Hiển thị các bài đăng có nhãn Hùng Tâm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hùng Tâm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

Hùng Tâm: Con vịt và con vẹt

Tại sao truyền thông lầm về tâm lý quần chúng trong các cuộc bỏ phiếu vừa qua?
Giới truyền thông rồi các học giả đã đoán sai kết quả bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ sau khi đoán sai nhiều cuộc trưng cầu dân ý khác tại Anh Quốc, Colombia và ngay tại Ý vào tuần qua.
Một tháng sau cuộc bầu cử tại Mỹ, người ta tìm hiểu nguyên nhân và tranh luận, rồi nói đến khái niệm “post-truth.” Từ điển Oxford English Dictionary gọi đó là “Từ Quốc Tế Trong Năm,” International Word of the Year, và nếu gõ lên Google thì thấy có 240 triệu lần nhắc đến từ đó.
Chúng ta có thể tạm dịch là “hậu chân tướng” hay “hậu chân lý” để nói về hiện tượng lầm lạc chính trị căn cứ trên những điều sai cứ được trình bày như sự thật. Sau đó mới thấy ra sự thật khác, nhưng lại tranh luận tiếp rằng ai đưa ra những điều sai lạc ấy, trong mục đích gì? Thí dụ nóng hổi là những “tin ngụy tạo” – fake news – và việc chính giới Hoa Kỳ, từ Tổng Thống Barack Obama trở đi, đòi điều tra xem Liên Bang Nga can thiệp thế nào vào cuộc tranh cử Tổng thống năm nay, khi hai cơ quan hữu trách là CIA và FBI lại không có cùng một quan điểm.
Hồ sơ Người Việt tìm hiểu hiện tượng lầm lạc này, nhưng từ một góc độ khác, để giúp quý độc giả và cả giới bình luận!

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Hùng Tâm: Mùa Đông của con gấu Putin


Vladimir Putin không cứu được Nga
Trong khi người Mỹ ngao ngán theo dõi cuộc bầu cử tổng thống, phương trời Đông của Hoa Kỳ lại có một ngôi sao tỏa sáng.
Nhìn theo địa dư, “trời Đông” của nước Mỹ ở đây là Liên Bang Nga. Ngôi sao là lãnh tụ Vladimir Putin, tuần qua đã lên trang bìa của tờ Economist dưới dạng quỷ dữ với đôi mắt đỏ lè hình võ khí. Người ta thấy Putin xuất hiện trong cuộc tranh cử Mỹ khi hai ứng viên gán tội cho nhau, là Donald Trump thân Putin, hoặc Hillary Clinton có mắc mứu quyền lợi với Nga qua Clinton Foundation.
Trên phương diện khác, dường như tin tặc của Nga đã xâm nhập, đánh cắp và phổ biến nhiều thông tin nội bộ của Ủy Ban Dân Chủ Toàn Quốc để tác động vào cuộc tranh cử Hoa Kỳ, trong khi quân đội Nga tung hoành và tàn sát tại Aleppo để bảo vệ chế độ độc tài Bashar al-Assad của xứ Syria. Dưới sự lãnh đạo của Putin, vào năm thứ 16, con gấu Nga đã… hỗn như gấu và thò tay gấu ra mọi nơi, từ Trung Đông ra tới tận Đông Á, từ Bắc Cực xuống đến Bắc Âu.
Hồ Sơ Người-Việt xin tìm hiểu về cái thế mạnh của Putin như một huyền thoại, và nói về cái khó của một lãnh tụ có đởm lược mà thiếu thực lực!

