đã không gỡ được, trong lúc nội bộ thống nhất chưa xong, quy tập toàn dân không được vì toàn dân chưa thành một một khối thuần nhất:
a- Khó khăn về quần chúng : nước Việt mới, rộng lớn, triều đình Huế khó lan tỏa quyền lực nhất là ra miền đất cũ, dân chúng và triều đình chưa tin cậy nhau, dân Việt còn trong giai đoạn phân hóa : nhà Lê cũ, nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn mới, lại thêm dân tộc chia ra làm lương với giáo, với sự hiện diện đông đảo, dù có cấm, của các giáo sĩ Tây phương rất quyết tâm và giầu phương tiện. Một ông vua anh tài như Minh Mệnh trong 20 năm cố gắng vẫn chỉ biết noi theo đường lối phong kiến cũ: bành trướng đất đai, triệt hạ nền cũ (như phá thành Thăng Long cũ, xây thành nhỏ hơn, đổi tên mới Hà Nội, Bắc Ninh... xử tội Lê Văn Duyệt, 1832 lấy hết đất của người Chàm ở Phan Rang Phan Rí..) mà không khôn khéo thu phục nhân tâm, lại không nhìn xa thấy rộng, không lượng thế mình và thế Tây phương.

Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2017

Hạ Long Bụt Sĩ: BÚT PHÁ CHẤP của BỒ TÙNG LINH trong LIÊU TRAI CHÍ DỊ


Để tưởng niệm dịch giả Liêu Trai Chí Dị Toàn tập ĐÀM QUANG HƯNG
           

Theo tài liệu Trung Hoa “Reviews of Selected Chinese Classics” (Tuyển luận các tác phẩm cổ điển Trung Hoa- nhiều tác giả -do China Reconstructs Press xb 1988 Bắc Kinh) thì Liêu Trai Chí Dị in lần đầu năm 1766, tái bản lần nào cũng hết, ngay trước khi họ Bồ mất (1640-1715), nhiều bản chép tay đã lưu truyền rộng rãi, hiện nay trên thế giới có tới hơn 30 nước dịch tác phẩm kỳ bút này kể cả Nga, Tiệp Khắc... Tài liệu trên cho Bồ Tùng Linh chỉ đậu đầu ở cấp huyện năm 19 tuổi (Tú Tài-xiucai), suốt 30 năm sau ( tức cỡ 50 tuổi) tiếp tục đi thi hương nhưng đều hỏng, tài liệu khác lại ghi năm 71 tuổi ông còn đi thi lần chót và đậu cống sinh (cử nhân). Thiết nghĩ một người như họ Bồ, cốt cách văn nhân thiền sư, chẳng ưa nơi quyền quí, từng từ chối lời mời diện kiến quan Tư khấu Tiến sĩ Vương Sĩ Trinh, chẳng lẽ gần chết thất thập cổ lai hi còn vướng nợ khoa danh!?

Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2017

Hạ Long Bụt sĩ.: THÂN DẬU NIÊN LAI… BÍNH THÂN 2016- ĐINH DẬU 2017


Cứ mỗi chu kỳ, tới năm Thân, Dậu, người ta lại mang câu Sấm : Thân Dậu niên lai kiến thái bình, gán cho Trạng Trình (1491-1585), sự thật Trạng Trình không để lại bản Sấm ký nào, vả lại, qua 500 năm biết bao nhiêu năm Thân năm Dậu ! Hồ Hữu Tường từng mơ tưởng Thân Dậu ứng vào năm 1980-1981, và gần đây lại có người ước Thân Dậu 2016-2017 !
Sấm Trạng Trình có chăng là những câu khẩu truyền của cụ Trạng cho các cao đồ như Trương Thời Cử, Phùng Khắc Khoan…sau đó lan truyền, thêm thắt,  sấm Trạng thành một công trình tập thể, thậm chí được dùng làm phương tiện tuyên truyền cho chế độ qua Trần Huy Liệu và Phạm Khắc Hoè (VC) như câu : Lại nói sự Đà giang sinh thánh bị đổi ra : Lại nói sự Nam Đàn sinh thánh…Ngay gần đây trên mạng lý số, câu chữ Nho : Lê dân đào bão noãn  (dân đen no ấm) Lê dân được dổi thành Lê Duẩn…rồi lại chua thêm là lấy từ một bản sấm chữ Nho cổ của một cụ Đồ ở Sơn Tây…! Nhưng ngay các cụ đồ Nho, như Phó bảng Nguyễn Can Mộng cũng đã đặt ra bài Sấm thời 1930 : Tan tác kiến kiều an đất nước, Xác sơ cổ thụ sạch am mây… hai chữ Kiến An và Cổ Am chỉ việc Pháp ném bom xuống làng Cổ Am của Quốc Dân Đảng. 