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

Hùng Tâm: Putin nhớ Gorbachev, và thương mình

Mikhail Gorbachev, hình chụp năm 1991. (Hình: Getty Images)
Cách mạng Tháng Tám và ngày tàn Xô Viết
Tuần qua, thế giới lại quên một biến cố xảy ra 25 năm trước. Nếu nhớ ra, người ta có thể hiểu vì sao Liên bang Nga và Vladimir Putin lại chẳng nên mừng…
Biến cố đó là cuộc đảo chánh ngày 19 Tháng Tám năm lại Liên Bang Xô Viết nhằm lật đổ Chủ Tịch Mikhail Gorbachev để cứu lấy đảng Cộng Sản – với hậu quả là làm Liên Xô tan rã rồi sụp đổ. Tổng Thống Putin của Liên Bang Nga đang tiến hành một việc tương tự, nhưng trông mong một hậu quả khác.
Tiếp theo kỳ trước, kỳ này, Hồ Sơ Người-Việt nói về chuyện cũ để tìm hiểu tương lai của Putin.

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

Hùng Tâm - Liên bang Miến Điện?

Miến Điện thực hiện giấc mơ dang dở từ 70 năm trước
Tháng Bảy này, lãnh tụ Aung San Suu Kyi của Liên Minh Quốc Gia vì Dân Chủ Miến Điện (NLD) sẽ tái diễn lịch sử với “Hội nghị Panglong của thế kỷ 21.” Bà tái diễn lịch sử vì Tháng Hai năm 1947, thân phụ của bà là Thiếu Tướng Aung San đã chủ tọa một hội nghị tại trị trấn Panglong trong tiểu bang của tộc Shan (Đàn) cùng nhiều sắc tộc khác để thảo luận về quy chế liên bang cho Miến Điện trong tương lai. Khi ấy, xứ này còn là thuộc địa của Đế Quốc Anh, và Tướng Aung San vừa đạt thỏa ước với chính quyền Anh rằng Miến Điện sẽ có độc lập trong kỳ hạn một năm.
Không ngờ là Tháng Bảy năm đó, ông lại bị ám sát trong Phủ Bộ Trưởng tại thủ đô Rangoon - Ngưỡng Quang theo tên gọi năm xưa. Khoảng trống chính trị sau khi lãnh tụ tạ thế khiến sáng kiến liên bang cũng tiêu tan dần và nhiều sắc tộc thiểu số còn đấu tranh võ trang với chính quyền Miến Điện sau khi xứ này có độc lập kể từ 1948. Từ đấy, xứ Miến Điện chẳng có hòa bình và cũng mất luôn dân chủ sau khi quân đội nắm quyền với chế độ độc tài quân phiệt của các tướng lãnh từ năm 1962.

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Hùng Tâm - Ai sẽ lãnh đạo Cuba?


Quân phiệt Cộng Sản Cuba trong buổi giao thời
Truyền thông Hoa Kỳ - và nhà báo thông ngôn của xứ khác - gọi chuyến thăm viếng Cuba vừa qua của Tổng Thống Barack Obama là biến cố có ý nghĩa lịch sử vì từ 88 năm nay mới có một tổng thống Hoa Kỳ đặt chân lên đảo quốc này. Có lẽ, đấy là ý nghĩa lịch sử cho sự nghiệp của ông Obama, chứ chưa hẳn là cho người dân Cuba. Sau khi ông Obama ra về, cựu Lãnh Tụ Fidel Castro nay đã 90 tuổi liền có một bài đả kích vị tổng thống thượng khách của người em là Chủ Tịch Raúl Castro. Cũng có ý nghĩa lịch sử vì Fidel ngợi ca thành tích của chế độ Cộng Sản Cuba do ông sáng lập và chối từ lời kêu gọi cải cách của ông Obama.
Toàn là chuyện lịch sử cả, trong ý nghĩa là quá khứ. Tương lai rồi sẽ ra sao?
Hồ sơ Người Việt sẽ tìm hiểu về tương lai ấy, giúp cho các nhà báo thông ngôn ở gần xa.

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

Hùng Tâm - Khủng bố đa diện


Những điểm chung và riêng của khủng bố
Như thường lệ, vụ khủng bố sáng 22 tại thủ đô Brussels của Vương Quốc Bỉ - và là trụ sở hành chánh của Liên Hiệp Âu Châu - khiến mọi người bị chấn động. Trong cơn chấn động, người ta liền nhớ tới vụ khủng bố ngày 13 tháng 11 tại Paris và thị xã Saint Denis, với kết luận về mối liên hệ giữa hai vụ, hình như là có cùng một gốc là tổ chức xưng danh Nhà Nước Hồi Giáo ISIL.
Người ta có thể quên một số chi tiết.
Ngày 18, nghi can Salah Abdeslam, kẻ chủ mưu của vụ khủng bố tháng 11 tại Paris, bị bắt tại Brussels sau 127 ngày lẩn trốn trong khu Molenbeek ai cũng biết là có nhiều người theo Hồi giáo. Hôm sau, ngày 19, thành phố Istanbul của xứ Turkey bị khủng bố tấn công và hung thủ là một thành viên người Thổ của Tổ Chức ISIL. Trước đấy, ngày 13, xứ Turkey còn bị quân khủng bố tấn công tại thủ đô Ankara khiến 37 người thiệt mạng. Lần này, nghi can là thành viên người Kurd của tổ chức Kurdistan Freedom Falcons (viết tắt theo tiếng Thổ là TAK). Và ngày ba tháng 3, hai phụ nữ đã đột kích một xe buýt của cảnh sát Thổ, gần trụ sở cảnh sát tại quận Bayrampasa của Istanbul và bị hạ sát. Họ là đặc công của một tổ chức khủng bố... cộng sản, có tên là Marxist Revolutionary People's Liberation Party-Front (DHKP-C). Như nhiều thứ cộng sản khác, tên gọi rất dài bao gồm đủ chuyện từ Mặt Trận Giải Phóng đến Đảng Mác-Xít, cho thấy tổ chức này đang tự lỗi thời hóa. Nhưng võ khí của họ thì không. Vẫn là chất nổ.
Chúng ta nghĩ sao về ngần ấy chuyện quá khác biệt mà vẫn có chung một nét, là khủng bố? Hồ sơ Người Việt xin gỡ mối tơ vò của hiện tượng này...

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

Hùng Tâm - Con đường dân chủ Miến Điện


Tổng Thống Htin Kyaw, Lãnh Tụ Aung San Suu Kyi và cái bẫy sập của tướng lãnh
Cuối Tháng Ba, Tổng Thống Thein Sein phải về hưu và lần đầu tiên từ hơn nửa thế kỷ, từ năm 1962, Miến Điện sẽ có một tổng thống dân sự do dân bầu lên là học giả Htin Kyaw, năm nay đã 70 tuổi. Đây là biến cố đáng mừng cho Miến Điện mà đáng chú ý cho nhiều xứ khác vì những gì chế độ độc tài vẫn gài đặt trên con đường dân chủ khi họ phải tháo chạy.
Sau hồ sơ Người Việt ngày 11 tháng 11 năm ngoái (Gian Nan Sau Bầu Cử Tại Miến Điện - Hiện Trường Miến Điện Là Một Ác Mộng Của Dân Chủ) kỳ này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những mìn bẫy của một chế độ chưa giẫy chết, trên một lãnh thổ có quá nhiều chông gai.

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

Hùng Tâm - Ngày tàn của một đế quốc


Đế Quốc Anh đã lụn bại ra sao, từ khi nào?
Không, Đế Quốc Anh không lụn bại từ năm ngoái, khi nội các của Thủ Tướng David Cameron lẫn Nữ Hoàng Elizabeth II, Hoàng Tế Phillip cùng cả hoàng gia trải thảm đỏ đón chào Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc, một Đế Quốc Á Châu đã từng bị Anh Quốc khuất phục 175 năm về trước. Mục tiêu của sự trọng vọng này chỉ là thừa hưởng một chút quyền lợi kinh tế và gìn giữ vị trí trung tâm tài chánh quốc tế của London nếu Bắc Kinh cần phổ biến đồng Nguyên trên thị trường Âu Châu, như một ngoại tệ dự trữ.