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

HẠ LONG Bụt sĩ - CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CHO VN 2015-2035

Do NGÂN HÀNG THẾ GIỚI World Bank đề xuất  
Cũng không ngoài chủ đạo Đồng Tôn-Đồng Quy-Đồng Tiến của truyền thống Việt.

Trong năm 2015, nhóm chuyên gia kinh tế trong nước cùng Ngân Hàng Thế Giới WB đã đề xuất kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho Việt Nam trong 20 năm tới, 2015-2035 ( New Report Layout Path for VN to reach Upper Middle Class Income Status in 20 years do Jim Yong Kim soạn) hướng vào 4 trọng điểm:
1- Chính quyền có năng lực và trách nhiệm (capable and accountable state)
2- Nhằm tiến tới một quốc gia thịnh vượng, sáng tạo với tầng lớp Trung lưu thu nhập cao (a prosperous creative upper middle class income)
3- Tiến tới một xã hội công bằng quy tụ mọi thành phần (an equitable and inclusive society)
4- Bảo vệ môi trường Không khí - Đất - Nước
( xem sơ đồ Infographic trên mạng WB)

Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2016

Hạ Long Bụt sĩ - Lật qua vài cuốn Sử trong nước

Tóm lại, trong nước có nhân lực, có tài lực, nhiều tài liệu cổ Hán-Nôm, Việt, Trung Quốc nên các bộ Sử được biên khảo cặn kẽ phong phú, in ấn công phu. Người đọc chỉ cần trả lại Mác cái gì của Mác, thì có thể dùng được những tài liệu nghiên cứu chuyên môn còn lại.
Các bộ sử miền Bắc XHCN từ xưa như Lịch Sử VN của Đào Duy Anh xb 1955 tái bản 2002, Lịch Sử VN Từ Nguồn gốc đến năm 1884 xb 2000 của Nguyễn Phan Quang & Võ Xuân Đàn là hai cuốn sử khoảng 500 trang, ngắn gọn so với các bộ sử lớn sau này do công trình soạn thảo tập thể lên đến hàng ngàn trang. Thời trước : 1960-2000, tứ trụ Sử học miền Bắc là Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Đinh Xuân Lâm (cả ba đồng hương Hà Tĩnh) và Trần Quốc Vượng (dân Hà Nam, không đảng), về sau nhiều sử gia khác được phép đi vào bộ môn rất nhạy cảm này. Ba bộ sử lớn xuất bản sau năm 2000 là :
 Đại Cương Lịch Sử VN chủ biên Trương Hữu Quýnh, 3 tập 14 chương-tập 1 xb 2003 (487tr.) cùng soạn với 3 tác giả khác -nhà xb Giáo Dục. Vẫn theo quan điểm Mác, sự ra đời của Nước Văn Lang được gọi là Sự Giải thể của công xã thị tộc và sự ra đời của công xã nông thôn. ( tr.44). Cũng như nhiều cuốn Sử khác, công nhận Thục Phán như là một nhân vật Tây Âu, cùng Hùng Vương chống quân Tần xâm lăng. Nhưng theo những tư liệu hiếm hoi, như Việt Điện U Linh, Lĩnh Nam Chích Quái… thì Thục Phán giết vua Hùng, giết các nhạc công… như vậy đây phải gọi là cuộc xâm lăng của Âu chiếm Lạc, rồi sau đó để an dân, Thục hoà hợp với dân Lạc đông đảo mà thành Âu Lạc. Chắc gì Âu và Lạc đã nói cùng một ngôn ngữ ! để rồi Âu Cơ lên núi, Lạc Long xuống biển, chia tay chứ không hoà hợp theo ẩn ý của huyền thoại.

Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2016

Hạ Long Bụt sĩ - LẬT QUA VÀI CUỐN SỬ viết ở Hải ngoại

Ba bộ Sử trên, của ba sử gia hải ngoại, viết Sử khi đã trên tuổi tri thiên mệnh, là công trình rất đáng quý trọng của trí thức Việt hải ngoại, những bó đuốc thiêng tiếp nối dòng sinh mệnh dân tộc. Nhu cầu còn lại hiện tại là loại sách khảo cứu kinh tế, xã hội học, nhân chủng học, tương lai học, rất hiếm hoi và rất cần thiết cho một VN 90 triệu dân đang trong cơn lốc chuyển hoá.
Xưa kia Việt Nam Sử Lược xb 1919 của Trần Trọng Kim là một cuốn sách giáo khoa, dành cho chương trình cấp trung học, đủ mà gọn, đầy tính sư phạm, nhưng không xếp Hai Bà Trưng làm một triều đại, hạ thấp chính triều Mạc có 65 năm trị vì tại Thăng Long ngang với nhóm Lê Trịnh còn trong chiến khu rừng núi, là vài khiếm khuyết mà sử gia sau, Phạm Văn Sơn tác giả Việt Sử Toàn Thư (1960) và  bộ Việt Sử Tân Biên, gồm 7 cuốn, đã vạch ra (xb từ 1956-72).
Sau này, tại hải ngoại, các sử gia khác, như Nguyễn Khắc Ngữ, Phạm Cao Dương, Tạ Chí Đại Trường, Cao Thế Dung, Vũ Ngự Chiêu, Thuỵ Khuê… đã đóng góp rất nhiều cho bộ môn Sử, chưa kể các tập Hồi Ký lịch sử, rất phong phú, cũng đã phản ảnh được các biến cố cùng hoàn cảnh xã hội VN từ 1945-75- tới nay.

Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2015

Hạ Long Bụt sĩ - Nguồn Cơn


Biển sùi bọt mép
Triệu triệu nguồn cơn
Ma đầu thai
chết mấy lần
khăn tang trắng xoá
mây vần biển cao… 

Thứ Bảy, 21 tháng 2, 2015

Thơ Hạ Long Bụt sĩ - Tôi Chỉ Có thể, Là Tôi



Tôi chỉ có thể là tôi
Tôi nói
Tôi nghĩ        
Tôi cười
Tôi chỉ là tôi.


Tôi không thể vươn tay tới Trời
Tôi không xỏ vừa đôi hia bảy dặm
Tôi không thể mặc áo bào cưỡi ngựa xích thố
Tôi cầm đũa
Không thể cầm gươm
Tôi không muốn bị đè
Chồng sách nặng như trái núi
Tôi ngộp thở triết Kant
Tôi không muốn đeo kính lần mò tư duy gã Sartre
Trò điên đảo tưởng đắc tội
Kinh điển hang tối
chỉ là trò chơi
dăm cái đầu kiêu ngạo suy tư đặt bẫy
Lừa và lùa vào tròng bao chú nai con !

Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

Hạ Long Bụt sĩ - Tập Đại Thành Lý Đông A và Lâu đài Tư tưởng bất thành của Trần Đức Thảo

MỘT DỰ TÍNH TRIẾT HỌC MUỘN MÀNG !

Mất gần 40 năm, 1951-1991, TĐThảo mới nhìn ra hết những sai trái của Marx và Hegel, như trong hang tối của Platon, ông bị sở tri chướng (Phật) đè nặng, trở thành u mê, như chính lời ông bố mắng: mày học làm thợ còn hơn,  mày học nhiều quá nên trở thành kẻ không tưởng, kẻ sống trong mộng ảo…(tr.160) chúng nó đã xúi mày đi vào chỗ chết…

Chính ông về sau cũng nhìn nhận : Kẻ đi tìm chân lý như tôi nay cũng chỉ là một thằng hề! ha ha ha…Người Pháp gọi là fou rire, cười như điên rồ…mang tiếng kẻ có học mà cứ phải đi theo đuôi mấy ông cán bộ i tờ (TĐThảo-Những Lời Trăng Trối-tr.326 )- Bố mẹ nuôi nấng, cho sang Tây ăn học, nay trở thành thằng khùng trong xã hội…

Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

Hạ Long Bụt Sĩ - TRẦN ĐỨC THẢO TỪ ĐỈNH THÁP NGÀ XUỐNG ĐẤT ĐỎ


Khoảng 1959-60, giáo sư Trần Bích Lan, tức thi sĩ Nguyên Sa, ở Pháp về, ông kể : cuốn Phénoménologie et Matérialisme Dialectique-Hiện Tượng Luận và Duy vật Biện chứng- của Trần Đức Thảo là cuốn kinh điển, classique, được dùng ở Collège de France (1), hơn cả Sartre !
Thời ấy, ảnh hưởng văn học Pháp còn sâu đậm ở VN, các vị tốt nghiệp từ các trường lớn bên Pháp, như Sư Phạm Normale, Bách khoa Polytechnique, Cầu Cống Pont et Chaussée… cỡ Phạm Duy Khiêm, Hoàng Xuân Hãn, Trần Đức Thảo…được xã hội văn hiến VN tôn vinh đặc biệt như những ông Trạng tân học !