Đế Quốc Anh tàn lụi từ khi nào? Mà chuyện ấy dính dáng gì tới Á Châu của người Á? Hồ sơ Người Việt xin điểm lại lịch sử...

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016

Hùng Tâm - Cái gai Bắc Hàn


Nằm trong bộ não của các cường quốc
Bất chấp phản ứng của quốc tế, việc Bắc Hàn lặng lẽ rồi ồn ào tiến hành kế hoạch chế tạo võ khí hạch tâm cho thấy một mối nguy khác tại khu vực Đông Á.
Sau bài “Bắc Hàn Cộng Sản muốn gì?” trên cột báo tuần trước, kỳ này hồ sơ Người Việt tìm hiểu tiếp về mối nguy xuất phát từ Bắc Hàn. Sự kiện đáng ghi nhớ là từ ba chục năm trước, trong khi Trung Cộng khởi sự cải cách kinh tế, chế độ Cộng Sản Bắc Hàn đã kín đáo thực hiện kế hoạch này. Sau đấy, Bình Nhưỡng không còn che giấu chủ đích, bất kể tới việc bị các nước trừng phạt, phong tỏa tài chánh, cô lập, đe dọa quân sự và cả chiêu dụ viện trợ hay việc Nam Hàn kêu gọi hòa giải và hợp tác để cải cách kinh tế. Ngần ấy biện pháp cứng rắn hay ôn hòa, dọa hay dụ, đều thất bại. Đầu năm nay, Bắc Hàn thử nghiệm võ khí hạch tâm lần thứ tư và vào ngày Tết Nguyên Đán còn phóng hỏa tiễn tầm xa để đưa một vệ tinh lên quỹ đạo.
Có khi thành công về kỹ thuật, có khi thất bại, Bắc Hàn vẫn kiên trì khẳng định ý chí trở thành một cường quốc quân sự có loại võ khí tuyệt đối. Vì sao?
Vì sự dung túng của Trung Cộng khi Bắc Kinh cũng thiết trí hỏa tiễn trên các đảo nhân tạo mà ngang nhiên họ chiếm đoạt của xứ khác tại vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa? Hay vì Bắc Hàn thấy Hoa Kỳ đang hòa giải với hai chế độ hung đồ là Cuba và Iran nên cũng muốn tồn tại và được đối xử như vậy?

Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2016

Hùng Tâm - Bắc Hàn Cộng Sản muốn gì?


Làm sao đối phó với chế độ Bình Nhưỡng?
Tết Nguyên Đán năm Bính Thân, Bắc Hàn Cộng Sản đã tặng thế giới vài món quà mặn.
Đầu tiên là việc bắn hỏa tiễn tầm xa để đưa một vệ tinh lên quỹ đạo. Chỉ một tháng sau việc thử nghiệm võ khí hạch tâm lần thứ tư kể từ năm 2006, quyết định này khiến thế giới giật mình và Bắc Kinh lúng túng. Ngay sau khi trình bày hình ảnh của lãnh tụ Kim Chính Ân theo dõi việc đưa vệ tinh lên quỹ đạo thì có tin là Kim Chính Ân vừa ra lệnh xử tử hình viên Đại tướng Tổng tham mưu trưởng của quân đội. Rồi lại có tin rằng Bắc Hàn sẽ triệu tập Đại hội đảng lần thứ bảy vào Tháng Năm tới đây. Từ năm 1980, đây là lần đầu tiên mà đảng Công nhân Triều Tiên có đại hội và giới quan sát cho rằng Kim Chính Ân đã củng cố được quyền lực sau bốn năm lãnh đạo để rồi sẽ tiến hành… cải cách kinh tế theo chiều hướng tiếp cận với thị trường.

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Hùng Tâm - Vì sao Liên Bang Nga hốt hoảng?


Sự sợ hãi của ngươi mới làm ta hãi sợ...

Về bối cảnh thì trả lời phỏng vấn của Moskovsky Komsomoltes, hôm Thứ Ba 26, ông Nikolai Patrushev cho rằng, “Hoa Kỳ đang có ý đồ làm suy yếu Liên Bang Nga để lấy nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước Nga,” và rằng “Hoa Kỳ không loại bỏ kịch bản Liên Bang Nga sẽ tan rã.” 

Từ một bình luận gia hè phố thì nhận xét ấy quả là không đáng kể. Nhưng Patrushev đang là bí thư (tổng thư ký) của Hội Đồng An Ninh, cố vấn thân tín của Tổng Thống Vladimir Putin sau khi cầm đầu hệ thống tình báo liên bang Federal Security Service (FSB) của Nga! Quan điểm của một nhân vật có ảnh hưởng trong ban tham mưu của Putin có trọng lượng khác hẳn và đáng để chúng ta theo dõi. Lãnh đạo Nga thực tin như vậy, hay muốn quần chúng Nga tin như vậy? Mà tại sao?

Hồ sơ Người Việt sẽ tìm hiểu chuyện ấy mà liên tưởng đến... Trung Quốc!

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016

Hùng Tâm - Vì sao thống kê Trung Quốc không đáng tin?


Hôm Thứ Ba 19, Cục Thống Kê Quốc Gia của Bắc Kinh vừa công bố số tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2015 là 6.9%, được truyền thông quốc tế đánh giá là mức thấp nhất kể từ 25 năm nay. Có hai chi tiết đáng chú ý từ mẩu tin: 1) kết quả quá phù hợp với chỉ tiêu do lãnh đạo Trung Quốc đưa ra từ năm ngoái, là 7.0%, 2) nhưng... chả đáng tin!

Giới chuyên gia am hiểu về kinh tế Trung Quốc lập tức nêu ra sự hoài nghi và lượng định khác.

Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Hùng Tâm - Những triển vọng và thách thức của một giấc mơ


Cộng đồng kinh tế ASEAN

Ngày 31 Tháng Mười Hai, 2015, đánh dấu một biến cố quan trọng là sự hình thành của Thị Trường Chung ASEAN gồm 625 triệu người dân của Hiệp Hội 10 Quốc Gia Ðông Nam Á ASEAN. Việc thành lập đã được các nước đàm phán từ 12 năm nay và sẽ có kết quả trong 10 năm tới. “Hồ Sơ Người Việt” sẽ tìm hiểu chuyện này trong một số báo cuối năm.

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

Hùng Tâm - Luận về chiến lược


Làm sao chống khủng bố Hồi Giáo?

Sau chiến tranh, kẻ chiến thắng có quyền nói phét. 

Người ta có thể nghĩ đến quy luật ấy khi nhớ về cuộc chiến Việt Nam sau 1975. Chẳng hạn như qua lời khuyên của Mao Trạch Ðông cho Hồ Chí Minh, rằng nên làm Mỹ đổ quân vào Việt Nam. Quả nhiên là Tháng Ba năm 1965, Tổng Thống Lyndon Johnson đổ quân vào Việt Nam sau khi vị tiền nhiệm là John F. Kennedy cho lật đổ chính quyền Ðệ Nhất Cộng Hòa của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm. Rồi từ đấy cứ tùy theo tình hình mà leo thang và đưa thêm quân vào trận địa. Cho tới khi dân Mỹ mệt mỏi thì Johnson “hòa đàm,” Tổng Thống Richard Nixon “Việt hóa chiến tranh” và Hoa Kỳ “rút lui trong danh dự”... 

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

Hùng Tâm - Vì sao Trung Cộng không thể dân chủ hóa?


Và Việt Nam thì có thể...

Trung Cộng đang ở vào khúc quanh nguy hiểm cho đảng Cộng Sản Trung Hoa. Trên đỉnh cao của uy thế kinh tế, quân sự và quốc tế, lãnh đạo đảng đang phải lấy nhiều quyết định hệ trọng, y như vào giai đoạn “hậu Mao Trạch Ðông,” từ 1976 đến 1980. Hồ Sơ Người Việt sẽ tìm hiểu chuyện này...

Mười năm hỗn loạn
Là kẻ vĩ cuồng, Mao phát động “Ðại Văn Cách” và mở ra 10 năm khủng hoảng vì cuộc Cách Mạng Văn Hóa Vô Sản Vĩ Ðại (1967-1976). Mục tiêu là để khai trừ các đồng chí trên thượng tầng hầu tập trung quyền lực vào tay mình với tinh thần sùng bái cá nhân khá bệnh hoạn, bất kể đến tai họa cho quốc gia và xã hội. Nhưng khi sức khỏe và sự minh mẫn của Mao sa sút thì bốn kẻ thân tín vây quanh (“Tứ Nhân Bang”) đã che mắt ông mà cưỡng đoạt “cách mạng” cho mưu đồ riêng.

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Hùng Tâm - Diệt trừ tham nhũng, những ai có thể góp phần?


Trong tháng này, có thể là nhân hội nghị kỳ 5 của Ban Chấp Hành Trung Ương Khóa 18, lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ thông báo hoàn tất đợt ba và là đợt cuối của chiến dịch diệt trừ tham nhũng do Chủ Tịch Giang Trạch Dân phát động từ gần ba năm qua. Nhân dịp này, chúng ta sẽ ngó vào hồ sơ tham nhũng, nhưng từ một giác độ khác.

Tham nhũng là hiện tượng đã có từ thời cổ đại, nằm trong mạch giao tiếp giữa chính trị và kinh tế, là dùng đặc quyền chính trị để tìm đặc lợi kinh tế bất chánh cho mình và cho thân tộc. Khi nhớ đến câu thành ngữ “một người làm quan cả họ được nhờ,” hoặc một trong ba tội bất hiếu là “bất vi lộc sĩ,” là không ra làm quan thì chẳng có bổng lộc cho cha mẹ, người ta có thể nghĩ tham nhũng có nguyên nhân văn hóa. Vì nhiều xã hội không chia sẻ nét văn hóa ấy vẫn bị nạn tham nhũng nên Hồ Sơ Người Việt sẽ nhân chuyện Trung Quốc (và dĩ nhiên cả Việt Nam ngày nay) mà đào sâu hơn một chút vào kinh nghiệm của các nước.

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Hùng Tâm - Khấu đầu đế quốc, 200 năm sau, Anh quỳ lạy Tàu


Từ hôm Thứ Ba 20, lãnh tụ Tập Cận Bình là quốc khách của nước Anh. Với dân Trung Quốc, qua bốn ngày thăm thú và yến tiệc linh đình, ông rửa nhục hai thế kỷ trước cho tổ quốc, rồi gặt hái nhiều thành quả kinh tế chính trị.

Nhìn từ bên này, nhiều người gọi chuyến thăm viếng là mối nhục cho nước Anh. Rất đáng chú ý, nguyên cố vấn về chiến lược và bạn thân của đương kim Thủ Tướng David Cameron cùng Tổng Trưởng Tài Chánh George Osborne, Giáo Sư Steve Hilton đang dạy tại Ðại Học Stanford thì coi đây là một sai lầm của chính quyền Anh. Trong một bài xã luận hôm Thứ Bảy 17 trên tờ Guardian, ông Steve Hilton hài tội Cộng Sản Trung Quốc, phân tích lợi hại và viết thẳng rằng khấu đầu trước bọn độc tài Bắc Kinh là sai lầm về đạo đức và phi lý về kinh tế!

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

Hùng Tâm/Người Việt -


Nhưng cũng nên nhìn xa hơn vậy...

Từ nhiều tháng nay, làn sóng di dân tràn vào Âu Châu khiến người ta bàn luận về các nguyên nhân kinh tế dẫn tới hậu của chính trị của di dân. Các trường hợp đột biến khiến nhiều người xin tỵ nạn chính trị, trở thành nạn dân hòa nhập vào trào lưu di dân. Thật ra phong trào di dân là hiện tượng bất biến. Không nơi nào mà hiện tượng bất biến ấy lại rõ nét như Hoa Kỳ. Nhưng vì thế giới đang chú ý đến Âu Châu, Hồ Sơ Người Việt xin khởi sự từ đó.

Âu Châu bất biến

Ðầu tiên, hai tháng trước vào mùng 4 Tháng Tám, thêm một con thuyền chở di dân lậu bị đắm ngoài khơi nước Ý, bên trong có khoảng 600 người. Từ Tháng Tư rồi, nạn thuyền nhân nhập lậu từ các nước miền Nam vào Âu Châu khiến mỗi tháng có cả trăm người thiệt mạng vì đắm tầu trên Ðịa Trung Hải. Khi ấy, người ta mới được biết thêm là từ gần hai năm nay, tầu bè của Ý đã phải cứu vớt hơn 200 ngàn người trên biển. Hai trăm ngàn người, con số không nhỏ.

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

Hùng Tâm - Volkswagen và tai họa Âu Châu


Con sâu làm rầu nồi canh... thiu?

Việc một doanh nghiệp gặp họa là chuyện thường tình. Nhưng doanh nghiệp ở đây là Volkswagen, hãng xe hơi đứng đầu thế giới, ngang ngửa với Toyota của Nhật.

Volkswagen lại là doanh nghiệp của quốc gia dẫn đầu Âu Châu về sản lượng kinh tế. Mà Âu Châu đang gặp quá nhiều vấn đề, từ kinh tế tài chánh trong khối Euro đến di dân và người tỵ nạn. Mối họa của Volkswagen không chỉ làm cổ phiếu sụt giá hơn một phần ba, mất 24 tỷ Euros (hơn 26 tỷ Mỹ kim) từ đầu tuần và tổng quản trị CEO là ông Martin Winterkorn phải từ chức sau khi nhận lỗi. Nó có thể gieo thêm tai họa cho kỹ nghệ xe hơi và cả kinh tế Âu Châu. Vì vậy, Hồ Sơ Người Việt mới tìm hiểu chuyện này hầu quý độc giả.

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

Hùng Tâm - Sợ Tầu là bệnh hay lây


Hoa Kỳ sợ Tầu quá mạnh rồi quá yếu
Quãng ba chục năm trước, nước Mỹ xôn xao vì sức mạnh kinh tế Nhật Bản, đến nỗi trong xã hội đã nổi lên phong trào “Bài Nhật.” Ngày nay, người ta đang thấy tái diễn một phản ứng tương tự, là bệnh “Sợ Tầu.”
Vào đầu thập niên 1980, người Mỹ thấy kinh tế Nhật phát triển quá mạnh, tư bản Nhật tràn ngập Ðông Á đã ào ào chảy vào Hoa Kỳ như thác lũ. Giá nhà đất của một quận của thủ đô Tokyo còn cao hơn giá đất của cả tiểu bang California. Xe hơi Nhật chạy như mắc cửi trên xa lộ Mỹ, với ưu điểm đẹp rẻ bền lại ít tốn xăng. Doanh nghiệp Nhật mua các phim trường, bất động sản và cả biểu tượng văn hóa Hoa Kỳ là Rockefeller Center ở New York. Người ta bình luận về sức mạnh Nhật Bản, viết truyện và dựng phim về âm mưu mờ ám của tư bản Nhật. Ðây đó có người treo xe Nhật lên rồi lấy búa nện cho tan tành....